您现在的位置是:NEWS > Thời sự
Nhận định, soi kèo Arsenal vs Brentford, 23h30 ngày 12/4: Phong độ lên cao
NEWS2025-04-18 04:58:51【Thời sự】2人已围观
简介 Chiểu Sương - 12/04/2025 06:41 Ngoại Hạng Anh câu lạc bộ bóng đá athletic bilbaocâu lạc bộ bóng đá athletic bilbao、、
很赞哦!(4)
相关文章
- Siêu máy tính dự đoán Bournemouth vs Fulham, 02h00 ngày 15/4
- Vành đai 4 TPHCM mở cơ hội phát triển cho Đông Nam Bộ và miền Tây
- Công sở với những cữ cầu nguyện, tiệc... nước lọc trong mùa "nhịn chay"
- Ông Trương Gia Bình hé lộ cú "đặt cược" tất cả tương lai của FPT
- Nhận định, soi kèo Le Havre vs Rennes, 22h15 ngày 13/4: Phong độ đang lên
- Cựu Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra có thể sắp về nước
- Huy động hàng chục người tìm kiếm bé trai 2 tuổi mất tích
- Hơn 9.000 người sáng đi tối không thể trở về nhà vì tai nạn giao thông
- Nhận định, soi kèo Auxerre vs Lyon, 1h45 ngày 14/4: 'Hồn' ở Old Trafford
- 4 cách để biết một mảnh đất có dính quy hoạch hay không
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo Slavia Sofia vs Botev Vratsa, 21h30 ngày 14/4: Tiếp tục chìm sâu
Căn nhà khang trang, kiên cố là món quà cán bộ, chiến sĩ Công an huyện Quỳ Hợp xây tặng gia đình chị Lo Thị Hà, thay thế căn nhà gỗ xiêu vẹo, cũ nát (Ảnh: Hoàng Lam).
Nay, ngay bên cạnh căn nhà gỗ cũ nát, một ngôi nhà khang trang, tường gạch, mái ngói đã được dựng lên. Đây là món quà của Công an huyện Quỳ Hợp xây tặng gia đình chị Hà.
"Mừng lắm, sống gần hết đời người rồi nay mới có căn nhà kiên cố, rộng rãi như thế này để ở. Mùa đông này 3 bà cháu, mẹ con không còn lo mưa rét nữa. Cảm ơn cán bộ, chiến sĩ công an huyện Quỳ Hợp và chính quyền các cấp nhiều lắm", bà Lo Thị Định (mẹ chị Hà) vui mừng, nói.
Theo Thượng úy Trần Văn Quý, Bí thư Chi đoàn thanh niên Công an huyện Quỳ Hợp, căn nhà gia đình bà Định có diện tích 55m2, tổng kinh phí xây dựng 150 triệu đồng. Trong đó, thông qua chuỗi các hoạt động của mô hình "24 giờ trải nghiệm", cán bộ, chiến sĩ Công an huyện Quỳ Hợp đóng góp, hỗ trợ 50 triệu đồng.
Cũng như gia đình bà Định, nay gia đình ông Sầm Văn Dũng (trú bản Phảy, xã Châu Hồng, huyện Quỳ Hợp), không phải lo cảnh mưa dột, gió lùa nữa. Căn nhà kiên cố của gia đình ông được xây dựng từ nguồn hỗ trợ 70 triệu đồng của Chi đoàn thanh niên Công an huyện và một phần tiết kiệm của gia đình cùng sự đóng góp của họ hàng, người thân.
Niềm vui của bà Lo Thị Định khi niềm mơ ước có một căn nhà kiên cố để ở nay đã trở thành sự thật (Ảnh: Hoàng Lam).
"Có căn nhà kiên cố, khang trang là điều tôi luôn mong ước nhưng do hoàn cảnh ốm đau, khó khăn nên không thể có được. Nhưng ước mơ cả đời tôi nay đã trở thành sự thật.
Căn nhà không chỉ là nơi che mưa, che nắng, để gia đình tôi yên tâm sinh sống mà còn cho tôi niềm tin, động lực để cố gắng thoát nghèo", ông Sầm Văn Dũng viết trong bức thư cảm ơn gửi tới cán bộ, chiến sĩ Công an huyện Quỳ Hợp.
