您现在的位置是:NEWS > Thời sự
Lã Thanh Huyền và cuộc sống sang chảnh bao người ghen tỵ
NEWS2025-01-19 11:09:17【Thời sự】8人已围观
简介Chồng quá hiểu công việc diễn viên của tôiLã Thanh Huyền vào vai doanh nhân sang chảnh Tuệ Lâm trong kqbd ligakqbd liga、、
Chồng quá hiểu công việc diễn viên của tôi
Lã Thanh Huyền vào vai doanh nhân sang chảnh Tuệ Lâm trong 'Tình yêu và tham vọng'. |
- Vai diễn Tuệ Lâm trong 'Tình yêu và tham vọng' có phải là vai diễn giống với Lã Thanh Huyền ngoài đời nhất không?ãThanhHuyềnvàcuộcsốngsangchảnhbaongườighentỵkqbd liga
Chính xác là rất tương đồng, Huyền ngoài đời là một người làm kinh doanh, cũng là chủ một doanh nghiệp và Tuệ Lâm cũng vậy. Sự nhanh nhạy, sắc bén và tính quyết liệt là đặc điểm chung của Huyền và Tuệ Lâm nhưng Tuệ Lâm trong phim thì khá cực đoan và nhiều uẩn khúc còn Huyền sống tích cực và vui vẻ hơn.
- Chồng chị có bao giờ can thiệp vào công việc đóng phim của vợ? Có vợ đẹp, lại nổi tiếng, chồng chị chắc "giữ" ghê lắm...
Tôi và ông xã đã kết hôn với nhau gần 10 năm, chúng tôi hiểu và tôn trọng công việc của nhau. Khi kết hôn tôi đã là một diễn viên và yêu nghề đến không thể sống thiếu điện ảnh. Ông xã hiểu công việc của tôi và ủng hộ vì biết rằng tôi rất đam mê nghệ thuật. Tôi đã hoạt động rất tích cực trong hơn 15 năm qua và tương lai vẫn sẽ như vậy. Tuy nhiên khi có gia đình rồi mình biết cân nhắc thời gian phù hợp để vừa chu toàn được việc gia đình, quán xuyến việc kinh doanh và cống hiến cho nghệ thuật. Ông xã cũng rất bận rộn công việc kinh doanh nên chúng tôi hỗ trợ nhau trong việc chăm sóc gia đình, người này bận rộn người kia sẽ dành toàn bộ thời gian cho con cái.
Ngoài đời Lã Thanh Huyền hiện đang điều hành 1 công ty. |
- Vừa làm diễn viên lại vừa kinh doanh, hai lĩnh vực gần như đối lập nhau có khi nào làm khó chị? Việc điều hành cả một công ty và một hệ thống siêu thị có gì khác so với việc đóng phim?
Kinh doanh và nghệ thuật là hai đam mê tôi theo đuổi. Gia đình tôi có truyền thống làm kinh doanh từ ông bà, bố mẹ đều là những người làm kinh doanh lâu năm trong nhiều lĩnh vực như thực phẩm, vải sợi, may mặc nên tôi cũng được truyền rất nhiều kinh nghiệm về kinh doanh trên thương trường, học được rất nhiều kiến thức từ chính gia đình mình và đặc biệt từ mẹ.
Bà là một doanh nhân có hơn 35 năm kinh doanh, hiện nay dù đã 55 tuổi nhưng mẹ vẫn quản lý 2 công ty về sản xuất may mặc và hỗ trợ tôi rất nhiều trong việc điều hành hệ thống siêu thị thực phẩm. Sự đam mê khiến tôi có thể làm tốt được công việc kinh doanh hệ thống siêu thị và trong tương lai tôi vẫn sẽ mở rộng quy mô kinh doanh của mình nhưng đương nhiên sẽ không vì thế mà từ bỏ đam mê điện ảnh. Tôi đặt mục tiêu khoảng 2-3 năm sẽ tham gia một dự án phim để được sống với nghề và để khán giả yêu thương sẽ không quên mình.
- Là một diễn viên và gương mặt được nhiều nhãn hiệu yêu thích, công việc của chị những ngày này có bị ảnh hưởng nặng bởi dịch Covid-19? Cuộc sống và thói quen của chị có bị thay đổi trong mùa dịch bệnh?
