您现在的位置是:NEWS > Nhận định
Nhận định, soi kèo Al Shorta vs Naft Misan, 21h00 ngày 14/1: Kịch bản quen thuộc
NEWS2025-01-19 11:17:08【Nhận định】0人已围观
简介 Hư Vân - 14/01/2025 04:35 Nhận định bóng đá g trực tiếp cúp c2 đêm naytrực tiếp cúp c2 đêm nay、、
很赞哦!(4)
相关文章
- Nhận định, soi kèo Nữ Queretaro vs Nữ Mazatlan, 09h00 ngày 16/1: Chiến thắng đầu tiên
- Bi kịch của ba sinh viên tốt nghiệp sư phạm
- 'Anh chị đừng ở nhà tôi mà vớ vẩn'
- Lùi thời gian thi trực tuyến “Học sinh với An toàn thông tin” năm 2021
- Nhận định, soi kèo Municipal Liberia vs LD Alajuelense, 09h00 ngày 15/1: Tạm chiếm ngôi đầu
- Cơ quan an ninh Ukraine bị tin tặc tấn công
- Trào lưu đọc sách online hút giới trẻ
- Ngày khai giảng trong nước mắt năm 1969
- Kèo vàng bóng đá West Ham vs Fulham, 02h30 ngày 15/1: Khách đáng tin
- Khổ như giới trẻ Mỹ
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo Ajman Club vs Al Ain, 20h05 ngày 15/1: Đối thủ kỵ giơ
Thiếu tướng Trần Đình Chung, Phó Cục trưởng Cục An ninh chính trị nội bộ (A03), Bộ Công an. Ảnh: Thanh Hùng Ông Chung cho biết, Cục An ninh chính trị nội bộ (A03) đã tham mưu, phối hợp với Bộ GD-ĐT tổ chức 4 cuộc kiểm tra bí mật, đột xuất tại các khâu tiềm ẩn nguy cơ tiêu cực về coi thi và chấm thi tại 4 địa phương. Qua đó góp phần nâng cao tính chủ động, hiệu quả trong công tác kiểm tra, cảnh tỉnh, răn đe với những đối tượng có ý đồ tiêu cực.
Trước kỳ thi, Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (A05), Bộ Công an cũng đã phối hợp với Công an tỉnh Lâm Đồng triệt phá một đường dây với 2 đối tượng có hành vi mua bán thiết bị công nghệ cao, thu 10.000 tai nghe siêu nhỏ và hàng trăm linh kiện liên quan.
Đáng chú ý, mở rộng công tác đấu tranh, cơ quan chức năng phát hiện nhiều thí sinh dự thi đã mua thiết bị trong đường dây này. Qua đó xử lý 1 trường hợp thí sinh ở Bắc Ninh sử dụng 2 điện thoại tại phòng thi, 1 thí sinh ở Lạng Sơn.
Công an TP.HCM đã gặp gỡ, răn đe, xử lý 1 đối tượng tung tin thất thiệt về việc lộ đề thi môn Ngữ văn. Công an Hải Phòng đã phát hiện và xử lý 2 đối tượng đăng tải thông tin xuyên tạc, bôi nhọ kỳ thi trên 3 hội nhóm Facebook và xử phạt 22,5 triệu đồng.
Theo thống kê, toàn lực lượng công an toàn quốc đã bố trí hơn 15.000 cán bộ, chiến sĩ để tham gia vào các khâu của kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023.
Riêng A03 đã trực tiếp xác minh, hướng dẫn và phối hợp với lực lượng PA03 các tỉnh, thành phố nhanh chóng làm rõ những nghi vấn lộ đề thi liên quan đến 2 thí sinh tại Cao Bằng và Yên Bái.
Hiện nay, PA03 của Cao Bằng và Yên Bái đã chuyển vụ việc qua cơ quan điều tra và Cơ quan công an điều tra tỉnh Cao Bằng đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can.
Ngoài ra, PA03 các địa phương đã phối hợp chặt chẽ với các hội đồng thi để xác minh và xử lý 37 trường hợp thí sinh sử dụng điện thoại di động trong phòng thi, có nguy cơ lộ đề thi.
Dư luận hoài nghi về tỷ lệ đỗ tốt nghiệp gần 99%
Tuy nhiên, ngoài những kết quả đạt được, Thiếu tướng Trần Đình Chung thẳng thắn chỉ ra một số bất cập, hạn chế trong công tác tổ chức kỳ thi nói chung và công tác đảm bảo, an ninh an toàn nói riêng.
