Không tin vào mắt khi nhận được kết quả
Ba chủ nhân của những điểm 10 này các là em Nguyễn Quỳnh Anh, Nguyễn Anh Linh Giang và Phan Thanh Huyền. Dù làm hết bài thi, nhưng cả ba đều không nghĩ đến chuyện bản thân có thể giành được điểm số tuyệt đối.
Thanh Huyền chia sẻ: “Hôm đi thi em rất tự tin vào kết quả của mình nhưng không nghĩ đến điểm 10 vì không dễ để đạt được. Chỉ đến khi nhìn thấy một điểm 10 trong bảng tra cứu, em như vỡ òa trong hạnh phúc”.
Nguyễn Anh Linh Giang |
Huyền tiếp tục đón nhận tin vui khi cô bạn Linh Giang cũng báo đạt được điểm 10. Linh Giang không giấu nổi niềm vui: “Em cũng rất bất ngờ nhưng thấy xứng đáng với công sức mình bỏ ra trong cả một năm học. Ban đầu biết lớp có 2 điểm 10 thì đã vui rồi, khi biết có thêm Quỳnh Anh được nữa thì bọn em sung sướng, thức trắng để buôn chuyện cả buổi tối hôm đó luôn. Sau đó, cả 3 đã hẹn nhau để cùng đi ăn mừng”.
Nguyễn Quỳnh Anh |
Do bị nghẽn mạng, Quỳnh Anh là người biết điểm 10 cuối cùng và lúc đó em nắm được thông tin cả tỉnh Thanh Hóa chỉ có 3 điểm 10 môn Toán. “Hôm tra cứu điểm em như không tin nổi vào mắt mình. Cả tỉnh chỉ có 3 điểm 10 môn Toán lại cùng đều rơi vào lớp em nên cả lớp vui quá. Thậm chí bọn em còn nghĩ đến cả chuyện có khi nào do hệ thống nhập sai, chứ câu chuyện hy hữu quá”.
Phan Thanh Huyền |
Học chuyên Anh nhưng cả 3 cô nàng đều có niềm đam mê Toán học. Bí quyết học tốt môn Toán của cả ba đơn giản là ngoài học kỹ kiến thức trong sách giáo khoa, thường xuyên tìm kiếm các bài toán hay đề thi trên mạng hoặc trong sách tham khảo, nâng cao để giải.
Việc học lớp chuyên Anh không hề ảnh hưởng đến thời gian của 3 nữ sinh dành cho môn Toán. Thậm chí các em còn dành thời gian học Toán nhiều hơn Tiếng Anh, bởi việc có nền tảng tốt từ đầu giúp các em có lợi thế và không quá khó để lĩnh hội kiến thức môn chuyên.
Bí quyết không để “rơi” điểm
Cô giáo Phùng Thị Vân (áo xanh) và cô giáo Quy chủ nhiệm lớp chuyên Anh. |
Cả 3 em đều cho rằng cách trình bày bài thi làm sao để ăn được tối đa điểm là hết sức quan trọng và đây là bí quyết chung mà các em học được từ cô Phùng Thị Vân, giáo viên dạy Toán cho các em trong suốt 3 năm THPT.
Quỳnh Anh chia sẻ: “2 tháng cuối cô bắt đầu cho chúng em làm đề và chấm chữa từng bài, chỉ cho từng học sinh những lỗi về trình bày, diễn đạt để khắc phục. Cô bao quát hết tất cả các dạng bài chứ không chỉ tập trung vào những dạng thường xuất hiện trong đề thi các năm”.
Theo Quỳnh Anh, điều này khiến cho khi gặp những câu hỏi lạ thì học sinh không bị tâm lý và có thể bước vào bài thi mà không bị “ngợp”.
