您现在的位置是:NEWS > Thế giới
Hòa Minzy vội vã tuyên bố dừng sự nghiệp để lấy chồng?
NEWS2025-04-17 22:11:59【Thế giới】9人已围观
简介Ngày 27/7, Hòa Minzy đăng tải dòng trạng thái úp mở về việc dừng sự nghiệp ca hát. Trên trang fanpag bóng chuyền nữbóng chuyền nữ、、
Ngày 27/7,òaMinzyvộivãtuyênbốdừngsựnghiệpđểlấychồbóng chuyền nữ Hòa Minzy đăng tải dòng trạng thái úp mở về việc dừng sự nghiệp ca hát. Trên trang fanpage gần 800 nghìn lượt theo dõi của mình, giọng ca “Rời bỏ” chia sẻ về sự vắng bóng của mình so với trước đây khiến nhiều người hâm mộ lo lắng nghi ngờ cô đã tạm dừng sự nghiệp hoạt động nghệ thuật.
Nữ ca sĩ cho biết dù đạt được nhiều thành công vào năm ngoái nhưng do vướng vào nhiều ồn ào, cô cần nghỉ ngơi và cần thời gian để thay đổi tích cực hơn.
Hòa Minzy chia sẻ “tâm thư” về việc dừng sự nghiệp ca hát |
Sau thông báo trên fanpage, Hòa Minzy nhận được sự thông cảm và ủng hộ của đông đảo người hâm mộ. Thậm chí, nhiều khán giả còn đồn đoán rằng việc tạm dừng nghệ thuật của Hòa là do cô muốn lập gia đình với bạn trai vừa được cô cầu hôn vào tháng 6. Trong phần chia sẻ với khán giả bên dưới bình luận, cô khẳng định lý do của việc nghỉ ngơi không phải là để lập gia đình.
Sau hai ngày đăng tải tâm thư, dù đã viết rất rõ về việc cần nghỉ ngơi, Hòa Minzy tiếp tục hoạt động trên Facebook, Instagram bình thường nhưng nhiều khán giả vẫn bán tin bán nghi về việc giải nghệ của nữ ca sĩ. Dòng trạng thái của Hòa Minzy cùng với bài đăng có nội dung về việc bán túi tiếp tục gây ra hiểu lầm cho khán giả.
![]() |
Hòa Minzy đã vắng bóng một thời gian khá lâu trên các sân khấu âm nhạc. |
Liên lạc với quản lý của Hòa Minzy, anh khẳng định thời gian này nữ ca sĩ chỉ nghỉ ngơi để chuẩn bị cho dự án mới vào cuối năm, chứ không hoàn toàn giải nghệ hay tạm dừng hoạt động nghệ thuật như mọi người đang hiểu lầm.
Đầu năm 2018, Hòa Minzy cũng từng gây xôn xao cộng đồng mạng khi tuyên bố sẽ “giải nghệ nếu không có hit” sau một thời gian dài hoạt động nghệ thuật. Đây là một năm hoạt động sôi nổi của Hòa Minzy khi tham gia Cặp đôi hoàn hảo và là một thành viên trong gia đình “Hoa dâm bụt” cùng với Erik và Đức Phúc.
Trong vài năm qua, việc vướng vào nhiều những câu chuyện ồn ào đời tư hay công việc phần nào khiến Hòa Minzy gặp khá nhiều bất lợi và khó khăn về hình ảnh với khán giả.
Phương Nguyễn

Hòa Minzy bị chê lố khi quỳ gối tỏ tình với bạn trai thiếu gia trước đông người
Trong mini show riêng, nữ ca sĩ bất ngờ quỳ gối khi hát tỏ tình khiến Minh Hải bối rối.
很赞哦!(257)
相关文章
- Nhận định, soi kèo Al
- Nhờ cây giống này, lão nông Thái Bình lãi gần 1 tỷ đồng/năm, thoát cảnh sạt nghiệp
- Chuyển đổi số góp phần nâng cao chất lượng phong trào thanh thiếu nhi
- Động thái của Tổng thống Hàn Quốc trước nguy cơ bị luận tội
- Kèo vàng bóng đá Bournemouth vs Fulham, 02h00 ngày 15/4: Khó tin The Cherries
- Nga duyệt ngân sách quốc phòng cao kỷ lục sau gần 3 năm chiến sự ở Ukraine
- 7 cách khử mùi hôi tủ lạnh cực hiệu quả, có người dùng 20 năm cũng không biết
- 15 "người nhái" tinh nhuệ tìm kiếm 4 nạn nhân vụ sập cầu Phong Châu
- Siêu máy tính dự đoán Atletico Madrid vs Valladolid, 02h00 ngày 15/4
- Tiêu chuẩn nào cho vị trí Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ?