Thời điểm cả thế giới căng mình ra chống dịch đương nhiên tôi cũng không ngoại lệ. Tuy nhiên thu nhập từ quảng cáo hay làm đại diện thương hiệu cho các nhãn hàng với tôi cũng không phải nguồn thu nhập chính nên cũng không quá ảnh hưởng. Hình ảnh tôi xây dựng là phụ nữ hiện đại, mạnh mẽ, dám nghĩ dám làm và truyền cảm hứng. Đó cũng là một trong những tiêu chí khi các nhãn hàng hướng tới khi mời những gương mặt ở độ tuổi ngoài 30. Có lẽ vì vậy nên tôi được nhiều nhãn hàng yêu thích.
Tôi là tuýp người làm việc hết mình nhưng cũng tận hưởng hết mình
- Lã Thanh Huyền đang có cuộc sống viên mãn, nhan sắc cũng ngày càng nhuận sắc. Cuộc sống quá giàu có và hạnh phúc không thiếu thứ gì giúp chị ngày càng đẹp và rạng rỡ?
Tôi may mắn khi có một cuộc sống viên mãn, được làm những công việc mình yêu thích và đam mê, một gia đình tròn vẹn. Tôi ít khi lo lắng hay suy nghĩ nhiều bởi thích sống vui vẻ, hài hước và suy nghĩ tích cực. Tôi thích được làm việc và cũng thích tận hưởng cuộc sống tối đa. Vì vậy tôi luôn có một tâm thái vui vẻ, tươi tắn có lẽ vì vậy vẻ ngoài cũng sẽ rạng rỡ hơn. Dù tôi là người tham vọng nhưng luôn biết đủ, tôi đặt ra nhiều mục tiêu trong cuộc sống và phấn đấu không ngừng để thấy cuộc sống của mình luôn sống động và phát triển.
Nữ diễn viên thường xuyên chia sẻ hình ảnh du lịch sang chảnh khắp nơi trên thế giới.
- Nhưng nhiều người rất ghen tị với cuộc sống sang chảnh thường xuyên du lịch khắp nơi trên thế giới của chị đấy. Họ còn thắc mắc Lã Thanh Huyền kiếm tiền đâu ra mà sống sang chảnh thế?
Như đã chia sẻ, tôi là tuýp người làm việc hết mình nhưng cũng tận hưởng hết mình. Tôi dành nhiều thời gian cùng gia đình hay bạn bè thân thiết đi du lịch và khám phá thế giới. Những chuyến đi xa giúp tôi tái tạo năng lượng, nghỉ ngơi và học hỏi, mỗi lần đi xa là một lần trải nghiệm và yêu cuộc sống hơn rất nhiều. Tôi luôn có một tâm niệm rằng làm việc chăm chỉ, tích lũy và nhưng cũng phải tận hưởng cuộc sống nên việc chi trả một số tiền lớn để đi du lịch cũng là điều chúng tôi luôn làm bao năm qua và đặc biệt là để cho con trai được trải nghiệm và có nhiều kỷ niệm đẹp trong tuổi thơ của con.
- Lã Thanh Huyền hình như nâng cấp vòng 1 mới càng ngày sexy đến vậy - cũng có người đã nhận xét thế, chị nói gì?
Khi ngày càng biết chăm sóc bản thân hơn, mình sẽ ngày càng tự tin và rạng rỡ hơn. Tôi yêu vẻ đẹp tự nhiên và cho đến thời điểm này xin khẳng định là chưa có can thiệp phẫu thuật thẩm mỹ. Tôi chú ý nhiều vào chế độ sinh hoạt, tập luyện và chế độ nuôi dưỡng tinh thần để giữ được diện mạo tươi sáng.
Trailer phim 'Tình yêu và tham vọng' Lã Thanh Huyền tham gia lên sóng từ 23/3
Mỹ Anh
Lã Thanh Huyền quá giàu nên không cần đóng phim?
Diễn viên Lã Thanh Huyền nói lý do vì sao gần 5 năm qua cô không đóng phim. "Tôi làm nghề một cách trân trọng chứ không phải vì đã giàu có mà làm phim cho vui".
