您现在的位置是:NEWS > Ngoại Hạng Anh
Nhận định, soi kèo Goteborg vs Helsingborg, 0h10 ngày 13/9
NEWS2025-04-28 23:39:21【Ngoại Hạng Anh】4人已围观
简介Nhận định,ậnđịnhsoikèoGoteborgvsHelsingborghngàvn soi kèo Goteborg vs Helsingborg, 0h10 ngày 13/9 - vnvn、、
Nhận định,ậnđịnhsoikèoGoteborgvsHelsingborghngàvn soi kèo Goteborg vs Helsingborg, 0h10 ngày 13/9 - Giải VĐQG Thụy Điển. Dự đoán, phân tích châu Âu, châu Á trận Goteborg đối đầu với Helsingborg từ các chuyên gia hàng đầu.
Soi kèo, dự đoán Macao U20 Nepal vs U20 Qatar, 1h ngày 13/9很赞哦!(7993)
相关文章
- Nhận định, soi kèo Machida Zelvia vs Shonan Bellmare, 17h00 ngày 25/4: Tìm lại niềm vui
- Nhiều thách thức khi xây dựng các trung tâm dữ liệu vùng
- Đáp án tham khảo môn Giáo dục công dân thi tốt nghiệp THPT 2020, mã đề 308
- Cảnh giác trò lừa trên mạng
- Nhận định, soi kèo Arsenal vs Crystal Palace, 2h00 ngày 24/4: Hoàn tất thủ tục
- H'Hen Niê rạng rỡ diễn trang phục bánh mì ở HH Hoàn vũ 2018
- Quy định độ tuổi thí sinh xét tuyển vào các trường công an năm 2017
- Bài học giúp TP.HCM 3 năm liên tiếp giữ ngôi cao trong chuyển đổi số
- Nhận định, soi kèo Suwon FC vs Jeonbuk Hyundai Motors, 12h00 ngày 26/4: Tập trung quốc nội
- 2 cơ ngơi của vợ mới
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo Atalanta vs Lecce, 1h45 ngày 26/4: Chắc chân top 3
- Hầu hết các ý kiến đều thống nhất rằng, cần có cơ chế phân định rõ trách nhiệm giữa bí thư đảng ủy, hiệu trưởng và chủ tịch hội đồng trường.Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: "Nếu không nhanh chóng, sẽ thua ngay trên sân nhà"">
Kiến nghị bí thư đảng ủy làm chủ tịch hội đồng trường đại học
Tình trạng dôi dư, thiếu giáo viên xảy ra ở nhiều địa phương và có ở tất cả các cấp học mầm non, phổ thông. Số giáo viên ở hệ thống trường công lập trong cả nước dôi dư gần 27.000 người; trong khi đó vẫn thiếu hơn 45.000 người.
Đây là thông tin được đưa ra từ hội nghị sơ kết học kỳ 1 của các Sở GD-ĐT diễn ra sáng nay, 14/1 tại Hà Nội.
Giáo viên: Vừa thiếu, vừa thừa
Báo cáo sơ kết của Cục Nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục ghi nhận những kết quả tích cực trong việc phát triển đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục ở nhiều địa phương. Bên cạnh đó, ngành giáo dục cũng nhìn nhận thẳng thắn những bất cập.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ lưu ý các địa phương quan tâm tới công tác dự báo và tham mưu hiệu quả về chính sách giáo dục. Ảnh: Nguyễn Thảo
Đầu tiên, việc thi tuyển viên chức ngành giáo dục không bảo đảm đúng quy định, thậm chí còn có dấu hiệu tiêu cực; vấn đề ký hợp đồng và chấm dứt hợp đồng lao động với hàng loạt giáo viên; giáo viên đã được tuyển dụng nhưng đi làm một năm không được hưởng lương; vấn đề luân chuyển, bổ nhiệm, miễn nhiệm; vấn đề đánh giá giáo viên... đã và đang gây nhiều bức xúc cho các thầy cô giáo và xã hội như ở Thanh Hóa, Nghệ An, Cà Mau.
