Phát triển một mạng xã hội nội địa cho cộng đồng chạy bộ không hề dễ dàng. (Ảnh: VNG)

Từ năm 2018, ông Lê Hồng Minh, CEO VNG, đặt mục tiêu đạt 1 triệu người tham dự UpRace sau 5 năm, tức vào năm 2023. Tuy vậy, năm nay ban tổ chức ước đạt 300 ngàn người tham dự, cách khá xa mục tiêu 1 triệu người.

UpRace có nhiều thuận lợi để phát triển người dùng. Thứ nhất, việc đi bộ, chạy bộ khá dễ thực hiện. Chỉ cần xỏ giày vào là chạy được tại bất kỳ đâu. Thêm vào đó, mục đích thiện nguyện của giải chạy cũng khiến rất nhiều doanh nghiệp lớn, các trường học, các hội nhóm kêu gọi mọi người tham gia.

Với quy định tốc độ từ 4 phút - 15 phút mỗi km, gần như ai đi bộ cũng có thể đạt được thành tích này. Tuy nhiên, thực tế cho thấy giải chạy UpRace thu hút được lượng người tham gia rất lớn trong khoảng 21 ngày. Sau đó, việc giữ chân người dùng tiếp tục dùng ứng dụng không hề dễ dàng.

Nhà đồng sáng lập VNG không giấu ý định biến UpRace thành mạng xã hội chạy bộ, trước mắt là dành cho người Việt. Việc này có ý nghĩa không chỉ giúp rèn luyện sức khoẻ cá nhân mà còn tạo sự gắn kết cộng đồng khi nhiều người cùng tham gia các sự kiện. 

Không chỉ vậy, như ông Nguyễn Trọng Đàm, nguyên Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Chủ tịch Hội Bảo trợ người khuyết tật và trẻ em mồ côi - một tổ chức sẽ nhận khoản quyên góp từ UpRace - cho biết, giải chạy này có thêm ý nghĩa cải thiện tầm vóc người Việt.

Với những ý nghĩa và thuận lợi đó, UpRace là một nền tảng mạng xã hội nội địa có tiếng hiện nay trong giới chạy bộ, song hành trình để giải UpRace đạt 1 triệu người tham dự, biến ứng dụng UpRace thành mạng xã hội phổ biến không hề dễ dàng.

Nói với VietNamNet, ông Nguyễn Đức Khánh, Giám đốc kỹ thuật nền tảng Uprace, cho hay để đạt mục tiêu trở thành mạng xã hội chạy bộ phổ biến cần nhiều yếu tố.

Ông Khánh thừa nhận mỗi cuối năm khi tổ chức giải chạy Uprace, số lượng người sử dụng nền tảng tăng lên đột biến. Lượng người dùng sẽ giảm xuống trong khoảng thời gian còn lại.

Tuy vậy, số lượng người dùng nền tảng này đang tăng lên so với năm trước. Mỗi tháng luôn có một vài sự kiện được khởi tạo. Chẳng hạn, các công ty, các trường học vẫn thường tự tạo các giải chạy nhỏ trên mạng xã hội này. 

Các giải này có lượng người tham dự từ một vài ngàn đến khoảng chục ngàn người. Mỗi đơn vị tự tạo sự kiện và luật lệ trên nền tảng mạng xã hội được cung cấp.

Tuy vậy, có nhiều thách thức trên hành trình Uprace đạt mốc 1 triệu người. Theo ông Khánh, các hoạt động tập luyện thể thao thuộc nhóm không thiết yếu nên không phải ai cũng sử dụng, do đó việc phát triển người dùng không dễ.

Yếu tố dịch bệnh trong hai năm qua cũng hạn chế lượng người chạy bộ ngoài trời dù sau giai đoạn đại dịch, số lượng người dùng có tăng lên.

