您现在的位置是:NEWS > Thế giới
Bánh ga tô Nikon D700
NEWS2025-01-19 11:28:19【Thế giới】6人已围观
简介Nikon D700 ra mắtánhgatôxem lịch vạn niênxem lịch vạn niênxem lịch vạn niên、、
Nikon D700 ra mắt
ánhgatôxem lịch vạn niên很赞哦!(4321)
相关文章
- Nhận định, soi kèo Al Hilal vs Al Fateh, 22h05 ngày 16/1: Khó cho cửa trên
- Gia đình biến vườn nhỏ thành nông trại, mỗi năm thu về cả tấn rau
- Nga gây cơn ác mộng mới với lá chắn phòng không Ukraine
- 100 triệu đồng/m2 đất Thanh Oai: Ban tổ chức hé lộ thông tin bất ngờ
- Siêu máy tính dự đoán Inter Milan vs Bologna, 2h45 ngày 16/1
- Bộ TN&MT đề xuất xây dựng bảng giá đất đến từng thửa đất
- Đà Nẵng đang tìm tổ chức đấu giá 123 lô đất ở, khởi điểm 720 tỷ đồng
- Khai thác quỹ đất khoảng 3.000ha dọc đường ven biển ở Bình Định
- Soi kèo góc West Ham vs Fulham, 2h30 ngày 15/1
- Ông Đặng Lê Nguyên Vũ đòi lại đất ở Lâm Đồng
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo Arsenal vs Tottenham, 3h00 ngày 16/1: Nhọc nhằn vượt ải
- Khu vườn tươi tốt của người đàn ông ấp ủ tình yêu làm vườn từ năm 8 tuổi
(Dân trí) - Khu vườn của Joe Lamp'l khiến nhiều người ngưỡng mộ khi được trồng hoàn toàn bằng phương pháp hữu cơ với đủ loại rau quả xanh tươi mát mắt.
Thay vì sử dụng hóa chất, Joe sẵn sàng chấp nhận thiệt hại đối với cây trồng khi có sâu bệnh. Ông sử dụng hàng rào chắn để chủ động ngăn chặn các loại côn trùng có cánh gây hại và dành ít nhất vài phút mỗi ngày để kiểm tra cây trồng của mình.
">Khu vườn tươi tốt của người đàn ông ấp ủ tình yêu làm vườn từ năm 8 tuổi
- Điểm đáng chú ý xung quanh tên lửa Nga tuyên bố "không thể đánh chặn"Thành Đạt
(Dân trí) - Nga đã thử nghiệm thành công và sắp đưa vào sản xuất hàng loạt tên lửa Oreshnik trong bối cảnh xung đột Ukraine leo thang.
Tên lửa Oreshnik mới được Nga công bố đã nhanh chóng trở thành tâm điểm chú ý của cộng đồng quốc tế. Được Tổng thống Vladimir Putin công bố vào ngày 21/11, vũ khí siêu vượt âm tầm trung này được coi là một bước tiến đáng kể trong năng lực tên lửa của Moscow. Đây là một bước tiến có thể tác động đáng kể đến cả cuộc xung đột Ukraine và an ninh quốc tế.
Với tốc độ và độ chính xác được Nga tuyên bố là không có đối thủ, cùng triển vọng sản xuất hàng loạt trong tương lai gần, tên lửa Oreshnik có thể là một bước ngoặt đối với chiến dịch quân sự của Moscow.
Vũ khí mới, không phải bản nâng cấp
Trái ngược với một số nhận định, Tổng thống Putin khẳng định tên lửa Oreshnik không phải là bản nâng cấp của hệ thống tên lửa thời Liên Xô. Thay vào đó, Oreshnik là tên lửa hoàn toàn mới, được phát triển dựa trên công nghệ hiện đại của Nga.
Tổng thống Putin nhấn mạnh tên lửa này đại diện cho đỉnh cao nỗ lực của "Nước Nga mới", ám chỉ đến những bước tiến của Nga sau khi Liên Xô sụp đổ vào năm 1991.
"Tên lửa được tạo ra trên cơ sở những phát triển hiện đại, mới nhất", ông Putin tuyên bố.
Tốc độ và độ chính xác siêu vượt âm
Tên lửa Oreshnik được mô tả là vũ khí tầm trung có độ chính xác cao, với tốc độ siêu vượt âm. Tổng thống Putin nói rõ rằng mặc dù không được coi là vũ khí "chiến lược", nhưng khả năng của Oreshnik vẫn rất đáng gờm.
"Do sức mạnh tấn công của tên lửa này, đặc biệt là khi sử dụng phối hợp, quy mô lớn, thậm chí kết hợp với các hệ thống tầm xa có độ chính xác cao khác, việc sử dụng Oreshnik sẽ có sức mạnh tương đương với vũ khí chiến lược", ông Putin cho biết.
Tên lửa Oreshnik được thiết kế để bay với tốc độ lên tới Mach 10 (khoảng 12.200km/h), tức là gấp khoảng 10 lần tốc độ âm thanh. Tốc độ cao khiến Oreshnik rất khó bị đánh chặn bằng các hệ thống phòng thủ tên lửa hiện tại.