热门文章
站长推荐
Siêu máy tính dự đoán Atalanta vs Bologna, 17h30 ngày 13/4
Uy lực tên lửa ATACMS tầm bắn 300km của Ukraine
Đức Hoàng
(Dân trí) - Truyền thông Ukraine đăng tải danh sách các căn cứ của Moscow có thể rơi vào tầm ngắm của tên lửa ATACMS sau khi có tin nói rằng Mỹ cho phép Kiev dùng vũ khí này bắn vào lãnh thổ Nga.
Một tên lửa ATACMS rời khỏi bệ phóng (Ảnh minh họa: AFP).
Ngày 17/11, truyền thông Mỹ đưa tin rằng chính quyền Tổng thống Joe Biden đã cho phép Ukraine dùng tên lửa viện trợ bắn vào sâu lãnh thổ Nga. Nhà Trắng chưa bình luận về thông tin, nhưng một quan chức cấp cao EU đã xác nhận tin tức này.
TheoKyiv Post, việc Mỹ "bật đèn xanh" có thể giúp Ukraine đưa hàng trăm mục tiêu của Nga vào tầm ngắm.
Một phân tích của Viện nghiên cứu chiến tranh (ISW) có trụ sở tại Mỹ nhận định, với tầm bắn 300km, ATACMS có thể tấn công ít nhất 245 mục tiêu quân sự của Nga, bao gồm 15 căn cứ không quân nằm ở các vùng Bryansk, Kaluga, Kursk, Lipetsk, Voronezh, Rostov và Krasnodar.
Bản đồ mô tả những mục tiêu của Nga có thể nằm trong tầm bắn 300km của ATACMS (Ảnh: Kyiv Post).
Trong nhiều tháng qua, Ukraine đã kêu gọi Washington dỡ bỏ lệnh hạn chế tấn công các sân bay của Nga bằng ATACMS, với lý do rằng các sân bay này là nơi Nga đặt các máy bay chiến đấu chuyên dùng để tấn công mục tiêu của phía Kiev.
George Barros, một nhà phân tích của ISW, đã tạo ra một bản đồ phác thảo phạm vi và các mục tiêu tiềm năng ở Nga của ATACMS. Nếu Ukraine chỉ dùng rocket của hệ thống HIMARS với tầm tấn công 77km, họ chỉ có thể tấn công 20 mục tiêu của Nga, tuy nhiên với ATACMS, con số này đã tăng lên hơn 10 lần.
Tuy nhiên, ISW lưu ý rằng bản đồ này không thể liệt kê được hết các mục tiêu của Nga trong phạm vi tấn công 300km.
Một câu hỏi khác được đặt ra là dù Mỹ "bật đèn xanh" cho Ukraine, nhưng Kiev đang có bao nhiêu tên lửa loại này.
Theo Kyiv Post, Ukraine có thể đã nhận được ít hơn 50 tên lửa ATACMS, tuy nhiên không rõ Kiev đã dùng bao nhiêu quả và còn lại bao nhiêu quả.
Mỹ và Ukraine chưa bao giờ xác nhận số lượng tên lửa chính xác được viện trợ. Cho đến nay, chỉ có hai lần Mỹ giao ATACMS được biết đến rộng rãi, với một lần hồi cuối năm 2023 với các phiên bản tầm ngắn hơn (160km) và một lần được giao bí mật vào tháng 3 năm nay với các phiên bản tầm xa (300km).
Vì vậy, theo Kyiv Post,dù Ukraine có thể đưa hàng trăm mục tiêu Nga vào tầm ngắm nhưng nếu không có nguồn cung mới, thì số mục tiêu có thể bị tấn công sẽ rất hạn chế. Ukraine sẽ phải suy xét kỹ để tấn công.
Ngoài ra, Nga cũng sở hữu hệ thống phòng không nhiều lớp và uy lực và cũng từng nhiều lần tuyên bố đánh chặn được ATACMS nên Ukraine có thể sẽ phải cân nhắc các chiến thuật cụ thể để không lãng phí những tên lửa với số lượng có hạn.
Ngoài ra, hồi tháng 8, Nga được cho đã chuyển 90% máy bay quân sự đến các căn cứ nằm ngoài tầm bắn của tên lửa ATACMS.
Mỹ bắt đầu cung cấp tên lửa đạn đạo ATACMS cho Ukraine hồi năm 2023.