“Khâu then chốt của kỳ thi là coi thi, chấm thi được giao cho địa phương trong khi tình trạng bệnh thành tích trong giáo dục chưa được khắc phục triệt để. Một bộ phận thí sinh, phụ huynh có tư tưởng xem nhẹ các quy định của pháp luật và quy chế thi, tìm mọi cách gian lận để trúng tuyển vào đại học.
Chính vì vậy, công tác kiểm tra, giám sát, nhất là của Ban chỉ đạo cấp quốc gia và các địa phương gặp nhiều khó khăn. Dư luận xã hội còn hoài nghi về chất lượng của kỳ thi, cho rằng tỷ lệ đỗ tốt nghiệp rất cao (đạt 98,88%) do có sự nới lỏng của công tác coi thi, chấm thi tại một số địa phương; từ đó đánh giá việc tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT gây lãng phí, không cần thiết”, ông Chung nói.
Bên cạnh đó, tình trạng mua bán thiết bị công nghệ cao để gian lận diễn ra công khai trên mạng internet và mạng xã hội chưa có giải pháp khắc phục triệt để.
Ngoài ra, qua công tác phối hợp với Ban chỉ đạo thi quốc gia của Bộ GD-ĐT kiểm tra công tác chuẩn bị thi ở một số địa phương cho thấy, công tác phối hợp giữa 2 ngành công an và giáo dục có nơi, có lúc chưa thực sự nhuần nhuyễn. Việc tổ chức tuyên truyền về an ninh, an toàn trong kỳ thi và quy định bảo mật đề thi còn mang tính hình thức. Việc lập địa điểm in sao đề thi chưa thực sự biệt lập.
“Một số địa phương lựa chọn điểm in sao trong Sở GD-ĐT gây khó khăn cho việc xây dựng phương án bảo vệ 3 vòng độc lập hoặc cách ly thông tin”, ông Chung nói.
Các địa phương chưa có sự thống nhất về quy trình, hình thức xử lý đối với thí sinh sử dụng điện thoại di động và thiết bị công nghệ cao dẫn đến lộ đề thi.
Ngoài ra, ông Chung cho rằng, quy chế thi còn một số điểm cần phải sửa đổi, bổ sung như hình thức xử lý thí sinh cố ý làm lộ đề thi chưa đảm bảo tính răn đe. “Theo quy chế hiện nay, mới chỉ quy định là đình chỉ thi”, ông Chung nói.
Do đó, đại diện Cục An ninh chính trị nội bộ, Bộ Công an cũng đề xuất Bộ GD-ĐT có giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác đảm bảo an ninh, an toàn cho kỳ thi.
Gần 99% học sinh đỗ tốt nghiệp THPT
Thông tin được Bộ GD-ĐT đưa ra tại hội nghị tổng kết công tác thi tốt nghiệp THPT 2023 và triển khai công tác thi tốt nghiệp THPT 2024, sáng 20/9.">Nhiều học sinh, phụ huynh tìm mọi thủ đoạn gian lận để đỗ đại học
Cảnh trong phim 'Đào, Phở và Piano'. Ra rạp 'không kèn không trống' nhưng gây sốt không ngờ
Đào, Phở và Pianolà một trong hai phim được sản xuất bằng ngân sách Nhà nước năm 2023 với kinh phí 20 tỷ đồng. Ngoại trừ suất chiếu ra mắt tại Hà Nội cũng như buổi chiếu trong khuôn khổ Liên hoan phim Việt Nam 2023 tại Đà Lạt, dịp Tết Nguyên đán vừa qua Đào, Phở và Pianomới chính thức ra rạp.
Tuy nhiên, Nhà nước chỉ rót tiền sản xuất mà không có kinh phí quảng bá và phát hành phim nên Đào, Phở và Piano âm thầm ra rạp 'không kèn không trống'. Chỉ những khán giả đến Trung tâm chiếu phim Quốc gia dịp Tết Nguyên đán hay lên website của Trung tâm mới biết đến sự có mặt của phim ngoài rạp. Ngay cả một số diễn viên tham gia Đào, Phở và Pianocũng không chia sẻ thông tin phim được công chiếu từ mùng 1 Tết.
Đào, Phở và Piano là trường hợp đặc biệt khi chỉ được chiếu duy nhất tại Trung tâm chiếu phim Quốc gia Hà Nội và doanh thu được nộp hoàn toàn vào ngân sách. Trong khi khán giả còn đang phát sốt vì phim Mai của Trấn Thành với doanh thu kỷ lục và lượt người xem mơ ước dịp Tết thì bất ngờ Đào, Phở và Pianotrở thành từ khóa tìm kiếm trên Google.
