
Webgame Võ Lâm Truyền Kỳ sẽ ra beta vào 30/4

相关文章
- 、
-
Nhận định, soi kèo AS Roma vs Porto, 0h45 ngày 21/2: Tự tin trên sân nhà -
Giá xe Mazda3 cũ chỉ từ 400 triệu đồng, khi mua cần kiểm tra 3 lỗi sau"Lỗi cá vàng" hay hiện tượng nổi đèn Check Engine có thể coi là một trong những lỗi lớn nhất mà mẫu xe Mazda3 gặp phải, chủ yếu xảy ra đối với phiên bản động cơ SkyActiv 1.5L trên các biến thể sedan và hatchback được sản xuất từ giai đoạn tháng 7/2015 đến tháng 6/2016. Ngoài ra, lỗi này còn xảy ra đối với dòng Mazda2 do dùng chung động cơ với Mazda3.
Lỗi 'cá vàng' hay xảy ra trên dòng xe Mazda3 và Mazda2 đời 2015-2016 sử dụng động cơ 1.5L khiến Thaco phải triệu hồi xe để xử lý lỗi. Ảnh: Otosaigon Hiện tượng nổi đèn Check Engine của Mazda3được Thaco công bố vào tháng 4/2016 do đoạn ống dẫn bình xăng có nguyên liệu kẽm hoặc mạ kẽm, không tương thích với lượng nhiên liệu, dẫn đến tạo nên muội đen, làm tắc đầu kim phun nhiên liệu trong động cơ.
Khi động cơ Mazda3 đưa ra cảnh báo này, điều đó có nghĩa là một số bộ phận liên quan như cảm biến khí nạp, cảm biến khí thải, kim phun, bugi, van điều khiển lọc khí... đang có vấn đề. Thaco cũng đã phải đưa đưa ra thông báo triệu hồi đối với hai mẫu xe Mazda3 và Mazda2, tổng cộng gần 5.000 xe lần lượt vào vào tháng 5 và tháng 10 cùng năm 2016.
Hiện tại, nếu xe Mazda3 đời 2015-2016 vẫn xuất hiện cảnh báo Check Engine, người dùng nên mang xe tới trung tâm bảo dưỡng của đại lý chính hãng để xử lý sớm vấn đề này. Từ cuối năm 2016, Thaco đã cam kết lỗi kể trên không gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động của xe.
Lỗi phanh khẩn cấp tự động
Lỗi nguy hiểm tiếp theo trên xe Mazda3 là lỗi phanh khẩn cấp tự động, xảy ra trên phiên bản Premium của thế hệ mới được trang bị gói an toàn i-Activsense từ 2019-2020. Theo thông báo triệu hồi chính thức của Thaco vào tháng 3/2020, nguyên nhân gây ra lỗi phanh khẩn cấp tự động trên xe Mazda3là do phần mềm điều khiển hệ thống phanh (SBS) được cài đặt chưa phù hợp.
Lỗi phanh khẩn cấp tự động trên Mazda3 chủ yếu xảy ra trên phiên bản Premium. (Ảnh: Mazda) Trong một số điều kiện nhất định, xe tự động kích hoạt hệ thống hỗ trợ phanh khẩn cấp tự động dù phía trước không hề có phương tiện hay chướng ngại vật. Đây là một lỗi làm tăng nguy cơ tai nạn, đặc biệt ở các trường hợp lưu thông với tốc độ cao trên cao tốc hoặc trong những trường hợp có xe đi phía sau.
Đến thời điểm này, có thể số lô xe Mazda3 trên đã được khắc phục theo chương trình triệu hồi của hãng, nhưng nếu người tiêu dùng chọn mua mẫu xe đời 2019-2020, nên kiểm tra kỹ trước khi xuống tiền mua.
Mô tơ gập gương đóng mở không đều
Đây cũng là một trong những bệnh thường gặp không chỉ trên Mazda3 mà còn cả CX-5 và Mazda6 từ đời 2016 trở lại đây. Tình trạng này xảy ra sau khi người dùng vừa mang xe đi rửa hoặc đi trong điều kiện trời mưa, khiến việc đóng mở gương không đều, bên cụp bên xòe. Đặc biệt, những xe bị tình trạng nặng, mô tơ gương chạy liên tục, kêu ngay cả khi đã tắt máy, thậm chí còn làm hết bình ắc quy.
Gương gập cánh cụp cánh xòe là một trong những lỗi thường gặp trên xe Mazda3. Ảnh: Otosaigon Hãng Mazda có bảo hành cho mô tơ gập gương có vấn đề do lỗi nhà sản xuất nhưng sẽ từ chối bảo hành nếu chủ xe lắp thêm các phụ kiện khác như gập gương lên xuống kính do chúng có thể làm quá tải mô tơ. Còn trong trường hợp xe có hiện tượng mở gương không mượt, có tiếng cọt kẹt, người dùng có thể dùng RP7 hoặc chất bôi trơn xịt vào khe gương.
