Chẳng mấy chốc, thế hệ đầu 9x sắp sửa chạm mốc 30 xuân, giật mình hoảng hốt “mình đã già như thế rồi sao?”
Hằng ngày lướt mạng xã hội, bạn thấy ngập tràn từ khoá “thanh xuân” từ bè bạn với không ít tiếc nuối.
Nhiều người biện minh cho bản thân rằng thanh xuân của mình dồn hết vào sự nghiệp để mua nhà lầu xe hơi, để tạo nền tảng vững chắc cho cuộc sống mai này. Và không ít người tiếc nuối khi bạn bè quanh mình dù đang xây dựng sự nghiệp vẫn đi ngược về xuôi, từ Nam ra Bắc, check-in khắp chốn trời Tây! Để tới tuổi xế chiều, khi mà bạn có rất nhiều tiền, nhưng lại không đủ sức để leo đèo vượt suối nữa.
Cũng có nhiều người tiếc nuối những ngày tháng ở bên cạnh người thân yêu của mình. Khi vấn đề cơm áo gạo tiền cứ khiến chúng ta bị cuốn vào những ngày tháng nhàm chán mà quên dành thời gian để quan tâm đến gia đình và bạn bè thân thiết, khiến những ngày tháng bên cạnh người thân cũng ngắn dần đi như thanh xuân.
Hành trình của tuổi trẻ và chia sẻ yêu thương
“Thanh xuân như một tách trà, không đi du lịch, hết thời thanh xuân.” Thanh xuân với nhiều bạn trẻ giờ đây là những chuỗi ngày rong ruổi khám phá, là những chuyến đi đầy phấn khởi tới những vùng đất mới. Khi ấy “tách trà thanh xuân” sẽ thoảng hương lúa chín vàng của ruộng bậc thang miền Tây Bắc, ướp chút mặn mòi của biển miền Trung, thêm hơi mát lạnh phả ra từ động Phong Nha, cùng vị chua ngọt hấp dẫn của trái cây đồng bằng sông Cửu Long…Và còn gì tuyệt vời hơn khi chúng ta cùng chia sẻ “tách trà thanh xuân” này cùng với người thân thương của mình.
10, 20 hay 30 năm sau, “chén trà thanh xuân” ấy vẫn sẽ đượm hương đậm vị. Khi ấy, gia đình cùng nhau tự hào kể lại cho thế hệ con cháu rằng mình đã từng đi đến nơi này chỗ nọ thời còn trẻ. Câu chuyện ấy tuôn tràn với những kỉ niệm thời thanh niên hoành tráng, cùng những bức ảnh “để đời”, những miêu tả sinh động về cảnh đẹp, món ngon, về văn hoá địa phương độc đáo khiến bọn trẻ trầm trồ thán phục. Hay đơn giản bạn có thể cùng bạn bè hay những người thân yêu nhắc nhớ nhau những khoảnh khắc thú vị về những chuyến đi ngày cũ…
Tuổi trẻ của mỗi người chỉ trải qua một lần trong đời. Không ai có thể níu kéo được những ngày tháng thanh xuân ấy, mà chỉ có thể sống sâu, sống đầy, góp nhặt trải nghiệm để cuộc đời tròn ý nghĩa. Vậy đừng ngại thay đổi, đừng chần chừ, lưỡng lự khi quyết định làm một chuyến đi đáng giá.
Du lịch chưa bao giờ đơn giản đến thế
Trong thời đại công nghệ 4.0 này, khi đã thật sự muốn, chuyện đi du lịch chẳng còn là chuyện khó khăn nữa. Điều “cần” nhất đó là đam mê, nếu đã đam mê xê dịch bất tận thì cứ xách ba lô lên và đi thôi. Nếu bạn đã sẵn sàng cho chuyến đi của mình nhưng vẫn lo lắng những vấn đề như: Chẳng biết bắt đầu từ đâu, không có nhiều thời gian để đặt dịch vụ du lịch, hay lo lắng về chi phí có đắt đỏ hay không?... có thể thử tìm tới hệ sinh thái du lịch của BestPrice Travel, những đau đầu về việc phải đặt mỗi nơi một dịch vụ sẽ không còn nữa.
Đây cũng chính là “đặc sản” của doanh nghiệp này, khi kết hợp với nhiều đối tác có uy tín để hỗ trợ trọn gói cho khách hàng mô hình “One-stop-shop” từ những tour du lịch trọn gói đến đặt phòng khách sạn, vé máy bay riêng lẻ. Việc duy nhất khách hàng cần làm là trải nghiệm trọn vẹn bất cứ phong cách du lịch nào mình mong muốn mà không cần mất quá nhiều thời gian để liên hệ nhiều công ty cung cấp dịch vụ khác nhau.
Đến với BestPrice Travel, du khách có thể yên tâm với sự chuyên nghiệp của đội ngũ nhân viên tư vấn. Mọi thắc mắc về điểm đi-đến, những băn khoăn về việc đi đâu và chơi gì cũng sẽ được tư vấn nhiệt tình từ nhân viên của BestPrice.