Thượng úy Trần Văn Quý cho biết, thông qua mô hình "24h trải nghiệm", đến nay, Đoàn thanh niên Công an huyện Quỳ Hợp đã vận động xây mới 7 căn nhà tặng các hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn, mỗi nhà trị giá 50-70 triệu đồng.
Công an huyện Quỳ Hợp tặng công trình đường giao thông trị giá 100 triệu đồng tới người dân(Ảnh: Anh Tú).
Bên cạnh đó, từ nguồn đóng góp của cán bộ, chiến sĩ và nguồn vận động xã hội hóa, đơn vị đã xây dựng một cầu dân sinh trị giá 250 triệu đồng, sửa chữa 4 căn nhà, tu sửa 4 chuồng trại và cung cấp 50 con giống (bò, dê, lợn sinh sản), hỗ trợ xây dựng hơn 500m đường bê tông, trao quà tới 10 hộ gia đình chính sách, 15 học sinh có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong học tập với tổng giá trị các hoạt động hơn 1,2 tỷ đồng...
Gần dân, sát dân, vì nhân dân phục vụ
Mô hình "24h trải nghiệm" được Công an huyện Quỳ Hợp triển khai từ tháng 6/2022, trong đó Chi đoàn thanh niên Công an huyện là lực lượng chủ công, nòng cốt thực hiện.
Với mô hình này, thông qua các hoạt động "cùng ăn, cùng ở, cùng làm" với người dân địa phương, Công an huyện Quỳ Hợp đã tạo được mối quan hệ gắn bó máu thịt giữa lực lượng công an với nhân dân, từ đó xây dựng hình ảnh, phong cách người cán bộ, chiến sĩ công an nhân dân "Vì nước quên thân, vì dân phục vụ" gắn với đẩy mạnh phong trào thi đua "Dân vận khéo" và xây dựng phong trào "Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc", góp phần củng cố thế trận an ninh nhân dân ngày càng vững chắc.
Đoàn viên, thanh niên Công an huyện Quỳ Hợp cùng người dân làm đường giao thông nông thôn (Ảnh: Anh Tú).
Bên cạnh đó, mô hình này đã phát huy tối đa vai trò xung kích, tình nguyện, sáng tạo của đoàn thanh niên trong các mặt công tác; đồng thời tuyên truyền giáo dục nâng cao trách nhiệm của đoàn viên, thanh niên công an huyện trong gắn kết với cộng đồng, qua đó tạo sân chơi bổ ích cho đoàn viên thanh niên.
Từ các hoạt động của mô hình, Chi đoàn thanh niên Công an huyện Quỳ Hợp đã triển khai đồng bộ nhiều hoạt động, qua đó nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật, phối hợp giải quyết và đảm bảo tình hình an ninh trật tự tại địa bàn cơ sở.
Chi đoàn thanh niên Công an huyện phối hợp các đội nghiệp vụ và công an các xã đã kịp thời xử lý hơn 300 vụ việc ngay từ đầu tại cơ sở; phối hợp cảm hóa, giáo dục hơn 100 đối tượng có tiền án, tiền sự, người chấp hành xong án phạt tù trở về địa phương; tiếp nhận 60 tin báo tố giác tội phạm có giá trị giúp lực lượng công an điều tra, làm rõ 15 vụ phạm pháp hình sự và nhiều hành vi vi phạm pháp luật khác...
Cán bộ công an xuống đồng giúp người dân thu hoạch lúa (Ảnh: Anh Tú).
Thông qua các hoạt động này, tình hình an ninh trật tự tại các địa bàn dần đi vào ổn định, không xảy ra xung đột, mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân, không xảy ra tình hình phức tạp về an ninh trật tự hoặc hình thành điểm nóng
Đặc biệt, hàng tuần, hàng tháng và hàng quý, Chi đoàn thanh niên Công an huyện Quỳ Hợp tổ chức các hoạt động hành quân dã ngoại hướng về cơ sở.
"Ngoài khoản kinh phí đóng góp hàng tháng và nguồn huy động xã hội hóa, hơn 1.200 lượt cán bộ, chiến sĩ, đoàn viên, thanh niên trong đơn vị phối hợp lực lượng công an các xã đã tham gia đóng góp ngày công giúp các địa phương làm đường giao thông, công trình vui chơi, sửa nhà, giúp bà con phát triển kinh tế...
