Hoàn thành dự án công nghệ chế tạo robot phục vụ đào tạo
Theànthànhdựáncôngnghệchếtạorobotphụcvụđàotạtrực tiếp giá vàngo tin từ Bộ Khoa học và Công nghệ, từ tháng 8/2014 đến tháng 8/2016, nhóm nghiên cứu tại Công ty TNHH Robot Việt Nam do kỹ sư Lê Anh Kiệt làm chủ nhiệm đã thực hiện: “Hoàn thiện công nghệ chế tạo robot phục vụ đào tạo”. Dự án đã hoàn thành xây dựng công nghệ, thiết kế chế tạo robot 5 bậc tự do ở mức nội địa hoá cao, giá thành thấp, xây dựng các bài thực hành và cung cấp cho đào tạo ngành robot.
Trong các dây chuyền sản xuất công nghiệp, các tay máy và robot đã được sử dụng rộng rãi nhằm thay thế sức lao động của con người, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, giảm giá thành sản phẩm và nhanh chóng đáp ứng yêu cầu của thị trường và do đó nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm.
Phát triển ngành robot là nhu cầu tất yếu và cấp thiết, nhằm tự động hoá sản xuất theo hướng công nghệ cao, góp phần đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá của đất nước. Tuy nhiên, đến nay việc ứng dụng robot trong sản xuất công nghiệp ở nước ta còn nhiều hạn chế do những nguyên nhân như thiết bị robot có giá thành cao, đòi hỏi công nhân thao tác và đội ngũ bảo đảm kỹ thuật có trình độ và nền sản xuất chưa phát triển đồng bộ.
Trong vài chục năm gần đây, với chủ trương phát triển nguồn nhân lực kỹ thuật công nghệ tự động hoá theo Nghị quyết TW2/Khoá 8 và Nghị Quyết 27 của Chính phủ, nhiều cơ sở đào tạo đã được đầu tư mạnh cho lĩnh vực tự động hoá và đã mở thêm các ngành đào tạo về tự động hoá, cơ điện tử… Tuy nhiên, qua khảo sát chương trình đào tạo của các trường có ngành kỹ thuật trong nước, cho thấy các trường đào tạo chủ yếu về kỹ thuật điều khiển và tự động hoá và có rất ít trường đào tạo về robotics hoặc có đào tạo về robot nhưng lồng vào trong ngành tự động hoá. Các cơ sở đào tạo đều thiếu trang thiết bị thực hành robot.