很赞哦!(33)
相关文章
- Nhận định, soi kèo Al Jabalain vs Al Batin, 19h45 ngày 16/1: Cửa trên ‘tạch’
- Nước nào phạt người không đeo khẩu trang 1,3 tỷ đồng?
- Xem phim rạp hot tháng 7 chỉ với 33 nghìn đồng trên MyTV
- Mẹ mua trang nhất của báo gọi con trai về ăn Tết
- Nhận định, soi kèo Punjab vs Mumbai City, 21h00 ngày 16/1: Cửa trên ‘ghi điểm’
- Nỗi thất vọng trong nhà nghỉ và tâm sự của cô gái sắp lên xe hoa
- Giả mạo giấy tờ Bộ Y tế để quảng cáo sản phẩm 'đặc trị tuyến giáp'
- Cận cảnh biệt thự 100 tỷ Lisa BlackPink mới mua ở Mỹ
- Nhận định, soi kèo Nottingham vs Liverpool, 3h00 ngày 15/1: Nợ chồng thêm nợ
- Ngôi trường 'hái quả ngọt' nhờ chuyển đổi số từ 20 năm trước
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo Barcelona vs Betis, 3h00 ngày 16/1: Đang đà hưng phấn
CEO Nvidia Jensen Huang (trái) và CEO Meta Mark Zuckerberg tại hội nghị SIGGRAPH 2024 ngày 29/7. Ảnh: player.me Sự trỗi dậy nhanh chóng của Nvidia trên bản đồ công nghệ thế giới khiến nhất cử nhất động của CEO Huang đều được chú ý. SIGGRAPH có lịch sử từ năm 1974 nhưng chỉ khi các công nghệ đứng sau đồ họa, thực tế tăng cường, xe tự lái đều quy về Nvidia, nó mới thu hút được những tên tuổi lớn như Zuckerberg tham dự theo lời mời của Jensen.
Hai CEO có nhiều điểm chung. Họ nổi tiếng tỉ mỉ, đặt cược lớn vào AI, sống sót qua nhiều dự án kinh doanh thất bại. Phía sau tình cảm thân thiết và tán tụng nhau là những thương vụ trị giá hàng tỷ USD và tương lai ngày càng lệ thuộc lẫn nhau.
Meta – khách hàng lớn của Nvidia
Meta là một trong những khách hàng lớn nhất của Nvidia. Vào tháng 1, Zuckerberg tiết lộ công ty đã mua gần 350.000 bộ xử lý đồ họa (GPU) Nvidia H100. Với giá 30.000 – 40.000 USD mỗi con chip, ước tính tổng số tiền khoảng 18 tỷ USD. Sau đó, ông chủ Facebook cho biết, đến cuối năm nay, họ có thể sở hữu 600.000 chip này.
Meta sử dụng chip Nvidia để cải thiện các ứng dụng của mình thông qua xếp hạng và gợi ý nội dung dựa trên AI, công cụ quảng cáo, chatbot Meta, mô hình ngôn ngữ lớn Llama. Zuckerberg lạc quan về việc Meta có thể xây dựng các mô hình dẫn dầu và trở thành công ty AI dẫn đầu thế giới, mở ra nhiều cơ hội hơn nữa.
Nvidia phụ thuộc vào Meta
Dù Nvidia không bỏ ra nhiều tiền như vậy cho Meta, rõ ràng công ty của Mark ngày càng có ảnh hưởng lớn đến phát triển AI, đặc biệt vì nó hướng đến các công cụ nguồn mở. “Hãy nhớ, tất cả chúng ta đều dùng PyTorch”,Huang nói.“Nó xuất phát từ Meta”.
PyTorch là công cụ máy học do Meta phát minh và phát hành nguồn mở vào năm 2017. Nó là công cụ ưa thích của nhiều kỹ sư máy học khi phát triển công cụ AI, đánh bại TensorFlow của Google.
Huang cũng đánh giá cao công trình của Meta trong thị giác máy học, ngôn ngữ lớn và dịch thuật thời gian thực. Một mô hình mã nguồn mở khác là Segment Anything, tự động xác định và phân đoạn các đối tượng, thực thể trong hình ảnh, video để giúp điều chỉnh đồ họa nhanh hơn. Zuckerberg trình diễn khả năng của nó tại hội nghị SIGGRAPH và trên Instagram cá nhân.
