Không ít thai phụ dù bỏ rất nhiều tiền để bổ sung canxi, sắt, vitamin, thậm chí uống vitamin tổng hợp… nhằm hi vọng có thai kỳ khỏe mạnh, thai nhi phát triển tốt. Tuy nhiên, vì bổ sung sai cách, nhiều người lại rơi vào cảnh “tiền mất, tật mang”.

Mất tiền, cả con lẫn mẹ vẫn thiếu… canxi

Ngay từ khi có ý định mang thai cháu thứ hai, chị Thúy Hương (ở Cầu Giấy, Hà Nội) đã chịu khó bổ sung các loại vitamin, khoáng chất. Thậm chí, để “nhắc lịch” phòng quên, chị còn cài đặt giờ trong điện thoại, hàng ngày, con gái lớn có nhiệm vụ nhắc mẹ uống. “Đứa đầu, tôi mang bầu gần 3 tháng mới biết, nên không kịp bổ sung gì. Rút kinh nghiệm, đứa thứ hai tôi nhất định phải cẩn thận, không để con thiệt thòi”, chị Hương nói. Nhưng đến tháng thứ 7 của thai kỳ, dù vẫn duy trì bổ sung vitamin, khoáng chất như vậy, chị lại được bác sĩ cho biết đã bị thiếu máu thai kỳ (do thiếu sắt) và cần điều trị.

Còn chị Minh Anh (ở Thanh Xuân, Hà Nội) vì muốn thai nhi cứng cáp, ngoài việc bổ sung sắt, acid folic đều đặn, chị còn uống bổ sung canxi hàm lượng cao, rồi tích cực bồi bổ những thực phẩm chứa nhiều canxi như: Cua, tôm, cá, sữa tươi, hải sản… Nhưng hiệu quả đâu không thấy, tới tuần thứ 32 của thai kỳ, đi khám định kỳ, chị được chẩn đoán vôi hóa nhau thai độ III, còn có dấu hiệu bị sỏi thận.

BS Từ Thị Thu Thủy (nguyên Trưởng khoa Sản, Bệnh viện 198) cho biết, việc bổ sung sắt, acid folic là dành cho những người bị thiếu những chất này. Nếu thiếu các khoáng chất, việc bổ sung đơn lẻ sẽ dễ được hấp thu hơn. BS Thu Thủy cho biết: “Với thai phụ, nhu cầu về vitamin D, sắt (để dự phòng thiếu máu), acid folic (để phòng ngừa các dị tật bẩm sinh, quan trọng nhất là dị tật ống thần kinh), canxi (cần thiết cho xương và răng của thai phụ, thai nhi, giúp ngăn ngừa tình trạng huyết khối) cao hơn bình thường rất nhiều. Nếu không thiếu mà bổ sung sẽ có nguy cơ gây tác dụng ngược. Ví dụ, nếu bổ sung canxi nhưng không hấp thu được, sẽ khiến canxi lắng đọng gây sỏi thận”.

{keywords}

Các chuyên gia khuyến cáo, thai phụ tuyệt đối không bổ sung canxi và sắt cùng một thời điểm.

Theo phân tích của BS Thu Thủy: “Chuyện thai phụ tích cực bổ sung sắt, canxi nhưng cuối cùng vẫn bị thiếu máu do thiếu sắt, hay thiếu canxi là chuyện dễ hiểu, bởi những trường hợp này bổ sung không đúng cách. Thậm chí, với những thai phụ có cơ địa nhạy cảm, dễ có nguy cơ sẩy thai hay cơn co tử cung, dù thiếu canxi nhưng nếu được bổ sung không theo chỉ định, nguy cơ cơn co tử cung còn cao hơn, dễ sẩy thai hơn. Với những trường hợp này, tôi thường bổ sung khoáng chất có tác dụng “dẫn trung gian” như magie B6. Khoáng chất này giúp ổn định trao đổi chất, cũng như góp phần giảm nguy cơ bị tiền sản giật. Khi được kết hợp cùng những thực phẩm khác sẽ giúp canxi được hấp thu tự nhiên”.