Tổng thống Putin khẳng định "không có phương tiện nào trên thế giới có thể đánh chặn các tổ hợp kiểu Oreshnik", đồng thời giải thích rằng các hệ thống phòng thủ tên lửa của phương Tây, bao gồm những hệ thống được triển khai ở Tây Âu, không thể đánh chặn các tên lửa di chuyển nhanh như vậy.
Lần đầu tiên sử dụng trong chiến đấu
Tên lửa Oreshnik lần đầu tiên được sử dụng trong hoạt động tác chiến vào ngày 21/11, khi tấn công một cơ sở quốc phòng của Ukraine tại thành phố Dnepropetrovsk. Mục tiêu là khu phức hợp công nghiệp Yuzhmash, một địa điểm quốc phòng quan trọng của Ukraine, nơi sản xuất thiết bị tên lửa.
Tổng thống Putin tuyên bố cuộc tấn công là phản ứng trước việc Kiev sử dụng tên lửa tầm xa, như hệ thống ATACMS của Mỹ và Storm Shadow của Anh, để tấn công lãnh thổ Nga.
"Xung đột khu vực ở Ukraine đã có các yếu tố mang tính toàn cầu", ông Putin nói, đồng thời nhấn mạnh những tác động lớn hơn từ việc phương Tây can dự vào cuộc xung đột.
Sản xuất và triển khai hàng loạt
Sau thử nghiệm thành công và lần đầu tiên sử dụng vũ khí mới, Nga đã cam kết sản xuất hàng loạt tên lửa Oreshnik.
"Việc sản xuất hàng loạt Oreshnik đã được tiến hành thực tế", ông Putin xác nhận, với các tên lửa được lên kế hoạch đưa vào Lực lượng tên lửa chiến lược (RSVS) của Nga.
Điều này cho thấy tên lửa Oreshnik sẽ trở thành một phần quan trọng trong chiến lược quân sự dài hạn của Nga, với tiềm năng triển khai rộng rãi trong những tháng tới.
Tổng thống Putin lưu ý, quá trình phát triển tên lửa diễn ra nhanh chóng và hiệu quả, với các công nghệ trong nước đảm bảo rằng Moscow đã "giải quyết các vấn đề thay thế việc nhập khẩu". Điều này cho thấy Nga đã xoay xở để phát triển Oreshnik hoàn toàn bằng nguồn lực của riêng mình, giảm thiểu sự phụ thuộc vào nước ngoài.
Tác động toàn cầu và tầm quan trọng chiến lược
Tên lửa Oreshnik có khả năng thay đổi cục diện của cuộc xung đột Ukraine. Theo tướng Sergei Karakayev, người đứng đầu Lực lượng tên lửa chiến lược của Nga, Oreshnik "có thể tấn công các mục tiêu trên khắp châu Âu". Điều này khiến tên lửa không chỉ là vũ khí mạnh mẽ trong bối cảnh xung đột Ukraine đang diễn ra, mà còn có thể có những tác động địa chính trị rộng hơn nếu căng thẳng leo thang hơn nữa.
Mặc dù Nga chưa mô tả rõ ràng Oreshnik là vũ khí hủy diệt hàng loạt, nhưng độ chính xác và sức mạnh hủy diệt của tên lửa này đồng nghĩa với việc nó có thể được sử dụng để nhắm vào cơ sở hạ tầng quan trọng ở các quốc gia mà Moscow coi là đối thủ. Theo Tổng thống Putin, tên lửa mới đã mang lại cho Nga một lợi thế công nghệ mà hiện tại không có quốc gia nào có thể sánh kịp.
Phản ứng quốc tế và diễn biến trong tương lai
Tên lửa Oreshnik đã gây báo động ở phương Tây. Việc sử dụng vũ khí mới này, kết hợp với xung đột ở Ukraine, đã thúc đẩy Kiev kêu gọi tăng cường phòng không.
Các quan chức Ukraine đã tiếp cận Mỹ để thảo luận về việc cung cấp các hệ thống phòng không tiên tiến, có thể bao gồm hệ thống Patriot hiện đại hoặc thậm chí là hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis. Tuy nhiên, không có bằng chứng nào cho thấy chúng sẽ có hiệu quả trong việc đối phó với Oreshnik.
Theo RT">Điểm đáng chú ý xung quanh tên lửa Nga tuyên bố "không thể đánh chặn"
- Du lịch Móng Cái đón hàng triệu du khách trở lạiTrường Thịnh
(Dân trí) - Nhờ vị trí đắc địa giáp biên giới Việt - Trung, hạ tầng giao thông hiện đại và loạt chính sách kích cầu của Quảng Ninh, TP Móng Cái đang trở thành một trong những điểm đến hấp dẫn hàng đầu khu vực Đông Bắc.
Màn "lột xác" của thành phố vùng biên
Trong dịp nghỉ Lễ Quốc khánh 2/9, TP Móng Cái là một trong những điểm đến du lịch thu hút nhiều du khách nhất của tỉnh Quảng Ninh, với tổng lượng khách ước đạt 60.000 lượt, khách lưu trú đạt 20.000 lượt. Lũy kế từ đầu năm, thành phố vùng biên đã đón 2,7 triệu lượt khách, tăng 60% so với cùng kỳ.