Thêm vào đó, dù Uprace đạt mức tăng trưởng 30-40% đi chăng nữa, thì cũng phải 5-6 năm tới mới đủ con số 1 triệu người sử dụng. Việc phát triển người dùng cần thời gian nhiều hơn.

Trong mảng chạy bộ và đạp xe, có ứng dụng Strava được xem là mạng xã hội phổ biến nhất cho người chơi. Ông Khánh cho rằng, trong hàng trăm ứng dụng, rõ ràng chỉ 1 ứng dụng thành công được như Strava. Bên cạnh đó, nền tảng này có lợi thế ra mắt trong giai đoạn đầu và có nền tảng công nghệ mạnh.

Tuy vậy, với lợi thế đi sau, Uprace cho người dùng tự tạo các sự kiện trên đó để thi đấu. Mạng xã hội này như một nền tảng mở, trong khi Strava không có tính năng này.

Có thể nói, việc việc xây dựng mạng xã hội nói chung và mạng xã hội chạy bộ dành cho người Việt nói riêng không hề dễ dàng. Các mạng xã hội nước ngoài có thế mạnh đi trước, có một cộng đồng lớn toàn cầu, hạ tầng kỹ thuật, hệ sinh thái dịch vụ... khiến sự ngoi lên của các nền tảng nội địa sẽ gặp nhiều khó khăn.

Hải Đăng

" />

Không dễ xây dựng mạng xã hội dành riêng cho người Việt

Giải chạy trực tuyến UpRace sẽ được khởi tranh vào ngày 28/10. Những người đứng sau dự án mong mỏi nền tảng UpRace sẽ trở thành một mạng xã hội phổ biến dành cho người đam mê chạy bộ,ôngdễxâydựngmạngxãhộidànhriêngchongườiViệ24 h song vẫn còn những trở ngại phía trước khiến lượng người dùng chưa tăng trưởng như kỳ vọng.

UpRace là giải chạy trực tuyến kéo dài trong 21 ngày. Người chơi có thể tham gia từ bất kỳ đâu, miễn có một thiết bị ghi nhận thành tích, như smartphone hoặc đồng hồ thông minh. Mỗi km người chạy thực hiện, các đơn vị tài trợ sẽ đóng góp 1.000 đồng thiện nguyện. Trong giai đoạn 2018 - 2021, cuộc thi do VNG bảo trợ kỹ thuật đã đóng góp gần 20 tỷ đồng cho 5 tổ chức xã hội. 

Cho đến nay, cộng đồng người chạy bộ UpRace đã được phát triển lên 240 ngàn người, trở thành dự án chạy bộ trực tuyến thường niên có sức ảnh hưởng lớn nhất tại Việt Nam.

Phát triển một mạng xã hội nội địa cho cộng đồng chạy bộ không hề dễ dàng. (Ảnh: VNG)

Từ năm 2018, ông Lê Hồng Minh, CEO VNG, đặt mục tiêu đạt 1 triệu người tham dự UpRace sau 5 năm, tức vào năm 2023. Tuy vậy, năm nay ban tổ chức ước đạt 300 ngàn người tham dự, cách khá xa mục tiêu 1 triệu người.

UpRace có nhiều thuận lợi để phát triển người dùng. Thứ nhất, việc đi bộ, chạy bộ khá dễ thực hiện. Chỉ cần xỏ giày vào là chạy được tại bất kỳ đâu. Thêm vào đó, mục đích thiện nguyện của giải chạy cũng khiến rất nhiều doanh nghiệp lớn, các trường học, các hội nhóm kêu gọi mọi người tham gia.

Với quy định tốc độ từ 4 phút - 15 phút mỗi km, gần như ai đi bộ cũng có thể đạt được thành tích này. Tuy nhiên, thực tế cho thấy giải chạy UpRace thu hút được lượng người tham gia rất lớn trong khoảng 21 ngày. Sau đó, việc giữ chân người dùng tiếp tục dùng ứng dụng không hề dễ dàng.