Trong các hoạt động này, cán bộ, chiến sĩ Công an huyện Quỳ Hợp sẽ có 24h cùng ăn, cùng ở, cùng làm, cùng giúp nhân dân, qua đó đã tăng cường mối quan hệ gắn bó máu thịt giữa lực lượng công an huyện với nhân dân, góp phần xây dựng hình ảnh, phong cách người chiến sĩ công an nhân dân đẹp hơn trong lòng nhân dân", Thượng úy Trần Văn Quý cho hay.
">Lan tỏa hình ảnh người chiến sĩ công an qua mô hình "24h trải nghiệm"
Chia sẻ tại chương trình, PGS.TS Trần Hữu Đức với hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực quản trị và tư vấn nguồn nhân lực, cho rằng Việt Nam hiện đứng thứ 3 Đông Nam Á về số lượng doanh nghiệp khởi nghiệp. Tuy nhiên, trong vòng 5 năm kể từ khi bắt đầu, khoảng 95-97% doanh nghiệp sẽ "rơi rụng".
PGS. TS Trần Hữu Đức (Ảnh: Nhật Quang).
Theo ông Đức, bạn trẻ muốn khởi nghiệp phải dựa vào nhiều yếu tố. Muốn tư duy toàn cầu, cần biết mình là ai, thế mạnh, nguồn lực, đam mê của mình, sau đó mới tính đến các yếu tố khác để bước vào con đường khởi nghiệp đầy chông gai.
Ông Đức giải thích: "Chúng ta khởi đầu nhỏ với tầm nhìn toàn cầu. Muốn tư duy toàn cầu, đừng quên gốc gác của mình. Chúng ta cần nhận ra những gì mình có từ bên trong như đam mê, năng khiếu, và các giá trị cá nhân".
Ông cũng khuyên rằng việc khởi nghiệp không chỉ cần đến lòng đam mê và sự kiên trì, mà còn phải tận dụng sức trẻ, sự hỗ trợ từ các chương trình học, công nghệ và thông tin, và các dự án thi khởi nghiệp để phát triển.
Theo ông, sự cần thiết của việc đa dạng hóa sản phẩm và nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ để cạnh tranh. Ông khuyên các bạn trẻ khởi nghiệp cần có chút mạo hiểm, nhưng cũng phải thận trọng.
"Chân đạp đất nhưng mắt phải nhìn xa thì mới đi tới được," ông nói. Cạnh tranh bằng chất lượng là chiến lược bền vững cho các doanh nghiệp khởi nghiệp, bởi vì cạnh tranh bằng giá cả có thể mang đến những rủi ro dài hạn, thậm chí gây hại cho chính sự phát triển của start-up.
Với 4 lần khởi nghiệp đầy thách thức, ông Nguyễn Trung Dũng, Chủ tịch Công ty cổ phần DH Foods, chia sẻ kinh nghiệm về việc làm thế nào để trải qua nhiều giai đoạn "lên bờ xuống ruộng".
Ông Dũng kể: "Năm 28 tuổi, ông lần đầu thử sức với một công ty thủ công mỹ nghệ, và đến năm 31 tuổi, ông tiếp tục lần khởi nghiệp thứ hai dù số vốn đang ở mức âm. Năm 2007, ông Dũng quay lại với lần khởi nghiệp thứ ba ở tuổi 45, nhưng sự khủng hoảng kinh tế toàn cầu khiến ông phải trắng tay".
Ông Nguyễn Trung Dũng, Chủ tịch Công ty cổ phần DH Foods (Ảnh: Nhật Quang).
Đến năm 2012, ở tuổi 50 và sau 30 năm sinh sống tại Ba Lan, ông Dũng trở về Việt Nam và quyết định khởi nghiệp lần thứ tư với doanh nghiệp hiện nay. Với ước mơ mang gia vị đặc sản Việt Nam ra thế giới, ông Dũng thành lập thương hiệu gia vị sạch, không sử dụng màu tổng hợp hay chất bảo quản nhân tạo.
Nhìn nhận từ góc độ thực tiễn, ông Trung Dũng cho rằng khởi nghiệp là một hành trình dài, không phải một phong trào nhất thời. Điều này đòi hỏi các bạn trẻ phải có ý chí và nghị lực mạnh mẽ để có thể đứng lên dù trải qua bao nhiêu lần thất bại.
Khởi nghiệp là hành trình, không phải đích đến. Chưa bao giờ quá muộn để bắt đầu. Cần có tư duy lớn và không ngừng phấn đấu vì mỗi hành trình khởi nghiệp đều có thể thành công nếu dám ước mơ, kiên nhẫn, học hỏi từ những trải nghiệm thực tế.
