Thái Lan sẽ phát hành tiền kỹ thuật số trong quý 1/2022
Vào ngày 2/4,áiLansẽpháthànhtiềnkỹthuậtsốtrongquýlịch thi đấu bóng đá giải ngoại hạng anh một trợ lý thống đốc Ngân hàng Trung ương Thái Lan (BoT) xác nhận, nước này sẽ bắt đầu thử nghiệm tiền kỹ thuật sốtrong quý 2 năm sau, với lộ trình dự kiến từ 3-5 năm.
Trước đó, Vachira Arromdee, Phó Thống đốc BoT từng chỉ ra rằng, tiền tệ kỹ thuật số của ngân hàng trung ương bán lẻ (CBDC bán lẻ) nhằm cung cấp các dịch vụ tài chính tiện lợi và an toàn. Bà cũng cho biết: "Điều này sẽ không ảnh hưởng đến hệ thống tài chính của Thái Lan".
CBDC bán lẻ là một dạng tiền tệ kỹ thuật số do ngân hàng trung ương phát hành, tương đương với tiền giấy và có thể được sử dụng cho các giao dịch tài chính trực tuyến, ngoại tuyến. Trước đó, Thái Lan đã bắt đầu thử nghiệm đồng tiền kỹ thuật số của BoT và lấy ý kiến công chúng vào tháng 6 tới đây để chính thức phát hành loại tiền tệ này.
Vào tháng 1/2020, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Thái Lan Veerathai Santiprabhob tuyên bố tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Davos rằng Thái Lan đã thực hiện một bước quan trọng trong dự án tiền tệ kỹ thuật số của ngân hàng trung ương. Dự án này lấy tên Inthanon, ngọn núi cao nhất ở Thái Lan nằm ở Chom Thong, tỉnh Chiang Mai, còn được gọi là "nóc nhà của Thái Lan".
Tháng 7/2020, truyền thông đưa tin đồng kỹ thuật số của BoT đã bước vào giai đoạn thử nghiệm thứ ba, cho phép giao dịch giữa các công ty địa phương. Ví dụ như Công ty Xi măng Siam đã sử dụng loại tiền mới này để thanh toán cho các nhà cung cấp và đạt được kết quả rất khả quan. Ngoài ra, các ngân hàng địa phương tại Thái Lan đều tham gia vào những giai đoạn thử nghiệm.
“Động thái này nhằm ngăn những nền tảng thanh toán trong nước bị một số gã khổng lồ công nghệ quốc tế vượt mặt”, tờ Bangkok Post đưa tin. Bên cạnh đó, đáng chú ý là Thái Lan đã hợp tác với Hồng Kông và Trung Quốc về nghiên cứu thanh toán xuyên biên giới bằng tiền kỹ thuật số của ngân hàng trung ương.
Đầu tháng 12/2020, Chủ tịch Cơ quan Tiền tệ Hồng Kông Dụ Vị Văn đã đề cập trong báo cáo "Xu hướng mới trong công nghệ tài chính - thanh toán xuyên biên giới" rằng vào năm 2019, BoT và Hồng Kông đã khởi động nghiên cứu ứng dụng tiền kỹ thuật số cho blockchain, cũng như giải quyết nhiều vấn đề khác nhau trong thanh toán xuyên biên giới.
Hiện tại, nghiên cứu chung đã bước sang giai đoạn thứ hai, bao gồm khám phá các giải pháp ứng dụng kinh doanh cụ thể, cũng như khả năng hoạt động và khả năng mở rộng của nền tảng (nghĩa là mở rộng cho ba hoặc nhiều loại tiền kỹ thuật số của ngân hàng trung ương).
Đến cuối tháng 2/2021, phía Thái Lan, Trung Quốc, Hồng Kông và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất đã công bố cùng khởi động dự án nghiên cứu “Cầu tiền tệ kỹ thuật số của các ngân hàng trung ương” (m-CBDC Bridge), nhằm mục đích khám phá ứng dụng của tiền tệ kỹ thuật số ngân hàng trung ương trong thanh toán xuyên biên giới.
Trong khi đó, một “liên minh” m-CBDC Bridge khác giữa Nhật Bản, Mỹ và Châu Âu cũng được thiết lập. Vào tháng 1/2020, Nhật Bản, Ngân hàng Trung ương Châu Âu, Ngân hàng Anh, cùng sáu ngân hàng trung ương khác thuộc tổ chức Ngân hàng Thanh toán Quốc tế, đã ngồi lại để nghiên cứu lợi thế của tiền tệ kỹ thuật số và các chủ đề liên quan khác. Sau đó, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ cũng nhập cuộc.
Đến tháng 10/2020, nhóm này đã ban hành 3 nguyên tắc chung, bao gồm việc thực hiện phương án thống nhất tiền kỹ thuật số và hệ thống thanh toán hiện tại, nhằm nỗ lực giành lấy sự thống trị của tiền kỹ thuật số trên thế giới.
Như vậy, không chỉ Trung Quốc mà cả Thái Lan, Nhật Bản, Hồng Kông, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất và một số quốc gia khu vực Châu Âu đã rục rịch lên kế hoạch phát hành đồng tiền kỹ thuật số trong thời gian tới. Quan trọng hơn hết, sẽ có sự thống nhất về quy ước chung trong việc ứng dụng thanh toán xuyên biên giới của tiền tệ kỹ thuật số do các ngân hàng trung ương phát hành.
Phong Vũ
Chính quyền ông Biden tìm người hiểu về tiền điện tử
Chính quyền mới đang thể hiện sự quan tâm với tiền điện tử bằng việc tuyển dụng những người am hiểu, đảm nhiệm chức vụ quan trong tại các cơ quan tài chính.