Theo CEO Nvidia, họ có thể sử dụng Segment Anything trong robotic và số hóa công nghiệp, kết nối những mô hình AI thành đa vũ trụ để mô hình hóa và tái hiện thế giới vật lý tốt hơn, giúp robot vận hành trong các đa vũ trụ tốt hơn.
Nvidia được hưởng lợi từ hạ tầng AI khổng lồ mà Meta đang xây dựng. Tương lai của hãng chip đồ họa phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của những khách hàng lớn như Meta hay Microsoft.
“Tại công ty của chúng tôi, tôi muốn mọi kỹ sư và mọi nhà phát triển phần mềm có một hoặc nhiều AI. Điều tôi yêu thích ở tầm nhìn của cậu là cậu cũng tin rằng mọi người và mọi công ty nên tự làm AI riêng”,Huang nói.
Huang và Zuckerberg đều cần tầm nhìn đó thành hiện thực. Theo Paul Baier, CEO hãng nghiên cứu GAI Insights, Huang cần đảm bảo các mô hình ngôn ngữ lớn được tiếp tục phát triển bằng chip Nvidia, còn Zuckerberg cần uy tín của Huang để củng cố chiến lược nguồn mở của mình.
“Tình anh em sẽ kéo dài cho đến khi lợi ích chung kết thúc”, Baier dự đoán.
(Theo Insider)
">Phía sau tình huynh đệ của Mark Zuckerberg và Jensen Huang
- Sau Tết nguyên đán đầu năm nay, khi dịch Covid-19 bùng phát, Trường ĐH Kinh tế Quốc dân đã khẩn trương triển khai học trực tuyến cho sinh viên.
Điều khá bất ngờ là khi đó, nhiều sinh viên còn… chưa sợ dịch, nên các em phản đối vì muốn tới trường, tới lớp gặp bạn bè.
Nguyễn Hưng, sinh viên năm thứ 3 nhớ lại, thậm chí khi đó các em còn tạo ra một phong trào phản đối trên Facebook. Theo nguyện vọng của sinh viên, trường đã phải thực hiện xen kẽ việc học trực tuyến và trực tiếp.
Đến học kỳ II, khi dịch Covid-19 bùng phát trở lại, dù kiểm soát được, trường vẫn thực hiện “bình thường hóa” để cho các em đến trường. Tuy nhiên khi đó, sinh viên lại đề nghị cho học online vì thấy hiệu quả và tiện hơn nhiều.
“Khi học online, chúng em có thể xem lại bài giảng, không phải di chuyển, tiết kiệm được nhiều thời gian” – Hưng nói.
Thay đổi thói quen là một trong những vấn đề khó khăn nhất khi thực hiện chuyển đổi số. Ảnh: Thanh Tùng Số khóa học trực tuyến tăng chóng mặt
Theo TS Lê Việt Thủy, Giám đốc Trung tâm Ứng dụng Công nghệ thông tin (Trường ĐH Kinh tế quốc dân) thì việc thay đổi thói quen là một trong những khó khăn nhất định khi thực hiện chuyển đổi số. Nhưng cũng chỉ sau gần nửa năm, thói quen cũng như tư duy của sinh viên nhà trường đã có sự thay đổi rất rõ. Đến đầu tháng 8, khi nhà trường làm một cuộc khảo sát trên toàn trường, đã có 55% ý kiến sinh viên đề nghị được học trực tuyến.
Ông Bùi Văn Hồng, Viện trưởng Viện Sư phạm kỹ thuật (Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM) cũng cho biết hiệu quả có thể nhìn thấy rõ của việc chuyển đổi số với sinh viên chính là trong mùa Covid-19 vừa qua, việc học của sinh viên nhà trường đã không hề bị gián đoạn.
Con số ấn tượng nhất là sự tương tác của sinh viên và giảng viên: gần như 100% sinh viên, giảng viên nhà trường sử dụng nền tảng và các công cụ dạy học số.
