Mỹ dùng trí tuệ nhân tạo phân biệt bẫy cá và chất nổ dưới đáy đại dương
Đại diện của Đơn vị Đổi mới Quốc phòng (DIU) thuộc Lầu Năm Góc cho hay,ỹdùngtrítuệnhântạophânbiệtbẫycávàchấtnổdướiđáyđạidươtin nóng trong ngày hôm nay nỗ lực đưa công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) thương mại vào quân đội đã giúp giảm một nửa thời gian rà phá bom, mìn dưới đáy đại dương.
Tiếp đó, hải quân Mỹ có kế hoạch mở rộng ứng dụng công nghệ AI trên các phương tiện lặn không người lái, drone dưới nước nhằm phát hiện, xác định tàu bè, máy bay địch và các mối đe dọa khác.
Theo Nick Ksiazek, thiếu tá Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ, sỹ quan tại DIU chuyên trách vấn đề AI, Mỹ đã thử nghiệm các thuật toán học máy dựa trên cảm biến siêu âm để phát hiện hình dạng dưới nước cũng như giám sát lòng biển từ hai năm trước.
Các phương tiện không người lái tích hợp AI đã thay thế hầu hết con người trong các tác vụ tốn nhiều thời gian, chẳng hạn như phân tích cảnh quay để phân biệt bẫy cá hay thuốc nổ.
Hình ảnh chuyển về trung tâm chỉ huy sau đó được sử dụng để lên kế hoạch dọn dẹp các khu vực vận chuyển thương mại hoặc nắm tình hình vùng biển đối phương. Campbell cho biết, các công cụ AI đã rút ngắn các nhiệm vụ xuống chỉ còn hai ngày với dưới 10 nhân viên.
Thời gian cập nhật cho mô hình AI cũng được tăng tốc đáng kể. Ngay khi các phương tiện nổi lên mặt nước, chúng có thể update thay vì phải đưa cả thiết bị lên bờ như trước đây - vốn thường mất khoảng 6 tháng để hoàn thành, giờ rút ngắn chỉ còn một tuần.
Việc tái đào tạo giúp mô hình AI thích ứng với địa hình mới nhanh chóng. Ksiazek nói các phương tiện dưới nước không người lái đã được triển khai ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, cũng như đã tham gia các cuộc tập trận ở đó.
“Đáy đại dương ở Biển Đỏ trông khác với đáy đại dương ngoài khơi Hawaii”, Campbell nói. “AI của bạn phải thích ứng với một đại dương khác và liên tục thay đổi chiến thuật cũng như khả năng tuỳ thuộc vào đối thủ”.
Sáng kiến sử dụng AI của Lầu Năm Góc là một trăm hàng trăm dự án chiến tranh AI khi Mỹ tìm kiếm lợi thế công nghệ so với Trung Quốc - quốc gia đặt công nghệ này làm trung tâm trong cách tiếp cận chiến tranh hiện đại.
(Theo Bloomberg)
Tàu lặn tự hành ‘cách mạng hoá’ hoạt động tác chiến trong lòng đại dươngNhững phương tiện tự hành mô phỏng sinh vật dưới đáy biển sâu đang là xu hướng trong nghiên cứu và phát triển công nghệ chiến tranh trên biển.