Với trọng lượng hơn 1,6 tấn, dài 4m và đường kính 610mm, ATACMS có thể bay ở tốc độ lên tới 1km/s ở trần bay khoảng 50km. Sử dụng thiết bị dẫn đường sử dụng hệ thống định vị vệ tinh GPS, tên lửa này có sai số rất nhỏ dù có thể tấn công mục tiêu ở xa tới 300km.
Theo Kyiv Post">Uy lực tên lửa ATACMS tầm bắn 300km của Ukraine
Bộ KH&CN công bố kết quả triển khai Bộ chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương năm 2023. Ảnh: Trọng Đạt Theo Bộ KH&CN, top 10 các địa phương dẫn đầu về đổi mới sáng tạo năm 2023 gồm: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ, Bắc Ninh, Bà Rịa Vũng Tàu, Bình Dương, Quảng Ninh và Thái Nguyên. Trong lần đầu tiên Bộ chỉ số PII được công bố, Hà Nội là địa phương dẫn đầu cả nước về chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương.
Kết quả đánh giá cho thấy sự tương đồng giữa xếp hạng PII với thực trạng phát triển của các địa phương. Các địa phương thuộc nhóm dẫn đầu là những tỉnh, thành phố có điều kiện tự nhiên và địa lý thuận lợi.
Các tỉnh, thành phố nằm trong top 10 về chỉ số PII đều tập trung ở vùng đồng bằng sông Hồng, vùng Đông Nam Bộ. Đây là những nơi có các ngành công nghiệp, xây dựng, dịch vụ chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế, tập trung nhiều khu công nghiệp, có cơ sở hạ tầng phát triển và có hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo mạnh mẽ.
Ngược lại, các địa phương thuộc nhóm cuối tập trung chủ yếu ở vùng các vùng Tây Nguyên, Trung du và miền núi phía Bắc. Đây là những nơi còn hạn chế trong phát triển kinh tế - xã hội, có vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên chưa thuận lợi cho phát triển, ứng dụng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.
Mặc dù vậy, việc so sánh trực tiếp giữa các địa phương chỉ mang tính tương đối, không phải mục đích chính của Bộ chỉ số, bởi mỗi địa phương có các điều kiện, đặc điểm, định hướng phát triển khác nhau.
Bộ trưởng Bộ KH&CN Huỳnh Thành Đạt. Ảnh: Trọng Đạt Chia sẻ tại lễ công bố, Bộ trưởng Bộ KH&CN Huỳnh Thành Đạt cho hay: “Bộ chỉ số PII sẽ là một tài liệu hữu ích, cung cấp căn cứ khoa học và thực tiễn để cơ quan, tổ chức, cá nhân và lãnh đạo các địa phương sử dụng trong xây dựng và thực thi các chính sách thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội dựa trên khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo”.
“Bộ KH&CN cũng tin tưởng rằng, đây sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho các nhà đầu tư về môi trường phát triển và điều kiện nguồn lực cho hoạt động sản xuất, kinh doanh ở các địa phương”, Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt nói.
Bộ chỉ số PII được xây dựng bám sát cấu trúc của Bộ chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu GII (Global Innovation Index) do tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) công bố hàng năm. Trước đó, Bộ chỉ số GII được Chính phủ sử dụng từ năm 2017 nhằm tham khảo, xây dựng, ban hành các chính sách thúc đẩy đổi mới sáng tạo ở Việt Nam.
Bộ chỉ số PII năm 2023 có 52 chỉ số, chia làm 7 trụ cột, bao gồm 5 yếu tố đầu vào tạo điều kiện cho phát triển là Thể chế; Vốn con người và nghiên cứu và phát triển; Cơ sở hạ tầng; Trình độ phát triển của thị trường; Trình độ phát triển của doanh nghiệp và 2 trụ cột đầu ra phản ánh kết quả là sản phẩm tri thức, sáng tạo và công nghệ; Tác động.
Dữ liệu phục vụ xây dựng bộ chỉ số PII 2023 được lấy từ hai nguồn chính, bao gồm số liệu thống kê, quản lý được công bố chính thức từ các bộ, ban, ngành trung ương và số liệu do các địa phương thu thập, cung cấp.
Điều gì giúp xuất khẩu điện thoại thông minh Việt Nam nhảy vọt?Dữ liệu quốc tế cho thấy Việt Nam đã vượt qua Hàn Quốc trở thành quốc gia xuất khẩu smartphone lớn thứ hai thế giới, với thị phần 12%, xếp sau Trung Quốc với 49,4%.">Hà Nội dẫn đầu cả nước về chỉ số đổi mới sáng tạo
Phe đối lập Hàn Quốc cảnh báo nguy cơ đụng độ quân sự với Triều Tiên
Thành Đạt
(Dân trí) - Lãnh đạo đảng đối lập Hàn Quốc cảnh báo nguy cơ xung đột leo thang trên bán đảo Triều Tiên giữa lúc căng thẳng chính trị bùng phát tại Hàn Quốc.
