您现在的位置是:NEWS > Công nghệ
Nhận định, soi kèo U21 Ipswich vs U21 Colchester, 20h00 ngày 31/10
NEWS2025-04-17 21:44:46【Công nghệ】4人已围观
简介 Hư Vân - 31/10/2023 04:55 Nhận định bóng đá g brazil vs argentinabrazil vs argentina、、
很赞哦!(75)
相关文章
- Nhận định, soi kèo Auxerre vs Lyon, 1h45 ngày 14/4: 'Hồn' ở Old Trafford
- Xây dựng đội ngũ nhà giáo giáo dục nghề nghiệp 'là cái gốc của phát triển'
- Nhà phân phối kí hợp đồng vô thời hạn với đại lý được không?
- Đề xuất đào tạo sinh viên sư phạm như đào tạo bác sĩ
- Nhận định, soi kèo West Armenia vs Ararat Yerevan, 19h00 ngày 14/4: Chủ nhà chìm sâu
- THỨC GIẤC BÊN NHO QUẾ
- Cán bộ hợp đồng được phép kí vào hồ sơ địa chính?
- Lewandowski vượt Benzema ở Cúp C1, Xavi chốt câu chắc nịch
- Nhận định, soi kèo Hải Phòng vs Hà Nội, 19h15 ngày 13/4: Đối thủ duyên nợ
- in thể thao 12
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo Angers vs Montpellier, 22h15 ngày 13/4: Níu chân nhau
Trong giai đoạn tập trung đầu tiên kể từ sau đại dịch Covid-19, Thái Lan đá giao hữu và thua Nakhon Pathom 0-1.
Thái Lan đá giao hữu thua Nakhon Pathom Kết quả này không được như kỳ vọng của HLV Akira Nishino và giới truyền thông Thái Lan.
Nakhon Pathom hiện chỉ xếp hạng 8 giải hạng Nhì Thái Lan (Thai League 2).
"Tôi không muốn bình luận nhiều về trận đấu", Akira Nishino trả lời báo chí Thái Lan.
"Bởi vì, đây mới là xuất phát điểm của nhiều cầu thủ được triệu tập vào đội tuyển lần này.
BHL sẽ tiếp tục theo dõi sự phát triển của các cầu thủ ở CLB".
Nhà cầm quân người Nhật Bản cho biết, trời mưa và điều kiện xấu là nguyên nhân khiến Thái Lan thất bại.
"Thật không may, nhiều yếu tố ngăn cản Thái Lan ghi bàn. Điều kiện thời tiết và sân bãi xấu khiến các cầu thủ không thể hiện được hết khả năng của mình.
Yếu tố tích cực là tất cả đều thể hiện quyết tâm cao. Đây chính là điều chúng tôi muốn thấy".
Akira Nishino đổ lỗi thất bại vì trời mưa và sân xấu Trong tháng 11, Thái Lan sẽ có thêm đợt tập trung khác theo lịch FIFA, trước khi vòng loại World Cup 2022 trở lại.
Thái Lan đặt mục tiêu vượt qua đội tuyển Việt Nam ở vòng loại World Cup 2022, cũng như chinh phục AFF Cup.
Đồng thời, mục tiêu quan trọng khác của Thái Lan là theo bước đội tuyển Việt Nam vào top 100 bảng xếp hạng FIFA.
Thiên Thanh
">Thái Lan thua đội hạng 2, Akira Nishino lên tiếng bào chữa
Ngày 31/10, Bộ GD-ĐT tổ chức Hội nghị trực tuyến ngành Giáo dục năm 2020. Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng, đây không chỉ là dịp để đánh giá nhiệm vụ 1 năm qua mà còn là cơ hội để tổng kết lại chặng đường hơn 6 năm từ khi thực hiện Nghị quyết 29.
"Giáo dục nhiều biến động, nên bình tĩnh nhìn nhận"
Cho rằng giáo dục luôn luôn có nhiều bất cập, nhưng Phó Thủ tướng nói, tất cả nên nhìn nhận một cách bĩnh tĩnh.
Phó Thủ tướng lấy ví dụ, một nước đang phát triển như Việt Nam, thu nhập trên đầu người còn thấp, không thể đòi hỏi cơ sở vật chất, trường lớp, trang thiết bị, dụng cụ học tập, lương giáo viên như các nước phát triển được. Cho nên, câu chuyện thiếu trường lớp, cơ sở vật chất, thiếu biên chế... đương nhiên là vấn đề bất cập hàng năm.
Những câu chuyện tiêu cực khác trong ngành giáo dục, từ bạo hành học đường, dạy thêm, học thêm hay sự cố thi cử là có, nhưng không mang tính biểu tượng chung cho ngành giáo dục.