"Có sai thì đứng lên làm tiếp, không làm cái này sẽ làm cái khác. Quan trọng là sống và tồn tại được," ông Dũng chia sẻ.
">Cứ 5 năm kể từ khi khởi nghiệp, có đến 95% doanh nghiệp "rơi rụng"
"Cùng một căn chung cư chưa bán được nhưng mức giá chủ nhà đưa ra càng cao hơn trước đó. Ví dụ một căn nhà có diện tích 68m2 tại Mỹ Đình (Nam Từ Liêm, Hà Nội) thời điểm tháng 9 được rao bán với giá khoảng 3,3 tỷ đồng. Vẫn căn nhà này, chủ nhà đang chào bán với giá 3,7 tỷ đồng", anh nói. Giữa lúc giá rao bán chung cư liên tục "nhảy múa", anh Ngữ đã tạm dừng kế hoạch mua nhà và chờ tới khi giá hạ nhiệt.
Hay như anh Trần Văn Cường (quê Bắc Giang) cho biết, 2 tháng nay gia đình anh đã đi xem nhà tại nhiều dự án chung cư trên địa bàn Hà Nội. Tuy nhiên, anh Cường ngã ngửa vì mức giá rao bán chung cư được chủ nhà đưa ra ngày càng cao và nhanh.
Một số người dừng kế hoạch mua nhà vì giá rao bán tăng nhanh (Ảnh minh họa: Trần Kháng).
Cách đây 10 ngày, anh Cường được chủ một căn chung cư tại quận Hoàng Mai (TP Hà Nội) có diện tích 72m2, thiết kế 2 phòng ngủ báo giá 4,3 tỷ đồng, tương đương 60 triệu đồng/m2. Tuy nhiên, mới đây cũng căn chung cư này chủ nhà báo anh Cường giá đã tăng lên 4,7 tỷ đồng.
"Giá chung cư tăng nhanh khiến tôi băn khoăn không biết nên mua ngay hay chờ bình ổn. Nếu tôi mua luôn có thể giá lại quay đầu giảm, vì đã tăng cao trước đó. Còn nếu không mua, tôi e ngại giá chung cư tiếp tục tăng", anh nói.
Theo dữ liệu của một đơn vị nghiên cứu thị trường, giá bán bình quân của chung cư trên phạm vi toàn quốc vào thời điểm quý I/2021 là 35 triệu đồng/m2. Đến quý III/2024, giá bán đã tăng lên 51 triệu đồng/m2. Như vậy trong 4 năm, giá chung cư đã tăng 45%, tức mỗi năm tăng hơn 10%.
Vì đâu giá chung cư "sốt"?
Chuyên gia bất động sản Nguyễn Quốc Anh cho rằng, có nhiều nguyên nhân dẫn đến câu chuyện tăng giá nóng sốt của phân khúc chung cư.
Thứ nhất, thị trường bất động sản có tính chất chu kỳ. Cụ thể, giá chung cư tăng do bản chất thị trường đang trong giai đoạn phục hồi. Trước đó vào giữa năm 2024, đơn vị này từng dự báo về sự phục hồi của từng loại hình bất động sản, trong đó loại hình phục hồi đầu tiên sẽ là sản phẩm mang tính chất ở thực.
Sau khi trải qua giai đoạn khó khăn, tâm lý của nhà đầu tư trên thị trường bất động sản rất yếu. Điều sợ nhất khi đầu tư không phải là việc bất động sản giảm giá mà là sợ sản phẩm không có thanh khoản. Do đó, hiện nhà đầu tư tìm đến các loại hình có pháp lý chắc chắn, mang tính chất dòng tiền, ít nhất có thể cho thuê như chung cư.
Nguyên nhân thứ hai là nguồn cung chưa đáp ứng được nhu cầu thị trường, trong khi lực cầu là rất lớn. Đơn cử như ở Hà Nội, mỗi năm cần thêm khoảng 100.000-170.000 căn hộ mới, trong khi nguồn cung từ đầu năm mới đáp ứng khoảng 30.000 căn, năm 2023 khoảng 10.000 căn.