Từ những bài chia sẻ trên mạng xã hội về bộ phim, Đào, Phở và Piano phút chốc trở nên nổi tiếng. Nhưng do số suất chiếu ít ỏi và chỉ được chiếu duy nhất tại một cụm rạp nên việc săn vé trở nên vô cùng khó khăn. Lượng người xem truy cập website Trung tâm chiếu phim Quốc gia Hà Nội để đặt vé online những ngày qua tăng mạnh khiến trang này bị sập đến trưa 20/2 vẫn chưa thể hồi phục.
Hiện lượng vé đặt trước cho các suất chiếu ngày 20/2 đã hết và Trung tâm chiếu phim Quốc gia Hà Nội có kế hoạch cắt bớt suất chiếu của các phim khác để nhường chỗ cho Đào, Phở và Pianovẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.
Đào, Phở và Pianođã tạo nên hiện tượng chưa từng có đối với một bộ phim đề tài lịch sử do nhà nước đặt hàng. Theo Box Office Việt Nam, tính đến sáng ngày 20/2, phim thu về gần hơn 500 triệu đồng. Với 16 suất chiếu trong ngày và hơn 3.300 vé bán ra, tỷ lệ lấp đầy phòng chiếu của Đào, Phở và Pianorất lớn, thậm chí vượt qua của Mai của Trấn Thành.
Có đơn vị chấp nhận phát hành ''Đào, Phở và Piano' và không đòi hỏi phần trăm lợi nhuận
Trước sức nóng của phim, Cục Điện ảnh đã đề xuất Bộ VHTTDL phát hành rộng rãi phim trên toàn quốc chứ không chỉ khu biệt ở đơn vị sự nghiệp như Trung tâm chiếu phim Quốc gia. Thứ trưởng Bộ VHTTDL Tạ Quang Đông cho biết, Bộ VHTTDL khuyến khích các đơn vị tham gia phát hành phimĐào, Phở và Pianocũng như những phim Nhà nước đặt hàng và phim Việt nói chung.
Sáng 20/2, VietNamNet đã liên hệ với Cục trưởng Cục Điện ảnh Vi Kiến Thành. Trước câu hỏi: Sau đề xuất của Cục Điện ảnh, đã có diễn biến gì mới về hướng phát hành rộng rãi cho bộ phim đến với đông đảo khán giả?
Ông Vi Kiến Thành chia sẻ: "Hiện nay, chúng ta chưa có quy định về việc chi phần trăm cho nhà phát hành, phổ biến phim. Đào, Phở và Pianolà phim 100% vốn Nhà nước trong khi các nhà phát hành phim đều là tư nhân và liên doanh với nước ngoài nên khi phát hành họ phải được hưởng phần trăm doanh thu. Còn Trung tâm chiếu phim Quốc gia là đơn vị sự nghiệp của nhà nước, chiếu phim để phục vụ khán giả, toàn bộ doanh thu phải nộp ngân sách Nhà nước.
Việc phát hành phim rộng rãi cần có cơ chế thống nhất. Nhưng đến hôm qua thì đơn vị Beta cinemas đã chấp nhận phát hành Đào, Phở và Pianovà không đòi hỏi phần trăm lợi nhuận. Vấn đề là chúng ta chưa có quy định về tỷ lệ phần trăm cho các nhà phát hành chứ không phải Bộ VHTTDL không muốn phổ biến phim rộng rãi".
VietNamNet đặt câu hỏi: Vậy sau 'Đào, Phở và Piano', Cục Điện ảnh và Bộ Văn hóa có sớm đưa ra quy chế cho các phim sử dụng ngân sách sau này được phát hành rộng rãi hơn để không xảy ra trường hợp như 'Đào, Phở và Piano'?
Cục trưởng Cục Điện ảnh cho hay, phải có quy định thống nhất cho phim sử dụng 100% ngân sách hoặc Nhà nước phải cấp kinh phí cho Bộ Văn hóa để phát hành, phổ biến phim đặt hàng vì các bộ phim này chỉ được cấp chi phí sản xuất. "Phải có kinh phí phát hành phổ biến mới giải quyết ngay được việc này", ông Thành nói.
Cách đây đúng 10 năm, phim điện ảnh được làm từ 21 tỷ đồng tiền Nhà nước là Sống cùng lịch sửkhiến khán giả đau xót vì ra rạp nhưng không bán nổi 1 vé. Sự thất bại của phim làm từ ngân sách, đặc biệt phim đề tài lịch sử khiến nhiều người mất lòng tin. Tuy nhiên, cú đảo chiều của Đào, Phở và Piano cho thấy các phim đặt hàng hay đề tài lịch sử kén khách nếu làm hay thì dù có chiếu ở phạm vi hạn chế, khán giả cũng tìm xem bằng được.