Nếu không được bảo hành, người dùng buộc phải thay thế mô tơ và khung xương mới tại các xưởng dịch vụ sửa chữa ô tô có uy tín để đảm bảo độ bền và an tâm hơn. Do vậy, khi mua xe Mazda3 đời 2016, người dùng cần lưu ý vấn đề này.
Trên đây là ba lỗi "kinh niên" nhất thường gặp trên Mazda3 sản xuất từ 2015 trở lại đây. Bên cạnh đó, mẫu xe này cũng có một số tình trạng gây khó chịu cho người dùng như bị trễ ga do động cơ đột ngột mất công suất, tính năng i-Stop bị trục trặc,... nhưng người dùng có thể dễ dàng khắc phục được.
Bạn đánh giá thế nào về vấn đề lỗi trên mẫu xe Mazda3? Hãy để lại bình luận bên dưới hoặc chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: otoxemay@vietnamnet.vn. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Những lỗi thường gặp sau một thời gian sử dụng xe KIA Cerato cũKIA Cerato là một trong những mẫu xe sedan cỡ C bán chạy trên thị trường, có thiết kế đẹp và nhiều tiện nghi. Nhưng sau một thời gian sử dụng, chiếc xe này có thể phát sinh những lỗi kỹ thuật đáng để quan tâm."> -
Xe hybrid sạc điện không tiết kiệm nhiên liệu như nhà sản xuất quảng cáoSố lượng xe hybrid sạc điện tại châu Âu tăng mạnh trong những năm gần đây (Nguồn: ACEA). Các nhà sản xuất ô tô thường nói rằng xe hybrid sạc điện là bước đệm vững chắc hướng tới xe thuần điện. Xe PHEV vừa chạy điện êm ái không khí thải, vừa có động cơ đốt trong tiện lợi như xe truyền thống. Do đó, số lượng xe này bán ra ở châu Âu đang tăng lên mạnh mẽ, đặc biệt khi quy định về khí thải ngày càng khắt khe.
Tuy nhiên, xe PHEV không thân thiện môi trường như các hãng xe vẫn quảng cáo, bởi thói quen lái xe của người dùng thường rất khác so với điều kiện thử nghiệm. Mới đây, Cơ quan Môi trường châu Âu (EEA) đã tiến hành nghiên cứu và phát hiện ra sự khác biệt lớn giữa mức tiêu thụ nhiên liệu cũng như lượng CO2 thải ra mà các hãng xe công bố so với thực tế.
Công nghệ chính trong các mẫu xe năng lượng mới: HEV (xe xăng lai điện), BEV (xe thuần điện chạy pin), PHEV (xe hybrid HEV cắm sạc), FCEV (xe nhiên liệu hydro) (Ảnh: TMV). EEA đã thu thập dữ liệu từ 988.231 phương tiện, bao gồm 916.216 ô tô và 12.301 xe tải, trong số 9.821.479 phương tiện đăng ký thuộc EU, Iceland và Na Uy vào năm 2021. Đây là năm đầu tiên các thiết bị đo lường tiêu thụ nhiên liệu là trang bị bắt buộc.
Nghiên cứu này nhằm xác định sự chênh lệch giữa số liệu tiêu thụ nhiên liệu và phát thải CO2 theo Quy trình kiểm tra đồng bộ cho xe hạng nhẹ toàn cầu (WLTP) so với thực tế, đồng thời đề xuất các cải tiến để làm cho quy trình này phản ánh chính xác hơn thực trạng sử dụng xe.
Kết quả so sánh của EEA (Ảnh: paultan.org) EEA phát hiện ra các phương tiện chạy động cơ đốt trong có mức tiêu thụ nhiên liệu là 7,44 lít/100km, so với mức trung bình mà WLTP công bố là 6,13 lít/100km. Người lái sẽ tốn nhiên liệu nhiều hơn khoảng 1 đến 1,5 lít/100km so với con số công bố. Khoảng cách giữa lượng khí thải CO2 thực tế (180,3 gram/kilomet) và WLTP công bố (148,8 gram/km) là 21,2%.
Trong khi đó xe PHEV có mức tiêu thụ nhiên liệu cao hơn đến 3,5 lần (252%). Con số thực tế là 5,94 lít/100km và lượng khí thải CO2 là 139,5 gram/km, con số công bố theo WLTP tương ứng là 1,69 lít/100km và 39,5 gram/km. Kết quả này cho thấy các xe PHEV di chuyển bằng điện ít hơn nhiều so với kỳ vọng, và các giả định được dùng trong quy trình WLTP không phù hợp với điều kiện thực tế.
Dù vậy, EEA cũng chỉ ra rằng xe PHEV vẫn tiêu thụ ít nhiên liệu hơn xe thuần sử dụng xăng hoặc dầu khoảng 23%, nếu như chúng được sạc và sử dụng đúng cách.
Một số mẫu xe PHEV hoạt động vượt trội hơn hẳn các xe khác. Ví dụ Kia Sportage và Ceed tiêu thụ trung bình 3,87 lít/100km và thải CO2 88,13 gram/km. Con số trên vượt khá xa so với công bố, lần lượt là 1,48 lít/100km và 33,72 gram/km nhưng nó vẫn rất ấn tượng. Điều này chứng tỏ những chiếc xe này hiệu quả hơn hoặc người sở hữu chúng đã tích cực hơn trong việc sạc xe.
