Nhận định, soi kèo Hà Tĩnh vs Hải Phòng, 17h00 ngày 24/1: Khó cho cửa trên
相关文章
- 、
-
Soi kèo góc Melbourne Victory vs Sydney FC, 15h35 ngày 24/1 -
Apple chính thức công bố loạt chip M3, MacBook Pro và iMac mớiMacBook Pro 14 inch và 16 inch mới của Apple. Những mẫu máy tính mới, bao gồm MacBook Pro và iMac, sẽ lên kệ vào tuần sau, có chung thiết kế với các mẫu năm ngoái, trừ chip được nâng cấp. iMac chưa được làm mới từ tháng 4/2021, còn lần gần nhất MacBook Pro trang bị chip mới là từ tháng 1. Apple cũng giới thiệu MacBook Air 15 inch vào tháng 6.
Tại sự kiện mang chủ đề Halloween, Apple cho biết chip mới cải tiến đáng kể, mang đến tốc độ nhanh hơn, thời lượng pin dài hơn và sức mạnh cần thiết để phát triển các ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI). Lãnh đạo “táo khuyết” nhấn mạnh Mac dùng chip mới nhanh hơn và hiệu quả hơn nhiều so với Mac dùng chip Intel.
Ngoài ra, Apple cũng giảm giá MacBook Pro 14 inch dòng bình dân, từ 1.999 USD xuống 1.599 USD.
Loạt chip M3 mới
Apple công bố ba chip M3 mới, bao gồm M3 bình dân, M3 Pro (nhanh hơn 40%), M3 Max (nhanh hơn 250%) dành cho nhà phát triển AI và nghệ sỹ 3D.
Theo Apple, chip M3 giúp laptop dùng được tối đa 22 tiếng cho một lần sạc. Chip M3 có 8 nhân CPU và tối đa 10 nhân GPU, M3 Pro dùng 12 nhân CPU và 18 nhân GPU, còn M3 Max dùng 16 nhân CPU và tối đa 40 nhân GPU.
GPU của M3 nhanh hơn 1,8 lần so với GPU trên chip M2, trong khi CPU của M3 nhanh hơn 15% so với của M2 với các tác vụ nặng. Chip M3 nhanh hơn 60% so với M1. Những con chip mới được hãng đúc chip TSMC sản xuất trên quy trình 3nm hiện đại nhất hiện nay.
Dù vậy, máy tính Mac trang bị chip M3 Max phải đến cuối tháng 11 mới được bán ra.
MacBook Pro và iMac mới
MacBook Pro 14 inch dùng chip M3 có giá từ 1.599 USD. Model năm ngoái giá từ 1.999 USD nhưng dùng chip M2 Pro. MacBook Pro 14 inch dùng chip M3 Pro giá từ 1.999 USD hoặc có thể nâng cấp lên chip M3 Max với chi phí cao hơn.
MacBook Pro 16 inch là mẫu laptop to nhất và mạnh nhất của Apple. Máy có giá 2.499 USD nếu dùng chip M3 Pro, có thêm tùy chọn nâng cấp lên chip M3 Max.
Các mẫu MacBook Pro của Appleđều có một cổng HDMI, một khe cắm thẻ nhớ SD bên cạnh các cổng USB-C. Ngược lại, MacBook Air chỉ có cổng USB-C.
Mẫu MacBook Pro 13 inch với bàn phím Touch Bar không được dùng chip mới. Ngoài ra, bản MacBook Pro cao cấp dùng chip Pro và Max có thêm màu sắc mới “Space Black”. Apple cho biết chất liệu nhôm dùng cho laptop được anod hóa để giảm vết bám vân tay.
Cuối cùng, máy tính để bàn iMac 24 inch cũng được cập nhật, dùng chip M3, giá khởi điểm 1.299 USD.