Từ cơn sốt bất ngờ củaĐào, Phở và Pianocũng bộc lộ điểm yếu của các phim làm từ ngân sách Nhà nước hiện nay khi chỉ được rót tiền sản xuất mà không có kinh phí phát hành, quảng bá. Điều này khiến các tác phẩm thiệt thòi trong hành trình đến với người xem. Các cơ quan chức năng cần nghiêm túc sửa đổi cơ chế trong thời gian tới để các bộ phim này có thể tiếp cận với công chúng rộng rãi hơn.
Trailer phim 'Đào, Phở và Piano'
Bà bán phở trong ‘Đào, phở và piano’ nói gì khi phim khiến website phòng vé sập?
NSƯT Nguyệt Hằng thủ vai bà bán phở trong “Đào, phở và piano” - bộ phim khiến website của Trung tâm chiếu phim Quốc gia “sập” vào ngày 18/2.">Đã có lối ra cho hiện tượng hiếm gặp 'Đào, Phở và Piano' gây sốt không kém Mai
Lê Quang Kỳ là học sinh lớp 12T, Trường THPT Chuyên Hoàng Lê Kha, Tây Ninh. Trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm 2019, Lê Quang Kỳ đạt giải khuyến khích môn Tin học. Trước đó, năm 2018 em cũng đã từng đạt giải Khuyến khích trong Kì thi Học sinh giỏi Quốc gia môn Tin.Kỳ được xét tuyển thẳng vào Trường ĐH FPT và chỉ chờ kết quả tốt nghiệp để nhập học.
Trường THPT Chuyên Hoàng Lê Kha (Tây Ninh). Ảnh: Sonhuynhminh) Tuy nhiên khi công bố điểm thi THPT quốc gia, các bài thi tổ hợp Khoa học Tự nhiên của em là 0 ( 3 môn thi thành phần Hóa- Lý- Sinh đều bị 0- 0- 0). Với điểm thi này Kỳ là học sinh duy nhất trong số 271 học sinh của Trường THPT Chuyên Hoàng Lê Kha trượt tốt nghiệp.
Sau phúc khảo, điểm số của em lần lượt 3 môn Hóa- Lý- Sinh của Kỳ là 5,75- 8,5-6,25. Tổng điểm sau phúc khảo của em 20,5 điểm. Nếu tính theo tổ hợp đăng ký vào đại học khối A1 (Toán – Lý – Anh) thì Kỳ đạt 26.1 điểm (8.6 + 8.5 + 9).
Điều đặc biệt là trước khi phúc khảo, Kỳ cũng là duy nhất trong 271 em tại Trường THPT Chuyên Hoàng Lê Kha rớt tốt nghiệp THPT. Việc Kỳ bị rớt tốt nghiệp khiến tỷ lệ đỗ tốt nghiệp của nhà trường hạ xuống, do vậy sau khi phúc khảo tỷ lệ đỗ tốt nghiệp của Trường THPT Chuyên Hoàng Lê Kha là 100%.
Trao đổi với VietNamNet, ông Lê Bá Thơm, Phó Hiệu trưởng Trường THPT Chuyên Hoàng Lê Kha, thông tin Kỳ là học sinh lớp chuyên Toán và học rất tốt. Trước kỳ thi THPT quốc gia em đã nhận được học bổng vào Trường ĐH FPT nhưng khi có kết quả thi có thể do sự nhầm lẫn nên bài thi Tổ hợp Khoa học tự nhiên của em được 0 điểm nên trở thành học sinh duy nhất rớt tốt nghiệp của trường. Chúng tôi động viên em và sau phúc khảo em đã được trả về đúng điểm của mình.
Trên trang Fanpage của Trường THPT Chuyên Hoàng Lê Kha, ngay khi có kết quả phúc khảo đã khẳng định: "THPT Chuyên Hoàng Lê Kha đạt tỷ lệ tốt nghiệp năm 2019 là 100% (271/271)
“Vì trục trặc hệ thống nên Lê Quang Kỳ, lớp 12T đã bị chấm nhầm kết quả tổ hợp thi THPT QG môn KHTN 0 điểm. Kết quả sau phúc khảo đây rồi. Chúc mừng Lê Quang Kỳ, hết sức chia sẻ nỗi lo lắng cùng em trong gần 2 tuần qua. Tổng điểm khối A1 của Kỳ rất cao: 8.6 + 8.5 + 9 = 26".Ngay khi thông tin này được thông báo không chỉ thầy cô, nhiều bạn bè của Kỳ đã gửi lời chúc mừng tới Kỳ ‘vậy là ổn rồi”. Có thể nói đây là trường hợp hi hữu trong đợt phúc khảo điểm thi THPT Quốc gia 2019.
