Các bộ ngành dự kiến cắt giảm, đơn giản hóa 3.807 điều kiện kinh doanh
Các bộ ngành dự kiến cắt giảm,ácbộngànhdựkiếncắtgiảmđơngiảnhóađiềukiệkết quả epl đơn giản hóa 3.807 điều kiện kinh doanh |
Đầu tháng 9/2018, Tổ công tác của Thủ tướng đã báo cáo các kết quả cập nhật về tình hình ban hành các văn bản liên quan đến cải cách hoạt động kiểm tra chuyên ngành và quy định về điều kiện kinh doanh. Kết quả cho thấy, các bộ ngành dự kiến cắt giảm, đơn giản hóa 3.807 điều kiện kinh doanh và 6.003 dòng hàng xuất nhập khẩu phải kiểm tra chuyên ngành. Trong tổng số 6.213 điều kiện kinh doanh, các bộ, ngành dự kiến sẽ đơn giản hóa, cắt giảm 3.807 điều kiện, đạt 61,3%, vượt 11,3% so với yêu cầu chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
Trong đó, các Bộ có nhiều điều kiện kinh doanh và cũng có kế hoạch cắt giảm, đơn giản hóa nhiều nhất là Công Thương (1.216 điều kiện, đã ban hành Nghị định số 08 cắt giảm 675 điều kiện); Y tế (1.871 điều kiện, dự kiến cắt 1.363 điều kiện); Tài chính (370 điều kiện, dự kiến cắt giảm 190 điều kiện)…
Bộ TT&TT được Tổ công tác đánh giá cao vì đã lên kế hoạch sửa đổi, bổ sung 6 nghị định để cắt giảm 199 điều kiện kinh doanh (51,7%).
Trước đó, vào trung tuần tháng 6/2018, Bộ trưởng Bộ TT&TT đã ký Quyết định số 922 ban hành Kế hoạch Tổng thể thực hiện Nghị quyết số 19-2018/NQ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2018 và những năm tiếp theo.
Ngoài việc thực hiện Nghị quyết số 19-2018/NQ-CP, yêu cầu của Kế hoạch tổng thể còn bám sát các tiêu chí đánh giá về môi trường kinh doanh của Ngân hàng Thế giới, về năng lực đổi mới sáng tạo của Tổ chức Sở hữu Trí tuệ thế giới và về Chính phủ điện tử của Liên hợp quốc.
Theo thông tin từ Bộ Công thương, năm 2017, nhằm tháo gỡ khó khăn, hướng tới mục tiêu tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Bộ Công thương đã cắt giảm khoảng 464-612 điều kiện kinh doanh, tương đương với khoảng 38,15% - 50,3% tổng các điều kiện kinh doanh.
việc rà soát được quyết định thực hiện trên tinh thần xem xét, đánh giá, giải trình việc chỉ giữ lại những điều kiện kinh doanh thực sự cần thiết, trong đó hạn chế tối đa các điều kiện mang tính chất rào cản gia nhập thị trường.