Ngoài phát huy các lợi thế vốn có của một thành phố ven biên, ven biển, Móng Cái đã tập trung khai thác nhiều sản phẩm du lịch đặc thù, như du lịch xe tự lái, du lịch biên giới tham quan Móng Cái - Đông Hưng và Phòng Thành (Trung Quốc), du lịch trải nghiệm ẩm thực Việt - Trung… Đồng thời, chiến lược "hai quốc gia, một điểm đến" cũng phát huy hiệu quả rõ rệt, khi chỉ trong 6 tháng đầu năm, tổng số xuất nhập cảnh qua các cửa khẩu tại Móng Cái đạt trên 3,5 triệu lượt, trong đó, hơn 862.000 lượt khách Trung Quốc nhập cảnh Việt Nam.
Trở lại Móng Cái sau 4 năm khó khăn bởi Covid-19, anh Vương Minh - một du khách đến từ TP Nam Ninh (Trung Quốc) - không khỏi ngạc nhiên trước sự thay đổi của thành phố này.
"Móng Cái đã thay đổi quá nhiều cả về cảnh quan đô thị cũng như sự đa dạng về dịch vụ và trải nghiệm. Việc đi lại cũng dễ dàng hơn khi Việt Nam mở rộng tuyến cao tốc đến gần cửa khẩu. Nhờ đó, chỉ mất hơn 1 giờ để đoàn xe tự lái của chúng tôi có thể tham quan những cảnh đẹp của vịnh Hạ Long, sau chuyến khám phá Móng Cái", anh Vương Minh chia sẻ.
Cũng có cảm nhận tương tự, gia đình anh Bảo Nam (Hà Nội) chỉ mất hơn 3 tiếng để di chuyển đến TP Móng Cái qua tuyến cao tốc dài và hiện đại nhất Việt Nam, Hà Nội - Hải Phòng - Hạ Long - Vân Đồn - Móng Cái.
"Cách đây 5 năm, riêng việc di chuyển đã ngốn mất của chúng tôi hơn nửa ngày trời ngồi trên xe khách. Nhưng nay hành trình đó đã được rút ngắn chỉ còn hơn 3 giờ, hơn nữa chúng tôi còn được ngắm nhiều cảnh đẹp trên cao tốc Vân Đồn - Móng Cái, khiến việc di chuyển trở nên nhẹ nhàng, thú vị hơn", anh Nam cho biết.
Trong tương lai không xa, lượng du khách sẽ còn tăng trưởng mạnh mẽ khi TP Móng Cái đang mở rộng các sản phẩm khác như MICE - loại hình du lịch kết hợp hội thảo, hội nghị với một lượng lớn khách đoàn trong và ngoài nước.
Sự xuất hiện của những điểm đến độc đáo, tầm cỡ quốc tế, mang tính biểu tượng cho du lịch thành phố như Vinhomes Golden Avenue cũng được đánh giá sẽ đóng vai trò là "thỏi nam châm" thu hút và giữ chân dòng du khách hàng triệu người từ Việt Nam và Trung Quốc trong hành trình du lịch xuyên biên giới.
Đón đầu làn sóng du lịch
Vinhomes Golden Avenue được kiến tạo không chỉ như một chốn sống đẳng cấp bậc nhất trong khu vực mà còn là một điểm dừng chân theo mô hình du lịch đa trải nghiệm tại một điểm đến. Đây chính là cơ hội hiếm có để đón đầu đà tăng trưởng của du lịch khi có kênh đầu tư mới, mô hình kinh doanh mới đón trúng tâm lý mới của du khách.
Được quy hoạch trở thành đô thị thương mại - du lịch đẳng cấp quốc tế, Vinhomes Golden Aveneu hội tụ đầy đủ hệ sinh thái dịch vụ, tiện ích 5 sao "họ Vin" cùng các tiện ích độc đáo đặt tại các phân khu thiết kế theo những chủ đề đặc sắc. Từ đó, cư dân và du khách sẽ có những trải nghiệm không ngừng nghỉ, thỏa mãn hoàn hảo mọi nhu cầu vào bất cứ thời điểm nào trong năm.
Trong đó, tại phân khu Asia Vibe, du khách sẽ trải nghiệm mua sắm, vui chơi, giải trí với sự giao thoa đặc sắc giữa văn hóa Việt Nam và châu Á. Với các khu phố tấp nập được quy hoạch độc đáo, đa dạng loại hình sản phẩm, dịch vụ, đây là điểm đến hấp dẫn cho hàng triệu du khách nghỉ ngơi, vui chơi và chia sẻ những điều thú vị trên một hành trình du lịch hàng trăm cây số.
Với hàng loạt căn shophouse, shopvilla mô hình ở kết hợp kinh doanh độc đáo, Asia Vibe không chỉ phù hợp để phát triển các loại hình F&B, dịch vụ làm đẹp, mua sắm tiêu dùng… mà còn mở ra cơ hội kinh doanh lưu trú, đáp ứng nhu cầu của dòng khách du lịch cũng như giao thương. Kết hợp với thế giới giải trí hiện đại tại phân khu Grand Europa mang đậm cảm hứng châu Âu, du khách sẽ có chuỗi trải nghiệm đa dạng và liền mạch, đưa Vinhomes Golden Avenue trở thành điểm đến cho nhóm gia đình và đặc biệt là du khách trẻ tuổi.