Lê Huyền58 bài thi bị 0 tăng điểm sau phúc khảo, mức cao nhất lên 8,75
Nhiều bài thi tăng từ 0 lên mức từ 7 tới 8,5 điểm.
">Học sinh giỏi quốc gia “sém” trượt tốt nghiệp vì 3 điểm 0 trước phúc khảo
Nhận định, soi kèo Damac vs Al
Ngót 20 năm thiên di từ miền quê Hà Tĩnh đến mảnh đất Kinh Kỳ, sống và viết mãnh liệt, sau 11 tác phẩm, thì có lẽ tạp văn Thương những xa xôilà một sự trải bày đủ đầy nhất của nhà văn Như Bình về chính mình.
Con người ta, cần cả một cuộc đời để trưởng thành, cả những chuyến đi xa, những rời bỏ để ngoái lại, để nhớ thương, để tha thiết đáp đền ân huệ đã được sinh ra. 21 khúc thương niêm trong 146 trang nhớ, Như Bình đã tự bứt da thịt mình để bày biện một kí ức bộn bề. Những khúc nhôi đoạn trường của chị, tôi đọc mà ứa lệ vì chân thực.
Ngót 200 trang văn, chưa bao giờ thôi nhỏ lệ
Như Bình hơn 10 năm mới ra sách, nhưng thực chất Thương những xa xôicòn hơn thế, được hoài thai từ khi chị còn là một đứa bé chân trần, tóc cháy nắng, chạy dưới cánh đồng quê Hà Tĩnh ngút ngát gió, bời bời cát trắng.
Chị ngồi từ hiện tại để cái cây thương nhớ hôm qua trổ mầm xanh biếc. Cuốn tạp văn mà mỗi trang như mỗi ô cửa, chị chạm vào những vóc hình thân thuộc, thương đến xót xa. Về mẹ, cả đời tảo tần dốc sức nuôi đủ đàn con 5 đứa, vuông lụa mịn hay tấm lưng đổ bóng thời gian trùm lên bậu cửa, hiên nhà, bờ sông trảng cát, đã gọi những cơn nắng chang chang. Người cha thư sinh, đàn hay, hát giỏi, văn võ đủ cả, yêu vợ thương con, đào hoa trong cả nỗi thương vay của thiên hạ. Ông, bà, rồi những o, những cậu, những chú, cả người bạn học… hiện lên trên trùng trùng, lớp lớp kí ức tuổi thơ sống động, vẽ vào Như Bình một khắc khoải, tiếc thương.
Ngoài kia, dưới lớp sương mù quá vãng, có những ngôi mộ nằm lại giữa mênh mông. Khi chị mở cánh cửa xa ngái ấy, cái bản lề run lên dưới lớp mọt thời gian. Hương xưa xao xác đầy lồng ngực. Chị muốn ở lại, muốn rời đi, muốn bứng bao da diết nhớ trong veo ấy về ngôi nhà mình. Nhưng họ đã về cát bụi chỉ máu thịt ở lại trong chị.
Sách Thương những xa xôi.
Như Bình trong ngót 200 trang văn, chưa bao giờ thôi nhỏ lệ. nước mắt thấm trên những khuôn mặt người thân. Những người có cả một bầu trời đỏ dậy miền Trung nhưng suốt đời chẳng mấy chốc cất nỗi cơ cực đi mà ngó lên viễn thẳm, có cả khung trời mùa xuân hoa trái dâng hương nhưng chẳng thảnh thơi nuôi nhựa xuân trong lồng ngực. Những nếp tranh luôn vắng vẻ vì con người còn mải miết trong bùn đất. Đến mức, như thể cái nghèo giăng bẫy khắp chốn, chạy kiệt quệ họ vẫn không ra khỏi.
Nhưng đất nghèo nuôi chí lớn. Như Bình đã họa lại cả một thời thiếu thốn, đến cái cây ở vườn nhà chị cũng chưa bao giờ lớn đủ trong cái ngưỡng tự nhiên mà trời ban tặng. Để nhắc đến miền Trung là nhắc đến dải đất, mà mỗi hạt cát cũng đủ căng mình gánh nắng gió, con người nơi ấy đã thắt lưng buộc bụng, ra khỏi đói nghèo, bằng quyết chí đổi đời, bất chấp nghiệt ngã của số phận giáng xuống. Hoàn cảnh không lôi tuột họ xuống hố mà chỉ khiến họ can trường và kiêu hãnh trưởng thành vượt bậc.
