Bê bối ở đại học số 1 Hàn Quốc: Giáo sư cho con làm đồng tác giả bài nghiên cứu
SNU được coi là trường đại học danh giá nhất Hàn Quốc,êbốiởđạihọcsốHànQuốcGiáosưchoconlàmđồngtácgiảbàinghiêncứtháng này có bao nhiêu ngày luôn trong top các trường đại học hàng đầu thế giới.
Nhiều người kêu gọi cần hành động kỷ luật nghiêm khắc hơn đối với hành vi sai trái liên quan đến sự lạm dụng địa vị của các giáo sư trong các bài nghiên cứu của họ.
Cổng vào nổi tiếng của Đại học Quốc gia Seoul |
Theo Hạ nghị sĩ Seo Dong-yong của Đảng Dân chủ Hàn Quốc, cũng là người thuộc Bộ Giáo dục, 22 bài nghiên cứu của trường đại học có trẻ vị thành niên là đồng tác giả đã bị kết luận là trường hợp hành vi sai trái. Trong số đó, có 9 người là con hoặc con đồng nghiệp của các giáo sư của SNU.
Cụ thể, trong số 9 trường hợp, 4 giáo sư liệt kê con mình là đồng tác giả. Năm giáo sư còn lại liệt kê con của đồng nghiệp.
Ngoài ra, còn có nhiều trường hợp liên quan đến con cháu của bạn bè và người thân họ, Hạ nghị sĩ Seo nói.
Lấy ví dụ một trường hợp cụ thể, một giáo sư tại Đại học Nông nghiệp và Khoa học Đời sống của SNU được phát hiện đã thêm tên con gái riêng của mình và con gái của bạn mình vào mục đồng tác giả của một bài nghiên cứu về kết quả của một thí nghiệm vi sinh do các nhà nghiên cứu tại phòng thí nghiệm của ông thực hiện.
Ông cũng yêu cầu một đồng nghiệp khác của ông được liệt kê là tác giả chính thay vì ông để tránh những rắc rối tiềm ẩn nếu mối quan hệ gia đình giữa ông và con gái bị lộ.
Trong số những học sinh, sinh viên được liệt kê là đồng tác giả, chín người đã được nhận vào SNU sau đó, mặc dù không rõ việc trở thành "đồng tác giả" của các bài nghiên cứu đã đóng góp bao nhiêu cho quyết định nhận các em này vào đại học.
Sau khi những trường hợp sai phạm kể trên được xác nhận, trường đại học chỉ áp dụng hình phạt nhẹ, cảnh cáo đối với hầu hết các giáo sư có liên quan.
Đại diện của trường đại học giải thích rằng hầu hết các trường hợp không bị kỷ luật vì hiện trường chỉ có thể xử lý các trường hợp sai phạm liên quan đến nghiên cứu xảy ra trong ba năm qua.
Ông này cho biết: “Dù sao thì chúng tôi cũng đã đưa ra cảnh cáo, có hiệu lực bất kể khoảng thời gian nào mà các vụ việc xảy ra, cũng như đã xem xét mức độ nghiêm trọng của chúng.”
Tuy nhiên, vào năm ngoái, trường đại học đã cho một số học sinh của các trường trung học ưu tú, chẳng hạn như các trường trung học chuyên tự nhiên, sử dụng các cơ sở nghiên cứu của trường như một phần của chương trình nghiên cứu và giáo dục. Nhưng trên thực tế, không có đồng tác giả vị thành niên nào trong sự việc này được đề cập tham gia vào chương trình đó.
"Vì trường đại học nhận được hỗ trợ từ ngân sách nhà nước, hành động kỷ luật mạnh mẽ hơn sẽ là cần thiết đối với bất kỳ hành vi sai trái nào liên quan đến nghiên cứu” – một nhà lập pháp nói.
Trường đại học cho biết sẽ tăng thời hạn xử lý kỷ luật đối với các trường hợp có hành vi sai trái liên quan đến việc làm giả giấy tờ nghiên cứu lên 10 năm.
Hương Giang (Theo The Korea Times)
Dừng học 2 năm, 10X Nghệ An chinh phục ĐH số 1 Hàn Quốc
Được tuyển thẳng vào ĐH Kinh tế Quốc dân nhưng Phạm Quỳnh Nhi (sinh năm 2001) quyết định bảo lưu để theo đuổi ước mơ du học. Sau 2 năm bền bỉ, Nhi đã nhận được thư chấp nhận của ĐH Quốc gia Seoul.