- Trong vòng 7 năm, số bệnh nhân mắc căn bệnh này đã tăng lên gần gấp đôi, số lượng người tử vong mỗi năm cao gấp 10 lần tai nạn giao thông.

Tại Chương trình sinh hoạt Y khoa Pháp Việt lần thứ 20 vừa diễn ra tại Hà Nội, GS.TS Nguyễn Lân Việt, Chủ tịch Hội tim mạch học Việt Nam công bố con số báo động về tỉ lệ người Việt mắc tăng huyết áp.

GS cho biết, năm 2000, Việt Nam mới có khoảng 16% người lớn bị tăng huyết áp, năm 2009 tăng lên 25% và đến năm 2016, số liệu điều tra tại 8 tỉnh cho thấy, con số này đã vọt lên 47,3%, tương đương gần 21 triệu bệnh nhân.

{keywords}

Tăng huyết áp là nguyên nhân tử vong hàng đầu trên thế giới

Trong đó tỉ lệ mắc bệnh ở nam giới cao hơn nữ giới lần lượt là 56,4% và 42,6%. Đặc biệt, ở những người tuổi càng cao thì tỉ lệ tăng huyết áp càng lớn.

Đáng nói, rất ít bệnh nhân có triệu chứng lâm sàng như chóng mặt, đau đầu, ù tai... nên không nhiều người quan tâm đến căn bệnh này. Tại Việt Nam, gần 40% bệnh nhân tăng huyết áp không biết mình mắc bệnh.

Do đó tăng huyết áp được coi là “kẻ giết người thầm lặng”, là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới, chiếm ít nhất 45% các ca tử vong do bệnh tim mạch và 51% các ca tử vong do đột quỵ.

GS.TS Đỗ Doãn Lợi, Viện trưởng Viện Tim Mạch Việt Nam giải thích thêm, tăng huyết áp gây thiếu máu cơ tim, tim phải co bóp mạnh lâu ngày dẫn đến suy tim. Ngoài ra huyết áp cao còn gây xơ vữa động mạch, gây ra biến chứng nhồi máu cơ tim.

“Ngày nào viện tim mạch cũng có 5-10 bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim đến khám, cấp cứu và tỉ lệ tử vong rất cao”, GS Lợi cảnh báo.

Hiện trên thế gới có khoảng 970 triệu người bị tăng huyết áp và ước tính đến 2025 sẽ có 1,5 tỉ người. Mỗi năm thế giới có 17,5 triệu người tử vong vì các bệnh tim mạch thì tử vong do huyết áp cao là trên 7 triệu người, chiếm đến hơn 40 %

Còn tại Việt Nam, GS Lợi đưa ra con số so sánh, mỗi năm cả nước có khoảng 10.000 người chết vì tai nạn giao thông, trong khi số người tử vong do các bệnh lý nhồi máu cơ tim lên tới 100.000 – 150.000 người, mà nguyên nhân chủ yếu do tăng huyết áp.

Để điều trị huyết áp cao, các chuyên gia nhấn mạnh, bệnh nhân cần điều trị lâu dài, kết hợp thuốc với chế độ ăn uống phù hợp, nhiều rau xanh, giảm muối, giảm chất béo bão hoà và tập luyện hợp lý.

Chương trình sinh hoạt Y khoa Pháp Việt (JMFV) được tổ chức nhân kỉ niệm 20 năm chương trình được thực hiện tại Việt Nam và Ngày phòng chống Tăng huyết áp thế giới (17/5/2016).

Chương trình đã giới thiệu dự án y tế cộng đồng "Tăng huyết áp - Sống khỏe ngay từ ngày đầu tiên", được hỗ trợ bởi Bộ Y tế Việt Nam, Hội Tăng huyết áp Pháp (SFHTA), Ủy ban Phòng chống Tăng huyết áp Pháp (CFLHTA) và Đại sứ quán nước Cộng hòa Pháp tại Hà Nội.