“Giảm thời gian học trên lớp, tăng thời gian học online. Sinh viên quen dần với việc tự học. Khi lên lớp, giáo viên chỉ hỗ trợ giải quyết các vấn đề gặp khi học online và thực hành các kỹ năng. Nhà trường đang hướng tới mục tiêu chỉ 10% nội dung học trên lớp, còn lại sinh viên tự học, tự trao đổi trên nền tảng số” – ông Hồng cho biết.
Theo ông Hồng, tháng 4.2019, nhà trường thành lập trung tâm dạy học ảo (UTEx) để tổ chức các khóa học trực tuyến hoàn toàn (Online Courses) trong môi trường mạng internet. Các khóa học này được cung cấp cho sinh viên và cựu sinh viên.
Giảng viên tham gia hoạt động dạy học online của UTEx có khả năng sử dụng công cụ dạy học số để tìm kiếm và cung cấp tư liệu học số cho lớp học, giao bài tập trực tuyến cũng như giao tiếp cơ bản với sinh viên trực tuyến.
Trong trường có các khóa dạy học trực tuyến kết hợp và học tập trực tuyến hoàn toàn theo mô hình 70:20:10 – UTEx.
Ở các lớp dạy học trực tuyến kết hợp, giảng viên biên soạn phim bài giảng, giao bài tập, kiểm tra trực tuyến và vấn để quản lý lớp học trực tuyến với mức độ trực tuyến lên đến tối đa 80% các hoạt động.
Hoạt động học tập, đánh giá kết quả học tập của sinh viên được lên kế hoạch triển khai trực tuyến một phần. Sinh viên chủ động hơn, được tiếp cận nhiều nguồn tư liệu học tập hơn và có thể tự đánh giá kết quả học tập qua công cụ dạy học số.
Còn trong các khóa học tập trực tuyến hoàn toàn theo mô hình 70:20:10 – UTEx, những kiến thức học tập phải được xem xét sao cho 70% nội dung liên quan trực tiếp đến hoạt động thực tế, giải quyết một vấn đề thực tế gặp phải khi làm việc sau khi tốt nghiệp. Nội dung học tập được chia nhỏ thành từng phần, có hướng dẫn học tập và có kiểm tra đánh giá từng nội dung.
20% thời gian học tập, sinh viên thảo luận, trao đổi với giảng viên và bạn cùng học để tăng cường hiệu quả tự học. Cuối cùng, 10% còn lại sinh viên thao tác trên nền tảng và các công cụ dạy học số.
Năm ngoái, trường có 6 khóa học online hoàn toàn, năm nay có 160 khóa.
Tiết kiệm hàng tỉ đồng nhờ số hóa giáo trình
Theo TS Lê Việt Thủy, trong quá trình chuyển đổi số, điều quan trọng nhất là phương thức đưa kiến thức đến sinh viên cần phải có sự thay đổi. Trước đây, sinh viên chủ yếu học tập trên lớp, giáo viên cung cấp tri thức. Khi chuyển dần sang việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động dạy và học, cách thức và nội dung giảng dạy của giảng viên cũng cần phải có sự đổi mới, trong đó bài giảng, tài liệu phải được số hóa.
Chính vì thế, những năm gần đây, Trường ĐH Kinh tế quốc dân đã đưa gần như toàn bộ giáo trình lên hệ thống học liệu số để sinh viên có thể truy cập vào đọc giáo trình, tài liệu.
Thay vì in giáo trình giấy để phát hành đến sinh viên, nhà trường chuyển sang số hóa vì giảm số lượng in, chỉ in một phần rất nhỏ phục vụ tại thư viện và dùng để lưu trữ.
TS Thủy cho biết việc số hóa giáo trình đã tiết kiệm hơn rất nhiều từ việc in ấn. Con số này vào khoảng 2 – 3 tỷ đồng mỗi năm.
Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM cũng đã có thư viện số, giúp học viên khai thác được tài liệu mà không phải đến tận nơi.
“Sinh viên được tiện lợi hơn rất nhiều, chỉ cần truy cập mạng, tải về để học. Đặc biệt, với những người học cao học cũng có thể tham khảo giáo trình đại học nếu cần thiết.