Cách đó không xa, phân khu Zen Harmony với cung điện kỳ sắc Phương Đông - tổ hợp chăm sóc sức khỏe tắm khoáng phong cách Phương Đông, vui chơi giải trí và ẩm thực lớn nhất miền Bắc sẽ thúc đẩy trào lưu du lịch "Wellness Tourism". Điểm đến này sẽ tạo nên điểm nhấn độc đáo cho du lịch Móng Cái, giúp thu hút du khách trong nước và quốc tế suốt 4 mùa trong năm.
Quy hoạch bài bản, độc đáo cùng sự đầu tư mạnh tay của Vingroup với các thương hiệu lớn như Vinhomes, Vinpearl, Vincom Retail, Vinmec… hiện diện sẽ tạo nên một hệ sinh thái kinh doanh hoàn thiện cho các nhà đầu tư, đồng thời mang tới cơ hội sinh lời khi dòng khách lớn đang quay trở lại.
">Du lịch Móng Cái đón hàng triệu du khách trở lại
Nhận định, soi kèo Al Karma vs Al Najaf, 21h00 ngày 15/1: Tin vào cửa dưới
- Xung đột Israel - Hamas bế tắc sau một năm đẫm máuNgọc Việt
(Dân trí) - Cuộc đột kích bất ngờ của Hamas khiến hơn 1.200 người thiệt mạng và khoảng 250 người bị bắt làm con tin vào ngày 7/10/2023, đã dẫn đến việc Israel trả đũa tấn công Dải Gaza.
Một năm tàn khốc: Dải Gaza thành nơi nguy hiểm, chết chóc nhất thế giới
Trong một năm qua, Dải Gaza - một trong những khu vực có mật độ dân cư đông đúc nhất thế giới - đã phải hứng chịu chiến dịch ném bom, bắn phá tàn khốc nhất trên thế giới kể từ khi chấm dứt Thế chiến II.
Theo số liệu cập nhật mới nhất về thiệt hại tại Dải Gaza từ Trung tâm Vệ tinh của Liên hợp quốc (UNOSAT) chỉ rõ, khoảng 66% tổng số tòa nhà và công trình xây dựng, tức 163.778 công trình tại đây bị hư hại, trong đó có 52.564 công trình đã bị phá hủy hoàn toàn.
Chiến dịch quân sự trả đũa của Israel nhằm vào Dải Gaza đã khiến ít nhất 41.870 người ở dải đất này thiệt mạng, trong đó có hơn 11.300 trẻ em. Những cuộc tấn công tàn khốc liên tiếp của Israel đã đẩy 2,4 triệu người Palestine sinh sống tại Dải Gaza vào thảm kịch nhân đạo.
Theo Người phát ngôn Cơ quan cứu trợ người Palestine của Liên hợp quốc (UNRWA) Louise Wateridge, trẻ em Palesitne ở Dải Gaza "không còn tuổi thơ", còn Người phát ngôn của Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) Jonathan Crickx phải thốt lên: "Gaza là nơi nguy hiểm nhất thế giới với trẻ em".
Ngày 5 và 6/10, hàng ngàn người đã biểu tình tại nhiều thành phố lớn trên thế giới như Paris, Rome, Manila, Cape Town, New York, Melbourne…, kêu gọi chấm dứt thảm cảnh ở Dải Gaza. Người tuần hành còn yêu cầu các chính phủ cứng rắn hơn với Israel.
Ngày 5/10, Tổng thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Antonio Guterres cũng kêu gọi chấm dứt ngay lập tức "tình trạng bạo lực và đổ máu" ở vùng lãnh thổ Gaza. Người đứng đầu tổ chức lớn nhất hành tinh cảnh báo việc Israel trả đũa Hamas đã khiến chiến sự lan rộng toàn khu vực Trung Đông.
Thực ra, việc tấn công và trả đũa lẫn nhau giữa chính quyền Israel và các tổ chức vũ trang của người Palestine, trong đó có Hamas, đã xảy ra từ lâu và hậu quả đã khiến máu của hai dân tộc Do Thái - Palestine nhuốm đỏ cả màu xanh hy vọng hòa bình.
Hàng trăm lần nghị quyết của LHQ về vấn đề Israel - Palestine đã bị Mỹ phủ quyết. Washington bị xem là đã hậu thuẫn cho hành động cứng rắn của chính quyền Israel chống người Palestine và bị nhiều bên chỉ trích.
Tuy nhiên, nếu tìm hiểu kỹ thì nguyên nhân không hoàn toàn chỉ do phía chính quyền Israel, mà ngay phía Hamas, khát vọng hòa bình của họ cũng bị chính họ làm nhạt nhòa trong những hoạt động bạo lực chống nhà nước Do Thái.
Vào năm 2015, Trung tâm Khảo sát và Nghiên cứu Chính sách Palestine (PCPSR) từng tiến hành cuộc thăm dò và kết quả là có 67% người Palestine ở Gaza và Bờ Tây được hỏi, ủng hộ việc sử dụng vũ khí để tấn công Israel, theo Telegraph.
Hậu quả là phần thiệt hại lớn hơn luôn thuộc về người Palestine khi bị Israel trả đũa. Vậy nhưng điều đó vẫn không chấm dứt và cuộc tấn công của Hamas vào Israel hôm 7/10/2023.