Thúy Hạnh

Tác dụng hạ huyết áp kinh ngạc của quả anh đào" />

Hàng triệu người tử vong vì căn bệnh ít người để ý

- Trong vòng 7 năm,àngtriệungườitửvongvìcănbệnhítngườiđểýnay bao nhiêu âm số bệnh nhân mắc căn bệnh này đã tăng lên gần gấp đôi, số lượng người tử vong mỗi năm cao gấp 10 lần tai nạn giao thông.

Tại Chương trình sinh hoạt Y khoa Pháp Việt lần thứ 20 vừa diễn ra tại Hà Nội, GS.TS Nguyễn Lân Việt, Chủ tịch Hội tim mạch học Việt Nam công bố con số báo động về tỉ lệ người Việt mắc tăng huyết áp.

GS cho biết, năm 2000, Việt Nam mới có khoảng 16% người lớn bị tăng huyết áp, năm 2009 tăng lên 25% và đến năm 2016, số liệu điều tra tại 8 tỉnh cho thấy, con số này đã vọt lên 47,3%, tương đương gần 21 triệu bệnh nhân.

{ keywords}

Tăng huyết áp là nguyên nhân tử vong hàng đầu trên thế giới

Trong đó tỉ lệ mắc bệnh ở nam giới cao hơn nữ giới lần lượt là 56,4% và 42,6%. Đặc biệt, ở những người tuổi càng cao thì tỉ lệ tăng huyết áp càng lớn.

Đáng nói, rất ít bệnh nhân có triệu chứng lâm sàng như chóng mặt, đau đầu, ù tai... nên không nhiều người quan tâm đến căn bệnh này. Tại Việt Nam, gần 40% bệnh nhân tăng huyết áp không biết mình mắc bệnh.

Do đó tăng huyết áp được coi là “kẻ giết người thầm lặng”, là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới, chiếm ít nhất 45% các ca tử vong do bệnh tim mạch và 51% các ca tử vong do đột quỵ.

GS.TS Đỗ Doãn Lợi, Viện trưởng Viện Tim Mạch Việt Nam giải thích thêm, tăng huyết áp gây thiếu máu cơ tim, tim phải co bóp mạnh lâu ngày dẫn đến suy tim. Ngoài ra huyết áp cao còn gây xơ vữa động mạch, gây ra biến chứng nhồi máu cơ tim.

“Ngày nào viện tim mạch cũng có 5-10 bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim đến khám, cấp cứu và tỉ lệ tử vong rất cao”, GS Lợi cảnh báo.

Hiện trên thế gới có khoảng 970 triệu người bị tăng huyết áp và ước tính đến 2025 sẽ có 1,5 tỉ người. Mỗi năm thế giới có 17,5 triệu người tử vong vì các bệnh tim mạch thì tử vong do huyết áp cao là trên 7 triệu người, chiếm đến hơn 40 %

Còn tại Việt Nam, GS Lợi đưa ra con số so sánh, mỗi năm cả nước có khoảng 10.000 người chết vì tai nạn giao thông, trong khi số người tử vong do các bệnh lý nhồi máu cơ tim lên tới 100.000 – 150.000 người, mà nguyên nhân chủ yếu do tăng huyết áp.

Để điều trị huyết áp cao, các chuyên gia nhấn mạnh, bệnh nhân cần điều trị lâu dài, kết hợp thuốc với chế độ ăn uống phù hợp, nhiều rau xanh, giảm muối, giảm chất béo bão hoà và tập luyện hợp lý.

Chương trình sinh hoạt Y khoa Pháp Việt (JMFV) được tổ chức nhân kỉ niệm 20 năm chương trình được thực hiện tại Việt Nam và Ngày phòng chống Tăng huyết áp thế giới (17/5/2016).

Chương trình đã giới thiệu dự án y tế cộng đồng "Tăng huyết áp - Sống khỏe ngay từ ngày đầu tiên", được hỗ trợ bởi Bộ Y tế Việt Nam, Hội Tăng huyết áp Pháp (SFHTA), Ủy ban Phòng chống Tăng huyết áp Pháp (CFLHTA) và Đại sứ quán nước Cộng hòa Pháp tại Hà Nội.

Thúy Hạnh

Tác dụng hạ huyết áp kinh ngạc của quả anh đào