Với thông điệp “Sống trải nghiệm, trao yêu thương”, BestPrice Travel luôn mong muốn mang lại những trải nghiệm tuyệt vời nhất dành cho khách hàng. Trong 10 năm qua, BestPrice Travel vẫn không ngừng nỗ lực để nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch của mình, đáp ứng mọi nhu cầu khách hàng.
Chỉ vài phút truy cập website www.bestprice.vn hoặc gọi điện thoại qua hotline 19006505, BestPrice Travel sẵn sàng hỗ trợ bạn lên kế hoạch cho chuyến đi của mình.
(Nguồn: BestPrice Travel)
" alt=""/>Bạn có đang lãng phí thanh xuân?Jack chạy trốn, trên đường, hắn gặp một con quỷ được sai đến để bắt linh hồn của hắn đi. Tuy nhiên Jack đã lừa con quỷ leo lên cây táo cổ thụ và không cho nó xuống bằng cách khắc dấu thánh giá vào vỏ cây.
Con quỷ van xin và Jack bắt con quỷ phải thề rằng sẽ không bao giờ tước đi linh hồn của hắn.
Bí ngô - biểu tượng của lễ hội Halloween. |
Sau này khi già đi, Jack chết nhưng linh hồn của hắn không được lên thiên đàng vì những tội lỗi khi còn sống. Địa ngục cũng không có chỗ cho linh hồn hắn dung thân vì lời thề của con quỷ. Vì thế linh hồn của Jack phải lang thang nơi trần gian.
Linh hồn của Jack còn nơi cư trú và cứ quanh quẩn chẳng biết đi về đâu. Jack xin quỷ chút lửa để soi đường. Cuối cùng quỷ thương tình ném cho hắn hòn than lấy từ bếp lửa địa ngục không bao giờ tắt.
Jack lấy củ cải đỏ đem khoét rỗng thành hình mặt quỷ, đặt hòn than bên trong. Cứ thế Jack mãi lang thang trong lằn ranh thực-hư, giữa thiên đường và địa ngục, với chiếc lồng đèn trên tay.
Từ đó, cứ mỗi mùa Halloween về, người nông dân ở các ngôi làng Ireland lại khắc những chiếc đèn lồng bằng củ cải để xua đuổi linh hồn của Jack và cả những bóng ma lang thang khác.
Sau này khi nhập cư vào Mỹ, người Ireland đã biến quả bí ngô (vốn là loại nông sản trù phú của thổ dân Mỹ) thành chiếc đèn lồng Jack-O-Lantern khắc hình mặt người rùng rợn với ngọn nến được thắp sáng bên trong như chúng ta vẫn thường thấy.
Họ thấy rằng quả bí đỏ, tức bí ngô hay bí rợ, một loại quả đặc sản được trồng rất nhiều ở Bắc Mỹ (đây cũng là loại quả tượng trưng cho hoa màu sum suê ở nước Mỹ).
Loại quả màu da cam này là nguyên liệu thích hợp nhất để họ khoét ruột tỉa hình mặt anh chàng Jack-O’Lantern láu cá.
Hơn nữa khi thắp đèn trong quả bí ngô họ thấy sáng hơn là thắp đèn bên trong củ cải, khoai tây hay bí đao nên quả bí ngô trở thành biểu tượng cho ngày lễ Halloween.
Theo thời gian, lễ hội Halloween đã trở thành lễ hội truyền thống ở nhiều quốc gia trên thế giới. Người ta tin rằng những chiếc lồng đèn làm từ quả bí ngô sẽ xua đuổi ma quỷ và mang lại nhiều niềm vui cho mọi người.
Thông qua lễ hội này, người ta cũng đưa ra một số khuyến cáo cho mọi người, đặc biệt là trẻ em.
Thứ nhất, không nên sống tham lam, ích kỷ như chàng Jack và không nên chơi với kẻ xấu để rồi khi chết đi không nơi nương tựa, phải phiêu bạt nhân gian.
Thứ hai, khi sống cần phải có hàng xóm, láng giềng, phải có niềm tin vào cuộc sống, tôn kính tổ tiên và các tiền nhân.
Thứ ba, cuộc sống là một vòng tuần hoàn, luôn có sự cho đi và nhận lại, chúng ta cần phải cho đi để được nhận lại …
Ngoài ra, vào lễ hội Halloween, những người nghèo đi 'khất thực cô hồn' và họ chỉ được cho bánh trái gọi là 'soul cakes' (bánh vong hồn) sau khi hứa sẽ cầu nguyện cho các vong linh.
Những đứa trẻ thì hóa trang trong những bộ trang phục quái dị, cầm theo chiếc lồng đèn bí ngô, đến gõ cửa từng ngôi nhà để xin bánh kẹo, gọi là "'rick or treat' (có nghĩa là: "Nếu muốn chúng tôi không chơi xấu thì hãy đãi chúng tôi cái gì đi").
Dưới đây là 10 món ăn truyền thống thường xuất hiện trong ngày lễ Halloween.