Đáng lưu ý, tình trạng dôi dư, thiếu giáo viên xảy ra ở nhiều địa phương và có ở tất cả các cấp học mầm non, phổ thông.
Một số tỉnh có số lượng dôi dư giáo viên cấp trung học cơ sở như: Thái Bình: 1.224, Phú Thọ: 1.191, Thanh Hóa: 2.188, Nghệ An: 1.742, Quảng Nam: 1.096; các tỉnh còn thiếu giáo viên mầm non như: Sơn La: 1.040, Bắc Giang: 1.921, Thái Bình: 1.500, Thanh Hóa: 1.405, Nghệ An: 3.328, TP.HCM: 1.195.
Trong khi đó, một số nơi lại thiếu - đặc biệt là tiểu học như Hà Nội (2.696), Sơn La (1.133), Gia Lai (1.196)..
Tính chung trong toàn quốc, tổng số giáo viên công lập dôi dư: 26.750 (trong đó, tiểu học: 3.194, trung học cơ sở: 21.005, trung học phổ thông: 2.551).
Tổng số giáo viên công lập còn thiếu: 45.058 (trong đó, mầm non: 32.641, tiểu học: 7.824, trung học cơ sở: 2.799, trung học phổ thông: 1.794).
Ông Trần Kim Tự, Cục trưởng Cục nhà giáo cho biết có nhiều nguyên nhân dẫn tới thiếu, thừa cục bộ như: một số quy định trong tuyển dụng chưa phù hợp với thực tiễn; vấn đề phân cấp trong tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức ngành giáo dục cũng tạo ra nhiều bất cập, tiêu cực; việc điều động, luân chuyển công tác của viên chức giữa các trường còn gặp nhiều khó khăn do bố trí chuyên môn đào tạo chưa phù hợp với vị trí việc làm hoặc do chênh lệch về điều kiện kinh tế, xã hội, địa lý giữa xã đặc biệt khó khăn và các xã khác; nhiều địa phương ký hợp đồng với giáo viên tràn lan, thiếu dự báo, quy hoạch tổng thể nhu cầu đội ngũ,v.v...
Mạng lưới trường lớp: Hơn 93% là trường công lập
Các đại biểu tham dự hội nghị sơ kết học kỳ 1 năm học 2016 - 2017. Ảnh: Nguyễn Thảo
Quy hoạch mạng lưới trường lớp được đánh giá là một chỉ đạo "có đường nét" của Bộ GD-ĐT trong năm 2016.
Theo báo cáo của Vụ Kế hoạch - Tài chính, mạng lưới cơ sở giáo dục trong năm 2016 tăng nhẹ (0,8%) về số lượng so với năm 2015, đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng tăng. Trong đó, số lượng cơ sở giáo dục tăng tập trung vào giáo dục mầm non với mức tăng là 1,8% do nhiều địa phương tăng cường cơ sở trường lớp học đáp ứng việc phổ cập 5 tuổi. Giáo dục phổ thông tiếp tục giữ vững về số lượng và đi vào ổn định.
Đối với các bậc học khác, năm 2016 không có sự khác biệt về số lượng cơ sở đặc biệt là giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp, đây là năm đầu tiên số lượng cơ sở đào tạo được giữ ổn định phù hợp với định hướng hạn chế thành lập mới cơ sở đào tạo của Bộ.
Mạng lưới cơ sở phổ thông dân tộc nội trú có sự tăng nhẹ nhằm nâng cao trình độ đào tạo và phát triển giáo dục miền núi, vùng dân tộc thiểu số thông qua thành lập trường phổ thông dân tộc nội trú, bán trú, trường dự bị đại học; mạng lưới cơ sở đào tạo từng bước đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao.
Tuy nhiên vẫn còn những bất cập như: Mạng lưới cơ sở giáo dục công lập là chủ yếu (chiếm 93,6%); tỷ lệ các trường ngoài công lập có xu hướng giảm dần trong 10 năm trở lại đây, làm tăng nặng đầu tư cho ngân sách nhà nước. Tình trạng thiếu đất cho xây dựng, mở rộng trường học tại các đô thị; trong khi đó một số chính sách khuyến khích về đất đai không được thực hiện trong thực tế, do quy hoạch giáo dục không được gắn với các quy hoạch khác.