Đồng thời, sức tụ dân của các đô thị là rất lớn. Một số nước như Hàn Quốc, Trung Quốc,... mặc dù đã có hệ thống giao thông tốt, thuận tiện di chuyển đến tất cả các tỉnh thành, song người dân vẫn chủ yếu sinh sống và làm việc ở các thành phố lớn. Việt Nam cũng không ngoại lệ. Việc mua nhà ở các đô thị lớn chưa bao giờ là dễ dàng. Càng ngày, người dân càng tập trung nhiều, mặt bằng giá rất khó giảm.
Bên cạnh đó, sản phẩm bất động sản ngày càng tập trung nhiều ở các phân khúc giá cao. Minh chứng là đầu năm 2020, phân khúc cao cấp trở lên (giá trên 55 triệu đồng/m2) chỉ chiếm khoảng 6% tổng cung. Đến quý III năm nay, các sản phẩm này đã chiếm khoảng 60%.
Theo vị chuyên gia, trong bối cảnh lượng cung trên thị trường ít, chủ đầu tư sau khi gỡ được pháp lý và ra hàng thì chủ yếu tập trung vào phân khúc từ trung cấp trở lên (giá trên 35 triệu đồng/m2).
"Phải trải qua khoảng thời gian rất lâu mới ra được dự án, trong khi giá đất vẫn tăng hàng ngày, việc chủ đầu tư quyết định ra hàng chung cư với mức giá từ trung cấp trở lên cũng là theo logic", ông Quốc Anh nói.
Một khu chung cư tại Hà Nội (Ảnh: Dương Tâm).
Nguyên nhân thứ ba là yếu tố tâm lý thị trường. Cụ thể, thời điểm giá chung cư tăng chưa nhiều, người dân có xu hướng chờ giảm giá. Nhưng khi thấy giá tăng khoảng 10 - 20%, tất cả mọi người đều đổ vào mua vì sợ giá sẽ tiếp tục tăng nữa. Việc này bồi thêm một đòn tâm lý khiến cho thị trường lại dội lên.
"Thực tế, thị trường đã nóng rất mạnh trong khoảng một năm vừa qua. Như vậy, nguyên nhân còn xuất phát từ việc tâm lý của người dân khá sốt ruột sau thời gian đợi chờ giá chung cư xuống", ông Quốc Anh kết luận.
Nguyễn Văn Đính - Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) - đánh giá giai đoạn vừa qua giá chung cư tăng bất thường, đặc biệt tại Hà Nội. Hiện tượng này chắc chắn có sự tác động từ nhóm lợi ích trong khi bối cảnh kinh tế, thị trường cũng như thu nhập của người dân chưa hồi phục.
"Giá nhà tăng cao, nhưng giao dịch lại không xuất hiện, đây có thể là chiêu trò nào đó của một nhóm đầu tư có mục đích không trong sáng", ông Đính thẳng thắn nói.
Theo ông, những nhóm lợi ích này thực hiện được các chiêu trò thổi giá xuất phát từ thực tế nguồn cung căn hộ chung cư đang có vấn đề. Trong vài năm gần đây, thị trường không có dự án mới được phê duyệt cấp phép đầu tư. Các dự án trên thị trường chủ yếu là dự án cũ và được mua đi bán lại. Nguồn cung vừa thiếu vừa kém chất lượng, cung cho người dân, người thu nhập thấp rất ít, cấu trúc sản phẩm không phù hợp.
Bên cạnh đó, phần lớn nguồn cung mới tiếp tục được hoàn thiện ở mức tiêu chuẩn cao với chi phí đầu tư, chi phí đất đai tăng cao, các chủ đầu tư cũng kỳ vọng lợi nhuận cao hơn trước. Do đó, mặt bằng giá chung cư sơ cấp rất khó giảm. Giá chung cư ở thị trường sơ cấp tăng cao đã kéo theo giá tại thị trường thứ cấp cũng tăng đột biến.
Hiện nay, tâm lý của người mua nhà đã dần trùng xuống khi giá chung cư liên tục tăng cao từ đầu năm tới nay.
Giao dịch chung cư chững lại nhưng được dự báo khó giảm trong ngắn hạn (Ảnh: Trần Kháng).
Ông Phạm Đức Toản - Tổng giám đốc EZ Property - cho rằng, thời gian qua giá căn hộ chung cư chỉ nóng cục bộ tại Hà Nội do chênh lệch giữa cung và cầu. Đến nay, giá chung cư Hà Nội đã vượt đỉnh.