" alt=""/>Halloween và ý nghĩa quả bí ngô ma quái ngày HalloweenHọ là những người phụ nữ có chung hoàn cảnh khó khăn, muốn tìm việc làm trang trải cuộc sống để lo cho gia đình. Vất vả, cực khổ đi sớm về khuya nhưng họ vẫn cam chịu, miệt mài chắt chiu từng đồng vì đằng sau những mảnh giấy vụn, đồ nhựa, đồ đồng kia là miếng ăn của cả một gia đình. |
Bà Bùi Thị Hường, 50 tuổi, quê Bình Định khoe, nhờ cái nghề ve chai mà bà nuôi 2 con ăn học đại học. Đứa con lớn học ngành Cơ khí giờ đã đi làm ở Bình Dương, đứa con gái út đang học năm 2 Đại học Kinh tế TP.HCM. |
Bà Nguyễn Thị Hồng gần 30 năm nhặt ve chai, có 3 người con đều ăn học nên người. Cuộc sống vất vả từ lúc bà lập gia đình, hai vợ chồng sống không hạnh phúc. Chia tay chồng, bà dắt 3 đứa con vào Sài Gòn, bắt đầu với nghề ve chai rồi chắt góp cho con ăn học. Hai đứa con gái nay đã học xong cao đẳng, vừa đi làm, con út học nghề đầu bếp. 'Cô rất tự hào về những đứa con của mình. Nhiều khi đi ve chai cực, vất vả nhưng nghĩ về con là quên mệt', bà Hồng tâm sự. Hiện bà Hồng đang ở cùng 2 người đồng nghiệp trong căn trọ khoảng 20 m2, được thuê với giá 2 triệu/ tháng. |
Dù có kinh nghiệm thu mua ve chai gần 20 năm nhưng bà Lê Thị Thu 57 tuổi, quê Bình Định phải thừa nhận nghề này cũng rất 'hên –xui'! Có hôm bà đi thu mua về sớm, bán được nhiều tiền nhưng có hôm bà phải đi mấy chục cây số mới tìm được người bán. Thu nhập mỗi ngày chỉ được khoảng 100.000 đồng – 200.000 đồng. |
Giữa dòng xe xuôi ngược, bà Nguyễn Thị Mẫn còng lưng đẩy chiếc xe giấy vụn, lưng bà ngả theo bóng chiều nhưng miệng bà lúc nào cũng nở nụ cười tươi rói. Ở tuổi 70, bà Mẫn đã làm công việc thu mua ve chai gần trọn đời người. Hiện bà sống một mình trong con hẻm ở quận Bình Thạnh. Khó khăn kiếm sống từng đồng, được ngày nào ăn ngày nấy nhưng không lúc nào bà than thở. |
Chị Lệ, quê Ninh Bình, đã gắn bó với nghề ve chai hơn chục năm nay. Chị kể, ban đầu chị làm công nhân rồi bán trái cây nhưng không thấy lời bao nhiêu lại hay gò bó, chị chuyển hẳn sang nghề thu mua ve chai để có thể tự do chăm sóc con. Mỗi ngày, công việc của một người thu mua ve chai như chị Lệ bắt đầu từ sáng sớm và thường đến khi tối mịt mới về đến nhà. 'Nghề này ngày nào cũng dính máu, không bị đồng cắt thì bị vỏ lon cắt. Có máu mới có tiền', chị Lệ cười nói. |
Những người phụ nữ nhặt ve chai lang thang khắp các con hẻm ở Sài Gòn để tìm mua đồng nát, sắt vụn. |
Đôi khi họ còn chở theo những đứa con, đứa cháu vì ở nhà không có ai trông giữ. |
Chủ vựa ve chai vừa mua lại đống giấy vụn của bà Mẫn hơn 70.000 đồng nói: 'Hôm nay bà bán được vậy là nhiều rồi đó, có hôm bà chỉ bán được vài chục ngàn. Bà nhặt riết rồi cái lưng còng sát đường luôn rồi'. |
Chiếc xe đẩy tự chế là tài sản lớn nhất để hành nghề của những người phụ nữ này. Họ phải chăm sóc chúng thường xuyên và tự sửa nếu có hư vặt. |
Buổi chiều sau khi thu mua xong, những người phụ nữ này tranh thủ mua những trái bắp để ăn vội trước khi bắt đầu một chuyến xe mới. |
Cơm đùm, cơm nắm được chuẩn bị, treo ở bên xe. |
Phút thảnh thơi hiếm hoi của những người phụ nữ thu mua đồng nát. |
Sài Gòn ngày nắng cũng như ngày mưa, sáng sớm cũng như chiều tối, tiếng rao hòa cùng tiếng xe đẩy cọc cạch vẫn xuôi ngược, ồn ào. Và đâu đó vẫn có những niềm vui nho nhỏ lặng thầm trong xóm ve chai khi nghe tin con em mình đỗ đại học, hay vừa ra trường… |
Hơn nửa thế kỷ bên nhau, tình cảm của ông dành cho bà vẫn vẹn nguyên như thuở còn son.
" alt=""/>Những người phụ nữ nhặt ve chai ở Sài Gòn