“Hay trong thời điểm dịch Covid-19, nhiều ý kiến cho rằng nên bỏ kỳ thi tốt nghiệp THPT, nhưng chúng ta vẫn kiên định thực hiện, 6 năm qua đã hoàn thành được chặng đầu của đổi mới và sẽ tiếp tục đổi mới. Đổi mới trong giáo dục là quá trình liên tục, chúng ta nên bình tĩnh nhìn nhận", Phó thủ tướng lưu ý.
Tương tự, đối với vấn đề tự chủ đại học, gần đây nhất có câu chuyện liên quan đến Trường ĐH Tôn Đức Thắng, Phó Thủ tướng cho rằng vấn đề này cũng cần nhìn nhận rất “bình tĩnh”.
“Đúng - sai sẽ được làm rõ, nhưng xu thế chung, chúng ta nên ủng hộ tự chủ. Cơ quan quản lý cấp trên không nên can thiệp hành chính vào hoạt động chuyên môn của trường vì tự chủ chuyên môn, học thuật là hồn cốt của giáo dục đại học”, Phó Thủ tướng nói.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tại Hội nghị trực tuyến ngành Giáo dục năm 2020
Ông cũng cho rằng, ngành giáo dục đã nỗ lực vượt lên khó khăn, có được những bước tiến bộ rõ ràng, nhiều mặt. Điển hình như việc trước đây, khi mới ra Nghị quyết 29, một trường có hàng chục cuốn sổ. Nhưng giờ đây, khi đưa công nghệ vào, rõ ràng đã giảm cải cách hành chính trong hệ thống giáo dục tốt hơn rất nhiều.
Còn ở bậc đại học, 1 tỷ USD đã được đầu tư cho các trường đại học lớn. Có những trường đại học ngoài quốc doanh, tư thực phi lợi nhuận cũng đã được đầu tư mang tầm vóc quốc tế. Đánh giá theo PISA, đánh giá theo chỉ số nguồn nhân lực của Ngân hàng Thế giới cũng có bước tiến rất tốt,…
Cho nên, Phó Thủ tướng cho rằng, không nên vì một số điểm chưa hài lòng, khiếm khuyết gần như đương nhiên trong quá trình đổi mới mà mất đi lòng tin vào sự nghiệp đổi mới giáo dục.
“Giáo dục năm nào cũng có những chuyện nọ chuyện kia. Nếu không thận trọng, chúng ta sẽ chỉ nhìn vào những vụ việc cụ thể. Có những cái trục trặc, mình mất niềm tin mà đòi xoá bỏ những kết quả. Có những chỉ số tốt, chúng ta lại lạc quan tếu. Do vậy cần bình tĩnh nhìn lại để có lòng tin tiếp tục phấn đấu", Phó Thủ tướng nói.
Tinh giảm biên chế nhưng không để thiếu giáo viên
Theo Phó Thủ tướng, giáo dục trước mắt không làm ra tiền, lại tiêu tiền nhiều, nhưng không có giáo dục thì sau này, tất cả các điều kiện làm ra tiền, phát triển kinh tế - xã hội đều không có.
Cho nên, các cấp phải tập trung ưu tiên hơn nữa cho giáo dục, trong đó cần đặc biệt quan tâm đến chuyện tinh giảm biên chế.
"Ai cũng biết tinh giản biên chế, tiết kiệm chi thường xuyên là cần thiết, nhưng chúng ta không thể để trường lớp thiếu giáo viên được. Lãnh đạo các tỉnh/thành, ngoài vấn đề trường lớp thì cần phải đặc biệt lo cho giáo viên”.
Theo Phó Thủ tướng, giáo dục liên quan đến toàn dân và mọi người phải tham gia vào giáo dục, không chỉ giáo dục trong nhà trường. Để mọi người hiểu, đồng thuận và tham gia vào, ngành giáo dục phải hết sức cầu thị, bằng cả tấm lòng để tiếp thu ý kiến đóng góp.
Người dân rất công bằng. Những thứ mình làm được người dân rất ủng hộ, có những thứ người dân phê phán mình rất gay gắt là còn thương mình. Chừng nào người dân còn quan tâm đến giáo dục, chừng đó ngành giáo dục còn may mắn".
Phó Thủ tướng cũng gia rằng, đã là giáo dục phải đi trước một bước, phải hội nhập quốc tế. Cái gì phù hợp với xu thế thế giới, nhất định không vì đặc thù để đi ngược lại. Ví dụ, xu thế thế giới học không nhồi nhét, phải có tương tác, học sinh phải được thể hiện quan điểm của mình.
Đối với giáo dục phổ thông là phải bình đẳng về cơ hội, không được lựa chọn đầu vào. “Ở chúng ta, mỗi đầu cấp thi đầu vào kịch liệt, đề cao trường chuyên lớp chọn là đi ngược với xu thế của thế giới”, Phó Thủ tướng nêu.
