Chiều 13/10,ổngthưkýITUConđườngtựchủcôngnghệđưaViệtNamthànhcôngvượttầmkhuvựkhởi nghiệp Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng đã có buổi tiếp Tổng thư ký Liên minh viễn thông thế giới Zhao Houlin, khi ông này đang tham dự Hội nghị và Triển lãm Thế giới số 2021 do Việt Nam đăng cai tổ chức.
Tại buổi tiếp, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đã bày tỏ sự vui mừng khi được gặp lại ông Houlin Zhao tại Hà Nội. Bộ trưởng đánh giá cao vai trò của ông Houlin Zhao với tư cách là Tổng thư ký ITU trong gần 2 nhiệm kỳ, đồng thời cảm ơn ông đã dành cho Việt Nam vinh dự hai lần liên tiếp tổ chức Hội nghị và Triển lãm Thế giới số.
Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng tiếp Tổng thư ký ITU. |
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đánh giá, 2 năm gần đây, chúng ta đã hội tụ được viễn thông với CNTT và công nghệ số. Sự hội tụ này đã tạo ra cuộc cách mạng và lúc này không chỉ là vấn đề công nghệ nữa, mà là vấn đề chính sách và thể chế. Do đó, ITU cũng cần có sự thay đổi theo hướng làm mới các vấn đề chính sách và thể chế, để chấp nhận môi trường số nhiều hơn.
Việt Nam đưa ra sáng kiến cho ITU
Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, công nghệ số tạo ra những thay đổi rất căn bản. Vì những tác động đó rất mạnh mẽ và cả thế giới đang mong chờ ITU có sự tham gia định hướng mạnh mẽ hơn các vấn đề ngoài công nghệ. Chẳng hạn chủ quyền quốc gia trên không gian số; vấn đề điều tiết và trách nhiệm của các công ty công nghệ lớn đang ảnh hưởng đến xã hội hay vấn đề tuân thủ luật pháp, văn hóa của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ xuyên biên giới. “Tôi nghĩ rằng vai trò của ITU chưa bao giờ to lớn như ngày hôm nay”, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nói.
Trong buổi tiếp, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đã đề xuất một số sáng kiến với Tổng thư ký ITU. Cụ thể là sáng kiến mỗi quốc gia thành viên ITU nhận lấy 1 sáng kiến (của chính quốc gia đó hoặc theo gợi ý của ITU) và thực hiện sáng kiến đó bằng nguồn lực của mình. Khi thành công thì ITU sẽ phổ biến ra toàn cầu. Như vậy, ITU sẽ huy động được thêm nguồn lực của 193 quốc gia nữa.
“Nếu 193 quốc gia thành viên mỗi năm có 1 sáng kiến thành công thì ITU sẽ có 193 sáng kiến vĩ đại. Tôi nghĩ đấy là một sự thay đổi rất lớn”, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nói.
Lãnh đạo Bộ TT&TT chia sẻ ví dụ, Việt Nam đang thực hiện giải pháp để thúc đẩy nhanh phủ sóng 5G bằng cách huy động các nhà mạng cùng chung tay đầu tư. Như vậy, chi phí đầu tư của từng nhà mạng giảm đi và Việt Nam sẽ có chung một mạng 5G toàn quốc chỉ trong 1 năm. Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, Việt Nam sẽ thực hiện sáng kiến này vào năm 2022 và nếu thành công sẽ chia sẻ với ITU.
Một sáng kiến nữa được lãnh đạo Bộ TT&TT đề xuất đó là lịch trình dự kiến tắt sóng 2G vào năm 2023. Theo ước tính, vào đầu 2023 số lượng các khách hàng dùng thiết bị cầm tay 2G ở vào dưới 5%. Theo đó, Chính phủ và các nhà mạng sẽ mua thiết bị 4G để thay thế cho 5% người dân đang dùng 2G.
Một đề xuất khác được Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nêu ra đó là việc đổi tên ITU thành IDU (Liên minh số thế giới). "Nếu điều này làm được thì là một sự thay đổi mang tính lịch sử", bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đánh giá.
Việt Nam là một hình mẫu đáng học hỏi
Tại buổi tiếp, Tổng tư ký ITU Houlin Zhao đã gửi lời cảm ơn chân thành tới những hỗ trợ to lớn của Việt Nam, cũng như Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng tới ITU trong thời gian qua.
