您现在的位置是:NEWS > Bóng đá
Nhận định, soi kèo Mohun Bagan vs Al
NEWS2025-03-18 12:19:42【Bóng đá】9人已围观
简介 Hư Vân - 23/10/2024 04:35 Nhận định bóng đá g thê thao 24hthê thao 24h、、
很赞哦!(16968)
相关文章
- Nhận định, soi kèo Torino vs Empoli, 02h45 ngày 16/3: Khách chưa thể bật dậy
- TP Hạ Long cao điểm kích hoạt tài khoản định danh điện tử
- Thuỷ Tiên đến Nghệ An hỗ trợ bà con chịu thiệt hại do mưa lũ
- Những quy tắc hẹn hò trên thế giới
- Nhận định, soi kèo Nantes vs Lille, 22h59 ngày 15/3: Đánh chiếm top 4
- Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong cuộc chiến chống kháng thuốc
- Sao nam gây sôc tiêu hơn 64 tỷ trong vòng 1 ngày
- Hotboy Lâm Phúc cao 1,85m, từng nặng 100kg làm Mỹ Tâm 'rung động' ở Vietnam Idol
- Siêu máy tính dự đoán MU vs Sociedad, 03h00 ngày 14/3
- Video “đại bàng biết ơn” khiến dân mạng xúc động
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo Fagiano Okayama vs Kawasaki Frontale, 12h00 ngày 16/3: Bắt nạt chủ nhà
Video “đại bàng biết ơn” khiến dân mạng xúc động
Sau đây là điểm chuẩn:
Năm 2021, Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM tuyển sinh theo 4 phương thức. Trong đó phương thức 1 là xét tuyển học bạ THPT theo tiêu chí, trung bình cộng của tổ hợp môn xét tuyển, ứng với từng ngành xét tuyển của 3 năm lớp 10, lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12 đạt từ 18 điểm trở lên hoặc tổng điểm lớp 12 theo tổ hợp môn xét tuyển, ứng với từng ngành xét tuyển đạt từ 18 điểm trở lên.
Phương thức 2, xét tuyển thí sinh theo kết quả điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2021 theo các tổ hợp môn xét tuyển từng ngành học.
Phương thức 3, xét tuyển thí sinh theo kết quả điểm bài thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP.HCM năm 2021.
Phương thức 4, xét tuyển thẳng theo Quy chế tuyển sinh đại học của Bộ GD-ĐT và xét học bạ lớp 10, lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12.
Đối với phương thức xét từ thi tốt nghiệp THPT, điểm sàn nhận hồ sơ xét tuyển từ 15 đến 21.
>>> Mời quý phụ huynh và học sinh tra cứu điểm chuẩn đại học năm 2021
Lê Huyền
Điểm sàn ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM cao nhất 21
Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM vừa công bố điểm sàn xét tuyển năm 2021. Theo đó, ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào (điểm sàn) của trường dao động từ 15 đến 21 điểm.
">Điểm chuẩn Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM năm 2021
"Tự chủ đại học đang được mong đợi là "chiếc đũa thần" cho sự phát triển đại học Việt Nam. Tuy nhiên, hiệu quả của nó còn phụ thuộc rất nhiều vào người cầm chiếc đũa ấy, và khi có nó rồi các trường đại học sẽ “thần chú” gì" - trong bài viết gửi tới VietNamNet, GS Nguyễn Hữu Đức, Phó Giám đốc ĐHQG Hà Nội nhận định.
Theo GS Nguyễn Hữu Đức, hai nhóm nội dung tự chủ là tự chủ chức năng và tự chủ thủ tục đều có trách nhiệm của các trường, đều có nguyên nhân nội tại tự các yếu tố chủ thể là các trường, các khoa, các nhà quản lý, giảng viên và người học... VietNamNet trân trọng giới thiệu nội dung bài viết.
GS Nguyễn Hữu Đức, Phó Giám đốc ĐHQG Hà Nội Nội dung tự chủ đại học rất cô đọng nhưng nội hàm của nó lại sâu sắc, cần tìm hiểu kỹ và triển khai áp dụng một cách tài tình, có trách nhiệm. Hiệu quả của nó phụ thuộc vào việc nhận diện, cách làm và người thực hiện. Nhận diện sai, hời hợt, định hướng lệch thậm chí sẽ còn gây hệ lụy khôn lường.