Cũng liên quan tới việc bổ sung sắt, canxi hay acid folic, các chuyên gia về dược phẩm, sản khoa còn chỉ ra một sai lầm, dù đã tuyên truyền, tư vấn rất nhiều nhưng vẫn nhiều người mắc phải, đó là uống cùng một lúc các vitamin, khoáng chất với nhau. DS Huỳnh Kim Hằng (Khoa Dược, Bệnh viện Từ Dũ TPHCM) cho biết: “Để giúp sắt hấp thu được tốt, bà bầu nên tăng sử dụng những thực phẩm chứa nhiều Vitamin C. Không uống sắt cùng với chè, cà phê vì chất tanin trong chè, cà phê sẽ giảm hấp thu sắt. Còn với canxi, bà bầu cũng nên uống xa bữa ăn. Một thai phụ cần 1000-1200mg canxi mỗi ngày. Tuy nhiên, không nên kết hợp canxi với viên sắt, vì chúng sẽ ngăn sự hấp thụ lẫn nhau trong cơ thể”. Chính vì thế, nếu thai phụ sử dụng viên sắt, hoặc viên uống tổng hợp có chung thành phần canxi và sắt cùng thời điểm thì sẽ làm mất tác dụng của cả hai dưỡng chất quan trọng này.

Nên tập trung nâng cao chất lượng bữa ăn

Theo một nghiên cứu mới nhất được đăng tải trên Tạp chí Dược phẩm và chữa bệnh (Anh), thay vì dùng vitamin tổng hợp và khoáng chất bổ sung, phụ nữ mang thai nên tập trung vào việc nâng cao chất lượng tổng thể bữa ăn và chỉ cần bổ sung acid folic, vitamin D.

Nhóm nghiên cứu cho rằng, mặc dù bổ sung vitamin tổng hợp thường được các hãng sản xuất quảng cáo như cách giúp trẻ có sự khởi đầu tốt nhất trong cuộc sống. Tuy nhiên, kiểu tiếp thị này không thực sự mang lại sức khỏe tốt hơn cho thai phụ và em bé. Đơn cử, dưới góc độ y khoa, khi mang thai nếu mẹ dùng quá nhiều vitamin A có thể gây nguy hiểm cho em bé.

Trong khi đó, nghiên cứu này lại chỉ ra ăn các thực phẩm lành mạnh trước và trong lúc mang thai đóng vai trò sống còn với bà mẹ. Chế độ ăn cân bằng cho thai phụ gồm các loại thực phẩm thuộc 5 nhóm: Ngũ cốc, trái cây, rau quả, thực phẩm giàu protein và sữa.

Ở nghiên cứu mới nói trên, các nhà khoa học đã xem xét tác động của việc bổ sung vitamin tổng hợp, loại mà nhiều hãng sản xuất tung hô là “thần dược” giúp thai phụ chống lại mọi vấn đề sức khỏe. Vitamin tổng hợp thường kết hợp nhiều loại vitamin và khoáng chất, chẳng hạn như vitamin B1, B2, B3, B6, B12, C, D, E và K, cùng với acid folic, iốt, magiê, sắt, đồng, kẽm... Kết quả của việc xem xét tác động này cho thấy, ngoại trừ acid folic và vitamin D, không có bằng chứng cho thấy các thai phụ được hưởng bất kỳ lợi ích lâm sàng nào từ việc dùng những chất bổ sung khác và gây lãng phí vô ích.

TS Janet Fyle (thuộc trường đào tạo nữ hộ sinh Hoàng gia Anh) khuyến cáo thêm: “Chúng tôi khuyên các phụ nữ có thai hoặc có ý định mang thai nên ăn uống đa dạng, lành mạnh gồm trái cây và rau quả tươi, kèm theo bổ sung acid folic. Chúng tôi cũng nhấn mạnh rằng, thai phụ không cần ăn cho hai người. Tất cả những gì họ cần là một chế độ ăn với số lượng thực phẩm cân bằng bình thường”.

Theo BS Từ Thị Thu Thủy, việc xét nghiệm khoáng chất điện giải có thể phát hiện bà bầu bị thiếu những khoáng chất nào. Tuy nhiên, ngay cả khi biết cơ thể mình bị thiếu, thai phụ cũng phải nhờ đến chỉ định của bác sĩ dinh dưỡng, sản khoa, không được tự ý bổ sung khoáng chất đó, vì nhiều bệnh nếu bổ sung sẽ có tác dụng phụ. Đơn cử như người có cơ địa nhạy cảm, dễ bị cơn co tử cung hay sẩy thai, nếu bổ sung canxi, nguy cơ sẽ càng tăng cao.