Lần lần từng con chữ Như Bình, thấy hiển hiện một gia đình yêu thương kiểu mẫu. Cha mẹ chị đi trong những nỗi mất mát quá lớn, kì hôn nhân dài đến 10 năm éo le khó sinh con, rồi núm ruột đỏ hỏn vừa ra khỏi lòng mẹ đã tắt sự sống. Cha vẫn yêu thương che đỡ cho mẹ, trước mọi rìu búa dư luận, những soi xét lạnh lùng, tàn nhẫn. Bù đắp cho niềm tin nuôi bằng nước mắt ấy là đàn con 5 đứa, ai nấy đều học hành bài bản và có vị trí xã hội. Cả một đoạn trường nhọc nhằn mà khi nhắc lại ai nấy đều bùi ngùi. Người dân quê chị còn nhắc đến gia đình họ Lê ấy trong niềm tự hào.
Nỗi thương cha, nhớ mẹ của Như Bình đã thêu vào khung trời năm tháng những sợi chỉ ngào vị mặn mòi. Người mẹ thông minh, buôn bán nhanh nhạy nhưng thất học, cả đời đàn bà tất tả xuôi ngược để lo cho đàn con ấm bụng và được học hành. Đến nỗi, tấm lụa đẹp mịn màng, mãi nằm lại trong cái rương kỉ niệm, bởi mẹ tiết kiệm, vì cả đời mẹ có mấy chốc được thảnh thơi mà ngắm nghía, chăm chút bản thân. Khi các con bù đắp được, là lúc thời gian đã vít còng lưng mẹ. Dấu ấn cả một thời gian khổ đã mang trên tấm lưng bà mẹ nhọc nhằn. Mảnh lụa đã mủn đi, nhưng bụi mục đã găm vào Như Bình niềm ân hận và nỗi thương mẹ đến xót xa.
Mỗi lần lật lại kí ức, chị lại chạm vào tấm lua mẹ không bao giờ được mặc. Tất cả đã khiến Như Bình bằng mọi giá phải học tập và lao động để vượt lên hoàn cảnh. “Tấm lụa đẹp như chỉ có trong cổ tích. Mẹ cất kỹ dưới đáy rương, một năm đến Tết, mẹ giở rương ra một lần cho chúng tôi sờ vào tấm lụa hồng ấy một lát, để cảm nhận hít hà về một thứ gì đó thuộc về cái đẹp và xa xỉ”. Viết về mẹ, Như Bình nhắn những đứa con: hãy biết yêu thương và đừng để yêu thương trở nên muộn mằn, vô nghĩa.
Cả đời âu lo của mẹ, được bù đắp bởi cha, một người đàn ông tử tế, vào đời với gia tài đàn ông vô giá: mảnh khảnh thư sinh, tài hoa, đàn hát, văn võ đủ cả. Nhưng số phận phóng tay đấy, rồi lại keo kiết có thừa, cha mẹ lận đận đường con cái. Hàng chục năm mỏi mòn chờ kết trái tình yêu. Tuyệt vọng, hy vọng, mất mát, vỡ òa hạnh phúc. Gia đình chị đã nức tiếng một vùng bởi có đến 5 người con đỗ đại học.
Mỗi mùa vu lan là mỗi day dứt Như Bình. Từng câu chữ chậm trôi giữa đôi bờ nhớ, quên. Nhớ những tháng ngày hạnh phúc, “Cha mạnh mẽ, ngang tàng như sóng ở sông Ngàn Mọ quê mình. Cha là thầy giáo dạy môn toán cho nhiều học sinh đi thi học sinh giỏi, nhưng cha lại cũng giỏi võ trong xã không ai bằng. Thời Pháp, cha là đấu sĩ chuyên đánh võ ở các võ đài của Pháp để kiếm thêm thu nhập cho mẹ nuôi các anh. Cái cách mà cha sống ngang tàng, lãng tử, bảo vệ các con, bảo vệ kẻ yếu, đánh lại những kẻ chuyên đi bắt nạt người khác cũng thành giai thoại ở quê mình”. Bóng dáng cha mẹ thấp thoáng sau bao sợi ngâu buồn, vĩnh viễn gieo nức nở xuông nhân gian. Đứa con Như Bình như thể đã quên khoảnh khắc sống của mình để níu bám vào song thân để được trở về thời thơ bé, nghe cha khỏa nước trên sóng sông Ngàn Mọ, ngắm dáng mẹ lẫn vào khuya sâu bên mảnh vườn quê. Chỉ những con chữ nhỏ bé mới có sức mạnh nối dài linh cảm giữa hai cõi đến thế. Cuộc sống nào cũng bắt đầu từ vô hình rồi đến hữu hình. Kiếp luân hồi cứ tiếp nối tiếp nối nhau.