Cơ hội lịch sử cho người Palestine và người Do Thái bị bỏ lỡ
Ngược dòng thời gian, sau khi 33 thành viên Đại hội đồng LHQ thông qua Nghị quyết 181 về thành lập 2 nhà nước Palestine và Israel vào ngày 29/11/1947, đến ngày 14/5/1948, Israel thông qua bản Tuyên ngôn lập quốc, chính thức tuyên bố sự ra đời nhà nước Do Thái.
Nghị quyết 181 của LHQ là cơ hội lịch sử của cả hai dân tộc Do Thái và Palestine, nhưng chỉ có người Do Thái tận dụng được cơ hội.
Thủ lĩnh Hamas Ismail Haniyeh, người bị Israel ám sát gần đây, từng khẳng định: "Chúng tôi không bao giờ công nhận chính quyền nhà nước Do Thái và sẽ tiếp tục phong trào đấu tranh kiểu Jihad của chúng tôi tới khi giải phóng được Jerusalem", APtrích dẫn.
Đây là mục đích thiếu thực tế. Thứ nhất, nó vi phạm Nghị quyết 181 của LHQ về việc thành lập 2 nhà nước của người Palestine và người Do Thái. Thứ hai, nó kích động sử dụng bạo lực. Thứ ba, Israel là một thực thể chính trị hoàn thiện.
Bên cạnh đó, Israel còn có sự bảo trợ của Mỹ. Từ năm 1959 đến nay, Israel đã tiếp nhận 251,2 tỷ USD viện trợ quân sự của Mỹ. Riêng một năm qua, khi cuộc xung đột ở Dải Gaza bắt đầu, Mỹ đã chi ít nhất 17,9 tỷ USD để viện trợ quân sự cho quốc gia này, theo AP.
Do đó, Hamas không đủ khả năng thực hiện mong muốn của họ. Hàng chục cuộc chiến đã bùng nổ giữa Israel với cả thế giới Ả Rập và phần thắng hầu hết thuộc về Israel.
Có ý kiến nhận định, Nghị quyết 181 không công bằng nên người Palestine không chấp nhận. Vấn đề đó còn nhiều tranh cãi, nhưng rõ ràng trước khi có Nghị quyết 181 thì chưa có một quốc gia của người Palestine trong lịch sử, dù trước hay sau khi có sự cai trị của người Anh tại vùng đất này.
Vì thế, Nghị quyết 181 của LHQ là cơ sở pháp lý cho việc ra đời nhà nước Palestine mà chắc chắn sẽ được quốc tế công nhận và người Palestine vẫn có thể tiếp tục đấu tranh bằng chính thể của mình để giành thêm nhiều quyền lợi cho quốc gia, dân tộc mình.
Theo lịch sử các học thuyết chính trị, để được quốc tế công nhận một chính thể, một nhà nước không phải dễ dàng, nên việc LHQ thông qua Nghị quyết 181 đã tạo một lợi thế rất lớn cho người Palestine trong việc xây dựng đất nước và thể hiện vị thế trong quan hệ đối ngoại.
Tuy nhiên, vì không công nhận nhà nước Israel nên Hamas khước từ giải pháp hòa bình, và để thành lập một nhà nước Palestine, họ cho rằng không có con đường nào khác ngoài việc tiến hành vũ lực.
Hành trình dài đi tìm hòa bình
Cộng đồng quốc tế bày tỏ thương cảm với người dân Palestine, còn người Palestine không biết tương lai ra sao. Thế giới xót xa cho dân tộc Palestine khi hơn 70 năm sau ngày có nghị quyết lập quốc, họ chưa biết tổ quốc mình ở nơi đâu.
Năm 1993, được quốc tế hỗ trợ và có sự nhượng bộ từ phía Israel, một hiệp định hòa bình giữa Israel và Palestine được ký kết tại Oslo (Na Uy), dưới sự bảo trợ của cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton, dẫn đến việc cho ra đời Chính quyền Palestine, cơ sở cho việc thành lập Nhà nước Palestine trong tương lai, theo BBC.
Song để có được hiệp định lịch sử ấy thì nhân vật chính đóng vai trò kiến tạo hòa bình cho người Palestine là Thủ tướng Israel Yitzhak Rabin đã phải đánh đổi tính mạng khi bị ám sát bởi một người Israel chống đối Hiệp định hòa bình Oslo.
Thế giới đã hi vọng Palestine sẽ khai thác cơ hội mà Hiệp định Oslo mang lại, tập trung hoàn thiện thể chế chính trị của mình, để có thể sớm gia nhập LHQ. Nhưng Hamas vẫn tập trung đấu tranh lật đổ nhà nước Israel.
Vì vậy, dù có thương cảm cho số phận của dân tộc Palestine, nhưng thế giới cũng có nhiều bất đồng trong việc ủng hộ, chia sẻ với họ, mà lý do chính là việc sử dụng bạo lực.
Đã có nhiều nghị quyết của LHQ và sẽ còn nhiều nghị quyết nữa của tổ chức này hướng về Palestine, nhưng chắc chắn sẽ không có nghị quyết nào ủng hộ sử dụng bạo lực, cũng sẽ không có nghị quyết nào xóa bỏ một nhà nước để cho ra đời một nhà nước khác.
Với những gì diễn ra trong suốt lịch sử xung đột Palestine - Israel, và cụ thể nhất là hậu quả của một năm xung đột Israel - Hamas đã cho thấy rõ không thể dùng chiến tranh để kiến tạo hòa bình cho cả 2 dân tộc Do Thái và Palestine.