Ông Houlin Zhao cho biết, theo thống kê của ITU, chỉ số tiếp cận mạng của Việt Nam ngày càng cao và đã nhanh chóng vượt lên trên Philippines. Tổng thư ký ITU cũng đánh giá cao khi Việt Nam đã nhận thức được tầm quan trọng của ICT. Việc ngài thủ tướng tới dự sự kiện của ITU cũng cho thấy tầm quan trọng của ICT tại Việt Nam. Đây là điều nhiều quốc gia khác không có được.
Bộ trưởng Bộ TT&TT tặng quà cho ông Zhao Houlin. Ảnh: Trọng Đạt |
Ông cũng cho biết, các thành tựu của Việt Nam đã vượt ngoài khu vực Đông Nam Á và có thể so sánh với các quốc gia khác khi có tới hơn 10 thị trường nước ngoài.
Chẳng hạn như Viettel dù đầu tư và gia nhập sau tại Myanmar nhưng đã nhanh chóng vươn lên thành nhà cung cấp số 1 tại quốc gia này. Việt Nam cũng lựa chọn con đường đi đúng đắn khi tự chủ công nghệ. “Việt Nam đã vươn ra thị trường nước ngoài, sử dụng thiết bị công nghệ do Việt Nam sản xuất. Đây là điều tôi muốn các thành viên của ITU khác học hỏi Việt Nam, bởi các bạn không chỉ đầu tư thành công”, Tổng thư ký ITU cho biết.
“Việt Nam hiện đang triển khai các chiến lược mới và hiện mới thêm trụ cột mới vào đó là Xã hội số. Chúng tôi sẽ sát cánh để có thể triển khai cả 3 trụ cột này”, ông nói.
Tổng thư ký ITU cũng đánh giá cao các đề xuất, sáng kiến của Việt Nam. Chẳng hạn như đề xuất mỗi quốc gia ITU thực hiện một sáng kiến hay chiến lược các nhà mạng sẽ chia sẻ hạ tầng để giảm bớt chi phí đầu tư, để có thể phủ sóng 5G. “Chúng tôi háo hức chờ đợi các thành quả tổ chức để Việt Nam có thể chia sẻ các kinh nghiệm cho các nước thành viên”.
Bằng kinh nghiệm của mình, ông cũng cho rằng, Việt Nam có thể xem xét tạo điều kiện cho mỗi nhà mạng tập trung ưu tiên riêng, để tận dụng tối đa nguồn lực hiện có, cũng như tối ưu đầu tư để mang lại lợi ích cho Việt Nam.
Về đề xuất đổi tên ITU, Tổng thư ký ITU cho rằng, đây cũng là vấn đề có thể mang ra thảo luận giữa các nước thành viên. Sự kiện thường niên của ITU đã được đổi tên thành Hội nghị và Triển lãm Thế giới số và được đánh giá cao. “Có lẽ chúng ta nên thay đổi để thích ứng và phù hợp với hoàn cảnh mới”, ông Houlin Zhao nói.
Cùng chia sẻ tầm nhìn với Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, ông Houlin Zhao cho rằng, vai trò của các Big Tech và trách nhiệm chia sẻ cũng là vấn đề quan tâm của ITU
Ông cho biết, trên thực tế, các chính phủ khó có thể yêu cầu các Big Tech sử dụng lợi nhuận để tái đầu tư. “Chúng tôi chuẩn bị đưa ra báo cáo Hệ thống tài chính thế kỷ 21 trong đó có các gợi ý để có thể giúp điều tiết các công ty Big Tech”.
Sau 2 năm tổ chức trực tuyến, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng một lần nữa bày tỏ mong muốn tổ chức sự kiện Hội nghị và Triển lãm Thế giới số trực tiếp vào năm 2022. "Chúng ta sẽ có nhiều việc để làm trong tương lai. Ông Tổng thư ký có thể luôn tin tưởng bởi Việt Nam luôn ủng hộ mọi sáng kiến của ITU", Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng chia sẻ thêm.
Nhóm phóng viên
Trong khi 4G, 5G dần trở nên phổ biến hơn thì trên toàn cầu vẫn có gần 50% dân số chưa được sử dụng Internet. Không phải quốc gia nào cũng dễ dàng chuyển đổi số bởi sự khác biệt trong tiếp cận với Internet và công nghệ.