Trang sách Như Bình bước ra o Khuyên, người mà gia tài đầy ắp nỗi bất hạnh đàn bà, nhưng giàu có tình yêu của những người ruột thịt. Đến nỗi trong cơn mộng du hoảng loạn, o đã tìm cho mình con đường giải thoát bằng cái chết ở quốc lộ. Cái chết với những người kiệt cùng lại là một ân huệ. O Khuyên khiến chị nhớ lại “những thời đoạn sóng gió, cuộc sống chưa bình yên, tôi rơi vào rối loạn âu lo mất phương hướng trầm trọng”. Như Bình thương o Khuyên, và tất cả đàn bà trên thế gian này, thương mình. O Khuyên khiến độc giả cảm thương nhưng vô cùng trân trọng cách o gói ghém đời mình chi chút trong những món đồ cũ kĩ “Mở ra thấy đó là tấm bằng khen cài Huân chương Kháng chiến chống Mỹ hạng Nhất của o. Trên tấm huân chương là chiếc phong bì ghi “Tiền làm quách khi chết”. Mở phong bì ra có chín triệu đồng”. Đời ai rồi cũng mở, cũng gói, nhưng Như Bình mở trang văn đàn bà miền Trung của một thời quá vãng đã để lại một dư vang nước mắt ngậm ngùi và trân trọng.
Nhà văn, nhà thơ Như Bình. Nguồn ảnh: Phụ nữ Việt Nam.
Mượn con chữ để gửi lòng biết ơn
Là một họa sĩ, kí ức chị có khi được vẽ bằng sắc hoa học trò: bằng lăng tím nhức nhối. Mùa học trò trong veo, hồn nhiên lại khắc trong chị nỗi đau mất đi người bạn học. Gom bao nhiêu sắc tím mực mồng tơi để viết về tình bạn ấy? Những đứa trẻ một thời đi về trên những con đường gầy gò luồn vào xóm cát, mỗi vết chân đến với cổng trường theo đòi con chữ như những cánh sao. Số phận dẫn chúng đến với chốn riêng, người thắp sáng, kẻ nhập nhòa, đó là những tình trong trẻo và ngây thơ nhất.
Nhưng người bạn của chị đã ra đi ở độ tuổi mùa xuân cuộc đời. Bằng lăng tím đã cứa vào tim chị, nỗi buồn mất não nùng. “Ngày ấy, trong giàn giụa nước mắt đau thương, tôi đã nghĩ không hiểu sao, thiên nhiên có thể vô tâm mà đẹp não nùng trong ngày bạn tôi từ biệt tuổi thanh xuân để về trời. Tôi đã hận cả mùa hè thành Vinh, giận cả màu đỏ nhức nhối của hoa phượng, và màu tím của bằng lăng. Cái chết tháng Năm của bạn đã để lại trong lòng tôi vết thương sâu của mùa hè. Vết thương màu hoa phượng. Vết thương màu hoa bằng lăng”.
Như Bình là một người đàn bà đầy dậy cảm. Những điều giản dị, nhỏ bé trong đời lại gọi, chạm và cứa vào hồn chị. Sau những tất tả đời thường, chị trở về tổ ấm yêu thương.
Từ không gian của mình, bên ô cửa nhỏ chị nhìn ngắm thế giới qua tâm hồn mình: “Cửa sổ là đôi mắt của ngôi nhà, là tâm hồn của cái không gian ấm áp được gọi là gia đình bé mọn. Cửa sổ nhà tôi luôn mở khi tôi trở về nhà, có khi mở cả những ngày mưa, những mùa đông hun hút lạnh… Nếu bạn đứng ở khung cửa sổ, áp má vào cửa kính nghe mưa chảy đầm đìa tràn trề trên gương mặt mình, chỉ cách có một tấm kính mỏng, bạn sẽ thấy dịu lòng biết bao khi ngoài kia bão tố đang tràn về và mình ở phía sau một khung cửa sổ bình yên ấm áp”.
Thế giới xao động và đầy âm vang. Mà mỗi chuyển động của nó đi vào trong chị dù nhẹ bẫng hay mãnh liệt thì cuối cùng sau mỗi trường đoạn, đủ đầy cảm xúc sẽ đến với độc giả, viết là cách thương yêu chan chứa.