Linh Giang nhận xét: “Từ dạy cho đến chữa bài và chấm bài cô Vân đều rất chỉn chu và tỉ mỉ. Cô chữa từng lỗi một cho chúng em, thậm chí chữ nào viết sai cô cũng gạch chân bằng bút đỏ. Ý đúng nhưng câu lập luận thiếu hoặc lủng củng, cô vẫn trừ điểm để học trò nhớ”
Cô giáo Phùng Thị Vân (áo xanh) chụp kỷ yếu cùng tập thể lớp chuyên Anh Trường THPT Lam Sơn. |
Còn theo Thanh Huyền, cô Vân dạy cho em lối tư duy rằng những bài có thể làm được thì phải cố gắng lấy được hết điểm. Làm đến đâu chắc đến đó, sau mới tính đến chuyện xử lý các bài tập khó. “Việc cô tỉ mỉ từng chi tiết nhỏ giúp chúng em học được tính cấn thẩn, trân trọng những điều mà mình làm được”, Huyền nói.
Về điều này, cô Phùng Thị Vân chia sẻ: “Thói quen trình bày cẩn thận, rõ ràng, câu từ chắc chắn sẽ giúp các em không phải mất thời gian tư duy trình bày bài. Có nghĩa là khi biết cách làm sẽ viết được ngay, dành thời gian để làm những bài tập khó”.
Việc chấm, chữa bài để rèn cho học sinh điều này khiến cô Vân mất nhiều thời gian hơn song cô Vân cho rằng đó là trách nhiệm của mình với học trò và với nghề giáo.
Ngoài việc giảng dạy kiến thức, cô Vân còn được đánh giá là người biết cách truyền nhiệt huyết, đặc biệt rất tâm lý. Cô vẫn thường kể chuyện, tâm sự với học sinh nhiều chuyện về cuộc sống. Do đó cô trò bớt khoảng cách, trở nên gần gũi hơn. Cô Vân chia sẻ: “Ngày thường, ngoài trao đổi trên lớp, cô trò vẫn thường chat, trao đổi tài liệu với nhau qua Facebook. Thậm chí tôi nhận được thông tin về điểm 10 thứ ba qua tin nhắn Facebook của Quỳnh Anh lúc 2h sáng. Hôm đó thì cô và trò cùng chat đến sáng vì vui quá không ngủ được”.
Cô Vân cho rằng, quan niệm khoảng cách giáo viên- học trò giờ đã là điều xưa cũ. Ngoài những giờ học trên lớp, thầy cô phải là những người bạn để có thể nắm bắt tâm tư của học sinh, khiến cho mối quan hệ thầy trò tốt đẹp hơn. “Chính vì vậy không chỉ tôi mà các giáo viên Trường THPT Chuyên Lam Sơn luôn cố gắng làm sao tạo cho học trò một cảm giác thân thiện, gần gũi”, cô Vân nói.
Với tổng điểm 3 bài thi chưa tính ưu tiên là 25.9 (Toán 10, Anh 7.9 và Vật lý 8), Quỳnh Anh dự kiến sẽ đăng ký nguyện vọng vào Trường ĐH Kinh tế quốc dân. Còn Thanh Huyền với 27.2 điểm (Toán 10; Văn 8.5; Tiếng Anh 8.7) và Linh Giang với 27.13 điểm (Toán 10, Tiếng Anh 9,63; Văn 7,5) cho biết sẽ nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển theo khối D vào Trường ĐH Ngoại thương.
Học viện Tài chính chiều ngày 27/7 công bố danh sách 2.556 thí sinh được tuyển thẳng vào Học viện dựa trên xét kết quả học tập bậc THPT năm 2016.
Thí sinh tham dự kỳ thi THPT quốc gia năm 2016 (Ảnh Đinh Quang Tuấn) |
TS Nguyễn Đào Tùng, Trưởng ban Đào tạo của Học viện cho biết những thí sinh này sẽ làm thủ tục nhập học vào Học viện từ ngày 28 - 31/7. Thí sinh phải nộp bản gốc giấy chứng nhận kết quả thi THPT Quốc gia năm 2016. Sau ngày 1/8/2016 thí sinh diện xét tuyển thẳng dựa vào kết quả học tập không đến làm thủ tục nhập học sẽ bị hủy kết quả.