Thừa, thiếu giáo viên do ngành giáo dục thiếu quyền
“Toàn bộ quyền quản lý đội ngũ cán bộ công nhân viên được giao cho chủ tịch huyện. Chỉ tiêu biên chế, thanh tra kiểm tra là của Sở Nội vụ, phân bổ tài chính là Sở Tài chính, còn Sở Giáo dục thì chỉ chỉ đạo chuyên môn”.
Bà Phạm Thị Hằng, Giám đốc Sở GD-ĐT Thanh Hoá lý giải như trên về một trong những nguyên nhân thừa, thiếu giáo viên cục bộ hiện nay. Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết đây không phải là bất cập của riêng Thanh Hoá.
Xem thêm bài chi tiết:
Thừa, thiếu giáo viên: Ngành giáo dục thiếu quyền
<p>Không có quyền về nhân sự và tài chính là một trong những nguyên nhân khiến ngành giáo dục không chủ động được vấn đề dôi dư, thiếu giáo viên.</p>
">Đổi mới giáo dục: giáo viên dôi dư gần 27.000, thiếu hơn 45.000
">
Việt Nam trong Top 10 Ổ thư rác 'bẩn' nhất thế giới
Soi kèo góc PSG vs Nice, 1h45 ngày 26/4
Phương Oanh trong 'Hương vị tình thân'. Hương vị tình thânlà bộ phim gần nhất có sự góp mặt của Phương Oanh. Sau khi phim kết thúc phát sóng trên VTV tháng 10/2021, nữ diễn viên biến mất khỏi màn ảnh. Lùm xùm tình cảm liên quan đến doanh nhân Nguyễn Hoà Bình (Shark Bình) và vợ của người yêu khiến Phương Oanh lao đao, có lúc phải đối mặt với sự tẩy chay dữ dội của dư luận vì một bộ phận khán giả cho rằng cô là kẻ thứ 3.
Cũng vì scandal tình ái, Phương Oanh không tham gia bất cứ dự án nghệ thuật nào, dừng tham dự sự kiện hay quảng cáo cho các nhãn hàng. Cô chỉ tập trung vào cuộc sống riêng cũng như thương hiệu thời trang do mình sáng lập. Ngày 15/6, Phương Oanh và Shark Bình đã đăng ký kết hôn, chính thức trở thành vợ chồng hợp pháp.
Phương Oanh trong 'Quỳnh búp bê'. Dù có lúc phải đối mặt với sự phản ứng dữ dội của dư luận về mặt đời tư nhưng không thể phủ nhận dấu ấn của Phương Oanh trong nhiều dự án phim đình đám cô từng góp mặt. Năm 2018, vai Quỳnh - một cô gái miền núi bất đắc dĩ trở thành gái điếm trong Quỳnh búp bê đã mang về cho nữ diễn viên danh tiếng và sự thành công vượt trội sau nhiều năm làm diễn viên tay ngang và không mấy được chú ý.
Sau đó, Phương Oanh tiếp tục lột xác với vai cô giáo Uyên trong Cô gái nhà người tavà tiểu thư nhà giàu sang chảnh Thiên Trang của Lựa chọn số phận. Vai Nam trongHương vị tình thân của Phương Oanh là vai diễn cô được đánh giá cao hơn cả và cũng là bộ phim giúp Phương Oanh bước vào hàng ngũ những nữ diễn viên hot nhất màn ảnh phía Bắc.
Phương Oanh trong 'Lựa chọn số phận' - bộ phim đang phát sóng lại trên VTV3. Hương vị tình thânđồng thời đưa Phương Oanh vào vòng đề cử giải VTV Awards 2021 cho Diễn viên nữ ấn tượngnhưng sau đó Phương Oanh đã chủ động rút lui.