(Theo CNBC)
"> -
Dành quan tâm đặc biệt cho trẻ em Doanh nhân tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo, nỗ lực đặc biệt với sự nghiệp trồng ngườiXuất thân trong một gia đình trí thức, nữ tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo, vốn từng có một mong ước nho nhỏ là tốt nghiệp đại học và trở thành một giáo viên giống như mẹ. Nhưng cơ hội được đi du học đã giúp bà mở mang tầm mắt, khai phá những bước đường đầu tiên để trở thành một doanh nhân lớn, với tâm và tầm dành cho giáo dục và nghiên cứu khoa học, hướng tới “lợi ích trăm năm - trồng người”.
Gần 10 năm học tập ở nước ngoài, bà Phương Thảo học qua 3 trường đại học về kinh tế, tài chính ngân hàng, một bằng tiến sĩ kinh tế - tự động hoá, cùng kinh nghiệm kinh doanh khi tự mình kiếm được 1 triệu USD đầu tiên ở tuổi 21… Có được một nền tảng giáo dục tốt, cùng với sự thông minh, nghiêm túc, quyết đoán, bà Phương Thảo đã trở thành nữ tỷ phú đô la tự thân đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam và Đông Nam Á khi đầu tư thành công vào nhiều lĩnh vực như hàng không, ngân hàng, năng lượng - những lĩnh vực vốn được coi là xương sống cho phát triển kinh tế đất nước.
Thành công trong kinh doanh, nữ tỷ phú cũng đặc biệt coi trọng giá trị của giáo dục. Ít ai biết rằng nữ tỷ phú đã đầu tư - bảo trợ cho không ít trường mầm non đi qua đại dịch, trong số đó có trường giúp trẻ em Việt Nam được tiếp cận với chương trình giáo dục tiên tiến của Nhật Bản, hay “ngôi trường Ước mơ” chuyên tiếp nhận các trẻ yếm thế vốn gặp nhiều khó khăn để tìm được một môi trường giáo dục phù hợp, nhằm giúp cho trẻ phát triển toàn diện về thể chất, tâm hồn và nhân cách ngay từ những năm đầu đời.
Nữ tỉ phú Nguyễn Thị Phương Thảo thường xuyên quan tâm đến các em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống (ảnh: T.L)
Hàng năm, bà Phương Thảo và các doanh nghiệp của mình thường xuyên thăm nom nhiều làng trẻ em SOS trên cả nước để sẻ chia với những mảnh đời trẻ thơ bất hạnh, góp phần xây dựng một xã hội văn minh, tươi đẹp hơn, mang tới tương lai tươi sáng cho các em nhỏ.
Đề cao và trân trọng giá trị của giáo dục đối với trẻ em, đặc biệt trẻ em gái vốn phải chịu nhiều thiệt thòi do định kiến xã hội cũng như dễ bị bỏ lại phía sau trong đại dịch, bà Phương Thảo khẳng định: “Tôi sẽ tiếp tục nỗ lực để các bé gái được quan tâm trong giáo dục trực tuyến, để có được nhiều hơn đại diện, gương mặt nữ giới trong lĩnh vực khoa học, công nghệ, kĩ thuật, toán học và tôi sẽ luôn hành động vì một tương lai tươi sáng hơn dành cho phụ nữ, nhất là trong lĩnh vực công nghệ thông tin, chuyển đổi số”.
Bà Phương Thảo đã cùng 29 lãnh đạo toàn cầu kí vào lá thư ngỏ kêu gọi sự tham gia của cộng đồng quốc tế cùng thực hiện các hành động cụ thể để nâng cao cơ hội tiếp cận giáo dục trực tuyến và nâng cao kỹ năng số cho trẻ em, đặc biệt là trẻ em gái.
Ươm mầm tài năng, đào tạo nhân tài
Lãnh đạo nhiều doanh nghiệp thành công, nữ tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo hiểu rất rõ giá trị của giáo dục đối với việc ươm mầm tài năng, đào tạo nhân tài cho đất nước.
