Phát biểu tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2016 của Cục Tần số vô tuyến điện,óngviệcsửdụngthiếtbịkíchsóngtráiphépgâynhiễumạngdiđộdiễn biến chính arsenal gặp man utd diễn ra vào sáng 18/12/2015, ông Lê Văn Tuấn, Phó Cục trưởng Cục Tần số vô tuyến điện cho biết, trong năm 2015 Cục Tần số vô tuyến điện đã duy trì công tác kiểm soát tần số, xử lý can nhiễu 24h/ngày trên toàn quốc, qua đó phát hiện kịp thời các đài vô tuyến vi phạm Luật Tần số vô tuyến điện và phát hiện các nguồn xạ gây nhiễu có hại.
Cụ thể, Cục Tần số vô tuyến điện đã kiểm soát và phát hiện 402 tổ chức, cá nhân sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện không có giấy phép và 138 tổ chức, cá nhân sử dụng sai tần số đã được cấp phép.
Nổi bật nhất, trong năm 2015, Cục Tần số vô tuyến điện đã xử lý thành công 260 vụ can nhiễu. Trong đó có 14 vụ can nhiễu hàng không, 196 vụ nhiễu thông tin di động, 11 vụ nhiễu phát thanh truyền hình, 5 vụ can nhiễu quốc phòng an ninh, còn lại là các vụ can nhiễu mạng dùng riêng, mạng vi ba. Hiện tại, tiếp tục xử lý 13 vụ nhiễu, trong đó có 12 vụ nhiễu mạng di động.
Điển hình, tình trạng xử lý nhiễu có hại cho các mạng di động do việc sử dụng các thiết bị trạm lặp trái phép, thiết bị không dây chuẩn DECT 6.0 tiếp tục gia tăng. Các Trung tâm tần số vô tuyến điện khu vực đã phát hiện và xử lý 173 tổ chức, cá nhân sử dụng thiết bị gây nhiễu đối với 228 trạm gốc tại Hà Nội và TP.HCM. Đồng thời, cũng phát hiện và xử lý 1.078 thiết bị DECT 6.0 gây nhiễu trên địa bàn 10 tỉnh, thành phố, trong đó tập trung nhiều tại các tỉnh như Đà Nẵng, Lâm Đồng, Khánh Hòa, TPHCM, Cần Thơ.
Liên quan đến vấn đề xử lý các vụ can nhiễu mạng di động do người dân sử dụng trạm lặp (repeater, thiết bị kích sóng di động) trái phép, đại điện Trung tâm Tần số vô tuyến điện khu vực 1 cho hay, trong năm 2015, riêng Trung tâm 1 đã xử lý tới 150 vụ dùng thiết bị kích sóng di động trái phép gây nhiễu cho các nhà mạng, trong đó nhiều nhất là ảnh hưởng đến nhà mạng Viettel. Qua xem xét cho thấy bản thân người dân cũng không muốn sử dụng thiết bị kích sóng trái phép, nhưng do chất lượng sóng quá yếu họ buộc phải mua thiết bị trái phép về dùng.
Ông Lê Văn Tuấn cũng cho hay, việc xử lý tình trạng sử dụng thiết bị kích sóng trái phép gây nhiễu mạng di động phải có giải pháp căn cơ. Người dân mua thiết bị kích sóng trái phép về dùng vì sóng yếu, khi bị phát hiện và xử phạt họ tạm thời không dùng nữa, nhưng nếu sóng vẫn yếu thì họ lại tiếp tục lắp thiết bị kích sóng di động.
“Phải giải quyết tận gốc nguyên nhân của vấn đề đó là nâng cao chất lượng phủ sóng của các nhà mạng, điều này các nhà mạng phải chủ động giải quyết bằng cách đầu tư nâng cấp hạ tầng”, ông Tuấn phát biểu.