Cuối cùng, Phó Thủ tướng cho rằng, đổi mới giáo dục là rất khó, phải có quá trình cọ sát.
“Chúng ta phải làm kiên định từ trên xuống. Dứt khoát phải đổi mới giáo dục từ tư tưởng ở trong ngành giáo dục, đến từng giáo viên, xã hội”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
Thúy Nga
Năm học 'đặc biệt' tạo cơ hội thúc đẩy chuyển đổi số giáo dục
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho rằng, năm học 2019-2020 là một năm “đặc biệt”. Đối mặt với dịch Covid-19 nhưng hoạt động giáo dục không bị ngưng trệ, đứt gãy. Trái lại, “trong nguy có cơ”, điều này thúc đẩy chuyển đổi số mạnh mẽ trong giáo dục.
">'Chừng nào người dân còn quan tâm, ngành giáo dục còn may mắn'
Học thật, thi thật, nhân tài thật" đã tạo ra bức xúc cho dư luận và cho cả những người làm trong ngành, làm lu mờ những gì đã đạt được. Vì vậy, có thể xem ý kiến của Thủ tướng là chìa khóa để đưa giáo dục đi lên đáp ứng những đòi hỏi của mục tiêu hiện thực hóa khát vọng ‘Việt Nam hùng cường’.
Vấn đề là làm thế nào để hiện thực ý kiến đó của Thủ tướng?
Thủ tướng Phạm Minh Chính đặt ra một số yêu cầu đối với ngành giáo dục mà nhiệm vụ hàng đầu là “học thật, thi thật và nhân tài thật”. Vấn đề ‘Học thật, thi thật, nhân tài thật’ đã được đặt ra cho ngành giáo dục trong một thời gian dài. Ngay từ năm 1981, tại lễ kỷ niệm 35 năm thành lập ngành sư phạm, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói: “Phải xây dựng trường ra trường, lớp ra lớp, thầy ra thầy, trò ra trò, dạy ra dạy, học ra học.”. Năm 2006, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT đã chỉ đạo ngành giáo dục khắc phục hiện tượng để ‘học sinh ngồi nhầm lớp”.
Trong cuộc trả lời chất vấn của Quốc hội ngày 25/11/2006, Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân thẳng thắn: “Nếu muốn các em có động lực học tập để làm người, để có tri thức, nhân cách, kỹ năng, để học được một nghề thì khi các em chưa đạt được kết quả, ta phải nói là các em chưa đạt và tạo điều kiện cho các em học thêm, học lại”. Đáng tiếc là mục tiêu này đã bị chìm ngập mà nói đúng hơn là bị lãng quên trong bộn bề những công việc của ngành như xây dựng chương trình mới, viết sách giáo khoa mới, đưa tiếng Anh vào chương trình tiểu học, thi trắc nghiệm, v.v.
Thêm vào đó, trào lưu Tân tự do (Neoliberalism) coi giáo dục là một loại hàng hóa của phương Tây đã lan vào nước ta qua quá trình toàn cầu hóa và ảnh hưởng không nhỏ đến tư duy, cách làm và chính sách giáo dục cũng như mong muốn của học sinh và phụ huynh dẫn đến những tác động tiêu cực không mong muốn đến mục tiêu "Học thật, thi thật, nhân tài thật".
Giáo dục là một hệ thống phức hợp gắn kết với nhiều hệ thống khác như kinh tế, văn hóa, xã hội và chính trị. Trong hệ thống giáo dục lại có nhiều ‘tiểu hệ thống’ người dạy, người học, nhà trường, phụ huynh, người sử dụng sản phẩm giáo dục. Bản thân mỗi tiểu hệ thống đó lại là một hệ thống phức hợp với những lợi ích và mong muốn thường xung khắc với nhau. Các hệ thống này kể cả các tiểu hệ thống trong hệ thống giáo dục lại không ổn định mà luôn biến động.
Chính vì vậy, khác với cách nghĩ lâu nay của chúng ta, quan hệ giữa can thiệp hay đổi mới giáo dục với kết quả giáo dục luôn mang tính phi tuyến. Ví dụ, không phải cứ đổi mới chương trình giáo dục hay sách giáo khoa là chất lượng giáo dục sẽ tự khắc tốt lên; không phải cứ tăng lương cho giáo viên là chất lượng dạy sẽ tự nhiên tốt lên. Vậy thì chúng ta phải chọn can thiệp vào khâu cơ bản nhất (điều kiện ban đầu) trong hệ thống phức hợp đó để kết quả mong muốn hiện khởi.