Cũng nhờ kho học liệu này, sinh viên có thể tự học và tự đọc sách liên ngành, mở rộng thêm nhiều nội dung, lĩnh vực. Rõ ràng, phổ cung cấp kiến thức sẽ rộng hơn, người dùng sẽ tiệm cận được nhiều nội dung kiến thức hơn”.
Việc chuyển đổi số không chỉ ứng dụng trong việc đào tạo mà còn được các trường còn ứng dụng trong công tác quản lý sinh viên.
Trường ĐH Kinh tế Quốc dân là trường đầu tiên ứng dụng hệ thống tự xác thực và điểm danh sinh viên.
Trước đây, mỗi lần nhập học, sinh viên phải xếp hàng rất lâu. Nhưng trong khóa tuyển sinh mới năm nay, tân sinh viên đã có thể tự xác thực bằng cách chụp chứng minh thư, nhập thông tin, chụp ảnh và hệ thống sẽ tự động lưu trữ, cấp thẻ sinh viên cho các em. Trên cơ sở đó, sinh viên có thể ra vào các tòa nhà trong trường.
Phần làm thẻ sinh viên ngay trên hệ thống khiến các em rất hào hứng vì không còn phải xếp hàng nữa.
Hay như khi sinh viên tham gia vào các hoạt động của trường cũng đều được điểm danh tự động. Điều này khiến việc đánh giá quá trình phấn đấu trong rèn luyện của sinh viên được chính xác hơn.
“Trước đây, việc đánh giá này rất khó định lượng. Hiện tại, mỗi em có một mã số riêng. Khi tham gia vào hoạt động nào, hệ thống sẽ tự động tích điểm cho các em và người khác không thể làm thay. Từ đó, việc đánh giá sẽ thực chất” – ông Thủy chia sẻ.
Ngân Anh – Thúy Nga
Chuyển đổi số giáo dục thách thức 'vùng an toàn' của người thầy
10 năm qua, trong khi nhiều lĩnh vực, ngành nghề bị “nhấn chìm” bởi làn sóng công nghệ thông tin thì giáo dục đại học gần như không bị ảnh hưởng.
">Sinh viên bất ngờ mê học online, trường đại học đẩy nhanh chuyển đổi số
- - Tuổi lên 2 là một trong những độ tuổi bướng bỉnh nhất, nhưng lại là mốc có trí tuệ vượt trội nhất, trẻ rất dễ tiếp thu và học hỏi được nhiều kỹ năng sống nếu cha mẹ làm những việc này với trẻ hàng ngày.Học kỹ năng sống: Trăm sự nhờ…trường học?">
Kỹ năng sống: 5 việc cha mẹ nên làm hàng ngày với trẻ 2 tuổi
Soi kèo góc Bình Dương vs Bình Định, 18h00 ngày 17/1
Trước đó, hình ảnh diễn viên Anh Dũng vui vẻ chụp ảnh cùng Đào Lan Phương tại sự kiện gây bàn tán. Cư dân mạng nhanh chóng đặt nghi vấn về chuyện Đào Lan Phương là "người thứ 3" khiến Trương Ngọc Ánh và Anh Dũng chia tay. Phía Đào Lan Phương cũng đã lên tiếng cho biết mình không liên quan đến chuyện tình cảm của người khác.
Còn Trương Ngọc Ánh khẳng định Anh Dũng là người tử tế. "Họ viết về Anh Dũng lại càng sai trầm trọng. Dũng đàng hoàng, tử tế, tốt bụng và chăm chỉ như thế này cũng bị họ đăng bậy bạ, gây ảnh hưởng hình ảnh", cô viết.
Tháng 4/2021, diễn viên Sống chung với mẹ chồngcông khai hẹn hò Trương Ngọc Ánh. Sau đó, Trương Ngọc Ánh thoải mái tương tác, đăng ảnh quấn quýt bạn trai kém 14 tuổi hoặc chia sẻ về Anh Dũng.
Thời gian gần đây, thông tin Trương Ngọc Ánh và Anh Dũng 'đường ai nấy đi' gây xôn xao dư luận. Lần cập nhật gần nhất trên mạng xã hội, nhà sản xuất sinh năm 1976 gây chú ý với chú thích ảnh: "Độc thân, vui tính, thích một mình nhưng sợ cô đơn".