Với số lượng thí sinh đã trúng tuyển như vậy, trường còn 2.000 chỉ tiêu để xét tuyển dựa trên kết quả thi THPT quốc gia.
Theo phương án tuyển sinh được Bộ GD-ĐT phê duyệt trước đó, Học viện Tài chính được cho phép xét tuyển thẳng đối với học sinh các trường THPT trên toàn quốc.
Những học sinh được xét tuyển thẳng gồm: Người tham dự kỳ thi chọn đội tuyển quốc gia dự Olympic quốc tế, trong đội tuyển quốc gia dự Cuộc thi khoa học, kỹ thuật quốc tế; thí sinh đoạt giải nhất, nhì, ba, khuyến khích trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia.
Thí sinh đoạt giải nhất, nhì, ba, khuyến khích trong cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia có môn thi hoặc nội dung đề tài dự thi về Toán, Tin học, Vật lý, Hóa học, Tiếng Anh, Ngữ văn.
Thí sinh ở các trường THPT trên toàn quốc học lực giỏi từ 2 năm trở lên, trong đó có năm lớp 12; có hạnh kiểm 3 năm THPT đạt loại tốt và có kết quả điểm IELTS 5.5 điểm hoặc TOEFL ITP 550 điểm, TOEFL iBT 55 điểm, hoặc có giải nhất, nhì, ba cấp thành phố/cấp tỉnh trở lên các môn Toán, Tin học, Vật lý, Hóa học, Tiếng Anh, Ngữ văn.
Những thí sinh có lực học loại giỏi trở lên trong cả 3 năm học tại trường THPT công lập trên phạm vi cả nước, có hạnh kiểm 3 năm THPT đạt loại tốt.
Ngân Anh" alt=""/>Hàng nghìn thí sinh sớm trúng tuyển đại họcThủ khoa cụm thi đại học số 17 tỉnh Lạng Sơn – Nguyễn Thị Kim Ngân với tổng điểm 30 khối C (tính cả 1,5 điểm ưu tiên khu vực), nữ sinh này cho biết năm nay em sẽ nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển vào Học viện An ninh Nhân dân để nuôi ước mơ trở thành một nữ trinh sát giỏi.
Nguyễn Thị Kim Ngân - thủ khoa khối C tỉnh Lạng Sơn |
Được biết, ở kỳ thi năm ngoái, Ngân đạt 28 điểm nhưng vẫn trượt trường này vì thiếu 1 điểm. Trải qua quãng thời gian suy sụp, buồn chán, Ngân đăng ký học ngành Hướng dẫn viên du lịch, Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội. Học được một kỳ thì em quyết định bảo lưu để ôn thi lại. Chia sẻ với Vietnamnet, Ngân cho biết rất thương bố mẹ vất vả làm lụng để nuôi con. Chính vì thế, trong quá trình ôn luyện, Ngân tranh thủ đi làm thêm kiếm tiền phụ giúp cha mẹ. Ngay sau khi biết điểm thi, Ngân đã quay trở lại với công việc phục vụ bàn, rửa bát ở một nhà hàng.
Theo thông tin từ báo Tiền Phong, hai thủ khoa học chung Trường THPT Chuyên Hoàng Văn Thụ (Hòa Bình) – Khương Anh Tú (thủ khoa khối A với 30 điểm) và Vi Phương Thảo (thủ khoa khối C với 31,25 điểm) – đều có nguyện vọng vào học ngành công an.