Điều kiện ban đầu đó hay khâu đột phá của giáo dục nước ta đã được Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ ra một cách chính xác. Vấn đề còn lại là làm thế nào để tác động tích cực vào điều kiện ban đầu đó và đây là cả một con đường dài cần vừa làm vừa rút kinh nghiệm.
Học thật là học cách học để khám phá thế giới. Trước hết, học thật có thể hiểu một cách ngắn gọn là có mục đích học tập thật. Có mục đích học tập thật sẽ có động lực học tập thật và có khả năng tìm ra cách học thật. Mục đích đó chính là học để khám phá và phát triển bản thân để trở thành người có ích cho cộng đồng và cho xã hội chứ không phải học để lấy điểm thi cao hay bằng cấp.
Để học thật người học phải được hướng dẫn các kỹ năng kết nối các dữ liệu, khái niệm hay các nội dung lại với nhau để suy luận, đặt câu hỏi hay các giả thuyết, đưa ra ý kiến đánh giá và nhận xét cá nhân về những nội dung đó, từ đó xây dựng cho cá nhân một cách hiểu vấn đề mới. Mặc dù việc ghi nhớ máy móc kiến thức vẫn cần thiết ở một chừng mực nào đó đối với từng cấp học nhưng học thật không thể chỉ dừng lại ở việc ghi nhớ dữ liệu hay thông tin. Nói một cách ngắn gọn học thật là học cách học để khám phá thế giới.
Thi thật có thể được hiểu là kết quả thi phản ánh tương đối trung thựckhông những năng lực hiện tại và còn bộc lộ những năng lực tiềm ẩn của cá nhân học sinh để học sinh, giáo viên và phụ huynh thấy được tiềm năng cũng như những hạn chế của mỗi cá nhân người học từ đó đưa ra những can thiệp giáo dục phù hợp.
Như vậy, thi thật không chỉ hạn chế ở khâu thi cử nghiêm túc mặc dù đây là nguyên tắc quan trọng mà là ở phương pháp đánh giá, phương pháp phân tích kết quả bài thi và chất lượng đề thi. Cái khó trong kiểm tra đánh giá là mỗi người học là một hệ thống phức hợp chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như các yếu tố di truyền, giáo dục gia đình, quan hệ xã hội, sự trải nghiệm cuộc sống do đó mỗi cá nhân có cách tiếp cận vấn đề khác nhau và mức độ tiến bộ trong học tập khác nhau. Làm sao bài thi giúp từng cá nhân người học bộc lộ được khả năng sáng tạo của họ và những mặt hạn chế của họ để họ với sự giúp đỡ của giáo viên tìm ra những phương thức khắc phục những hạn chế đó.
Ví dụ, đề thi có thể đặt dưới dạng nêu các vấn đề cho học sinh tự chọn một trong những vấn đề đã cho theo sở trường của họ và vận dụng kiến thức của nhiều môn học kể cả kiến thức họ tích lũy được qua thực tế cuộc sống để đưa ra các giải pháp cho vấn đề họ chọn. Ngoài việc cải tiến phương pháp đánh giá kết quả học tập, các nhà quản lý giáo dục cũng nên tính đến việc bỏ hoặc cải tiến những cuộc thi gây bão trong dư luận và phản cảm với người học mà không giúp nâng cao chất lượng giáo dục như thi học sinh giỏi quốc gia hay thu sáng tạo khoa học kỹ thuật.
Nhân tài thật là những cá nhân có những năng lực xuất chúngthể hiện ở khả năng đưa ra được những ý tưởng hay các giải pháp sáng tạo chưa hề có cho những vấn đề thực tế của cuộc sống. Tài năng không thể được đánh giá bằng điểm số cao qua các kỳ thi chuẩn. Trong lịch sử loài người hiếm có nhân tài nào có điểm số cao trong các kỳ thì khi đang đi học dù là ở phổ thông hay đại học.
Ba yếu tố "học thật, thi thật, nhân tài thật"có quan hệ hữu cơ với nhau, trong đó thi thật giữ vai trò điều phối hai yếu tố còn lại.
Trong giáo dục, thi không những có tác động lan tỏa ngược trở lại (washback) ảnh hưởng đến cách dạy và cách học mà còn có tác động lan tỏa về phía trước (washforward), dẫn dắt cách dạy và cách học. Một khi thi thật nó sẽ giúp cho học sinh, giáo viên và phụ huynh có quan niệm đúng đắn hơn về việc học từ đó khuyến khích cách học thật và cách dạy hỗ trợ việc học thật. Thi thật do vậy cũng đưa ra những chỉ số chính xác hơn về nhân tài thật. Thi thật cũng tự động khuyến khích sự sáng tạo của giáo viên tìm ra những cách dạy mới phù hợp với từng đối tượng người học và hạn chế tới mức thấp nhất tình trạng dạy thêm, học thêm vốn là một vấn đề đau đầu đối với ngành giáo dục.