Ăn uống đủ dinh dưỡng, lành mạnh

Các chuyên gia khuyên: Thai phụ sử dụng canxi sớm và quá nhiều sẽ đọng ở bánh nhau, làm giảm chất lượng bánh nhau, giảm sự trao đổi dưỡng chất, khiến thai kém phát triển, nhẹ cân khi sinh. Nếu thai phụ uống quá nhiều canxi có thể khiến bản thân bị sỏi đường tiết niệu, sỏi thận. Ngoài ra, việc thai phụ tăng cân nhanh nhưng thai vẫn bị suy dinh dưỡng, có thể do các nguyên nhân khác như: Thai nhi bị nhau cuốn cổ, hoặc do tử cung người mẹ nhỏ không đủ không gian cho thai nhi phát triển.

Thai phụ nên:

- Ăn đầy đủ và đa dạng thực phẩm để đạt nhu cầu dinh dưỡng cần thiết nhất;

- Chia nhỏ nhiều bữa ăn trong ngày, không nên chỉ ăn dồn 3 bữa chính;

- Hạn chế ăn đồ ngọt, các chất béo từ mỡ động vật;

- Nên ăn nhiều rau và trái cây để tránh táo bón và trĩ, đồng thời tăng cường sức khỏe;

- Đừng quên uống nước, ít nhất 2-3 lít nước mỗi ngày;

- Tập thể dục đều đặn và tạo tâm lý thoải mái, tránh stress;

- Chú ý khám thai và kiểm tra cân nặng của mẹ và thai nhi thường xuyên;

- Tùy từng thể trạng mà bác sĩ sẽ khuyên thai phụ nên tăng cân bao nhiêu là hợp lý, nhưng nhìn chung, chỉ nên tăng 10–12kg trong suốt thời mang thai. Thai phụ cũng cần phải có chế độ tăng cân phù hợp với từng thời kỳ cụ thể.

(Theo Gia đình và xã hội)

" />

Thai phụ và bí quyết sử dụng viên bổ sung vitamin

Không ít thai phụ dù bỏ rất nhiều tiền để bổ sung canxi,ụvàbíquyếtsửdụngviênbổlịch vilich 2024 sắt, vitamin, thậm chí uống vitamin tổng hợp… nhằm hi vọng có thai kỳ khỏe mạnh, thai nhi phát triển tốt. Tuy nhiên, vì bổ sung sai cách, nhiều người lại rơi vào cảnh “tiền mất, tật mang”.

Mất tiền, cả con lẫn mẹ vẫn thiếu… canxi

Ngay từ khi có ý định mang thai cháu thứ hai, chị Thúy Hương (ở Cầu Giấy, Hà Nội) đã chịu khó bổ sung các loại vitamin, khoáng chất. Thậm chí, để “nhắc lịch” phòng quên, chị còn cài đặt giờ trong điện thoại, hàng ngày, con gái lớn có nhiệm vụ nhắc mẹ uống. “Đứa đầu, tôi mang bầu gần 3 tháng mới biết, nên không kịp bổ sung gì. Rút kinh nghiệm, đứa thứ hai tôi nhất định phải cẩn thận, không để con thiệt thòi”, chị Hương nói. Nhưng đến tháng thứ 7 của thai kỳ, dù vẫn duy trì bổ sung vitamin, khoáng chất như vậy, chị lại được bác sĩ cho biết đã bị thiếu máu thai kỳ (do thiếu sắt) và cần điều trị.

Còn chị Minh Anh (ở Thanh Xuân, Hà Nội) vì muốn thai nhi cứng cáp, ngoài việc bổ sung sắt, acid folic đều đặn, chị còn uống bổ sung canxi hàm lượng cao, rồi tích cực bồi bổ những thực phẩm chứa nhiều canxi như: Cua, tôm, cá, sữa tươi, hải sản… Nhưng hiệu quả đâu không thấy, tới tuần thứ 32 của thai kỳ, đi khám định kỳ, chị được chẩn đoán vôi hóa nhau thai độ III, còn có dấu hiệu bị sỏi thận.