Cùng điểm các trích đoạn trong những bộ phim hot nhất của Phương Oanh:
Hương vị tình thân
Lựa chọn số phận
Cô gái nhà người ta
Quỳnh búp bê
An Na
Clip: VTVĐường tình của Phương Oanh trước khi đăng ký kết hôn với Shark BìnhVa đập nhiều trong tình yêu, diễn viên Phương Oanh có góc nhìn khác về người thứ ba trong hôn nhân.">
Loạt phim hot nhất của Phương Oanh trước khi là vợ Shark Bình
Kỷ lục này được xác lập ở cuộc thi tuần 1, tháng 1, quý 1 Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 21 vừa được phát sóng Chủ nhật ngày 27/9 mới đây.
Trong phần giới thiệu về mình, Hoàng Khánh chia sẻ em có sở trường đọc rất nhanh. “Thường thì một trang sách em đọc mất trong khoảng từ 7 - 8 giây", Khánh cho hay.
Khả năng đọc nhanh đã giúp Khánh có được lợi thế trong phần thi Khởi động. Không chỉ vậy, còn đưa đến cho em một kỷ lục của Đường lên đỉnh Olympia là trong vòng 60 giây đã trải qua tất cả 17 câu hỏi của phần thi này.
Hoàng Khánh cũng kết thúc phần thi này với một điểm số cao là 110 điểm và vươn lên dẫn đầu đoàn leo núi.
Nguyễn Hoàng Khánh (Trường THPT Bạch Đằng, tỉnh Quảng Ninh) đã lập nên một kỷ lục của Đường lên đỉnh Olympia khi đã trải qua tất cả 17 câu hỏi ở phần thi Khởi động trong vòng 60 giây. Ở phần thi Vượt chướng ngại vật, Hoành Khánh có thêm 20 điểm và vẫn giữ vững vị trí dẫn đầu.
Tuy nhiên, sau phần thi Tăng tốc, Hoành Khánh đã phải chia vị trí dẫn đầu với bạn chơi Võ Nam khi cùng có điểm số 230.
Ở phần thi Về đích, trước khi bước vào phần thi của mình, Hoàng Khánh đã giành được thêm 10 điểm từ gói câu hỏi của bạn chơi Võ Nam.
Bước vào phần thi của mình, Hoàng Khánh chọn gói câu hỏi 10,20,20 và trả lời hết cả 3 câu qua đó nâng mức điểm lên thành 290.
Tuy nhiên với phần thi quá xuất sắc của bạn chơi sau đó là Quang Huy (trả lời đúng cả 3 câu hỏi cùng ngôi sao hy vọng, nâng mức điểm từ 220 lên tới 320), vị trí dẫn đầu của Hoành Khánh bị lung lay dữ dội.
Song rất may, Hoàng Khánh đã gỡ được thêm 30 điểm sau ở phần thi của bạn chơi Đoàn Nam sau đó bằng quyền giành phần trả lời. Qua đó cân bằng điểm số với Quang Huy khi cùng có 320 điểm và cả 2 đã phải bước vào phần thi câu hỏi phụ. Và ở phần này, Hoàng Khánh đã thể hiện kiến thức chắc chắn cũng như sự nhanh nhạy của mình khi ấn chuông nhanh và đưa ra một câu trả lời hoàn toàn chính xác. Qua đó, giành vòng nguyệt quế cuộc thi tuần Đường lên đỉnh Olympia.
Luật chơi mới ở phần thi Về đích
Ở cuộc thi này, ban tổ chức Đường lên đỉnh Olympia cũng đã công bố luật chơi mới ở phần thi Về đích. Theo đó, không theo thứ tự cố định theo vị trí xuất phát như trước, giờ đây, thí sinh nào đang có điểm số cao nhất sau phần thi Tăng tốc sẽ bước vào phần thi Về đích đầu tiên. Sau khi người đầu tiên thực hiện phần thi Về đích thì trong những người còn lại, ai có số điểm cao hơn sẽ là người tiếp theo được thi đấu.
Trong trường hợp có từ 2 đến 4 thí sinh có cùng mức điểm, thì khi đó mới dựa vào vị trí xuất phát của thí sinh. Vị trí xuất phát của thí sinh nào có số nhỏ hơn thì thí sinh đó sẽ thi trước.