Nhà đồng sáng lập VNG không giấu ý định biến UpRace thành mạng xã hội chạy bộ, trước mắt là dành cho người Việt. Việc này có ý nghĩa không chỉ giúp rèn luyện sức khoẻ cá nhân mà còn tạo sự gắn kết cộng đồng khi nhiều người cùng tham gia các sự kiện. 

Không chỉ vậy, như ông Nguyễn Trọng Đàm, nguyên Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Chủ tịch Hội Bảo trợ người khuyết tật và trẻ em mồ côi - một tổ chức sẽ nhận khoản quyên góp từ UpRace - cho biết, giải chạy này có thêm ý nghĩa cải thiện tầm vóc người Việt.

Với những ý nghĩa và thuận lợi đó, UpRace là một nền tảng mạng xã hội nội địa có tiếng hiện nay trong giới chạy bộ, song hành trình để giải UpRace đạt 1 triệu người tham dự, biến ứng dụng UpRace thành mạng xã hội phổ biến không hề dễ dàng.

Nói với VietNamNet, ông Nguyễn Đức Khánh, Giám đốc kỹ thuật nền tảng Uprace, cho hay để đạt mục tiêu trở thành mạng xã hội chạy bộ phổ biến cần nhiều yếu tố.

Ông Khánh thừa nhận mỗi cuối năm khi tổ chức giải chạy Uprace, số lượng người sử dụng nền tảng tăng lên đột biến. Lượng người dùng sẽ giảm xuống trong khoảng thời gian còn lại.

Tuy vậy, số lượng người dùng nền tảng này đang tăng lên so với năm trước. Mỗi tháng luôn có một vài sự kiện được khởi tạo. Chẳng hạn, các công ty, các trường học vẫn thường tự tạo các giải chạy nhỏ trên mạng xã hội này. 

Các giải này có lượng người tham dự từ một vài ngàn đến khoảng chục ngàn người. Mỗi đơn vị tự tạo sự kiện và luật lệ trên nền tảng mạng xã hội được cung cấp.

Tuy vậy, có nhiều thách thức trên hành trình Uprace đạt mốc 1 triệu người. Theo ông Khánh, các hoạt động tập luyện thể thao thuộc nhóm không thiết yếu nên không phải ai cũng sử dụng, do đó việc phát triển người dùng không dễ.

Yếu tố dịch bệnh trong hai năm qua cũng hạn chế lượng người chạy bộ ngoài trời dù sau giai đoạn đại dịch, số lượng người dùng có tăng lên.

Thêm vào đó, dù Uprace đạt mức tăng trưởng 30-40% đi chăng nữa, thì cũng phải 5-6 năm tới mới đủ con số 1 triệu người sử dụng. Việc phát triển người dùng cần thời gian nhiều hơn.

Trong mảng chạy bộ và đạp xe, có ứng dụng Strava được xem là mạng xã hội phổ biến nhất cho người chơi. Ông Khánh cho rằng, trong hàng trăm ứng dụng, rõ ràng chỉ 1 ứng dụng thành công được như Strava. Bên cạnh đó, nền tảng này có lợi thế ra mắt trong giai đoạn đầu và có nền tảng công nghệ mạnh.

Tuy vậy, với lợi thế đi sau, Uprace cho người dùng tự tạo các sự kiện trên đó để thi đấu. Mạng xã hội này như một nền tảng mở, trong khi Strava không có tính năng này.

Có thể nói, việc việc xây dựng mạng xã hội nói chung và mạng xã hội chạy bộ dành cho người Việt nói riêng không hề dễ dàng. Các mạng xã hội nước ngoài có thế mạnh đi trước, có một cộng đồng lớn toàn cầu, hạ tầng kỹ thuật, hệ sinh thái dịch vụ... khiến sự ngoi lên của các nền tảng nội địa sẽ gặp nhiều khó khăn.

Hải Đăng