Hơn 40.000 người tại Gaza đã thiệt mạng do chiến dịch tấn công trả đũa của Israel nhằm vào Dải Gza sau cuộc tấn công của Hamas ngày 7/10/2024. Người dân tại dải đất hẹp đang đối mặt với những chuỗi ngày sống khổ sở liên miên trong các khu tạm trú, đối mặt dịch bệnh và nghèo đói, trẻ em không được đến trường.
Vào ngày đánh dấu một năm nổ ra xung đột Israel - Hamas, cộng đồng quốc tế tiếp tục kêu gọi các bên đi tới lệnh ngừng bắn, chấm dứt chiến sự kéo dài để tập trung vào mục tiêu tái thiết Gaza. Các chuyên gia nhận định, có thể phải mất hàng chục năm mới có thể tái thiết Dải Gaza sau khi những trận không kích dữ dội của Israel xuống vùng đất này.
">Xung đột Israel
- Căn bếp màu đen độc đáo cải tạo từ nơi ở cũ kỹ
(Dân trí) - Trong vòng chưa đầy hai tháng, nơi ở cũ đã trải qua một cuộc lột xác hoàn toàn nhờ các vật liệu hữu cơ, kiểu dáng đẹp.
Được giao nhiệm vụ tân trang lại ngôi nhà của gia đình ở Inglewood, California, Mỹ chỉ trong vài tuần, nhà thiết kế Anne Sage đã tiến hành dự án một cách nhanh chóng.
Trong vòng chưa đầy hai tháng, nơi ở cũ đã trải qua một cuộc lột xác hoàn toàn nhờ các vật liệu hữu cơ, kiểu dáng đẹp mắt.
Căn bếp vốn mang vẻ điển hình của một công trình xây dựng những năm 1980. Theo phía đơn vị thiết kế, căn bếp cũ có nhiều "góc kỳ lạ" với sàn gỗ màu cam và tủ gỗ thông mật ong. Các mức trần cũng khác nhau, bao gồm một cửa thông gió bất thường trong phòng khách.
Nhà thiết kế Sage nhận xét rằng: "Tất cả những điều đó cho cảm giác rằng mọi thứ đều rất lộn xộn". Để sửa những lỗi cấu trúc khó coi đó, Sage đã dỡ bỏ bức tường ngăn cách giữa nhà bếp, phòng khách và nâng cao trần nhà.
Đối với phần mặt bàn bếp, nhà thiết kế đã sử dụng một trong những món đồ yêu thích nhất của cô: Những tảng đá thạch anh đen tuyệt đẹp với vân hổ phách mà cô mô tả là vừa hiện đại vừa dễ dàng bổ sung cho các thiết bị bằng thép không gỉ màu đen từ Samsung. Đèn tường được chọn từ hãng Louis Poulsen.
Với hệ tủ đồ, khách hàng yêu cầu thiết kế bên trong màu đen để phù hợp với sở thích khác nhau của họ: Trong khi người vợ ưa thích thẩm mỹ lấy cảm hứng từ phong cách boho, người chồng thích vẻ ngoài sạch sẽ và hiện đại. "Một trong những mẫu anh ấy đưa ra là cửa hàng Apple. Vợ chồng họ cũng không muốn bất cứ thứ gì cảm thấy quá tế nhị hoặc cầu kỳ", Sage nói.
Vì vậy, cô ấy đã chọn tủ BOXI của Semihandmade's Peppercorn Edge, kết hợp với gạch mỏng tráng men màu xanh xám của Fireclay Tile.
Đối với những thiết bị trong nhà bếp, Sage chia sẻ rằng, việc mua hàng từ các nhà bán lẻ lớn cũng giúp giảm thiểu thời gian giao hàng và giữ ngân sách trong tầm kiểm soát. Cụ thể, Sage thường tìm nguồn cung cấp hầu hết phần cứng được sử dụng cho các kệ gỗ óc chó (sản xuất tại chỗ) từ CB2 và các đồ dùng để trang trí từ Amazon.
Tuy nhiên, những mua sắm nhỏ cũng có những đặc quyền riêng của nó, ví dụ như "những chiếc ghế rất cổ điển", Sage nói.
">Căn bếp màu đen độc đáo cải tạo từ nơi ở cũ kỹ
- 3 mục đích lớn của ông Putin trong chuyến thăm Mông CổNgô Tiến Long
(Dân trí) - Chuyến thăm Mông Cổ của Tổng thống Nga Putin, bất chấp lệnh bắt giữ của Tòa hình sự quốc tế (ICC), nhắm tới nhiều mục đích, trong đó có việc thúc đẩy dự án xây dựng đường ống "Sức mạnh Siberia 2".
Trong hai ngày 2-3/9 vừa qua, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đến thủ đô Ulaanbaatar trong chuyến thăm cấp nhà nước tới Mông Cổ.
Trong chương trình, ông Putin có tham dự lễ kỷ niệm 85 năm Ngày chiến thắng Khalkhin Gol, hội đàm với Tổng thống Mông Cổ Ukhnaa Khurelsukh về quan hệ đối tác chiến lược giữa 2 nước và trao đổi các vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm.