"Tôi có một nhóm bạn đều là những người có thu nhập cao nhưng nhìn vào giá chung cư hiện tại họ đều cho rằng quá cao, không tương xứng với giá trị và rất khó tiếp cận", ông nói.
Giá chung cư quá cao nên nhiều người tạm dừng kế hoạch mua nhà cho rằng mức giá không tương xứng. Do đó, thanh khoản chung cư thời gian qua rất ít. Ông Toản dự đoán, từ nay tới cuối năm giá chung cư sẽ khó tăng tiếp. Tuy nhiên, cũng sẽ rất khó để giá chung cư giảm, trừ trường hợp những người cần tiền giảm giá để bán nhanh.
Nguyễn Văn Đính nêu, để giảm giá nhà chung cư ở Hà Nội cần nỗ lực đẩy nhanh tiến độ các dự án xây dựng nhà ở xã hội. Chủ động điều tiết nguồn cung bằng cách sử dụng hiệu quả công cụ lập, điều chỉnh quy hoạch, bố trí thêm quỹ đất sạch giúp các nhà đầu tư triển khai dự án nhà ở xã hội ngay khi lập quy hoạch.
Về lâu dài để ổn định giá nhà chung cư nói riêng và các sản phẩm nhà ở nói chung cần phải có sự tham gia quyết liệt từ phía Nhà nước. Trong đó, cần tiếp tục thúc đẩy phát triển hạ tầng giao thông, rút ngắn thời gian di chuyển từ khu vực vệ tinh tới trung tâm thành phố, nguồn cung đến từ khu vực vùng ven sẽ kéo giảm giá nhà.
">Giao dịch chững nhưng giá rao bán chung cư Hà Nội vẫn tăng như "lên đồng"
Nhận định, soi kèo Atletico Bucaramanga vs Fortaleza, 08h10 ngày 14/4: Trên đà hưng phân
Người lao động ở Nhật Bản (Ảnh: AP).
Dự đoán, cho đến hết năm 2024, tổng số nhân viên tự nguyện nghỉ việc sẽ vượt quá 10.000 người, đạt mức cao nhất kể từ sau giai đoạn Covid-19.
Được biết, những doanh nghiệp lớn như Nissan Motor đã có kế hoạch cắt giảm 9.000 nhân sự trên toàn thế giới. Takeda Pharmaceutical đang kêu gọi nhân viên tự nguyện nghỉ việc với số lượng không giới hạn.
Công ty Fujitsu dành riêng 20 tỷ yên để chi trả cho các khoản bồi thường sau đợt cắt giảm biên chế. Dai-ichi Life Holdings kỳ vọng sẽ có 1.000 nhân viên trên 49 tuổi tự nguyện nghỉ việc.
Năm 2021, Nhật Bản từng ghi nhận 15.892 người thất nghiệp, chủ yếu ở lĩnh vực như lữ hành và bán lẻ, do tác động của dịch bệnh.
Trước đó, tính đến tháng 7, tỷ lệ thất nghiệp ở Nhật đã tăng 2,7%, đạt mức 6,3%, tương đương với 1,87 triệu người. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do nhiều người lao động chủ động tìm kiếm cơ hội làm việc tốt hơn.
Phan Hằng
">Hơn 9.000 người bị công ty đề nghị tự nguyện nghỉ việc
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung tiếp bà Cristina Romila, Đại sứ Romania tại Việt Nam, sáng 13/8 (Ảnh: Tống Giáp).
Trân trọng người lao động Việt
Gặp lãnh đạo Bộ LĐ-TB&XH, Đại sứ Cristina Romila cho biết, chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Romania vừa qua là dấu mốc quan trọng, thúc đẩy mối quan hệ hai nước lên một tầm cao mới.
Trong chuyến thăm đó, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung đã ký kết Bản ghi nhớ về hợp tác trong lĩnh vực lao động và an sinh xã hội giữa Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Việt Nam và Bộ Lao động và Đoàn kết xã hội Romania. Thời gian tới, Romania mong muốn tiếp tục mở rộng và đa dạng hóa hợp tác trong lĩnh vực lao động.
Chia sẻ với Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, bà Cristina Romila cho biết: "Chúng tôi biết ơn và trân trọng người lao động Việt Nam vì những đóng góp rất to lớn đối với sự phát triển của Romania thời gian qua".
Bà Cristina Romila cho biết thêm, những năm qua, rất nhiều công dân Romania sang Việt Nam. Tương tự, người Việt Nam sang định cư, công tác tại quốc gia này cũng ngày một tăng.