Một đoạn đường bộ và đường sắt đã bị phá hủy dọc theo khu vực biên giới Hàn Quốc - Triều Tiên hôm 15/10 (Ảnh: Reuters).
Ông Lee Jae-myung, lãnh đạo đảng Dân chủ đối lập Hàn Quốc, bày tỏ lo ngại rằng cuộc khủng hoảng chính trị hiện nay ở Hàn Quốc, liên quan đến việc Tổng thống Yoon Suk-yeol ban hành và dỡ bỏ thiết quân luật, có thể khiêu khích Triều Tiên và làm leo thang xung đột trên bán đảo Triều Tiên.
Ông Lee cho rằng, Tổng thống Yoon, trong bối cảnh đối mặt với sự thất bại của các sáng kiến và sự bất mãn ngày càng tăng, có thể đã làm gia tăng căng thẳng dọc theo đường ranh giới với Triều Tiên để đánh lạc hướng sự chú ý của công chúng khỏi các vấn đề trong nước.
"Kịch bản này vô cùng nguy hiểm và có thể trở thành chất xúc tác cho các cuộc đụng độ quân sự", ông Lee cảnh báo.
Vào tối 3/12, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol đã ban bố tình trạng thiết quân luật, cáo buộc đảng đối lập có động thái có thể có lợi cho Triều Tiên và có các hoạt động chống lại nhà nước.
Tuy nhiên, động thái này ngay lập tức đã vấp phải sự phản đối gay gắt của các nhà lập pháp. Quốc hội Hàn Quốc triệu tập cuộc họp khẩn giữa đêm để bỏ phiếu chặn lệnh thiết quân luật của Tổng thống. Do vậy, tình trạng thiết quân luật chỉ kéo dài khoảng 6 giờ đồng hồ.
Phe đối lập tại Hàn Quốc cáo buộc tổng thống cố gắng nắm giữ quyền lực bằng mọi giá, bao gồm việc tạo ra cuộc khủng hoảng trên bán đảo Triều Tiên. Phe đối lập cho rằng các hành động khiêu khích chống lại Triều Tiên có thể trở thành một phần trong chiến lược của Tổng thống Yoon nhằm thể hiện lập trường cứng rắn và giành được sự ủng hộ từ phe bảo thủ trong nước.
Mặc dù Triều Tiên chưa lên tiếng chính thức và tình hình ở Hàn Quốc, nhưng giới quan sát cho rằng Bình Nhưỡng có thể đang theo dõi những diễn biến ở quốc gia láng giềng, nơi có gần 30.000 quân Mỹ đồn trú và được xem là một thành trì quan trọng của Washington trong khu vực.
Một số chuyên gia cảnh báo kịch bản xảy ra những hành động căng thẳng tiếp theo của Triều Tiên trong bối cảnh Hàn Quốc đối mặt với sự hỗn loạn về chính trị.
Triều Tiên thường chọn những thời điểm chính trị thuận lợi để tiến hành các vụ thử vũ khí lớn. Bình Nhưỡng từng bắn một tên lửa đạn đạo xuyên lục địa mới chỉ vài ngày trước cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào tháng trước.
Sau khi lệnh thiết quân luật được dỡ bỏ, Bộ Thống nhất Hàn Quốc cho biết sẽ tập trung vào việc kiểm soát ổn định tình hình với Triều Tiên trong khi vẫn tuân thủ chính sách dựa trên nguyên tắc đối với Bình Nhưỡng.
Theo Yonhap">Phe đối lập Hàn Quốc cảnh báo nguy cơ đụng độ quân sự với Triều Tiên
Nhận định, soi kèo Braga vs AVS Futebol, 0h00 ngày 14/4: Đẳng cấp chênh lệch
Kết quả thăm dò dư luận trước bầu cử Mỹ chính xác tới mức nào?
Quốc Thủy
(Dân trí) - Các đơn vị thăm dò dư luận trước thềm bầu cử Mỹ phải đối mặt với nhiều thách thức, nhưng cũng đã có sự điều chỉnh trước cuộc bầu cử năm nay.
Các kết quả thăm dò thường không thể hiện hoàn chỉnh quan điểm của người Mỹ trước thềm bầu cử (Ảnh: Reuters).