Từ 10 năm nay, bà Phương Thảo đã phát động và tổ chức giải cờ vua quốc tế thường niên HDBank với ước vọng mang về vinh quang và định vị trí tuệ Việt Nam trong làng cờ vua thế giới. Giải đã trở thành đấu trường cọ xát uy tín, bổ ích cho các kì thủ để giúp đội tuyển Việt Nam vươn tới vị trí cao trong làng cờ vua thế giới.
Với mong muốn ươm mầm tài năng, nữ tỉ phú Nguyễn Thị Phương Thảo đã phát động giải cờ vua quốc tế thường niên HD Bank quy tụ nhiều kỳ thủ trên thế giới (ảnh: T.L)
Đến nay, giải đã có khoảng 1400 lượt kỳ thủ đến từ 42 quốc gia cả 5 châu lục trên thế giới tham gia tranh tài. Từ đây, nhiều đại kiện tướng thế giới Việt Nam đã ra đời như Lê Quang Liêm, Nguyễn Ngọc Trường Sơn, Phạm Lê Thảo Nguyên, Nguyễn Thị Mai Hưng… Đại kiện tướng Lê Quang Liêm đánh giá: “Tôi đã trưởng thành từ những giải thi đấu lớn hàng năm HD Bank là giải mở quốc tế có chất lượng cao nhất được tổ chức hằng năm tại Việt Nam”.
Đại kiện tướng Lê Quang Liêm trong một giải cờ vua HD Bank (ảnh: T.L)
Ngay từ những ngày đầu đi vào hoạt động, nữ tỷ phú đã quyết định thành lập Học viện Hàng không Vietjet để đào tạo nhân lực không chỉ cho riêng Vietjet mà còn đáp ứng nhu cầu nhân lực ngày càng cao của ngành hàng không trong nước và thế giới.
Mới nhất, Tập đoàn Sovico do bà Phương Thảo làm Chủ tịch HĐQT và Đại học Oxford đã ký kết thỏa thuận hợp tác, đầu tư, đóng góp cho giáo dục dài hạn trị giá 155 triệu bảng Anh.
Đây là thỏa thuận hợp tác phát triển nghiên cứu, giáo dục, bao gồm việc thành lập một Quỹ học bổng 7,5 triệu bảng dành riêng cho sinh viên, nghiên cứu sinh Việt Nam và các nước trong khu vực để có cơ hội học tập, nghiên cứu tại môi trường giáo dục hàng đầu thế giới tại Oxford, đầu tư phát triển, nâng cấp cơ sở vật chất một trường thuộc hệ thống Viện Đại học Oxford. Số tiền còn lại dành cho xây dựng trung tâm đào tạo cán bộ quản lý, dành việc hợp tác đầu tư, nghiên cứu đưa ra giải pháp về chống biến đổi khí hậu, loại bỏ phát thải khí CO2... nhằm giúp các doanh nghiệp, chính phủ Việt Nam và thế giới tiến gần hơn đến mục tiêu phát thải ròng bằng 0.
Nữ tỉ phú Nguyễn Thị Phương Thảo và đại diện Đại học Oxford tại lễ kí thỏa thuận hợp tác giáo dục giữa Sovico và Oxford (ảnh: T.L)
TS. Bùi Sỹ Lợi, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội cho rằng việc Sovico hợp tác đầu tư vào Oxford sẽ giúp sinh viên, nghiên cứu sinh Việt Nam và khu vực có cơ hội tiếp cận ngay với môi trường đào tạo hàng đầu thế giới; mở ra cơ hội học tập ở môi trường đào tạo tốt bậc nhất thế giới; mở ra sự hợp tác về giáo dục và khoa học giữa Việt Nam và Oxford.
“Đây cũng là một trong những giải pháp bổ sung nhanh chóng nguồn nhân lực chất lượng cao, nguồn nhân tài cho nước ta. Qua đó, kịp thời nắm bắt, tận dụng cơ hội của cách mạng công nghiệp 4.0 để nước ta thu hẹp khoảng cách với nhiều quốc gia trên thế giới”, ông Lợi nhấn mạnh.