Giáo dục là để chuẩn bị cho tương lai nhưng trong thế giới ngày nay không ai có thể đưa ra một dự báo chính xác về tương lai. Do vậy, "Học thật - thi thật - nhân tài thật"là cái neo để chúng ta đối diện với một tương lai luôn biến đổi khó lường.
Để " có "Học thật - thi thật - nhân tài thật", cần tạo ra một hệ sinh thái giáo dục phù hợp qua các công cụ chính sách. Hệ sinh thái đó tạo điều kiện cho cả người học và người dạy được thể hiện sự khác biệt của mình thay vì phải chịu sự áp đặt theo kiểu mọi người cùng mặc một cỡ áo và được trang bị trí tuệ cảm xúc - xã hội vốn là những phẩm chất tạo hóa ban tặng riêng cho con người.
Hệ sinh thái đó mở ra con đường để mỗi cá nhân đạt được mục tiêu học suốt đời theo khả năng và mục đích của mình, hài lòng, hạnh phúc và thể trạng tinh thần, trí tuệ và cảm xúc tốt (wellbeing) và cơ hội đóng góp cho xã hội, cho dân tộc, cho đất nước. Đây cũng chính là mục tiêu cao nhất của "Học thật - Thi thật - Nhân tài thật".
Lê Văn Canh (Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội)
Theo bạn cần phải làm gì để thúc đẩy việc học thật, thi thật, nhân tài thật trong giáo dục hiện nay? Ý kiến chia sẻ xin gửi tới địa chỉ: banbandoc@vietnamnet.vn. Trân trọng cảm ơn các bạn.
Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc với Bộ GD-ĐT
Làm việc với Bộ GD-ĐT, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh việc tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc phải bắt đầu từ hoàn thiện thể chế, đây là việc phải làm và không ai làm thay được Bộ.
">Vì một nền giáo dục 'học thật, thi thật và nhân tài thật'
Nhận định, soi kèo Inter Milan vs Cagliari, 23h00 ngày 12/4: Chủ nhà thắng nhẹ
ĐOÀN KẾT DIỆT COVID-19
Dịch covid lại gia tăng
Vừa nguy hiểm vừa khó khăn chống, phòng
Cả nước quyết chí đồng lòng
Quyết liệt chống dịch đánh tong nó tèo
Không để lây nhiễm tăng theo
Lan ra nhiều tỉnh lây leo khó lường
Nhanh chóng dập, diệt, chặn đường
Không cho phát tác nhiễu nhương mọi người
Diệt xong covid vui cười
Hân hoan chiến thắng sáng ngời non sông
Giữ vững truyền thống Lạc Hồng
Giặc nào cũng đánh thắng không sợ chi
Khi đất nước bị lâm nguy
Đảng - Dân đoàn kết việc gì cũng xong
Trần Minh6h58’ ngày 10/5/2021
">ĐOÀN KẾT DIỆT COVID
Theo đại diện nhà thuốc FPT Long Châu, chương trình “Long Châu sẻ chia - Trao sức khỏe, nhận yêu thương” với hoạt động phát thuốc, gạo miễn phí được tổ chức đều đặn hằng quý. Với quy mô lớn và lâu dài như vậy, việc tìm và tiếp cận với các hoàn cảnh khó khăn không phải là điều đơn giản. Tuy nhiên với ý nghĩa sẻ chia và tinh thần tương thân tương ái, chương trình đã nhận được sự hỗ trợ và chung tay từ nhiều nguồn, đặc biệt từ phía chính quyền địa phương để có thể đem những phần quà đến đúng người, đúng thời điểm.
Đại diện địa phương hỗ trợ chương trình Long Châu sẻ chia trao thư mời và phần quà đến với các hoàn cảnh khó khăn Từ những ngày đầu biết đến thông tin của chương trình, ông Nguyễn Văn Hải - Bí thư chi bộ, trưởng khu phố 2, phường Thanh Bình, TP. Biên Hoà, Đồng Nai đã chủ động hướng dẫn và cùng với đội ngũ dược sĩ FPT Long Châu tìm đến những gia đình khó khăn, có người bệnh hiểm nghèo trong khu vực để trao các thư mời. Ông cũng tận tay trao đi những món quà nhỏ như gạo và ngày thuốc miễn phí đến với bà con trong ngày khởi động chương trình.
Ông Hải cho biết đây là hoạt động ý nghĩa của doanh nghiệp khi có thể hỗ trợ về gạo và thuốc, những nhu yếu phẩm cần thiết cho những người đang phải chật vật vì bệnh tật. Vì thế những người làm công tác xã hội tại địa phương cũng cần chung tay góp sức để cộng đồng dân cư của mình được nhận hỗ trợ một cách tốt nhất.