BS Từ Thị Thu Thủy (nguyên Trưởng khoa Sản, Bệnh viện 198) cho biết, việc bổ sung sắt, acid folic là dành cho những người bị thiếu những chất này. Nếu thiếu các khoáng chất, việc bổ sung đơn lẻ sẽ dễ được hấp thu hơn. BS Thu Thủy cho biết: “Với thai phụ, nhu cầu về vitamin D, sắt (để dự phòng thiếu máu), acid folic (để phòng ngừa các dị tật bẩm sinh, quan trọng nhất là dị tật ống thần kinh), canxi (cần thiết cho xương và răng của thai phụ, thai nhi, giúp ngăn ngừa tình trạng huyết khối) cao hơn bình thường rất nhiều. Nếu không thiếu mà bổ sung sẽ có nguy cơ gây tác dụng ngược. Ví dụ, nếu bổ sung canxi nhưng không hấp thu được, sẽ khiến canxi lắng đọng gây sỏi thận”.

{ keywords}

Các chuyên gia khuyến cáo, thai phụ tuyệt đối không bổ sung canxi và sắt cùng một thời điểm.

Theo phân tích của BS Thu Thủy: “Chuyện thai phụ tích cực bổ sung sắt, canxi nhưng cuối cùng vẫn bị thiếu máu do thiếu sắt, hay thiếu canxi là chuyện dễ hiểu, bởi những trường hợp này bổ sung không đúng cách. Thậm chí, với những thai phụ có cơ địa nhạy cảm, dễ có nguy cơ sẩy thai hay cơn co tử cung, dù thiếu canxi nhưng nếu được bổ sung không theo chỉ định, nguy cơ cơn co tử cung còn cao hơn, dễ sẩy thai hơn. Với những trường hợp này, tôi thường bổ sung khoáng chất có tác dụng “dẫn trung gian” như magie B6. Khoáng chất này giúp ổn định trao đổi chất, cũng như góp phần giảm nguy cơ bị tiền sản giật. Khi được kết hợp cùng những thực phẩm khác sẽ giúp canxi được hấp thu tự nhiên”.

Cũng liên quan tới việc bổ sung sắt, canxi hay acid folic, các chuyên gia về dược phẩm, sản khoa còn chỉ ra một sai lầm, dù đã tuyên truyền, tư vấn rất nhiều nhưng vẫn nhiều người mắc phải, đó là uống cùng một lúc các vitamin, khoáng chất với nhau. DS Huỳnh Kim Hằng (Khoa Dược, Bệnh viện Từ Dũ TPHCM) cho biết: “Để giúp sắt hấp thu được tốt, bà bầu nên tăng sử dụng những thực phẩm chứa nhiều Vitamin C. Không uống sắt cùng với chè, cà phê vì chất tanin trong chè, cà phê sẽ giảm hấp thu sắt. Còn với canxi, bà bầu cũng nên uống xa bữa ăn. Một thai phụ cần 1000-1200mg canxi mỗi ngày. Tuy nhiên, không nên kết hợp canxi với viên sắt, vì chúng sẽ ngăn sự hấp thụ lẫn nhau trong cơ thể”. Chính vì thế, nếu thai phụ sử dụng viên sắt, hoặc viên uống tổng hợp có chung thành phần canxi và sắt cùng thời điểm thì sẽ làm mất tác dụng của cả hai dưỡng chất quan trọng này.

Nên tập trung nâng cao chất lượng bữa ăn

Theo một nghiên cứu mới nhất được đăng tải trên Tạp chí Dược phẩm và chữa bệnh (Anh), thay vì dùng vitamin tổng hợp và khoáng chất bổ sung, phụ nữ mang thai nên tập trung vào việc nâng cao chất lượng tổng thể bữa ăn và chỉ cần bổ sung acid folic, vitamin D.

Nhóm nghiên cứu cho rằng, mặc dù bổ sung vitamin tổng hợp thường được các hãng sản xuất quảng cáo như cách giúp trẻ có sự khởi đầu tốt nhất trong cuộc sống. Tuy nhiên, kiểu tiếp thị này không thực sự mang lại sức khỏe tốt hơn cho thai phụ và em bé. Đơn cử, dưới góc độ y khoa, khi mang thai nếu mẹ dùng quá nhiều vitamin A có thể gây nguy hiểm cho em bé.

