Một khảo sát mới đây của Visa tại Việt Nam cho thấy có đến 74% người tiêu dùng tại Việt Nam kỳ vọng sẽ tăng cường thanh toán không tiền mặt trong 12 tháng tới. Nhiều người hiện nay mang theo ít tiền mặt do ngày càng có nhiều nơi chấp nhận thanh toán kỹ thuật số.
Một người dùng đang quét mã QR Code thanh toán dịch vụ. Ảnh: Hải Đăng |
Cách đây vài năm,ánkhôngdùngtiềnmặttăngmạbảo hiểm xe máy có bắt buộc không chỉ có các trung tâm thương mại, các cửa hàng mua sắm lớn trang bị máy POS để “cà” thẻ. Hiện nay, hàng loạt cửa hàng nhỏ cũng trang bị máy này do lượng người sở hữu thẻ tăng lên, thói quen thanh toán không tiền mặt phổ biến hơn.
Tuy nhiên, có công lớn nhất trong việc thúc đẩy thanh toán kỹ thuật số chính là sự ra đời của các ví điện tử. MoMo, Moca, Zalopay, Payoo, VNPay,... nhận được các khoản đầu tư khổng lồ để lập điểm chấp nhận thanh toán tại tất cả chuỗi hàng quán lớn, các siêu thị, các nền tảng đặt xe, trang thương mại điện tử,... Các bên liên tục tung ra chương trình khuyến mãi để thu hút người dùng.
Khảo sát của Visa cho thấy, có 37% người tiêu dùng đang sử dụng thanh toán thẻ không tiếp xúc tại Việt Nam. Có đến 42% người tiêu dùng thực hiện thanh toán không tiếp xúc bằng điện thoại di động. Đối với nhóm sử dụng thanh toán thẻ không tiếp xúc, có 85% người thanh toán một lần một tuần hoặc nhiều hơn.
Báo cáo cũng cho thấy thanh toán không tiếp xúc được thực hiện trên mọi phương thức và lĩnh vực. Lượt thanh toán không tiếp xúc trên điện thoại di động, mã QR, và thương mại điện tử đều tăng so với năm 2018. Trong đó, 82% người dùng sử dụng phương thức thanh toán không tiếp xúc bằng điện thoại di động ít nhất một lần một tuần.
Trong giai đoạn cách ly xã hội, nhu cầu thanh toán không dùng tiền mặt càng tăng cao do nghi ngại lây bệnh do tiếp xúc.
Thống kê của Moca, ví điện tử đang liên kết với Grab, cho thấy số người dùng Việt Nam lần đầu tiên thanh toán không dùng tiền mặt trên nền tảng Grab vào tháng 3/2020 đã tăng đến 22,5% so với tháng trước đó.
Cũng theo Moca, nhìn trên tổng thể hệ sinh thái Grab, trong giai đoạn dịch bệnh, tỉ lệ giao dịch không dùng tiền mặt trên toàn bộ nền tảng Grab chiếm đến 43%. Đặc biệt, riêng với dịch vụ GrabMart, tỉ lệ giao dịch không dùng tiền mặt chiếm đến 70%.
Thống kê của Shopee, trang thương mại dẫn đầu vể lượt truy cập hiện nay tại Việt Nam, cũng cho biết trong giai đoạn hạn chế ra đường do lo ngại dịch bệnh, số người dùng ví điện tử AirPay tăng lên so với thông thường.
Visa cho biết tổng giá trị giao dịch của người tiêu dùng Việt Nam bằng thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ Visa tăng 39% và tổng số giao dịch tăng 54%
Trong khi đó, nghiên cứu trong quý 4 năm ngoái của Cimigo chỉ ra tần suất sử dụng và giá trị chi tiêu trung bình hàng ngày của người dùng vào các ví điện tử phổ biến trên thị trường đều đang ở mức cao.
Cụ thể, người dùng chi tiêu trung bình 230.000 – 274.000 đồng/giao dịch, với tần suất khoảng 1,6 – 2,2 giao dịch/ngày. Trong những người được hỏi, hầu hết đều sử dụng ví điện tử hàng ngày, thực hiện từ 1,6 giao dịch đến 2,2 giao dịch, chủ yếu vào việc đặt xe, gọi đồ ăn, trả hoá đơn, mua thẻ cào,...
“Tần suất và giá trị giao dịch hàng ngày qua các ví điện tử cho thấy nhu cầu sử dụng chúng tại thị trường Việt Nam là rất lớn và còn nhiều triển vọng trong thời gian tới”, bà Lê Xuân Phương, Phó giám đốc nghiên cứu tại Cimigo nhận định.
Hải Đăng
Mải mê “đốt tiền” vào các chương trình khuyến mãi rõ ràng không phải nước đi bền vững. Vậy chiến lược nào dành cho các ví điện tử để tăng trưởng đường dài?