Bà Phương Thảo chia sẻ: “Giáo dục và nghiên cứu là chìa khóa cho sự phát triển và thịnh vượng của nhân loại. Tôi tin tưởng những kết quả hợp tác lâu dài với Đại học Oxford sẽ mang tới những cơ hội, những giá trị mới tốt đẹp cho cộng đồng, dành những điều tốt đẹp nhất cho thế hệ trẻ tại môi trường giáo dục hàng đầu thế giới”.
Tại hội nghị giữa Thủ tướng với các doanh nghiệp vào tháng 8/2021, bà Phương Thảo cho biết ngành giáo dục đã chịu ảnh hưởng nặng nề khi hầu như tất cả trường học các cấp đều phải đóng cửa vì đại dịch, khiến một thế hệ học sinh phải đối mặt với nguy cơ không được tiếp cận giáo dục đầy đủ. Bà Phương Thảo kêu gọi thúc đẩy giáo dục trực tuyến, đồng thời có những chính sách hỗ trợ để đảm bảo mọi trẻ em đều được tiếp cận với phương thức giáo dục mới này.
Xuân Thạch
"> -
61 năm thắm tình hữu nghị đặc biệt giữa Việt Nam – LàoQuang cảnh Lễ khai mạc chương trình “Ngày hội thắm tình hữu nghị đặc biệt Việt Nam - Lào năm 2023”. Chương trình diễn ra nhân kỷ niệm 61 năm ngày năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Lào (1962 - 2023) và 46 năm ngày hai nước ký Hiệp ước hữu nghị và hợp tác (1977 - 2023).
Dự lễ khai mạc, về phía Việt Nam có lãnh đạo của Bộ TT&TT; Lãnh đạo UBND và các Sở, ban, ngành tỉnh Thừa Thiên Huế…
Về phía Lào, có sự tham gia của lãnh đạo Bộ Thông tin, Văn hóa và Du lịch Lào; Đại diện Đại sứ quán Lào tại Việt Nam; Lãnh sự quán Lào tại Đà Nẵng; lãnh đạo tỉnh Salavan và đại diện tỉnh Sekong của Lào…
Phát biểu chào mừng tại Lễ khai mạc, Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thanh Lâm ôn lại nhiều sự kiện, kỷ niệm thể hiện tình hữu nghị đặc biệt bền chặt giữa nhân dân hai nước, những thành tựu hợp tác Việt Nam và Lào trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực thông tin và truyền thông trong những năm gần đây.
Theo Thứ trưởng Nguyễn Thanh Lâm, về thông tin, những năm qua, Việt Nam thường xuyên trao đổi đoàn các cấp, đoàn cán bộ quản lý thông tin, đoàn phóng viên hai nước; hỗ trợ đào tạo báo chí cho phóng viên nước bạn Lào; trao đổi các chương trình phát thanh, truyền hình, xuất bản phẩm; thúc đẩy các cơ quan báo chí hai nước hợp tác thông tin, chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ kỹ thuật.
Về công nghệthông tin, Bộ TT&TT Việt Nam và Bộ Công nghệ và Truyền thông Lào, thay mặt Chính phủ hai nước, đã ký Hiệp định hợp tác liên chính phủ về đối tác số.
Đây là hiệp định đối tác số đầu tiên giữa Việt Nam với một nước khác, khẳng định sự coi trọng, ưu tiên cao nhất cho phát triển quan hệ hợp tác công nghiệp công nghệ số, chuyển đổi số, hạ tầng số, thương mại và đầu tư số, đổi mới sáng tạo số, nghiên cứu và phát triển số, an ninh mạng cũng như hợp tác trên các diễn đàn số quốc tế.
Về lĩnh vực viễn thông, đây thực sự là điểm sáng nổi bật trong quan hệ hợp tác giữa hai quốc gia, với hai đại diện lớn của Việt Nam tại nước bạn Lào là Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel) - đại diện là Tổng Công ty CP Đầu tư Quốc tế Viettel (Viettel Global) và Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam (VNPT).