Khi nhắc đến thăm dò dư luận trước bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016, nhiều người Mỹ sẽ coi đây là một sai lầm lớn. Đa số cuộc khảo sát khi đó cho rằng bà Hillary Clinton sẽ thắng cử. Kết quả, người chiến thắng lại là ông Donald Trump. Trên thực tế, các tổ chức khảo sát đã đánh giá thấp sự ủng hộ dành cho ông Trump tại các bang chiến địa.
Tuy nhiên, báo New York Timeschỉ ra, số liệu thăm dò ở quy mô toàn quốc khá tương đồng với số phiếu phổ thông, chỉ số mà bà Hillary Clinton xếp trên.
Với một cuộc bầu cử sát sao như năm 2024, thăm dò dư luận càng thêm khó khăn. Một số kết quả thăm dò chỉ ra bà Harris dẫn trước, số khác cho rằng người dẫn trước là ông Trump.
"Sự thật là thăm dò dư luận - và các mô hình chủ yếu dựa vào kết quả thăm dò để dự báo kết quả - không thể tự tin dự đoán những gì xảy ra vào ngày 5/11 tới", ông Brian Klaas, phó giáo sư chính trị toàn cầu tại trường University College London (UCL), viết trên trang tin Atlantic.
Khó khăn bủa vây
Trong mỗi cuộc bầu cử, kết quả thăm dò đều có mức độ chênh lệch nhất định với kết quả cuối cùng. Đây là điều không thể tránh khỏi vì các đơn vị thăm dò chỉ có thể ước đoán những ai sẽ thực sự đi bầu. Bên cạnh đó, nhiều người chỉ đưa ra quyết định khi tới hòm phiếu. Một số sự kiện đột xuất cũng có thể xuất hiện ở những phút cuối cùng.
Từ bài học của năm 2016, giới phân tích chính trị đã chỉ ra điểm yếu của các cuộc thăm dò dư luận là không thể xác định đầy đủ các "điểm mù" trong quan điểm của cử tri.
Rất nhiều người cảm thấy xấu hổ và không dám thừa nhận mình sẽ bầu cho ông Trump, ứng viên gây tranh cãi hàng đầu trong lịch sử nước Mỹ hiện đại. Do đó, dữ liệu thu thập được không chính xác. Trên thực tế, kết quả phân tích của New York Timescũng cho thấy mức độ sai lệch cao hơn trong các cuộc bầu cử có sự hiện diện của ông Trump.
"Tên ông Trump trên lá phiếu, vì lý do nào đó, khiến việc thăm dò dư luận khó khăn hơn", ông Berwood Yost, Giám đốc Trung tâm thăm dò dư luận thuộc Đại học Franklin & Marshall, bang Pennsylvania, nhận xét.
Bên cạnh đó, việc chọn mẫu cũng đôi lúc không hoàn toàn hoàn hảo. Trong cuộc bầu cử năm 2016, nhóm cử tri có trình độ giáo dục thấp đã không được tính đến đầy đủ, một phần do tỷ lệ phản hồi của nhóm này thấp hơn với những người có trình độ giáo dục cao.
Tỷ lệ người trả lời điện thoại của các trung tâm thăm dò cũng có xu hướng giảm.
"Mọi người không trả lời điện thoại. 10 năm trước, bạn có thể phải gọi 20 người để có người bạn cần. Giờ đây, con số đấy tăng gấp đôi: Phải gọi 40 người để tìm thấy người bạn cần. Do đó, các cuộc thăm dò mất nhiều thời gian và tốn nhiều tiền bạc hơn", bà Rachael Cobb, giáo sư chính trị học tại Đại học Suffolk, nói với CNBC.
Sự phân cực trong đội ngũ cử tri cũng khiến các cuộc thăm dò gặp thêm khó khăn. Bà Lonna Atkeson, giáo sư nghiên cứu về quan điểm dư luận tại Đại học bang Florida, cho biết từng nhận được những email trả lời thẳng thừng sẽ không tham gia thăm dò, thậm chí chỉ trích bà "tẩy não" trẻ em.
Dữ liệu trong bốn thập niên qua được New York Timesphân tích cho thấy kết quả thăm dò có thể thiên lệch ở cả hai đảng. Mức độ chính xác cũng tương đối khác biệt kể cả với hai cuộc bầu cử gần nhau. Ví dụ, sau chênh lệch lớn năm 2020, các đơn vị bầu cử đưa ra dự đoán tương đối chính xác trước bầu cử giữa kỳ năm 2022.
Trước cuộc bầu cử tổng thống năm nay, các hãng thăm dò đang tìm mọi cách để cải thiện dự đoán của mình. Một số quan tâm tới các nhóm cử tri khác nhau, trong khi số khác quan tâm nhiều hơn đến các cử tri thiếu kiên nhẫn, không trả lời hết tất cả câu hỏi.