Ngân An - Mi Lê
Trương Ngọc Ánh bức xúc tin đồn liên quan Đào Lan Phương và diễn viên Anh DũngNhà sản xuất Trương Ngọc Ánh bức xúc tin đồn người mẫu Đào Lan Phương là người thứ 3 xen vào mối quan hệ giữa mình và diễn viên Anh Dũng.">Diễn viên Anh Dũng lên tiếng sau nghi vấn 'người thứ 3'
- Lĩnh vực hot đang “khát” nhân lực
Những năm gần đây, các khối ngành thuộc lĩnh vực CNTT và thiết kế đồ họa đang là những khối ngành được nhiều học sinh và phụ huynh quan tâm. Theo thống kê ở Hà Nội có khoảng 20 trường ĐH đang đào tạo chuyên ngành ngành CNTT và hơn 10 trường đào tạo chuyên ngành thiết kế đồ họa.
Tuy nhiên lượng thí sinh đăng ký vào 2 ngành này luôn ở mức cao, ví dụ như ngành CNTT của trường ĐH Bách khoa Hà Nội năm 2020 có điểm chuẩn lên tới 29 điểm cho 3 môn thi xét tuyển. Đây cũng là 2 lĩnh vực “hot” trên thị trường tuyển dụng.
Thống kê của Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, hiện nay nhu cầu tuyển dụng của lĩnh vực CNTT là khoảng 250.000 lao động. Trong khi đó, mỗi năm thị trường chỉ cung cấp khoảng 32.000 sinh viên tốt nghiệp CNTT và các ngành có liên quan đến công nghệ.
Nhằm mang lại cơ hội học tập dành cho học viên quan tâm đến các lĩnh vực lập trình và thiết kế đồ họa - truyền thông đa phương tiện, IT Plus Academy đã ký kết “Hợp tác tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, cấp chứng chỉ các chương trình tin học ứng dụng” với Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông.
PGS.TSKH Hoàng Đăng Hải - Phó Giám đốc Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông và ông Hoàng Văn Thắng - Giám đốc IT Plus Academy ký kết hợp tác “Hợp đồng hợp tác tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, cấp chứng chỉ các chương trình tin học ứng dụng” giữa IT Plus Academy và Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông gồm có 2 chương trình.
Chương trình đào tạo “Chuyên sâu - 2 năm” với các chuyên ngành: Lập trình ứng dụng, Thiết kế đồ họa - Truyền thông đa phương tiện, Quay, dựng phim và biên tập video, Thiết kế và diễn họa nội thất...
Chương trình đào tạo “Chuyên đề - 6 tháng” với các khóa học như: Thiết kế và lập trình web PHP chuyên nghiệp, Thiết kế đồ họa chuyên nghiệp, Lập trình ứng dụng di động Android, Lập trình Python, Lập trình Game Unity...
Điểm đặc biệt trong chương trình đào tạo được ký kết giữa 2 bên đó là sự cập nhật kiến thức liên tục theo yêu cầu thực tế của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp “săn” nhân lực từ trước khi ra trường
Mô hình đào tạo của IT Plus Academy là “Học và làm theo dự án thực tế”. Trong đó, học viên sẽ đóng vai trò là trung tâm của quá trình daỵ học. Giảng viên là người hướng dẫn, người giúp đỡ học sinh, tạo môi trường thuận lợi cho các em trên con đường thực hiện dự án. Cuối cùng, sản phẩm của học viên sẽ được thẩm định bởi hội đồng giám khảo là những chuyên gia đến từ doanh nghiệp.
Do chương trình được cập nhật liên tục theo yêu cầu của doanh nghiệp, cũng như sự gắn kết chặt chẽ với doanh nghiệp từ khâu đào tạo, thẩm định nên hiện tại IT Plus Academy nhận được nhiều lời đề nghị trước đối với các học viên chuẩn bị kết thúc chương trình học.
Năm 2020, IT Plus Academy đã ký kết hợp tác với hơn 60 doanh nghiệp trong các lĩnh vực lập trình và truyền thông đa phương tiện như: FPT Software, VCCorp, IZI Solusion, Gia Phạm, Telsoft, Vinicorp… để đón nhận học viên thực tập và làm việc sau khi ra trường.