Về nguồn gốc, tự chủ chỉ là thuộc tính của các trường đại học có định hướng nghiên cứu, có tầm nhìn và mục tiêu học thuật dài hạn, có đội ngũ các nhà khoa học trình độ cao và say mê các hoạt động sáng tạo. Các trường đại học tầng tinh hoa này rất cần tự chủ về học thuật và cần thực hiện tự chủ trước, tự chủ một cách toàn diện và triệt để.
Tuy nhiên, về thực chất hệ trong hệ thống đại học còn có các trường đại học thuộc nhóm đại chúng, tập trung đào tạo định hướng thực hành nghề nghiệp. Đối với các trường này tự chủ mà họ quan tâm chỉ là quy mô tuyển sinh, quy định mức học phí và mở ngành đào tạo có nhu cầu xã hội cao.
Vừa qua, chúng ta triển khai thí điểm tự chủ đối với một số trường và đang tập trung hô “thần chú” vào các nội dung này. Các nội dung và nhiệm vụ trọng tâm khác có vẻ còn hơi mờ nhạt. Trong các trường thí điểm đợt này và theo hướng này, tôi thấy có cả một số trường đại học trọng điểm, có thương hiệu. Nếu quá chú tâm vào điều này, có thể chúng ta sẽ “đại chúng hóa” mất các trường đại học tốp đầu.
Thực tế, tự chủ đại học không phải hoàn toàn còn mới ở nước ta. Nhiều yếu tố của tự chủ đã được áp dụng. Chẳng hạn: hiệu trưởng thì các trường vẫn tự chủ giới thiệu và bầu; cán bộ quản lý trực thuộc thì vẫn chính các trường bổ nhiệm; giảng viên các trường trực tiếp tuyển; chương trình đào tạo chi tiết thì cũng các trường tự xây dựng; kinh phí thì các trường tự quyết định chi theo quy chế chi tiêu nội bộ và theo các quy định chung.
Rất ít trường hợp mà hiệu trưởng các trường bầu mà lại không được cấp trên phê chuẩn, bổ nhiệm và chưa bao giờ có ai chỉ đạo, cầm tay chỉ việc bắt các trường tuyển giảng viên này, không tuyển giảng viên kia. Có chăng là các thủ tục hành chính ở nước ta còn rườm rà, phải phê duyệt qua nhiều cấp và đặc biệt là nguồn lực tài chính còn quá hạn chế.
Hiện nay, ở Malaixia, qua bài phân tích trên Policy IDEAS tháng 5/2017 vẫn thấy mức độ tự chủ đại học của họ không khá gì hơn chúng ta.
Hội đồng trường và hiệu trưởng vẫn do bộ trưởng bổ nhiệm. Hiệu trưởng đi công tác nước ngoài phải được sự đồng ý của Hội đồng trường và bộ trưởng. Các trường đại học tư hoàn toàn không sử dụng ngân sách của Nhà nước nhưng vẫn chịu sự quản lý còn chặt chẽ hơn bởi nhiều điều luật bổ sung…
Cùng mức độ tự chủ đại học như thế, nhưng Malaysia đã có đến 27 trường lọt tốp 400 châu Á, thậm chí còn có 5 trường trong nhóm 300 thế giới. Cho nên vấn đề ở đây, cần phải nhận diện ra nguyên nhân chủ yếu từ năng lực, cách làm và trách nhiệm tự chủ của các trường đại học.
Ở đây có thể phân biệt hai nhóm nội dung tự chủ: tự chủ chức năng là tự chủ của trường đại học trong xác định và thực hiện mục tiêu học thuật; và tự chủ thủ tục là sự tự chủ trong việc xác định các quy trình vận hành bên trong và bên ngoài.
Trong cả 2 nội dung đó đều có trách nhiệm của các trường. Trước hết và sau cùng đều có nguyên nhân nội tại tự các yếu tố chủ thể là các trường, các khoa, các nhà quản lý, giảng viên và người học.
Mục tiêu tự chủ theo phần tầng đại học
Ở các nước phát triển, đặc biệt là ở Hoa Kỳ, khi mà khả năng vốn hóa tri thức, khả năng tạo ra được các giá trị gia tăng và các yếu tố cạnh tranh từ hoạt động chuyển giao tri thức và công nghệ thì rất cao thì có rất nhiều trường đại học tư có mục tiêu phát triển thành đại học nghiên cứu tiên tiến.
Trong các bảng xếp hạng QS năm 2017, 27 trường đại học nghiên cứu xuất sắc nhất của Hoa Kỳ đều là trường đại học tư, trường thứ 28 mới là một trường đại học công lập ít ỏi được lọt vào tốp.
Ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam ta thì ngược lại, đại học định hướng nghiên cứu có chăng chỉ là một số rất ít trường đại học công lập. Còn lại, các trường đại học tư chủ yếu là đại học ứng dụng và thực hành với mục tiêu đào tạo nhân lực.
Nói như vậy để thấy rằng, xu thế tự chủ của các trường đại học có sứ mệnh khác nhau, thuộc tầng khác nhau sẽ có mục tiêu tự chủ khác nhau đấy.
Mục tiêu tự chủ để giải phóng các hoạt động nghiên cứu sáng tạo thì có thể mở tối đa các nấc, các khóa. Còn mục tiêu tự chủ chỉ để đào tạo thì cũng cần có điều kiện, có nấc, có quy hoạch và đảm bảo chất lượng.
Tự chủ mà chúng ta không điều khiển được sự cân bằng giữa các hoạt động đào tạo và nghiên cứu trong hệ thống, thì chúng ta chỉ có hệ thống các “trường đại học cấp 4”.
Bên cạnh đó, tự chủ đại học cũng không thể tách rời hệ thống chính trị. Quan điểm này có thể giải quyết được những vấn đề nổi cộm hàng chục năm qua của tự chủ đại học, chẳng hạn vấn đề hội đồng trường và chủ tịch hội đồng trường.
Nếu so sánh thì ở một chừng mực nào đó, vai trò của cấp ủy Đảng ở các trường đại học hiện nay có rất nhiều nét tương đồng với vai trò của hội đồng trường. Thời gian qua, khi triển khai kiểm định chất lượng đại học theo chuẩn của mạng lưới ASEAN, dù có ý tránh né, nhưng cán bộ của chúng tôi cũng đã mô tả vai trò của các cấp ủy đảng trong nhà trường và các chuyên gia kiểm định quốc tế cũng có thừa nhận sự tương đồng ấy ở một mức độ nhất định.
Khả năng tích hợp thành phần của cấp ủy Đảng với thành phần của hội đồng trường thì có thể còn phải nghiên cứu thêm, nhưng riêng việc tích hợp chức danh Bí thư đảng ủy với Chủ tịch Hội đồng trường thì tôi nghĩ là có thể thực hiện được ngay. Thực tế thì mô hình đó đã được thực hiện hiệu quả ở các trường đại học Trung quốc. Kinh nghiệm đó rất đáng tham khảo.
Về vấn đề tài chính, Trong tình trạng chuyển giao tri thức và công nghệ của nước ta, ngoài sự hỗ trợ của Nhà nước, tài chính cho nhiều trường đại học chủ yếu phụ thuộc nguồn học phí. Tuy nhiên, cách tính mức học phí hiện nay hoàn toàn chưa hợp lý và dự kiến mức học phí cho các năm tới cũng đang được dư luận rất quan tâm.
Chi phí cho đào tạo chịu ảnh hưởng chung của giá cả thị trường và mức sống trung bình của một quốc gia, cần phải được tính toán đầy đủ và công bằng. Chi phí cho hoạt động của nhà trường từ tiền điện, nước, đến mua trang thiết bị… đều chung một giá với các ngành nghề, lĩnh vực khác, không có lý do gì lại được hạch toán theo một tinh thần khác và sự chia sẻ khác.
Kinh nghiệm của một số nước người ta thường xác định mức học phí theo mức thu nhập bình quân đầu người.
Mức học phí của các trường đại học công lập Thái Lan tùy thuộc vào chất lượng của các trường, thay đổi từ mức tương đương 30 triệu đồng/năm (các trường địa phương) đến 100 triệu đồng/năm (các trường tốp đầu.
Mức thu nhập bình quân đầu người của Thái Lan nhiều năm qua chỉ duy trì ở mức 6.000 USD/năm. Năm 2016, mức thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam đã tăng đến 2.600 USD/năm. Trong lúc đó, theo Nghị định 86 thì mức học phí (trừ ngành y dược) của ta cũng chỉ mức 24 triệu đồng/năm (đối với trường tự chủ tài chính) và 11,7 triệu đồng/năm (đối trường chưa tự chủ).
Đồng thời với việc Nhà nước tiếp tục thực hiện chính sách an sinh xã hội, thông tin này cũng cần được xem xét trong lộ trình thực hiện mức học phí hiện nay. Trong thời kỳ toàn cầu hóa, chi phí đào tạo phải đều có mặt bằng chung. Nước ta cũng vậy, các nhà giáo dục chưa thể có cách gì và giải pháp nào để có thể làm ra sản phẩm đào tạo có chất lượng mà chi phí rẻ hơn được.
