Giải thưởng CNTT&TT ASEAN (ASEAN ICT Awards - AICTA) là sáng kiến đã được các Bộ trưởng ASEAN thông qua tại Hội nghị Bộ trưởng Viễn thông và CNTT ASEAN TELMIN lần thứ 11 tại Myanmar vào tháng 12/2011 với mục đích thúc đẩy nghiên cứu sáng tạo và ứng dụng ICT trong khu vực.
Giải thưởng AICTA hướng tới các mục tiêu tạo động lực cho nghiên cứu phát triển và ghi nhận những sáng kiến về CNTT-TT; tìm kiếm tôn vinh các sản phẩm,ảiphápquảnlýxebuýtcủaFPTgiànhgiảiĐồlịch thi đấu bóng chuyền nữ hôm nay giải pháp CNTT-TT có tính ứng dụng cao trong thực tiễn; đồng thời, định hướng và dự báo xu thế, tiềm năng của ICT trong ASEAN thông qua các sản phẩm đạt giải.
Qua 6 năm được tổ chức, AICTA hiện đã trở thành giải thưởng uy tín bậc nhất trong lĩnh vực ICT của khu vực ASEAN cũng như châu Á - Thái Bình Dương.
Năm 2017, giải thưởng AICTA được phát động từ tháng 4, vẫn gồm 6 hạng mục dành cho các sản phẩm liên quan tới khu vực nhà nước, khu vực tư nhân, trách nhiệm xã hội doanh nghiệp, nội dung số, doanh nghiệp khởi nghiệp và nghiên cứu phát triển. Mỗi nước được đề cử tối đa 3 sản phẩm cho một hạng mục. Mỗi hạng mục sẽ có các giải Vàng, Bạc và Đồng.
Trong thông tin chia sẻ tại hội nghị giao ban công tác quản lý nhà nhà nước tháng 11/2017 của Bộ TT&TT diễn ra ngày 4/12 vừa qua, ông Phan Thảo Nguyên - Vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế, Bộ TT&TT, cơ quan thường trực giải thưởng AICTA 2017 tại Việt Nam đã cho biết, năm nay Việt Nam có 3 sản phẩm đạt giải gồm 2 giải Bạc và 1 giải Đồng. Ba sản phẩm của Việt Nam đạt giải thưởng AICTA 2017 gồm hệ thống thanh toán đa phương-BIDV Payment của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), phần mềm dạy tiếng Anh - Smartcom Kids của Công ty Smartcom tại hạng mục giải thưởng cho doanh nghiệp khởi nghiệp, hệ thống quản lý và điều hành vận tải hành khách công cộng – iBus của Công ty Hệ thống thông tin FPT IS, đơn vị thành viên của tập đoàn FPT, tại hạng mục giải thưởng cho khu vực tư nhân.
Thông tin từ FPT cho hay, iBus là hệ thống giúp nâng cao năng lực quản lý và điều hành hoạt động vận tải hành khách công cộng nói chung và hoạt động của xe buýt nói riêng trên địa bàn các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM.
Với hệ thống này, thông tin vị trí và trạng thái của xe được truyền tức thời về trung tâm điều hành giúp công tác quản lý và điều hành tuyến luôn kịp thời, phương tiện luôn bám sát lộ trình và biểu đồ giờ; cung cấp thông tin tuyến chính xác và kịp thời đến hành khách, qua đó nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải hành khách công cộng, góp phần đẩy mạnh tham gia giao thông dùng phương tiện công cộng, giảm thiểu phương tiện cá nhân, giảm ùn tắc, ô nhiễm…