Hệ thống Chia sẻ và Giám sát thông tin phục vụ Chính phủ điện tử
Bộ Thông tin & Truyền thông (Bộ TT&TT) vừa khai trương Hệ thống Chia sẻ và Giám sát thông tin phục vụ Chính phủ điện tử,ươngHệthốngChiasẻvàGiámsátthôngtinphụcvụChínhphủđiệntửthái lan – việt nam tại hội thảo Ngày An toàn thông tin Việt Nam diễn ra sáng 29/11/2019.
Hệ thống này được phối hợp xây dựng bởi Trung tâm Giám sát không gian mạng quốc gia NCSC (thuộc Cục An toàn thông tin), với vai trò là đầu mối kỹ thuật quốc gia trong công tác bảo đảm an toàn, an ninh mạng và giám sát xu hướng thông tin trên toàn bộ không gian mạng Việt Nam, phối hợp cùng các thành viên trong Liên minh xử lý mã độc và phòng chống tấn công mạng gồm Viettel, VNPT, CMC, FPT, BKAV xây dựng.
Khai trương Hệ thống Chia sẻ và Giám sát thông tin phục vụ Chính phủ điện tử. |
Hệ thống Chia sẻ và Giám sát thông tin phục vụ Chính phủ điện tử sẽ giúp giám sát, phân tích thông tin, từ đó chia sẻ và đưa ra cảnh báo sớm cho các bộ, ngành, địa phương nhằm bảo đảm an toàn, an ninh mạng cho Chính phủ điện tử.
Đến nay có 31 Bộ, ngành, địa phương đã kết nối kỹ thuật thành công với Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia. Sau thời gian thử nghiệm 6 tháng, khi chính thức được đi vào hoạt động, “Hệ thống chia sẻ và giám sát an toàn thông tin phục vụ Chính phủ điện tử” sẽ tiếp tục triển khai mở rộng trên phạm vi toàn quốc.
Sự kiện khai trương Hệ thống Chia sẻ và Giám sát thông tin phục vụ Chính phủ điện tử được tổ chức bên lề Hội thảo - Triển lãm Ngày An toàn thông tin Việt Nam 2019. |
Hiện nay, Bộ TT&TT cũng đang tập trung thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp và hệ sinh thái sản phẩm an toàn thông tin mạng Việt Nam.
Các giải pháp, dịch vụ của doanh nghiệp sẽ được kết nối và chia sẻ với “Hệ thống Chia sẻ và Giám sát an toàn thông tin phục vụ Chính phủ điện tử” tại Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (SoC quốc gia). Đây sẽ là nền tảng phục vụ Chính phủ điện tử, đô thị thông minh và hệ thống thông tin quan trọng quốc gia.
An toàn thông tin gắn liền với sự thịnh vượng quốc gia
Phát biểu tại sự kiện, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng: “Không gian mạng là tương lai thịnh vượng của chúng ta. Bảo đảm an toàn, an ninh không gian mạng đồng nghĩa với xây đắp cho tương lai, giúp đất nước thịnh vượng hơn. An toàn, an ninh mạng là điều kiện cơ bản, yếu tố sống còn để công cuộc chuyển đổi số quốc gia, phát triển chính phủ điện tử hướng tới chính phủ số, nền kinh tế số, xã hội số”.
Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng. |
Theo Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng, đã đến lúc chúng ta phải thay đổi cách nghĩ, cách làm.
“Nếu như trước đây, chúng ta đẩy mạnh triển khai ứng dụng và phát triển CNTT trước, thì giờ đây, ứng dụng và phát triển CNTT phải song hành cùng an toàn, an ninh mạng. Nếu như trước đây khi xảy ra ra sự cố, thì chúng ta cố gắng giữ kín, càng ít người biết càng tốt, thì giờ đây, chúng ta phải hiểu rằng: không ai an toàn một mình trong không gian mạng.” Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng chia sẻ.
