Dịch Covid
Lao động Việt cần hoàn thiện nhiều kỹ năng
Bà Huỳnh Đinh Thái Linh - Giám đốc điều hành World Trade Center Binh Duong New City cho biết,bảng xếp hang ngoại hạng anh tại Việt Nam trong nhiều năm gần đây, đặc biệt tại các thành phố lớn và các khu vực trọng điểm trên cả nước, có rất nhiều doanh nghiệp đầu tư nước ngoài quan tâm đến lực lượng lao động Việt có trình độ và kỹ năng cao.
Bà Linh dẫn chứng, theo Báo cáo cạnh tranh toàn cầu, Việt Nam hiện đang đứng thứ 84/137 quốc gia có lực lượng lao động tốt nghiệp đại học và đứng thứ 79/134 về năng lực đổi mới sáng tạo. Bên cạnh đó, theo đánh giá của các doanh nghiệp, dù ngành giáo dục đã đầu tư nhiều vào đào tạo ngoại ngữ và ứng dụng CNTT cho nhân lực tương lai; nhưng nhiều người lao động vẫn chưa đáp ứng hoàn toàn yêu cầu về sự chuyên nghiệp như doanh nghiệp mong muốn.
“Do vậy, về kỹ năng làm việc với môi trường đa văn hóa, điều thiết yếu là: hoàn thiện năng lực, kỹ năng thông qua các bậc đào tạo đại học; rèn luyện khả năng ngoại ngữ, CNTT và kỹ năng số để có thể cơ bản tham gia vào thị trường lao động toàn cầu, khi Việt Nam ngày càng được xem là điểm đến hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài”, bà Linh chia sẻ.
‘Bài toán’ nhân sự cho doanh nghiệp
CEO Thái Linh cho rằng: “Dịch bệnh đang là thử thách lớn và cũng cho chúng ta nhận ra nhiều việc cần phải làm trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao”.
Theo bà, 2 năm trở lại đây, các doanh nghiệp đương đầu với nhiều thử thách để có thể đảm bảo đội ngũ nhân sự có các kỹ năng cần thiết để vừa làm việc, vừa thích ứng với dịch bệnh. Điều này dẫn đến yêu cầu cấp thiết ở các lĩnh vực, ngành nghề là: Làm sao có thể thích ứng với những thay đổi nhanh chóng của doanh nghiệp trong “khủng hoảng” chung? Các doanh nghiệp cần nhanh chóng hiểu tình hình và có sự sắp xếp vị trí cho nhân sự phù hợp. Bên cạnh đó, các lãnh đạo doanh nghiệp cùng cần tập trung đào tạo, nâng kỹ năng cho nhân viên, để có thể thích ứng với mô hình kinh doanh mới sau đại dịch.
Việc rèn luyện, đào tạo kỹ năng cho nhân viên sẽ bao gồm: nâng cao khả năng vận hành trong không gian số, làm việc ở môi trường trực tuyến; phát triển kỹ năng nhận thức để đảm bảo nhân sự có thể thích ứng với những thay đổi; tăng cường kỹ năng cảm xúc; xây dựng khả năng thích ứng và ứng phó với những tình hình khó khăn ở môi trường kinh doanh. Bà Linh chia sẻ, đó chính là những điều mà hầu hết các doanh nghiệp đã trải nghiệm và cần nỗ lực hơn nữa để đảm bảo duy trì động kinh doanh hậu Covid-19.
Đào tạo trực tuyến - phương án tối ưu
Giữa bối cảnh Covid-19, đào tạo - học trực tuyến được xem là phương án tối ưu trong đào tạo lực lượng lao động chất lượng cao tương lai.
GS.TS Nguyễn Minh Hà - Hiệu trưởng Trường Đại học Mở TP.HCM cho biết, trường đã xây dựng và phát triển Chương trình Cử nhân trực tuyến theo tiêu chuẩn đảm bảo chất lượng của Tổ chức Quality Matters, Hoa Kỳ.
Nội dung chương trình đề cao tính ứng dụng thực tiễn. Người học tích lũy kiến thức và rèn luyện kỹ năng chuyên môn thông qua các bài tập tình huống, đề án thực hành. Sau khi hoàn thành mỗi giai đoạn học tập, người học được cấp Chứng chỉ Năng lực nghề nghiệp tương ứng.
Ngoài ra, các khóa học ngoại ngữ ngắn hạn trực tuyến (tiếng Anh, tiếng Hàn, tiếng Trung) cũng được triển khai nhằm giúp người học tạo nền tảng ngoại ngữ cho bản thân và thêm tự tin khi làm việc trong môi trường quốc tế. Đặc biệt, mạng lưới liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp tạo điều kiện thuận lợi để người học vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học vào thực tế.
GS.TS Nguyễn Minh Hà thông tin, tính đến nay, Chương trình Cử nhân trực tuyến đã có gần 9.000 sinh viên trong và ngoài nước đăng ký học.
Doãn Phong