Chương trình “Long Châu sẻ chia” còn có sự góp sức của toàn bộ đội ngũ nhân viên, đặc biệt là các dược sĩ từ khắp 50 tỉnh thành trên toàn quốc.
Đội ngũ dược sĩ tích cực chuẩn bị cho chương trình phát thuốc và gạo của FPT Long Châu Bạn Trần Thị Yến Nhi, dược sĩ tại nhà thuốc FPT Long Châu 69 Cây Keo, Q.Tân Phú, TP.HCM có mặt từ sáng sớm để sắp xếp và chuẩn bị cho chương trình. Làm việc tại FPT Long Châu hơn 1 năm nay, tiếp xúc với những người dân xung quanh khu vực cửa hàng, Nhi được nghe nhiều câu chuyện của những cô bác lớn tuổi, bệnh đau nhưng chỉ có thể mua một ít thuốc cầm cự qua ngày vì hoàn cảnh quá khó khăn.
Dược sĩ kiểm tra sức khỏe cho các cụ già tới nhận hỗ trợ của chương trình Vì vậy “Long Châu sẻ chia” trở thành một hoạt động mà Nhi trông chờ từ những ngày đầu nghe tin. Tiếp đón các cụ già đến từ sáng sớm, Nhi cùng các dược sĩ nhiệt tình kiểm tra sức khỏe từng người, cẩn thận dặn dò mọi người uống thuốc, ăn uống giữ sức khỏe thật tốt.
Tham gia chương trình, hơn 2.000 dược sĩ của FPT Long Châu trên toàn quốc cũng chung tay thể hiện tinh thần tương thân tương ái và quyết tâm thực hiện sứ mệnh chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Đã có 70.000 hoàn cảnh khó khăn trên toàn quốc nhận được hỗ trợ từ FPT Long Châu.
Niềm vui của các hoàn cảnh khó khăn khi nhận sự hỗ trợ ngày thuốc từ FPT Long Châu Bà Lê Thị Hới, 72 tuổi, một trong những hoàn cảnh kém may mắn khi bị liệt và vẫn phải mưu sinh bằng cách bán vé số trên chiếc xe lăn. Căn bệnh tiểu đường và mỡ máu khiến cho việc kiếm sống qua ngày của bà càng thêm khó khăn. Nhận được sự hỗ trợ về thuốc miễn phí từ Long Châu khiến bà cảm thấy ấm lòng và được tiếp thêm niềm tin trong cuộc sống.
Những hoàn cảnh khó khăn đến nhận hỗ trợ trong chương trình Còn nhiều nữa những hoàn cảnh khó khăn được nhận những phần quà hỗ trợ dù nhỏ nhưng mang ý nghĩa khích lệ, động viên tinh thần, hỗ trợ sức khỏe từ Long Châu. Đây sẽ là động lực để chương trình “Long Châu sẻ chia - trao sức khỏe, nhận yêu thương” được tiếp tục duy trì trong những quý tiếp theo với nhiều hoạt động ý nghĩa.
Hệ thống nhà thuốc FPT Long Châu, thành viên công ty Bán lẻ FPT, chuyên kinh doanh các sản phẩm thuốc, đặc biệt thuốc theo đơn bác sĩ, các sản phẩm bổ trợ và chăm sóc sức khoẻ, cùng với đó là các dịch vụ nhằm phục vụ tốt nhất, tiện lợi nhất cho người bệnh như mua hàng trực tuyến, giao hàng tận nơi.
Thông tin thêm về Hệ thống nhà thuốc FPT Long Châu tại: www.nhathuoclongchau.com
Ngọc Minh
">Những khoảnh khắc ấm lòng của hành trình ‘Long Châu sẻ chia’
Liên quan đến việc PGS Nguyễn Thời Trung bị loại trong đợt xét công nhận đạt tiêu chuẩn Giáo sư (GS) năm 2020, VietNamNet có cuộc trao đổi với TS. Lê Văn Út, Trưởng phòng Quản lý Phát triển Khoa học và Công nghệ, Trường ĐH Tôn Đức Thắng.
Hội đồng GS ngành Cơ học có thể chất vấn ứng viên trước khi kết luận
Ông nhìn nhận như thế nào về việc PGS Nguyễn Thời Trung bị loại khỏi danh sách xét công nhận GS năm 2020?
- TS Lê Văn Út:PGS Nguyễn Thời Trung bị loại khỏi danh sách xét công nhận đạt chuẩn GS Nhà nước năm nay là một việc rất đáng tiếc. Tôi hơi hoài nghi những lý do để loại PGS Nguyễn Thời Trung như có đột biến trong công bố, có hợp tác công bố với nước ngoài, công bố đa ngành.