Mô hình học thực tế tại IT Plus Academy (Học viên IT Plus thăm quan doanh nghiệp thực tế) Ông Hoàng Văn Thắng - GĐ IT Plus Academy chia sẻ: “Hiện tại nhu cầu tuyển dụng trong lĩnh vực CNTT là rất lớn, thị trường tuyển dụng luôn “khát” các nhân sự lành nghề. Nắm bắt được điều này, chương trình học của chúng tôi chú trọng vào thực hành và luôn cập nhật các kiến thức mới từ doanh nghiệp. Do đó rất nhiều đơn vị đã đến ký kết hợp tác với chúng tôi mong muốn nhận học viên ngay sau khi kết thúc chương trình học”.
IT Plus Academy được thành lập từ năm 2011 với nhiệm vụ nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ đào tạo nhân lực chất lượng cao ngành CNTT, “Các chương trình đào tạo CNTT” của IT Plus đã liên tiếp nhận được “Giải thưởng Sao Khuê” vào các năm 2017, 2018, 2019 và “Giải thưởng Chuyển đổi số 2019” cho sản phẩm, dịch vụ góp phần vào công cuộc Chuyển đối số quốc gia.
Địa chỉ: Lô CC, khu đô thị Trung Hòa Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội (Tầng 2, Trung tâm đào tạo CNTT và Truyền Thông, Số 1 Hoàng Đạo Thúy, quận Thanh Xuân, Hà Nội)
Website: itplus-academy.edu.vn.
Điện thoại: 024 3754 6732 - 0966 205 643
Email: [email protected].
Ngọc Minh
">Nhiều cơ hội việc làm cho học viên IT Plus Academy
- Kỳ thi chọn học sinh giỏi (HSG) quốc gia THPT năm học 2020-2021 được tổ chức từ ngày 25-27/12/2020 với 12 môn thi. Tham gia kỳ thi có 4.562 thí sinh đến từ 63 tỉnh/thành phố, trường THPT vùng cao Việt Bắc và 5 trường THPT chuyên của các Đại học, trường đại học.
Theo thống kê của Bộ GD-ĐT, kết quả chấm thi cho thấy cả nước có 2.278 thí sinh đoạt giải (gần 50% tổng số thí sinh dự thi) với 93 giải Nhất, 544 giải Nhì, 718 giải Ba và 923 giải Khuyến khích.
Nét nổi bật của kỳ thi năm nay là tất cả các đơn vị dự thi đều có học sinh đoạt giải. Trong đó, 26 đơn vị có học sinh đoạt giải Nhất, 53 đơn vị có học sinh đoạt giải Nhì, 64 đơn vị có học sinh đạt giải Ba.
36 tỉnh/thành phố có học sinh đoạt giải cao được lựa chọn để tham dự kỳ thi chọn các đội tuyển thi Olympic khu vực và quốc tế năm 2021.
Giải Nhất năm nay không chỉ tập trung ở một số tỉnh/thành phố có bề dày truyền thống như Hà Nội, Nghệ An, Thanh Hóa, Nam Định, Bắc Ninh, Hải Dương, ĐH Quốc gia Hà Nội, TP.HCM…. mà đã rải khá đều ở các vùng miền trong cả nước. Các tỉnh Đắk Lắk, Gia Lai, Lâm Đồng, Ninh Thuận, Quảng Nam, Thừa Thiên - Huế, Bình Định… có học sinh đoạt giải Nhất. Các tỉnh Sơn La, Cao Bằng, Lai Châu, Lào Cai, Quảng Trị, Phú Yên, Quảng Ngãi, An Giang, Bến Tre, Kiên Giang, Tiền Giang… có nhiều học sinh đoạt giải Nhì.
Phương Chi
Hơn 4.500 học sinh thi chọn HSG quốc gia
Sáng nay (25/12), hơn 4.500 thí sinh chính thức bước vào kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia năm 2020. Kỳ thi diễn ra đồng loạt trên toàn quốc trong 3 ngày, từ ngày 25/12 đến hết 27/12.
">93 học sinh đoạt giải Nhất trong Kỳ thi chọn HSG quốc gia năm học 2020