'Nhiều giám đốc bệnh viện chưa biết bệnh án điện tử là gì'
Thông tin được PGS.TS Trần Quý Tường,ềugiámđốcbệnhviệnchưabiếtbệnhánđiệntửlàgìkết quả bóng đá anh Chủ tịch Hội Tin học Y tế Việt Nam, chia sẻ với VietNamNetngày 7/1, bên lề hội thảo chuyên đề ứng dụng phần mềm nguồn mở trong chuyển đổi số y tế, bàn giao phần mềm quản lý bệnh viện (HIS) nguồn mở cho Cộng đồng Công nghệ thông tin Việt Nam.
PGS Tường nguyên là Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin (CNTT), Bộ Y tế. Ông cho hay, chuyển đổi số y tế là ứng dụng công nghệ thông tin một cách tổng thể và toàn diện, trong đó đặc biệt chú trọng tới công nghệ số hiện đại dẫn tới sự thay đổi tích cực toàn bộ hoạt động của y tế trong công tác chăm sóc sức khỏe.
Chủ tịch Hội Tin học Y tế Việt Nam cho rằng nếu bệnh viện triển khai bệnh án điện tử, bỏ được bệnh án giấy, đã được coi là chuyển đổi số thành công đến 70%. 30% còn lại đến từ việc ứng dụng thêm các công nghệ như trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, công nghệ cao…
Thông tư 46 quy định về hồ sơ bệnh án điện tử do Bộ Y tế ban hành tháng 12/2018 nêu rõ lộ trình đến hết năm 2023, các cơ sở khám chữa bệnh hạng 1 trở lên chủ động nâng cấp hệ thống CNTT tại cơ sở để triển khai hồ sơ bệnh án điện tử.
Quyết định 2955 của Bộ Y tế ngày 28/10/2022 về Kế hoạch thúc đẩy phát triển và sử dụng các nền tảng số y tế đặt lộ trình trong 3 năm 2023-2025 sẽ thúc đẩy triển khai hồ sơ bệnh án điện tử tiến tới không sử dụng bệnh án giấy.
Việt Nam hiện có khoảng 1.300 cơ sở khám chữa bệnh gồm khoảng 135 bệnh viện hạng 1 trở lên ở cả công lập (tuyến Trung ương, địa phương) và tư nhân. Tuy nhiên, đến nay mới có 37 bệnh viện triển khai bệnh án điện tử theo Thông tư 46. Trong đó, chỉ có vài bệnh viện hạng 1, nhiều bệnh viện nhỏ, bệnh viện tư nhân.
Dù đã ban hành loạt văn bản quy phạm pháp luật, hướng dẫn, đào tạo,... nhưng việc thực hiện chuyển đổi số, bệnh án điện tử theo ông Tường là "chưa đạt được như kỳ vọng". Ông cho rằng, lộ trình đến hết năm 2023 như trong Thông tư 46 đề ra là "không khả thi".
Ba điểm nghẽn
PGS Tường chỉ ra 3 "điểm nghẽn" khi chia sẻ về những khó khăn trong việc triển khai bệnh án điện tử, chuyển đổi số y tế. Trong đó, quan trọng nhất là nhận thức và mức độ quan tâm của các lãnh đạo cơ sở y tế đến số hóa, chuyển đổi số y tế chưa thật sự sâu sắc. Một số bệnh viện chú trọng phát triển chất lượng, kinh tế, nên quan tâm chưa sâu sát đến vấn đề này.
"Nhiều giám đốc bệnh viện không biết Thông tư 46 này dù văn bản đã ban hành được hơn 4 năm. Nhiều người gặp tôi vẫn đặt câu hỏi 'bệnh án điện tử là gì, có thay thế được bệnh án giấy không' trong khi Thông tư 46 quy định rõ nội dung bệnh án điện tử là gì, làm thế nào thay thế bệnh án giấy", PGS Tường chia sẻ.
Ngoài ra, cơ chế chính sách, đặc biệt cơ chế tài chính liên quan vấn đề này chưa có, chi phí CNTT chưa đưa vào cơ cấu giá viện phí. Hiện kinh phí CNTT tại các cơ sở khám chữa bệnh dựa vào ngân sách Nhà nước cấp, các chương trình dự án, hoặc dựa vào bố trí của từng cơ sở y tế, không có hạng mục riêng. "Đây là điểm nghẽn lớn nhất", theo PGS.TS Tường.
Kỹ thuật cũng là điều khó khăn trong chuyển đổi số y tế, đặc biệt, các bệnh viện lúng túng trong việc lựa chọn, sử dụng các phần mềm hiện có trên thị trường.
Những vật dụng dần biến mất ở bệnh viện nhờ chuyển đổi sốNhờ chuyển đổi số, Bệnh viện đa khoa Đức Giang hiện không còn in phim chụp, máy đọc phim vì thế không cần sáng đèn. Một số loại sổ sách chép tay, thậm chí bút viết cũng dần biến mất.