Ứng viên Kamala Harris và đối thủ Donald Trump (Ảnh: AFP).
Ông Don Levy, Giám đốc Viện Nghiên cứu Đại học Siena (SCRI), đơn vị tổ chức thăm dò dư luận cùng New York Times, cho biết nếu tính đến nhóm cử tri trên, kết quả thăm dò sẽ dịch chuyển "khoảng 1,25 điểm phần trăm về phía ông Trump". Năm nay, SCRI dành nhiều suất phỏng vấn hơn cho các cử tri được phân loại "ở nông thôn, khả năng cao bầu cho ông Trump".
"Nếu bạn coi họ là các viên kẹo M&M - cử tri bầu cho ông Trump là kẹo đỏ chẳng hạn - chúng tôi đã cho thêm một số viên kẹo đỏ vào hũ", ông Levy nói với CNBC.
Bang nào có kết quả thăm dò dễ sai nhất?
Độ chính xác của kết quả thăm dò dư luận cũng có sự chênh lệch giữa các bang. Ông Nathaniel Rakich, chuyên gia phân tích bầu cử của trang web FiveThirtyEight, đã tính toán mức độ sai lệch với kết quả thăm dò dư luận trong vòng 21 ngày trước bầu cử tại các bang, tính từ năm 1998 đến nay. Kết luận rút ra là kết quả tại một số bang thường chính xác hơn hẳn các bang khác.
Với mức độ sai lệch trung bình 3,3 điểm phần trăm, kết quả thăm dò toàn quốc thường chính xác nhất. Đây là điều không mấy bất ngờ do dân số cả nước lớn hơn nên đơn vị khảo sát dễ xác định mẫu hơn. Bên cạnh đó, các cuộc đua vào thượng viện và thống đốc - vốn chỉ giới hạn ở quy mô một bang - thường dễ sai lệch hơn bầu cử tổng thống.
Xét đến các bang riêng lẻ, Colorado, Virginia và Oregon thường có kết quả thăm dò chính xác nhất. Tuy nhiên, đối với giới quan sát chính trị, dữ liệu này không có quá nhiều tác dụng, khi cả 3 bang đều được dự đoán sẽ bầu cho bà Harris.
Điều họ chú ý hơn sẽ là kết quả tại 4 bang chiến địa thuộc "Vành đai Mặt Trời" phía Tây và Nam nước Mỹ gồm Nevada, Bắc Carolina, Arizona và Georgia. 4 bang này đều nằm trong số những nơi ghi nhận tỷ lệ sai lệch thấp nhất, dao động từ 3,8 đến 4,1 điểm phần trăm.
Nếu chỉ tính từ năm 2016 đến nay, tỷ lệ sai lệch của Nevada thậm chí chỉ là 3,3 điểm phần trăm, thấp hơn mức ghi nhận trên cả nước cùng kỳ (3,9 điểm). Đây là điều tương đối bất ngờ vì Nevada bị coi là bang khó thăm dò dư luận do người dân ở đây có xu hướng đổi chỗ ở thường xuyên hơn và làm trái giờ nhiều hơn các bang khác.
Ngược lại, số liệu thăm dò dư luận ở các bang chiến địa miền Bắc ít tin cậy hơn, dù vẫn chính xác hơn mức trung bình. Tính từ năm 1998, mức sai lệch tại Pennsylvania và Wisconsin là 4,6 điểm phần trăm, trong khi tại Michigan là 4,9 điểm phần trăm.
Đặc biệt, Wisconsin có tiếng là bang rất dễ ghi nhận kết quả sai lầm. Năm 2020, ABC News/Washington Post từng đánh giá ông Biden dẫn trước 17 điểm phần trăm tại bang này. Kết quả chung cuộc, ông Biden chỉ đánh bại ông Trump với 0,83 điểm phần trăm chênh lệch.
Tuy nhiên, Wisconsin chưa phải bang khó thăm dò dư luận nhất. 3 bang xếp "đầu bảng" về chỉ số này là Oklahoma, Wyoming và Hawaii. Tính từ năm 1998, mức độ sai lệch trung bình tại Hawaii lên 10,4 điểm phần trăm. Nguyên nhân có thể đến từ mức độ quan tâm tới chính trị thấp của người Hawaii, cũng như sự đa dạng về sắc tộc khiến việc chọn mẫu khó khăn hơn.