TS Lê Văn Út, Trưởng phòng Quản lý Phát triển Khoa học và Công nghệ, Trường ĐH Tôn Đức Thắng Theo tôi, Hội đồng GS ngành Cơ học có thể chất vấn ứng viên về tính đột biến trước khi đưa ra kết luận. Và nếu có cơ sở kết luận rằng hiện tượng “đột biến” trong công bố là không đúng thì việc loại sẽ thuyết phục hơn.
PGS Nguyễn Thời Trung giải thích rằng lý do “đột biến” trong công bố khoa học là khả thi vì PGS Trung vừa là trưởng nhóm vừa Viện trưởng Viện khoa học tính toán của trường. Theo cơ chế của Trường ĐH Tôn Đức Thắng, một nhà khoa học như PGS Trung có quyền đề xuất tuyển dụng nhân sự thực hiện nghiên cứu dưới sự chỉ đạo của mình.
Thống kê của WoS (Web of Science, Mỹ) hay Scopus (Hà Lan) về số liệu từng năm không hẳn phản ánh toàn bộ công bố trong mỗi năm đó. Một công trình từ lúc được nhận đăng báo cho đến khi đăng chính thức và được liệt kê vào các cơ sở dữ liệu này không nhất thiết phải là một quá trình đều đặn hay tức thời. Do đó, việc dồn công trình vào những năm nhất định mà không có sự không đều về thời gian là hiển nhiên.
Còn nếu bị loại vì có hợp tác công bố khoa học với nước ngoài rất dễ dẫn đến tranh cãi.
Hợp tác trong nghiên cứu khoa học cần được khuyến khích. Vấn đề ở đây là hợp tác như thế nào và với vài trò là gì?
Những nhà khoa học PGS Nguyễn Thời Trung hợp tác. Nguồn: TS Lê Văn Út Theo WoS, trong số 25 tác giả mà PGS Trung có nhiều hợp tác công bố khoa học thì nhiều nhất là với GS Nguyễn Xuân Hùng, Trường ĐH Công nghệ TP.HCM với 37 công trình ISI. Tiếp đó là hợp tác với TS Hồ Hữu Vịnh với 30 công trình ISI chung. PGS Trung hợp tác với GS. Gui Rong Liu – người hướng dẫn khoa học của PGS Trung tại ĐHQG Singapore - với 27 công trình ISI. Tiếp theo nữa là hợp tác với hai nghiên cứu viên trẻ từng làm trong nhóm nghiên cứu của PGS Trung tại Trường ĐH Tôn Đức Thắng với 26 và 21 công trình ISI.
Những lĩnh vực mà PGS Nguyễn Thời Trung đã có nhiều công bố. Nguồn: TS Lê Văn Út Theo cơ sở dữ liệu WoS, những lĩnh vực PGS Trung có nhiều công bố hầu hết (trên 90%) là thuộc chuyên ngành của gồm cơ học, kỹ thuật liên ngành, toán ứng dụng, khoa học vật liệu, kỹ thuật công trình, kỹ thuật xây dựng. Ngoài ra, PGS Trung có một số ít công bố liên quan chuyên ngành gần theo xu hướng mở rộng các hướng nghiên cứu đang triển khai.
Như vậy, những lĩnh vực mà PGS Trung có công bố khoa học chưa thấy có gì đột biến hay bất thường. Thậm chí, nếu PGS Trung có công bố trong lĩnh vực chưa từng được đào tạo (hiểu theo nghĩa có bằng cấp) cũng chưa thể kết luận mà phải có thẩm định trước khi đưa ra bất kỳ nhận xét nào.
Công bố nhiều hay ít là do năng lực khoa học
PGS Trung công bố khoa học quá nhiều, tới 77 bài trong 9 tháng khiến nhiều người bất ngờ. Quan điểm của ông thế nào?
- TS Lê Văn Út:Tôi nghĩ nhiều hay ít không phải là vấn đề mà là năng lực khoa học của ứng viên.
Trong trường hợp này, năng lực khoa học của ứng viên vượt rất xa so với quy định, lẽ ra PGS Nguyễn Thời Trung nên được điểm cộng và được vào nhóm ưu tiên xét GS.
Khi nêu lý do “công bố quá nhiều”, tôi nghĩ chắc Hội đồng GS ngành Cơ học đã có (hay có thể có) hoài nghi nhưng khoa học thì không thể kết luận dựa vào hoài nghi. Tính tới thời điểm hiện tại, PGS Nguyễn Thời Trung có 15 nghiên cứu viên đang làm việc trực tiếp và có 16 chuyên gia bên ngoài đang hợp tác nghiên cứu tích cực (có 20 tiến sĩ trong số 31 người này). Đây là một lực lượng mà nhiều nhà khoa học mơ ước, nhất là trong bối cảnh ở Việt Nam.