Đại sứ Cristina Romila đánh giá rất cao nhân lực Việt Nam (Ảnh: Tống Giáp).
Do đó, Bộ Lao động và Đoàn kết xã hội Romania đã soạn thảo bản giới thiệu hệ thống bảo hiểm gửi tới lãnh đạo Bộ LĐ-TB&XH Việt Nam và mong muốn nhận lại bản giới thiệu về luật BHXH của Việt Nam để xem xét khả năng hợp tác giữa hai nước.
"Đặt hàng" nhân lực
Đồng tình, đánh giá cao các ý kiến của Đại sứ Cristina Romila, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nhấn mạnh, hợp tác chung giữa Việt Nam - Romania những năm vừa qua đã phát triển tốt đẹp trong lĩnh vực ngoại giao, kinh tế - xã hội, lao động - việc làm…
Bộ trưởng cho biết, qua những lần tiếp xúc với lao động Việt Nam tại Romania, ông nhận được những phản hồi hết sức tích cực, đặc biệt là sự quan tâm của nhà nước đối với người lao động.
Theo Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, hiện có khoảng 2.600 lao động Việt đang làm việc tại Romania. Mức lương cơ bản của người lao động dao động từ 650-1.000 USD/tháng (chưa bao gồm lương làm thêm ngoài giờ).
Người lao động Việt Nam đi làm việc tại Romania theo các hợp đồng ký kết giữa các doanh nghiệp của hai nước, được hưởng 2 loại bảo hiểm, bảo hiểm y tế và bảo hiểm tai nạn lao động.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung chia sẻ với Đại sứ Cristina Romila các vấn đề liên quan đến lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội (Ảnh: Tống Giáp).
Bộ trưởng cũng đánh giá cao các cơ quan chức năng của Romania trong việc bảo vệ quyền của người lao động Việt Nam đi làm việc tại quốc gia này.
Ông dẫn chứng, giai đoạn 2020-2021, khi đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, nhiều nhà máy bị thu hẹp sản xuất, các cơ quan chức năng của Romania đã luôn quan tâm, giám sát và hỗ trợ các doanh nghiệp tiếp nhận lao động Việt Nam, đảm bảo lương và thu nhập cho người lao động.
Chia sẻ thêm với Đại sứ Cristina Romila, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết, Việt Nam là quốc gia đang phát triển, nền kinh tế có độ mở lớn, năng động, dựa trên các tiềm năng sẵn có và hợp tác quốc tế.
Việt Nam hiện tập trung vào 3 đột phá chiến lược trong nhiệm kỳ Đại hội XIII, là đột phá về thể chế, hạ tầng và phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao.
"Chúng tôi đang trong thời kỳ dân số vàng. Với quy mô dân số hơn 100 triệu dân, Việt Nam có tới 56 triệu người trong độ tuổi lao động. Đây là lợi thế vô cùng lớn.
Thời gian tới, chúng tôi tranh thủ tận dụng lợi thế này, tập trung bồi dưỡng, đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Việt Nam cũng cập nhật xu thế, chú trọng đào tạo một số ngành nghề mới như nhân lực làm chíp bán dẫn, hydrogen và nhân lực tín chỉ cacbon.
Việt Nam phấn đấu trở thành điểm đến tìm kiếm nhân công cho nhiều quốc gia đang cần nguồn nhân lực ngành bán dẫn", Bộ trưởng nhấn mạnh.
Theo Bộ trưởng, hằng năm, ngoài đào tạo việc làm trong nước cho khoảng 1,5 triệu người, Việt Nam phái cử khoảng 150.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài.
Ngoài các thị trường truyền thống như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan… gần đây, Việt Nam tăng cường mở rộng hợp tác với Đức - một trong những thị trường lao động có mức thu nhập và điều kiện làm việc tốt.
Bộ trưởng cho biết, hiện có nhiều quốc gia "đặt hàng" Việt Nam cung cấp lượng lớn nhân lực.
Liên quan đến bản ghi nhớ giữa hai nước, người đứng đầu ngành LĐ-TB&XH Việt Nam giao các cơ quan chuyên môn của Bộ nghiên cứu, cùng trao đổi với Bộ Lao động và Đoàn kết xã hội Romania, sớm hiện thực hóa các nội dung đã ký kết.