Trong khi đó, nghiên cứu này lại chỉ ra ăn các thực phẩm lành mạnh trước và trong lúc mang thai đóng vai trò sống còn với bà mẹ. Chế độ ăn cân bằng cho thai phụ gồm các loại thực phẩm thuộc 5 nhóm: Ngũ cốc, trái cây, rau quả, thực phẩm giàu protein và sữa.

Ở nghiên cứu mới nói trên, các nhà khoa học đã xem xét tác động của việc bổ sung vitamin tổng hợp, loại mà nhiều hãng sản xuất tung hô là “thần dược” giúp thai phụ chống lại mọi vấn đề sức khỏe. Vitamin tổng hợp thường kết hợp nhiều loại vitamin và khoáng chất, chẳng hạn như vitamin B1, B2, B3, B6, B12, C, D, E và K, cùng với acid folic, iốt, magiê, sắt, đồng, kẽm... Kết quả của việc xem xét tác động này cho thấy, ngoại trừ acid folic và vitamin D, không có bằng chứng cho thấy các thai phụ được hưởng bất kỳ lợi ích lâm sàng nào từ việc dùng những chất bổ sung khác và gây lãng phí vô ích.

TS Janet Fyle (thuộc trường đào tạo nữ hộ sinh Hoàng gia Anh) khuyến cáo thêm: “Chúng tôi khuyên các phụ nữ có thai hoặc có ý định mang thai nên ăn uống đa dạng, lành mạnh gồm trái cây và rau quả tươi, kèm theo bổ sung acid folic. Chúng tôi cũng nhấn mạnh rằng, thai phụ không cần ăn cho hai người. Tất cả những gì họ cần là một chế độ ăn với số lượng thực phẩm cân bằng bình thường”.

Theo BS Từ Thị Thu Thủy, việc xét nghiệm khoáng chất điện giải có thể phát hiện bà bầu bị thiếu những khoáng chất nào. Tuy nhiên, ngay cả khi biết cơ thể mình bị thiếu, thai phụ cũng phải nhờ đến chỉ định của bác sĩ dinh dưỡng, sản khoa, không được tự ý bổ sung khoáng chất đó, vì nhiều bệnh nếu bổ sung sẽ có tác dụng phụ. Đơn cử như người có cơ địa nhạy cảm, dễ bị cơn co tử cung hay sẩy thai, nếu bổ sung canxi, nguy cơ sẽ càng tăng cao.

Ăn uống đủ dinh dưỡng, lành mạnh

Các chuyên gia khuyên: Thai phụ sử dụng canxi sớm và quá nhiều sẽ đọng ở bánh nhau, làm giảm chất lượng bánh nhau, giảm sự trao đổi dưỡng chất, khiến thai kém phát triển, nhẹ cân khi sinh. Nếu thai phụ uống quá nhiều canxi có thể khiến bản thân bị sỏi đường tiết niệu, sỏi thận. Ngoài ra, việc thai phụ tăng cân nhanh nhưng thai vẫn bị suy dinh dưỡng, có thể do các nguyên nhân khác như: Thai nhi bị nhau cuốn cổ, hoặc do tử cung người mẹ nhỏ không đủ không gian cho thai nhi phát triển.

Thai phụ nên:

- Ăn đầy đủ và đa dạng thực phẩm để đạt nhu cầu dinh dưỡng cần thiết nhất;

- Chia nhỏ nhiều bữa ăn trong ngày, không nên chỉ ăn dồn 3 bữa chính;

- Hạn chế ăn đồ ngọt, các chất béo từ mỡ động vật;

- Nên ăn nhiều rau và trái cây để tránh táo bón và trĩ, đồng thời tăng cường sức khỏe;

- Đừng quên uống nước, ít nhất 2-3 lít nước mỗi ngày;

- Tập thể dục đều đặn và tạo tâm lý thoải mái, tránh stress;

- Chú ý khám thai và kiểm tra cân nặng của mẹ và thai nhi thường xuyên;

- Tùy từng thể trạng mà bác sĩ sẽ khuyên thai phụ nên tăng cân bao nhiêu là hợp lý, nhưng nhìn chung, chỉ nên tăng 10–12kg trong suốt thời mang thai. Thai phụ cũng cần phải có chế độ tăng cân phù hợp với từng thời kỳ cụ thể.

(Theo Gia đình và xã hội)