您现在的位置是:NEWS > Công nghệ

Trường ĐH Bách khoa TP.HCM công bố phương án tuyển sinh năm 2020

NEWS2025-01-19 11:31:04【Công nghệ】0人已围观

简介Trường ĐH Bách khoa TP.HCM vừa công bố dự kiến các phương thức tuyển sinh đại học năm 2020.Trước mắtbarcabarca、、

Trường ĐH Bách khoa TP.HCM vừa công bố dự kiến các phương thức tuyển sinh đại học năm 2020.

Trước mắt,ườngĐHBáchkhoaTPHCMcôngbốphươngántuyểnsinhnăbarca nhà trường vẫn giữ nguyên 5 phương thức xét tuyển. Đó là:

- Xét tuyển theo kết quả thi THPT quốc gia 2020 từ 50% - 72% tổng chỉ tiêu.

- Ưu tiên xét tuyển theo quy định của ĐH Quốc gia TP.HCM từ 15% đến 25% tổng chỉ tiêu.

- Xét tuyển thẳng theo quy chế tuyển sinh của Bộ GD-ĐT khoảng 3% tổng chỉ tiêu.

- Xét tuyển theo kết quả kỳ đánh giá năng lực do ĐH Quốc gia TP.HCM tổ chức từ 10% đến 50% tổng chỉ tiêu.

- Phương thức cuối cùng là xét tuyển thí sinh là người nước ngoài hoặc tốt nghiệp trung học phổ thông nước ngoài khoảng 1% tổng chỉ tiêu.

Theo ông Bùi Hoài Thắng, Trưởng phòng Đào tạo nhà trường, nếu kỳ thi THPT chỉ để xét tốt nghiệp, thì phương thức xét tuyển từ kết quả thi THPT sẽ được điều chỉnh là "sử dụng kết quả thi THPT kết hợp với điểm học bạ". Riêng các phương thức còn lại vẫn giữ nguyên.

“Kỳ thi chỉ để xét tốt nghiệp nhưng rõ ràng vẫn có sự đánh giá kết quả học tập của học sinh và vẫn là một cơ sở tốt để tuyển sinh vào ĐH. Một số trường có nhu cầu tuyển học sinh xuất sắc có thể gặp chút khó khăn, bởi khi mục tiêu thi THPT thay đổi thì độ phân loại học sinh cũng ảnh hưởng theo. Trường ĐH Bách khoa TP.HCM vẫn đang tính toán để sẵn sàng các phương án tốt nhất” - ông Thắng nhận định.

{ keywords}
Học sinh THPT của TP.HCM (Ảnh: Thanh Tùng)

Cũng theo ông Thắng, trường hợp thi THPT nhưng giảm môn thì các tổ hợp môn tuyển sinh sẽ bị ảnh hưởng. Mức độ ảnh hưởng như thế nào còn tuỳ vào việc môn nào bị giảm. Trường có tổ hợp bị ảnh hưởng sẽ dùng tổ hợp khác, hoặc có thể dùng thêm các điều kiện phụ như điểm học bạ THPT, hoặc tổ chức đánh giá đầu vào (thi tuyển), hay dùng kết quả đánh giá từ các trường/tổ chức khác.

Tuy nhiên, theo ông Thắng, chỉ một số ít ngành đào tạo cần đúng các môn học THPT (Toán, Lý, Hoá,Tiếng Anh,...) thì điểm học tập các môn này ở bậc THPT mới là quan trọng. Nhưng nhiều ngành cần hơn ở thí sinh năng lực - kiến thức tổng hợp, khả năng tự học, đam mê, cần cù, tư duy logic, nhận thức xã hội..., do đó không nên quá nặng nề chuyện tổ hợp môn thi.

Ông Thắng cũng cho rằng dù là phương án nào nhà trường cũng không bị ảnh hưởng bởi kỳ thi đánh giá năng lực của ĐHQG TP.HCM đang dần khẳng định hiệu quả trong công tác tuyển sinh. Chưa kể, ĐHQG TP.HCM dùng thêm phương án ưu tiên xét tuyển các học sinh giỏi từ các trường THPT chuyên và các trường top 100 điểm thi THPT quốc gia.

“Qua theo dõi kết quả học tập cho thấy, các sinh viên xét tuyển bằng các phương thức đánh giá năng lực và ưu tiên xét tuyển có kết quả học tập có phần nhỉnh hơn các em được tuyển bằng điểm thi THPT quốc gia. Như vậy, việc mở rộng các phương thức này cũng là một phương án tốt trong tình hình hiện nay” - ông Thắng cho hay.

Lê Huyền

Nếu giảm số môn thi THPT, trường đại học có gặp khó xét tuyển?

Nếu giảm số môn thi THPT, trường đại học có gặp khó xét tuyển?

- Tổ chức thi THPT quốc gia nhưng xem xét giảm số môn. Trong trường hợp này, 3 môn Toán - Ngữ văn - Tiếng Anh vẫn là lựa chọn hàng đầu cho mục tiêu xét tốt nghiệp.  

很赞哦!(611)