Xét bối cảnh chuyến thăm và những gì hai bên đã thảo luận, có thể thấy chuyến thăm Mông Cổ lần thứ 2 trong vòng 5 năm này của ông Putin có 3 mục đích lớn sau đây.
Thứ nhất là củng cố quan hệ hợp tác song phương. Ông Putin chọn thời điểm 85 năm Ngày chiến thắng Khalkhin Gol để đến dự lễ và thăm Mông Cổ lần này, chắc chắn là muốn nhắc đến một trận chiến chung giữa hai nước trên đất Mông Cổ thời Thế chiến II, là một cơ sở lịch sử quan trọng gắn kết chặt chẽ hai nước, hai dân tộc từ đó trở đi và về sau.
Quan hệ hợp tác Nga - Mông Cổ đã được nâng cấp lên thành Đối tác chiến lược toàn diện vĩnh viễn từ năm 2019. Và từ lâu nay, Nga luôn là nhà cung cấp gần như toàn bộ nhu cầu về năng lượng và rất nhiều hàng hóa chiến lược khác cho Mông Cổ (năm 2023, hơn 90% xăng dầu vào Mông Cổ là từ Nga).
Tuy nhiên, do Mông Cổ nằm giữa cả Nga và Trung Quốc với gần 3.000km biên giới trên bộ với mỗi nước, mối quan hệ hợp tác truyền thống Nga - Mông Cổ không mặc nhiên được duy trì và củng cố bởi Bắc Kinh và phương Tây luôn tìm cách tranh thủ "quyến rũ" Ulaanbaatar, đặc biệt là từ khi Nga vướng vào cuộc chiến với Ukraine. Trong khi đó, ở Mông Cổ, hệ thống đa đảng ngày càng phát triển và có chính phủ liên hiệp. Hệ quả rõ ràng nhất của điều này là việc Mông Cổ chưa nhất trí với đề xuất của Nga về vai trò nước trung gian thông thường trong dự án đường ống dẫn khi đốt "Sức mạnh Siberia 2" dài gần 2.600km, đưa khí đốt của Nga tới Trung Quốc, mà đỉnh điểm là tháng 8 vừa qua Ulaanbaatar bất ngờ không còn nêu gì đến dự án này trong kế hoạch phát triển đất nước đến năm 2028.
Trong hội đàm cấp cao Nga - Mông Cổ, Tổng thống Putin đã khẳng định Nga coi quan hệ với Mông Cổ là một trong những ưu tiên trong chính sách đối ngoại của Nga ở châu Á; quan hệ hợp tác giữa hai nước đã được nâng lên tầm đối tác chiến lược toàn diện ở mức độ cao. Ông Putin cũng khẳng định sẵn sàng hỗ trợ Mông Cổ về nguồn cung cấp nhiên liệu và có thể tham gia vào dự án hạt nhân chung cũng như việc kết nối đường sắt giữa hai nước.
Về phần mình, Tổng thống Mông Cổ Ukhnaa Khurelsukh đã nêu rõ nước này mong muốn phát triển và mở rộng hợp tác với Nga trong khuôn khổ chính sách đối ngoại đa phương hóa của mình; và bày tỏ tin tưởng Hiệp định thương mại tự do với Liên minh kinh tế Á - Âu sẽ tạo ra những cơ hội mới cho Mông Cổ mở rộng hơn nữa hợp tác với Nga.
Cuối chuyến thăm của ông Putin, hai bên đã ký 5 văn bản thỏa thuận về hợp tác trong lĩnh vưc dầu mỏ, cung cấp nhiên liệu cho Mông Cổ và dự án cải tạo nhà máy điện ở Mông Cổ. Ngoài ra, Tổng thống Putin đã mời và được Tổng thống Khurelsukh nhận lời tham dự Hội nghị thượng đỉnh nhóm Brics sẽ được tổ chức tại Kazan, Nga vào tháng 10 năm nay.
Thứ hailà nỗ lực khai thông dự án xây dựng đường ống "Sức mạnh Siberia 2" đưa khí đốt từ bán đảo Yamal của Nga qua Mông Cổ vào Trung Quốc. Thực tế là từ sau khi Moscow bị Mỹ và phương Tây cấm vận xuất khẩu dầu khí sang khu vực này và những nỗ lực hợp tác với Thổ Nhĩ Kỳ nhằm thiết lập một trung tâm khí đốt chung ở nước này để tiếp tục đưa khí đốt Nga tới các khách hàng Tây Âu như trước vẫn chưa có nhiều tiến triển, bên cạnh việc tăng cường bán khí đốt cho Ấn Độ, việc tìm được khách hàng mới cho mặt hàng này, ví dụ Trung Quốc, có tầm quan trọng vừa cấp bách, vừa chiến lược đối với Nga.
Hiện tại, giữa Nga và Trung Quốc đã có đường ống "Sức mạnh Siberia 1" dài 3.000km dự kiến đến năm 2027 đạt công suất tối đa đưa sang Trung Quốc 38 tỷ m3 khí mỗi năm. Nhưng chừng đó là quá nhỏ bé so với khả năng và yêu cầu xuất khẩu khí đốt hiện nay của Nga (để bù lại khối lượng khí đã xuất sang Tây Âu và Thổ Nhĩ Kỳ trước đây và từng đạt mức kỷ lục 200 tỷ m3 vào năm 2018).