Theo WoS ngày 16/10/2020, PGS Trung đã công bố tổng cộng 209 bài báo khoa học trên các tạp chí ISI (không tính các loại bài hội thảo, editorial, letters….
Truy cập bằng ResearcherID của PGS Trung E-5467-2019, một công cụ chính xác nhất để truy xuất thành tích công bố ISI. Nguồn: TS Lê Văn Út Ngoài ra, kết quả trên cho thấy ứng viên đã có 7.422 trích dẫn ISI với 6.010 trích dẫn khách quan (không tự trích dẫn) và chỉ số H-index là 46.
Tính đến thời điểm này của năm 2020, PGS Nguyễn Thời Trung có 50 bài ISI được liệt kê. Năm 2019 thì có 44 bài ISI. Năm 2018 thì có 16 bài ISI…. Đặc biệt, trong giai đoạn ứng viên đang làm nghiên cứu sinh ở ĐH Quốc gia Singapore thì riêng năm 2009 đã công bố được 11 bài ISI.
Như vậy có thể thấy thành tích công bố ISI của PGS Nguyễn Thời Trung là khả thi và không thể gọi là đột biến.
Số công bố ISI được phân bố theo từng năm của PGS Nguyễn Thời Trung. Nguồn: TS Lê Văn Út Tôi cảm thấy rất buồn khi một nhà khoa học có thành tựu nổi bật lại rơi vào “tình huống khó xử” như thế này.
Chất lượng các công bố khoa học của PGS Nguyễn Thời Trung cũng cần được xem xét. Những tạp chí ISI mà PGS Nguyễn Thời Trung công bố trên Composite Structures được xuất bản bởi Nhà xuất bản Elsevier của Hà Lan với chỉ số IF là 5.138 (rất cao trong chuyên ngành, có 16 bài ISI); 13 bài trên International Journal of Computational Methods (IF = 1.716, Nhà xuất bản World Scientific của Singapore), 12 bài trên International Journal for Numerical Methods in Engineering (IF = 2.866, Nhà xuất bản Wiley của Mỹ)…
25 tạp chí mà PGS Nguyễn Thời Trung có nhiều công bố ISI. Nguồn: TS Lê Văn Út Có thông tin PGS Trung chịu sức ép về số lượng bài công bố khoa học?
- TS Lê Văn Út: PGS Trung có ít nhất 65 công trình ISI được tài trợ bởi Quỹ Phát triển Khoa học và Công nghệ Quốc gia (NAFOSTED), chiếm 31% tổng công bố ISI, bên cạnh kinh phí nghiên cứu được tài trợ từ nhà trường.
PGS Nguyễn Thời Trung đã sớm tham gia Trường ĐH Tôn Đức Thắng dưới hình thức kiêm nhiệm và trở thành nghiên cứu viên cơ hữu từ tháng 8/2014 với trọng trách phát triển một số nhóm nghiên cứu thành Viện khoa học tính toán.
PGS Trung được tạo mọi điều kiện thuận lợi, đặc biệt là từ Chương trình ươm mầm nghiên cứu chuẩn quốc tế, và đã tận dụng rất tốt chương trình này để phát triển cả lượng và chất đối với các công bố khoa học của mình.
Tốp 25 nguồn kinh phí mà PGS Nguyễn Thời Trung đã được tài trợ. Nguồn: TS Lê Văn Út Số lượng các công trình khoa học là do PGS Trung tự quyết định, nhà trường không “ép”, nhưng phải tuân thủ các quy định về thẩm định khoa học của trường. Cụ thể như tuyệt đối không được công bố các công trình trên các tạp chí “ăn thịt”, tất cả các công bố ISI phải được chấp nhận bởi bảng xếp hạng tạp chí quốc tế rất “khắc nghiệt” của nhà trường.
Tôi hy vọng Hội đồng GS ngành Cơ học và Hội đồng GS Nhà nước có thể xem xét lại hồ sơ năm nay của anh Trung bởi theo tôi, việc loại một ứng viên giáo sư mạnh như anh Trung với những lý do như trên đề cập là chưa đủ thuyết phục.
Lê Huyền (thực hiện)
Người có nhiều trích dẫn trên thế giới bị loại khỏi danh sách xét GS
Vì sao Phó Giáo sư (PGS) Nguyễn Thời Trung, Trường ĐH Tôn Đức Thắng - nhà khoa học từng lọt tốp những nhà khoa học được trích dẫn nhiều nhất trên thế giới bị loại khỏi danh sách xét công nhận chức danh Giáo sư (GS) năm 2020?
">PGS Nguyễn Thời Trung bị loại vì có 77 bài/9 tháng là không thuyết phục