Như Bình qua Thương những xa xôiđã mượn con chữ để gửi lòng biết ơn sâu sắc về gia đình, bạn, quê hương cả những người, những điều chị gặp dọc hành trình cõi người, tất cả để có một Như Bình của hôm nay. Nghệ sĩ, khi đã chín, chữ của họ là một trái thảo. Cái cách Như Bình trải bày tâm hồn mình ấy, chính là phẩm hạnh nghệ sĩ của chị. Và dù có tài hoa, danh tiếng đến đâu, mà quên những yêu thương, lơ đễnh với những máu thịt của đời mình, ấy cũng là một mất mát, nhẫn tâm.
">Nghệ sĩ, khi đã chín
- Chưa hết đâu nhé, chúng tớ còn méc bạn một cách học cực hay nữa: Đó là học tiếng Anh bằng thơ lục bát!
Chỉ với một trò chơi điện tử mà teen lại có thể học được môn Lịch sử đấy. Trò chơi thú vị này vừa đoạt giải đặc biệt tại cuộc thi “Sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng toàn quốc lần 7-2011”.
Phan Thanh Thanh và Nguyễn Văn Thế (lớp 12 chuyên tin Trường THPT Nguyễn Tất Thành, TP Kon Tum) đã sáng tạo phần mềm trò chơi điện tử mang tên “Vua cờ lau” đầy sinh động. Game này mô phỏng cuộc đời nhân vật lịch sử Đinh Bộ Lĩnh, các chi tiết lịch sử được tái hiện sống động. Người chơi game có thể dễ dàng tiếp cận, nhớ và thuộc các kiến thức lịch sử Việt Nam. Đặc biệt, do game online chiếm nhiều thời gian và tiền bạc của học sinh nên Thanh và Thế quyết định làm “Vua cờ lau” dưới dạng game offline.
">Học Sử bằng game, học Vật lý bằng... lon nước
Chuyện gia đình sống cô lập dưới hầm suốt 9 năm chờ ngày tận thế Chủ quán rượu cho hay, khi bất ngờ xuất hiện và cầu xin cứu giúp, chàng trai trong bộ dạng bẩn thỉu, nhếch nhác và bối rối. Anh kể đã sống trong trang trại cùng các anh em trai cũng như các chị em gái và bản thân muốn chấm dứt cách họ đang sống.
Theo báo RT, những đứa trẻ và một người đàn ông nằm liệt giường, ban đầu được tin là cha chúng, đã sống ẩn mình dưới tầng hầm của trang trại suốt 9 năm để chờ khi mọi thứ kết thúc. Cảnh sát đã bắt giữ tại hiện trường Josef B., 58 tuổi, người duy nhất trước đây từng được ghi nhận là chủ ngôi nhà, vì tội từ chối hợp tác với cơ quan điều tra.
Truyền thông Hà Lan đưa tin, các anh chị em trong gia đình nói trên cùng sống dưới tầng hầm của ngôi nhà với lối vào duy nhất là thông qua một cầu thang ẩn giấu phía sau tủ trong phòng khách. Họ không biết vẫn còn những người khác tồn tại trên thế giới. Ngôi nhà bị cô lập với xung quanh bằng một con kênh và người ta chỉ có thể tiếp cận nó nhờ một cây cầu duy nhất. Nhà có cổng luôn khóa chặt. Những người sống lân cận từng cố vào điều tra khu đất đều bị những camera giám sát phát hiện.
Theo người con lớn tuổi nhất trong gia đình, bọn trẻ chưa bao giờ được tới trường học. Chúng cũng không được đăng ký khai sinh với chính quyền. Gia đình này được tin đã sống tự cung, tự cấp suốt một thời gian dài nhờ mảnh vườn trồng rau và chăn nuôi gia cầm. Mẹ của họ đã mất trước khi cả gia đình chuyển tới sống tại nơi này từ cách đây khá lâu, mặc dù cũng có một số bài báo cho rằng bà được chôn cất ngay trong khuôn viên nhà.
Những người hàng xóm khai với cảnh sát rằng, người duy nhất họ nhìn thấy trong ngôi nhà là Josef B., người đàn ông vẫn luôn lái xe ra, vào hàng ngày. Ông ta cũng thường xuyên dùng ống nhòm để quan sát và xua đuổi những người lạ đột nhập vào khu đất của mình.
Cảnh sát địa phương vẫn đang điều tra xem gia đình này đã sống biệt lập lâu như vậy ra sao và chính xác mối quan hệ giữa Josef B. và những người còn lại trong gia đình là thế nào. Nhà chức trách hiện đã đưa tất cả các anh chị em rời khỏi hầm nhà.
Tuấn Anh
">Chuyện gia đình sống cô lập dưới hầm suốt 9 năm chờ ngày tận thế