"Điều gì khiến các bang dễ hoặc khó thăm dò? Diện tích và dân số chắc chắn là nhân tố chính. Tuy nhiên, dữ liệu cũng cho thấy rõ kinh nghiệm là yếu tố quan trọng. Các bang thăm dò chuẩn xác nhất là các bang được thăm dò thường xuyên nhất", ông Rakich nhận định.
">Kết quả thăm dò dư luận trước bầu cử Mỹ chính xác tới mức nào?
Bà Merkel từ chối lời xin lỗi của ông Putin
Minh Phương
(Dân trí) - Cựu Thủ tướng Đức Angela Merkel không chấp nhận lời xin lỗi của Tổng thống Nga Vladimir Putin vì sự cố chó cưng xảy ra cách đây 17 năm.
Tổng thống Nga Vladimir Putin gặp cựu Thủ tướng Đức Angela Merkel năm 2007 (Ảnh: Alamy).
Cựu Thủ tướng Đức Angela Merkel tiếp tục cho rằng Tổng thống Nga Vladimir Putin cố ý đưa chú chó cưng giống Labrador đến cuộc gặp giữa họ cách đây 17 năm nhằm "thử thách" bà.
"Đó là cách để thử phản ứng xem một người có mạnh mẽ hay không", bà Merkel lập luận trong một cuộc trả lời phỏng vấn CNNhôm 3/12 khi được hỏi về sự cố trong cuộc gặp giữa bà và ông Putin 17 năm trước.
Bà cho rằng ông Putin khó có thể quên việc bà không ưa chó vì trợ lý của bà đã cảnh báo trước với các quan chức Nga về điều đó.
"Đó là một trò chơi quyền lực", bà nói.
Trong cuộc gặp với cựu Thủ tướng Đức Merkel tại Sochi năm 2007, Tổng thống Putin mang theo chú chó màu đen giống Labrador có tên gọi Koni.
Trong cuốn hồi ký xuất bản gần đây có tựa đề "Tự do", bà Merkel cũng nhắc lại sự việc và cho biết bà đã cố gắng phớt lờ chú chó Koni và giữ bình tĩnh trong suốt cuộc họp với nhà lãnh đạo Nga.
"Nhìn vẻ mặt của ông Putin lúc đó tôi hiểu là ông ấy rất thỏa mãn. Có phải ông ấy muốn thấy một người trong tình trạng căng thẳng", bà Merkel viết.
Khi được hỏi về sự việc này trong chuyến thăm Kazakhstan hôm 28/11, Tổng thống Nga Putin khẳng định lại rằng ông không hề biết về việc bà Merkel sợ chó trước cuộc gặp đó.
"Nếu hồi đó biết trước, tôi sẽ không bao giờ làm như vậy", chủ nhân Điện Kremlin nói.
Ông giải thích, ông chỉ nghĩ việc đưa Koni đến cuộc gặp sẽ tạo ra "một bầu không khí thoải mái, dễ chịu". Ông cho hay, kinh nghiệm những năm sinh sống tại Đức cho ông biết người dân ở đó rất yêu thú cưng.
"Tôi nghĩ bà ấy thích nó. Sau này tôi mới phát hiện bà ấy sợ chó. Khi biết chuyện, tôi đã xin lỗi bà ấy", nhà lãnh đạo Nga kể lại.
Ông cũng một lần nữa gửi lời xin lỗi đến bà Merkel: "Hãy tha thứ cho tôi. Tôi không hề muốn bà căng thẳng. Nếu bà lại có dịp đến Nga, tôi chắc chắn sự cố đó sẽ không tái diễn".
Theo RT">Bà Merkel từ chối lời xin lỗi của ông Putin
Xung đột Ukraine sẽ xoay chuyển thế nào khi bầu cử Mỹ ngã ngũ?
Thành Đạt
(Dân trí) - Cuộc xung đột Ukraine sẽ đặt ra một loạt vấn đề cho tổng thống Mỹ tiếp theo, bao gồm chi phí viện trợ cho Kiev, cơ hội đàm phán hòa bình và mức độ can dự của NATO vào chiến sự.
Hai ứng viên tổng thống Mỹ Donald Trump và Kamala Harris (Ảnh: AFP).
Ian Proud, cựu nhà ngoại giao Anh, từng là cố vấn kinh tế tại Đại sứ quán Anh ở Moscow, Nga đã nói với hãng tinSputnikrằng, hai ứng cử viên tổng thống Mỹ Donald Trump và Kamala Harris đã đưa ra những cách tiếp cận khác nhau rõ rệt đối với cuộc xung đột ở Ukraine.