“Ngày hội thắm tình hữu nghị đặc biệt Việt Nam - Lào năm 2023” không chỉ là hoạt động giao lưu văn hóa, văn nghệ giữa nhân dân hai nước Việt Nam và Lào mà còn là cầu nối giao thương, xúc tiến thương mại, đẩy mạnh thương hiệu sản phẩm của các doanh nghiệp Việt Nam với doanh nghiệp Lào.
Đây cũng là cơ hội để hai nước trao đổi về chương trình hợp tác song phương nhằm phát triển công nghiệp công nghệ số, hạ tầng số, thương mai số, kinh tế số, đầu tư số, chuyển đổi số và đặc biệt là chuyển đổi sốtrong báo chí, truyền thông.
Ông Nguyễn Văn Phương – Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế thông tin, trong thời gian qua, mối quan hệ hữu nghị truyền thống đặc biệt giữa tỉnh Thừa Thiên Huế với các địa phương của Lào, đặc biệt là các tỉnh Nam, Trung Lào tiếp tục được tăng cường và phát triển tốt đẹp, ngày càng gắn bó, tin cậy, hiệu quả và thiết thực.
Với những kết quả đạt được, có thể khẳng định rằng, hợp tác giữa tỉnh với các địa phương của Lào là một trong những điểm nổi bật, thành tựu quan trọng trong quan hệ đối ngoại của tỉnh Thừa Thiên Huế trong thời gian qua.
Tại buổi lễ, ông Phosy Keomanivong - đại diện Bộ Thông tin, Văn hóa và Du lịch Lào chia sẻ, ngày hội hữu nghị đặc biệt Việt Nam – Lào năm 2023 được tổ chức bởi Bộ TT&TT Việt Nam kết hợp với UBND tỉnh Thừa Thiên Huế trùng với dịp hai nước kỷ niệm 61 năm ngày thiết quan hệ ngoại giao và 46 năm ngày kí Hiêp ước hữu nghị và hợp tác toàn diện.
“Tôi đánh giá cao các hoạt động được tổ chức trong ngày hội năm nay, coi đây là một sự kiện quan trọng của hai Đảng, hai Nhà nước chúng ta.
Với mục tiêu kiên định với quan điểm, đường lối và chính sách của Đảng, Nhà nước và nhân dân Lào - Việt Nam trong công cuộc giữ gìn, gắn bó, tăng cường quan hệ đặc biệt và hợp tác toàn diện, nâng cao mối quan hệ hữu nghị truyền thống giữa Lào và Việt Nam, lĩnh vực thông tin và truyền thông luôn được coi là lĩnh vực nổi bật trong mối quan hệ giữa hai nước Lào – Việt Nam với nhiều dự án hợp tác.
Do đó, sự đoàn hết, hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau của Lào và Việt Nam, việc tuyên truyền trao đổi thông tin báo chí, công nghệ tiên tiến và văn hóa truyền thống tốt đẹp, thúc đẩy công tác du lịch là mục tiêu và yêu cầu cấp thiết, là yếu tố quan trọng trong quan hệ hai nước.
Chúng ta sẽ cùng nhau cố gắng để ngày hội hữu nghị đặc biệt Việt Nam – Lào năm 2023 trở thành hoạt động thường niên quan trọng trong lĩnh vực thông tin báo chí hai nước, triển khai một cách nghiêm túc và có hiệu quả những dự án hợp tác khác đã và sắp được kí kết bởi lãnh đạo hai nước”, ông Phosy Keomanivong nhấn mạnh.
Trong khuôn khổ lễ Khai mạc “Ngày hội thắm tình hữu nghị đặc biệt Việt Nam - Lào năm 2023”, các bên liên quan cũng làm lễ ký kết “Bản ghi nhớ Thỏa thuận hợp tác Giữa Cục Thông tin đối ngoại, Bộ TT&TT Việt Nam và Vụ Truyền Thông Đại chúng, Bộ Thông tin Văn hóa Du lịch Lào” nhằm đẩy mạnh công tác thông tin truyền thông giữa hai nước Việt Nam – Lào.
Quang Thành - Ngọc Thế
">