Mẫu xe Kia Sportage PHEV. (Ảnh: wired) Những chiếc xe PHEV hạng sang và hiệu suất cao có mức chênh lệch tiêu thụ nhiên liệu cao nhất. Điều này phản ánh sự kém hiệu quả khi vận hành của chúng. Những xe này có quãng đường đi được thuần điện ngắn hơn và chủ sở hữu của chúng cũng ít sạc pin hơn. Xe PHEV của Porsche có mức tiêu thụ nhiên liệu trung bình là 10,79 lít/100km so với con số WLTP công bố là 3,03 lít/100km. Chiếc PHEV của Bentley duy nhất góp mặt trong nghiên cứu tiêu thụ trung bình 12,97 lít/100km, so với WLTP công bố là 3,6 lít/ 100km.
Ferrari chính là cái tên có mức nhiên liệu tiêu hao chênh lệch lớn nhất. Chiếc 296 GTB và SF90 Stradale/Spider sử dụng lên đến 20,06 lít/100km. Con số này vượt xa mức WLTP công bố là 6,88 lít/100km.
Điều này không hẳn là bất ngờ, vì động cơ điện được Ferrari tạo ra để tăng hiệu suất chứ không phải để tiết kiệm. Nhưng ngạc nhiên hơn là 296 GTB và SF90 Stradale còn tiêu tốn nhiều nhiên liệu hơn cả các mẫu xe thuần xăng Maranello cũng của Ferrari. Các mẫu xe Marannello nổi tiếng vì tiêu tốn nhiều nhiên liệu, nhưng cũng chỉ tiêu thụ trung bình 16,28 lít/100km.
Mẫu xe Ferrari SF90 Stradale / SF90 Spider (Ảnh: Motor1). EEA cũng chỉ ra rằng những chiếc xe SUV hay xe hạng sang tạo ra lượng khí thải CO2 nhiều hơn 1,5 đến 2,5 lần so với tuyên bố từ nhà sản xuất. Chúng thường tạo ra lượng khí thải nhiều hơn từ 20 đến 40 gram/km so với các phương tiện nhẹ hơn. Điều này cùng với các quan niệm về mức tiêu thụ nhiên liệu của các mẫu xe có kích thước lớn hơn đã khiến chúng giảm doanh số.
Vẫn còn quá sớm để kết luận xu hướng tiêu thụ nhiên liệu và sự chênh lệch phát thải, vì các xe được đăng ký mới chỉ hoạt động trên đường khoảng một năm. Tuy nhiên, sự chênh lệch đối với xe PHEV là rất lớn, nên EU đã bắt đầu thay đổi cách tính toán các số liệu cho chúng. Những thay đổi này sẽ được áp dụng từng bước vào năm 2025 và 2027.
Vậy nên, không phải cứ mua một chiếc PHEV là đồng nghĩa với việc tiết kiệm nhiên liệu và giảm khí thải. Việc này sẽ phụ thuộc vào cả thói quen sạc và sử dụng xe của người chủ. Nếu sử dụng xe không đúng cách, thậm chí chúng có thể tiêu tốn nhiều nhiên liệu và tạo ra khí thải CO2 nhiều hơn các mẫu xe chỉ sử dụng động cơ đốt trong.
Theo Dân trí
Hãy để lại ý kiến dưới phần bình luận bên dưới hoặc chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: otoxemay@vietnamnet.vn. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Tại sao cùng dung tích, động cơ dầu lại tiết kiệm nhiên liệu hơn động cơ xăng
Thông thường, một chiếc xe ô tô sử dụng động cơ dầu (diesel) có quãng đường đi được nhiều hơn khoảng 25% so với một chiếc ô tô sử dụng động cơ xăng có dung tích tương đương."> -
Khởi tố phó hiệu trưởng trường Trung cấp nghề ở Thanh HóaLực lượng chức năng đọc lệnh khám xét nơi làm việc của ông Phạm Văn Hồng. Ảnh: CACC Khám xét nơi ở của ông Hồ Văn Giáp. Ảnh: CACC Ngoài ra, ông Hồng còn có hành vi ký duyệt các báo cáo đăng ký sát hạch lái xe có các cá nhân không phải là giáo viên của trường để đủ điều kiện mở lớp đào tạo lái xe.
Các hành vi trên nhằm mục đích tăng số lượng học viên lái xe, tăng thêm nguồn thu cho trường.
Trước đó, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Thanh Hóa cũng đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Hiệu trưởng trường Trung cấp nghề Hưng Đô Lê Thị Hương về tội “Giả mạo trong công tác”.
Vụ án đang tiếp tục được điều tra.
Hủy phán quyết buộc công ty của ca sĩ Sơn Tùng M-TP trả đối tác gần 6 tỷ đồng
Phán quyết của Hội đồng trọng tài thuộc VIAC - Chi nhánh TPHCM buộc công ty của ca sĩ Sơn Tùng M-TP phải trả cho đối tác gần 6 tỷ đồng vừa bị TAND TPHCM tuyên hủy.">