"Bà Kamala Harris có cách tiếp cận gần như tương đồng với những gì chính quyền Tổng thống Joe Biden đã làm đối với cuộc xung đột Ukraine. Đó là sự ủng hộ vững chắc dành cho chính phủ Kiev và không thay đổi quan điểm của Mỹ về các cuộc đàm phán với Nga, tức là về cơ bản sẽ không có cuộc đàm phán nào với Moscow", ông Proud cho biết.
Chuyên gia Proud dự đoán, nếu ứng viên tổng thống đảng Dân chủ Kamala Harris thắng cử, "bà sẽ gặp khó khăn hơn nhiều trong việc cung cấp mức hỗ trợ tài chính cho Kiev tương tự dưới thời chính quyền Biden, khi hơn 100 tỷ USD hỗ trợ đang được cung cấp". Điều này có thể khiến "công việc của bà Harris trở nên khó khăn hơn".
"Bà Harris sẽ tiếp tục ủng hộ bất cứ điều gì mà Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky nói rằng ông ấy muốn làm, nhưng điều bà Harris có thể không làm được là cung cấp cho ông ấy số tiền và số lượng vũ khí mà ông ấy đang tìm kiếm. Điều này sau đó sẽ gây ra bất đồng giữa chính phủ của bà Harris và chính phủ Ukraine", cựu nhà ngoại giao Anh nói thêm.
Theo ông Proud, đối với ứng viên tổng thống đảng Cộng hòa Donald Trump, cựu tổng thống đã nhiều lần nhấn mạnh rằng "chiến tranh thực sự nên kết thúc" và "tốt hơn hết nên đạt được một thỏa thuận với Nga, chấm dứt xung đột và sau đó bắt đầu một tiến trình hòa bình lâu dài".
"Đó là một sự khác biệt rất lớn so với bà Harris. Liệu ông ấy có thể thực hiện được điều đó hay không, hãy chờ xem", nhà phân tích nói, đồng thời đề cập đến tuyên bố công khai của ông Trump rằng "ông không muốn cung cấp nguồn tài chính vô tận để hỗ trợ chính quyền Kiev, khi họ đang dần thua trong cuộc chiến".
Trong một cuộc phỏng vấn với Sputnik, Earl Rasmussen, chuyên gia tư vấn quốc tế và trung tá đã nghỉ hưu với hơn 20 năm phục vụ trong quân đội Mỹ, đã tập trung vào cách hai ứng cử viên có thể giải quyết các vấn đề liên quan đến NATO.
"Tôi tin rằng bà Harris sẽ thực sự hành động tích cực hơn, củng cố nhiều hơn NATO, thúc đẩy mạnh mẽ hơn việc củng cố NATO đến mức nhiều nhất có thể, có thể sẽ tăng cường hỗ trợ cho Ukraine và mọi cuộc xung đột trên thế giới", ông Rasmussen lập luận.
"Có rất nhiều phe tân bảo thủ, tân tự do đều ủng hộ bà Harris. Những người hiếu chiến là những người đứng về phía bà ấy và ngay cả Tổng thống Biden cũng chưa bao giờ phản đối bất kỳ hình thức can thiệp hay chiến tranh nào. Tôi thấy bà Harris là người "diều hâu hơn" trong hai ứng cử viên", ông Rasmussen nhận định.
"Trong khi đó, ông Trump có xu hướng đối thoại. Lần trước ông ấy đã liên hệ với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, ông ấy đã liên hệ với Triều Tiên, Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ông ấy cố gắng đối thoại với tất cả các bên", ông Rasmussen cho biết thêm.
Chuyên gia khẳng định "nếu có bất kỳ hy vọng nào để giải quyết cuộc xung đột Ukraine, Tổng thống Trump có thể thực hiện điều đó".
Tuy nhiên, ông Rasmussen cảnh báo rằng, trước đây ông Trump cũng từng nói về việc cải thiện quan hệ với Nga, nhưng sau đó, ông áp đặt các lệnh trừng phạt đối với Moscow, khiến căng thẳng trở nên tồi tệ hơn.
Nhà phân tích lưu ý rằng, đối với các thành viên NATO, họ lo ngại ông Trump vì không biết ông ấy sẽ làm gì.
"Điều đó là không thể đoán trước. Họ không biết liệu ông ấy có rút tài trợ hay không. Nếu Mỹ rút khỏi NATO, tổ chức này sẽ tan rã hoàn toàn", ông Rasmussen khẳng định.
Theo nhà phân tích, nếu Donald Trump thắng cử, "ông ấy sẽ độc lập hơn để làm những gì mình muốn", mặc dù có những cố vấn đứng sau.
Theo Sputnik">Xung đột Ukraine sẽ xoay chuyển thế nào khi bầu cử Mỹ ngã ngũ?