Chính vì thế, khi đón nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình thăm Moscow tháng 3/2023, Tổng thống Putin đã chính thức đề xuất hai nước hợp tác xây dựng đường ống "Sức mạnh Siberia 2" với công suất 50 tỷ m3 khí mỗi năm. Dù đã có sự nhất trí chung, nhưng "thỏa thuận thế kỳ" này, theo báo chí Trung Quốc đã ca ngợi, nhẽ ra được khởi công trong năm 2024, đến nay hai bên vẫn chưa thống nhất được về giá cả và tổng khối lượng khí đốt Nga sẽ xuất sang Trung Quốc.
Thực tế là do Nga đang ở thế rất cần khách hàng mới cho khí đốt của mình (theo một số đánh giá, Gazprom hiện đang lỗ mỗi năm gần một chục tỷ USD bởi ảnh hưởng của cấm vận xuất khẩu khí đốt do Mỹ và Phương Tây áp đặt). Có thông tin nói rằng Trung Quốc có thể đã đưa ra những điều kiện khó khăn như muốn Nga phải bán với giá bằng bán trên thị trường nội địa là mức thấp hơn cả ở trong hợp đồng tại "Sức mạnh Siberia 1". Không chỉ vậy, khó khăn còn đến từ phía Ulaanbaatar do chính phủ nước này còn muốn thông qua dự án này, Mông Cổ được phía Nga dành cho thêm những ưu đãi đặc biệt liên quan đến giá và tổng mức khí đốt dành cho Mông Cổ.
Tuy cho đến nay chưa có thông tin chi tiết về thỏa thuận (nếu có) với yêu cầu nói trên của phía Mông Cổ, nhưng việc ông Putin ngay trước chuyến đi đã nói với báo Onoodorcủa Mông Cổ rằng Moscow đang cân nhắc cung cấp gấp đôi khí đốt giá rẻ cho Mông Cổ nếu đường ống "Sức mạnh Siberia 2" được xây dựng cho thấy Nga đang rất cần và đã sẵn sàng nỗ lực đáp ứng yêu cầu của phía Mông Cổ để khai thông dự án hết sức quan trọng này.
Thứ ba,cuối cùng nhưng cũng không kém phần quan trọng, đó là qua chuyến thăm Moscow muốn thể hiện lập trường không khuất phục trước Tòa hình sự quốc tế (ICC) và những thế lực đối đầu Nga. Mặc dù ngay từ đầu Nga đã thẳng thừng bác bỏ thẩm quyền và hiệu lực của ICC trong việc bắt các quan chức Nga liên quan đến cuộc chiến ở Ukraine, trong đó có cả Tổng thống Putin, đây là lần đầu tiên ông Putin đến thăm một nước thành viên ICC mà "không có gì phải lo lắng" như ông Peskov, Thư ký báo chí của Tổng thống Putin nói ngay trước chuyến thăm.
Thực tế là thay vì bị bắt như ICC yêu cầu và Ukraine công khai mong muốn, ông Putin đã được Mông Cổ trải thảm đỏ nghênh đón cùng những nghi lễ nhà nước cao nhất dành cho nguyên thủ nước ngoài đến thăm. Nước chủ nhà Mông Cổ cũng đã có giải thích rõ ràng về quyết định đón Tổng thống Putin và không e ngại trước những cảnh báo của ICC và nhất là của Ukraine.
Ngay sau khi chuyến thăm kết thúc, phó Chủ tịch Hội đồng an ninh Nga Dmitry Medvedev đã nói, lệnh bắt giữ của ICC đối với Tổng thống Putin cuối cùng chỉ là "một tờ giấy vụn vô nghĩa". Không chỉ vậy, ông Medvedev còn đi xa hơn nữa khi cảnh báo: "Việc thi hành quyết định bất hợp pháp và không hợp lệ về việc bắt giữ các quan chức của một chính phủ cụ thể có thể là một lời tuyên chiến". Đây có lẽ cũng chính là điều chính quyền của Tổng thống Putin muốn nhắn gửi tới Mỹ và phương Tây khi quyết định tới Ulaanbaatar ở thời điểm này.
Chuyến thăm của ông Putin còn vừa thể hiện mong muốn của Moscow trong việc tăng cường củng cố và tiếp tục phát triển quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với một nước bạn bè truyền thống đặc biệt như Mông Cổ, vừa chứng tỏ quyết tâm nỗ lực tháo gỡ những khó khăn trong dự án mang ý nghĩa chiến lược với nước Nga hôm nay - đường ống dẫn khí đốt thứ hai từ bán đảo Yamal của Nga tới Trung Quốc qua Mông Cổ mang tên "Sức mạnh Siberia 2". Tuy nhiên, việc dự án này chưa được khởi công như dự kiến và dù đã phớt lờ lệnh bắt giữ của ICC để đích thân đến Ulaanbaatar nhưng ông Putin vẫn chưa khai thông được tất cả những vướng mắc, trở ngại liên quan đến siêu dự án này chứng tỏ quan hệ đối tác chiến lược toàn diện của Nga với Mông Cổ nói riêng và với Trung Quốc nói chung vẫn còn những hạn chế nhất định chưa dễ vượt qua.
">3 mục đích lớn của ông Putin trong chuyến thăm Mông Cổ