Khương Anh Tú chia sẻ, ngoài đam mê được khoác lên mình bộ trang phục của ngành, lý do em chọn Học viện Cảnh sát để nộp hồ sơ còn là vì để giảm bớt gánh nặng kinh tế cho gia đình. Thủ khoa khối A tỉnh Hòa Bình sinh ra trong một gia đình lao động bình thường: bố là thợ điện, mẹ là thợ may, thu nhập bấp bênh, cuộc sống gia đình tương đối khó khăn. Vậy nên, từ bé Tú không có tiền đi học thêm, không học qua bất kỳ lò luyện nào. Tuy nhiên, nhờ sự nỗ lực của bản thân, Tú giành được nhiều thành tích xuất sắc: Huy chương Bạc Olympic Toán học các trường khu vực Duyên hải và Đồng bằng Bắc Bộ, giải Khuyến khích học sinh giỏi Toán cấp quốc gia, 12 năm liền là học sinh giỏi toàn diện.
Vi Phương Thảo - thủ khoa khối C tỉnh Hòa Bình. Ảnh: Tiền Phong |
Cũng cùng trường với Tú là Vi Phương Thảo – thủ khoa khối C tỉnh Hòa Bình, với mơ ước sẽ đỗ ngành Điều tra trinh sát, Trường Học viện An ninh Nhân dân. Thảo cho biết được trở thành chiến sĩ công an là mơ ước từ nhỏ của em. Sự khổ luyện đã mang lại cho em điểm số xuất sắc: Văn 8.75, Lịch sử 9,25 và Địa lý 9,75. Do em thuộc vùng dân tộc 2 nên được cộng điểm ưu tiên khu vực 3.5 điểm, trở thành thủ khoa khối C tỉnh Hòa Bình năm nay.
Tôn Thị Nhung - á khoa khối C tỉnh Lạng Sơn. Ảnh: Công an Nhân dân |
Tương tự trường hợp của Kim Ngân, á khoa khối C cả nước Tôn Thị Nhung từng thiếu 0,25 điểm để trúng tuyển Học viện An ninh Nhân dân năm ngoái, nhưng quay lại trong kỳ thi năm nay, Nhung đạt tổng điểm 3 môn 28,25, cộng thêm 3,5 điểm ưu tiên khu vực và dân tộc.
Với 31,75 điểm, cô nữ sinh Trường THPT dân tộc nội trú tỉnh Lạng Sơn tự tin năm nay em sẽ đạt được ước mơ khoác áo chiến sĩ công an. Chia sẻ với báo Công an Nhân dân, Nhung cho biết, năm ngoái, mọi người cũng động viên em đăng ký trường đại học khác nhưng em vẫn kiên định với ước mơ của mình nên quyết định ôn luyện lại một năm.
Gia đình nữ sinh dân tộc Nùng thuộc diện hộ nghèo của xã. Bố mẹ làm nông nuôi 4 chị em ăn học, trong đó Nhung còn một chị gái đang học ĐH Bách khoa Hà Nội, khiến cuộc sống gia đình càng thêm chật vật. Ý thức được hoàn cảnh gia đình, em luôn nỗ lực trong học tập và đạt được những thành tích đáng nể: lớp 11 và 12 đạt giải Ba kỳ thi học sinh giỏi Lịch sử cấp tỉnh.
Lê Đình Nguyên - thủ khoa khối A tỉnh Thanh Hóa. Ảnh: Công an Nhân dân |
Lê Đình Nguyên – nam sinh Trường THPT Quảng Xương 1 (Thanh Hóa) trở thành thủ khoa khối A của tỉnh với tổng điểm 28,85. Do điều kiện gia đình khó khăn, bố mẹ nuôi cùng lúc 2 chị em học đại học nên Nguyên cho biết sẽ chọn Học viện An ninh để bớt gánh nặng cho bố mẹ. Ngoài ra, em cho rằng môi trường quân đội sẽ giúp em rèn luyện mình tốt hơn.
Trần Trung Dũng - thủ khoa khối A1 tỉnh Nam Định |
Chính sách miễn học phí của các trường quân đội cũng là một yếu tố khiến thủ khoa khối A1 tỉnh Nam Định cân nhắc chọn học ngành an ninh. Trần Trung Dũng – học sinh Trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong đạt điểm số khối A1: Toán 9,5, tiếng Anh 9,65 và Vật lý 9,8.