Thanh Hùng
Quán quân Olympia 2020: 'Dù ở đâu cũng có thể cống hiến cho đất nước'
Nữ sinh giành vòng nguyệt quế Olympia 2020 - Nguyễn Thị Thu Hằng (Trường THPT Kim Sơn A, Ninh Bình) cho hay chưa định hình được việc có trở về Việt Nam sau khi du học hay không, nhưng "ở đâu thì vẫn có thể cống hiến cho quê hương...".
">Nam sinh lập kỷ lục trải qua tất cả 17 câu hỏi phần thi Khởi động Olympia trong 60 giây
Nhà thơ Đặng Nguyệt Anh cùng chồng. Cảm hứng từ cuộc đời
Cảm hứng làm thơ của Đặng Nguyệt Anh chính là từ đời sống và sách vở. Những chuyến đi gặp gỡ, giao lưu với bạn bè mang đến cho bà rung cảm đẹp. Đọc sách, đọc báo đã cho bà cơ hội tìm hiểu nhiều danh nhân, thiên tài, những con người vĩ đại.
“Tôi hay viết về các danh nhân trong và ngoài nước, trước hết vì kính yêu, ngưỡng vọng và biết ơn họ. Chính họ đã góp phần làm nên lịch sử, văn hóa nhân loại. Trong các nhà thơ Đông Tây kim cổ, không ít người là thần tượng của tôi. Việt Nam có Nguyễn Trãi, Nguyễn Du... tôi không chỉ ngưỡng mộ tài năng, mà cả nhân cách lớn lao. Tôi rất thích Đỗ Phủ, thiên tài xuyên suốt mọi thời đại. Thích Puskin và phong cách quý tộc của ông: Danh dự đặt lên hàng đầu! Cùng một tình yêu cao đẹp: Cầu mong em yêu được người như tôi đã yêu em...”- là những lời tâm huyết của bà.
Khi được hỏi về bí kíp để “ngôn từ sử dụng như có phép màu” với “những vần thơ nâng bổng tâm hồn người đọc”, nhà thơ Đặng Nguyệt Anh tâm sự: “Tôi phải đội ơn Thượng đế cho mình được sinh ra, lớn lên trong một gia đình và quê hương giàu truyền thống văn hóa. Cha tôi là nhà giáo, nhà thơ, gia đình truyền đời đi dạy học. Tôi học Văn ở Đại học Sư phạm, có thời gian dài dạy Văn ở trường THPT Marie Curie. Đó chính là nền tảng của văn chương. Bản thân được học hành tử tế và luôn luôn có ý thức rèn luyện, tích lũy vốn liếng.
"Tôi kính yêu, ngưỡng vọng và biết ơn các danh nhân, chính họ đã góp phần làm nên lịch sử, văn hóa nhân loại" Ngay bây giờ, nếu gặp một câu thơ, câu văn mới lạ, một lời hay, ý đẹp là tôi lại ghi chép, rồi học thuộc (giống như học ngoại ngữ). Nếu thơ tôi có thể hòa điệu với tâm hồn bạn đọc, có lẽ vì mình viết bằng tấm lòng chân thật, cảm xúc chân thành, giản dị nhất, gần gũi và luôn hướng tới độc giả”.
Làm thơ với trái tim đôn hậu
Nhà giáo - nhà thơ Đặng Nguyệt Anh đến với thi ca bằng trái tim nhân hậu, đó là nhận xét của rất nhiều người. Thật ngạc nhiên khi một nữ thi sĩ đã qua tuổi cổ lai hy song tâm hồn lại trong trẻo như hạt sương mai đầu xuân. Nụ cười hồn nhiên, tiếng nói nhẹ nhàng, dáng người mảnh mai như muốn thách thức thời gian, bà luôn mang đến sự thư thái và an yên cho người đối diện.
Cảm động hơn khi biết Đặng Nguyệt Anh là một trong số hiếm hoi những nhà thơ tâm huyết với mong muốn kết nối giao lưu, quảng bá văn học Việt Nam ra nước ngoài để bạn bè quốc tế cùng chiêm nghiệm, thưởng thức.