"Chúng ta phải cùng nhau nghiên cứu cơ chế để đảm bảo quyền lợi cho người lao động của hai nước, đặc biệt là về chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, chăm sóc người già", Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nói.
">Nhiều quốc gia "đặt hàng" Việt Nam cung cấp nguồn nhân lực
Một ngôi nhà bị ngập lụt do bão Yagi gây ra ở Pampanga, Philippines, ngày 5/9 (Ảnh: Reuters).
Bão Yagi, được coi là cơn bão mạnh nhất châu Á trong năm 2024, đã gây ra sự tàn phá trên khắp miền nam Trung Quốc và Đông Nam Á trong tuần qua, khiến nhiều người thiệt mạng.
Cơn bão này có đặc điểm là lượng mưa lớn và gió mạnh, gây ra thiệt hại lớn về người và của.
Bão Yagi càn quét qua Trung Quốc vào cuối tuần trước (Ảnh: Reuters).
Đầu tiên, cơn bão đầu tiên đổ bộ vào Philippines, nơi nó cướp đi sinh mạng của 16 người và gây thiệt hại 4 triệu USD. Sau đó, Yagi tiếp tục di chuyển về phía tây, càn quét qua miền nam Trung Quốc, khiến ít nhất 4 người thiệt mạng và gây thiệt hại lớn về tài sản.
Siêu bão tiếp tục đi qua Việt Nam, Thái Lan, Myanmar và Lào, gây ra lũ lụt, lở đất, khiến hàng trăm người thiệt mạng.
Một khu vực ở Hà Nội, Việt Nam bị ngập lụt do bão Yagi (Ảnh: Reuters).
Gần một tuần sau khi cơn bão đổ bộ, nhiều khu vực ở miền bắc Việt Nam và miền bắc Thái Lan vẫn còn ngập nước. Lũ lụt liên tục đã gây ra sự gián đoạn trên diện rộng và các cộng đồng dân cư đang phải đối mặt với những thách thức nghiêm trọng và hậu quả mà bão để lại.
Sự kết hợp giữa lũ lụt nghiêm trọng và nguy cơ lở đất đang đến gần đang làm cho cuộc khủng hoảng ở những khu vực bị ảnh hưởng này trở nên đáng lo ngại hơn.
Một khu vực bị ngập lụt sau tác động của bão Yagi, tại Chiang Rai ở tỉnh phía bắc Thái Lan, ngày 13/9 (Ảnh: Reuters).
Tại Thái Lan, tỉnh Chiang Rai ở phía bắc đang hứng chịu lũ lụt nghiêm trọng. Nhiều ngôi nhà và làng mạc ven sông đã bị ngập, khiến hoạt động cứu hộ trở nên phức tạp.
Kể từ giữa tháng 8, ít nhất 33 người ở Thái Lan đã tử vong do các sự cố liên quan đến mưa, với chín trường hợp tử vong được báo cáo chỉ riêng trong tuần này.
Myanmar thông báo vào ngày 13/9 rằng ít nhất 36 người đã thiệt mạng và 235.000 người phải di dời do cơn bão.
Hàng triệu người trên khắp Đông Nam Á đang phải đối mặt với hậu quả tàn phá của Yagi, khi nhiều khu vực vẫn bị cô lập, mất điện, mất nước.
Người dân bị ảnh hưởng bởi lũ lụt đang chờ thuyền cứu hộ đến Taungoo, Bago, Myanmar vào ngày 14/9 (Ảnh: AFP).
Các chuyên gia từ lâu đã cảnh báo rằng nhiệt độ của đại dương tăng cao đang dẫn đến những cơn bão dữ dội và gây tàn phá nghiêm trọng hơn.
Theo một nghiên cứu được công bố vào tháng 7, biến đổi khí hậu đang khiến các cơn bão hình thành gần bờ biển hơn, mạnh lên nhanh hơn và lưu lại trên đất liền lâu hơn.
Các quốc gia đang phát triển không đóng góp nhiều vào quá trình gây ra biến đổi khí hậu như các nước phát triển nhưng lại đang phải gánh chịu những tác động nghiêm trọng nhất, theo các chuyên gia.
Điều này cho thấy nhu cầu cấp thiết cần phải hành động để đối phó với biến đổi khí hậu toàn cầu và hỗ trợ cho các khu vực bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi hiện tượng này.
">Một tuần siêu bão Yagi càn quét gây tàn phá nặng nề cho Đông Nam Á