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cũng cho rằng, mức độ bảo đảm an toàn, an ninh mạng của một cơ quan, tổ chức không phải nằm ở việc cơ quan, tổ chức đó có bị tấn công hay không mà nằm ở cách thức cơ quan, tổ chức đó phản ứng như thế nào sau khi bị tấn công.
Để làm được điều này, Việt Nam cần cần phải có một mạng lưới chuyên gia và đơn vị chuyên trách dưới sự điều phối của cơ quan chức năng. Thông tin phải được chia sẻ kịp thời. Khi sự cố xảy ra với một đơn vị, các đơn vị sẽ cùng coi đây là trách nhiệm của mình, sẵn sàng tham gia ứng cứu.
Thay vì ngại chia sẻ, phải có tinh thần vì lợi ích chung
Chia sẻ tại Hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đánh giá cao sự phối hợp của Bộ TT&TT, Cục ATTT và sự nỗ lực của nhiều đơn vị khác trong việc phát triển ngành CNTT, trong đó có lĩnh vực ATTT.
Theo Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, giống như nhiều quốc gia khác, Việt Nam không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc thúc đẩy sự phát triển của CNTT, trước hết là ứng dụng CNTT trong tất cả lĩnh vực của đời sống xã hội.
Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam. |
Trong nhiều năm, Việt Nam là một trong những mục tiêu tấn công phổ biến của giới tội phạm mạng. Việt Nam cũng nằm trong top 10 những quốc gia là nguồn phát tán ra các mã độc. Do đó, Phó Thủ tướng đặc biệt đánh giá cao việc Việt Nam đã tăng tới 50 bậc trên bảng xếp hạng về an toàn thông tin của Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU).
Theo Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, nếu thực hiện đảm bảo ATTT chưa tốt, có nghĩa là nhận thức của chúng ta đang có vấn đề.
Thực tế cho thấy, các nước trên thế giới thường đầu tư trung bình 15-20% giá trị dự án CNTT cho việc đảm bảo công tác ATTT. Tại Việt Nam, tỷ lệ này thường xuyên ở mức dưới 5%. Với thực tế này, chưa thể nói Việt Nam đã có nhận thức đầy đủ về ATTT được.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu tích cực truyền thông hơn nữa để không chỉ các cơ quan chính phủ, các tổ chức, doanh nghiệp mà từng người dân cũng nhận thức được về tầm quan trọng của việc ứng dụng CNTT và công tác đảm bảo ATTT.
Phó Thủ tướng cũng nêu lên tình trạng ngại chia sẻ, không chỉ giữa các quốc gia, doanh nghiệp mà ngay cả giữa các cơ quan nhà nước với nhau. Phó Thủ tướng cho rằng, đây là điều mà chúng ta cần thay đổi. “Muốn hợp tác với nhau, trước hết cần phải có lòng tin để chia sẻ.”, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nói.
Với sự ra đời của Hệ thống Chia sẻ và Giám sát thông tin phục vụ Chính phủ điện tử, Phó Thủ tướng cho rằng, điều này sẽ giúp việc “bắt tay” nhau giữa các đơn vị được thực hiện một cách chặt chẽ, đồng bộ hơn. Điều này phải được hiện trên tinh thần cùng trách nhiệm, tất cả vì một lợi ích chung, trong đó có lợi ích của riêng mình.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam kỳ vọng Việt Nam có thể hình thành nên một hệ thống có tính chỉ huy xuyên suốt về chuyên môn. Đây cũng là nơi quy tụ và tăng cường sự hợp tác giữa các cơ quan, doanh nghiệp với cả cộng đồng. Điều này sẽ góp phần không nhỏ vào sự phát triển của kinh tế xã hội và giúp Việt Nam tận dụng tối đa các cơ hội của cuộc CMCN 4.0.
Trọng Đạt
Quý độc giả có thể theo dõi toàn văn bài phát biểu khai mạc Hội thảo Ngày An toàn thông tin Việt Nam 2019 của Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng tại đây.