Bà cho biết: “Thơ cần có độc giả. Với người làm thơ như tôi, thêm một độc giả là thêm một niềm vui. Không chỉ có độc giả trong nước, mà tôi ước muốn đông đảo bạn bè trên thế giới cùng đồng cảm chia sẻ với mình. Thơ ca có thể vượt qua biên giới quốc gia. Được như thế là hạnh phúc lớn lao. Vì vậy, tôi quyết định đưa đứa con tinh thần ra nước ngoài. Tập thơ Trái tim không biết quỳđược Ukiyoto xuất bản đầu năm 2023, tôi đã viết rải rác suốt hành trình sáng tạo hơn nửa thế kỷ. Tôi chọn những bài ngắn dịch đơn giản và bạn đọc ngoại quốc dễ tiếp cận hơn”.
Sau này, khi gửi thơ đã chuyển ngữ cho đồng nghiệp nước ngoài thẩm định, họ nhận xét: “Đó là những áng thơ giúp chúng tôi hiểu hơn về Việt Nam, về những con người chịu thương chịu khó, bình dị nhưng vô cùng đẹp, khắc họa lên một đất nước yêu chuộng hòa bình”.
Đọc những câu thơ uyển chuyển, súc tích của nữ sĩ Đặng Nguyệt Anh, trí tưởng tượng của độc giả có dịp được bay xa, bay cao, trở về miền ký ức xưa từng được xem qua màn ảnh nhỏ cũng như những câu chuyện kể của cha mẹ. Tình cảm dành cho quê hương quá đỗi sâu nặng, những câu thơ nhẹ nhàng, êm ái với hình ảnh người bà, người mẹ khiến tâm hồn xao xuyến.
Có nhiều bài thơ về những địa danh, khung cảnh đất trời, thiên nhiên bao la mà qua đó người đọc bị “dẫn dụ” cùng thưởng ngoạn với tâm hồn thi sĩ. Chúng ta như quên hết mọi sầu lo, chỉ muốn thăng hoa cùng câu chữ để rồi sực tỉnh: “hẳn là tác giả với sự trải nghiệm sâu sắc của mình cùng với trái tim đa cảm mới có thể truyền thụ một cách tự nhiên đến thế!”.
Những áng thơ khi lục bát, khi tự do, khi hào hùng như trường ca không làm nhà thơ bị lệ thuộc vào sự cầu kỳ bay lượn chữ nghĩa mà đặc biệt xúc động, thậm chí có lúc thổn thức, day dứt về phận đời.
Qua những sáng tác của Đặng Nguyệt Anh, người đọc hiểu thêm về nội tâm của nữ sĩ không cao vọng chức phận, không mưu cầu danh lợi, chắt chiu từng khoảnh khắc đẹp giữa đời thường để dâng hiến cho người đồng cảm.
Nhà giáo Đặng Nguyệt Anh sinh năm 1948 ở Ninh Trực, Nam Định. Bà là một trong những gương mặt nữ rất được yêu mến trên thi đàn Việt Nam với bút danh: Đặng Diệu Hằng, Ninh Giang, Đặng Túy Hồng. Năm 1973, Đặng Nguyệt Anh vào chiến trường miền Nam và công tác tại Tiểu ban giáo dục thuộc Ban Tuyên huấn Trung ương Cục Miền Nam. Sau 1975, bà chuyển công tác vào TP. HCM, làm giáo viên dạy văn tại trường THPT Marie Curie. Đặng Nguyệt Anh là hội viên Hội Nhà văn TP. HCM, Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Bà có 12 tập thơ trong nước và 1 tập thơ xuất bản ở nước ngoài.
Một số tác phẩm tiêu biểu: Trường ca Mẹ (NXB Phụ nữ, 1994); Nếu anh biết được(NXB Hội Nhà văn, 1995); Bâng khuâng chiều(NXB Văn học, 1998); Ai đẻ ra trời(NXB Giáo dục, 2001); Trời em áo lụa(NXB Hội Nhà văn, 2006); Thao thức đường trăng(NXB Hội Nhà văn, 2017); Thơ chọn tập 1(NXB Hội Nhà văn, 2019); Trái tim không biết quỳ(NXB Ukiyoto tại Bắc Mỹ, 2023)…
Khánh Phương
">Chân dung nữ sĩ Đặng Nguyệt Anh