GS. TS Nguyễn Hữu Đức(Phó Giám đốc ĐHQG Hà Nội)
">“Tự chủ đại học không phải chiếc đũa thần”
Siêu máy tính dự đoán Athletic Bilbao vs AS Roma, 00h45 ngày 14/3
Đây là một chiến dịch nâng cao nhận thức cho sinh viên đại học được tổ chức nhằm trao quyền cho sinh viên trở thành tác nhân chủ động của thay đổi xã hội để xây dựng một văn hóa bảo vệ sức khỏe xã hội.
PGS.TS Nguyễn Thanh Hà, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Y tế công cộng và Bà Marielle Phe Goursat, Giám đốc dự án về Bảo vệ Sức khỏe Xã hội của ILO đều đánh giá Cuộc thi là một cơ hội giúp các bạn trẻ nâng cao nhận thức về bảo vệ sức khỏe xã hội; thực hành các kiến thức, kỹ năng về y tế công cộng nói chung, bảo vệ sức khỏe xã hội nói riêng. Đồng thời cũng hi vọng sinh viên, học viên với tuổi trẻ, nhiệt huyết của mình sẽ tích cực cống hiến nhằm góp phần giải quyết các vấn đề chung của xã hội.
Ban Giám khảo Cuộc thi là các chuyên gia có uy tín trong lĩnh vực Bảo vệ sức khỏe xã hội đến từ Trường Đại học Y tế công cộng, ILO, Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Học viện Phát triển sức khỏe ASEAN, mạng lưới CONNECT về Bảo vệ sức khỏe xã hội trong khu vực.
Sau hơn 1 tháng, cuộc thi này thu hút sự tham gia của sinh viên từ nhiều trường đại học thuộc nhiều lĩnh vực trong cả nước. Ban Tổ chức đã trao 11 giải thưởng. Trong đó, giải Đặc biệt dành cho nhóm tác giả có bài dự thi thuộc hạng mục Hình ảnh là Phan Nhựt Minh, Lê Thị Yến Nhi đến từ Trường Đại học Bách khoa - Đại học Quốc gia TP.HCM.
Ngoài ra, còn có 1 giải truyền cảm hứng, 2 giải đổi mới cho hạng mục Hình ảnh; 1 giải truyền cảm hứng, 1 giải đổi mới cho hạng mục Bài viết.
Các bài dự thi đạt giải là sinh viên đến từ Trường Đại học Y tế công cộng, Trường Đại học Luật Hà Nội, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch
PV
">Trao giải cuộc thi Bảo vệ sức khỏe xã hội toàn dân năm 2021
- Bộ GD-ĐT vừa ban hành thông tư quy định điều kiện, trình tự, thủ tục mở ngành đào tạo và đình chỉ tuyển sinh, thu hồi quyết định mở ngành đào tạo trình độ đại học.
Ảnh minh họa: Lê Văn. Theo đó, các cơ sở đào tạo muốn được mở ngành đào tạo trình độ đại học phải bảo đảm các điều kiện nhất định.
Ngành đăng ký đào tạo phải phù hợp với nhu cầu của xã hội và người học; phù hợp với yêu cầu nguồn nhân lực của địa phương, vùng, miền và cả nước; phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của cơ sở đào tạo. Việc mở ngành đào tạo đã được xác định trong phương hướng, kế hoạch phát triển của cơ sở đào tạo.
Tên ngành đăng ký đào tạo phải có trong Danh mục giáo dục, đào tạo cấp IV theo quy định.
Trường hợp ngành đăng ký đào tạo chưa có trong Danh mục đào tạo (gọi là ngành mới) thì cơ sở đào tạo phải làm rõ: Luận cứ khoa học, nhu cầu của xã hội về ngành mới này; thực tiễn và kinh nghiệm đào tạo của một số nước trên thế giới kèm theo ít nhất 2 chương trình đào tạo tham khảo của cơ sở giáo dục ĐH nước ngoài đã được cơ quan có thẩm quyền công nhận về chất lượng hoặc cho phép thực hiện và cấp văn bằng (trừ các ngành chỉ có đào tạo ở Việt Nam hoặc các ngành liên quan đến an ninh, quốc phòng).
Đội ngũ giảng viên, cán bộ nghiên cứu cơ hữu phải bảo đảm về số lượng, chất lượng, trình độ và cơ cấu để tổ chức đào tạo, không trùng với giảng viên cơ hữu là điều kiện đào tạo trình độ ĐH của các ngành khác đang đào tạo. Trong đó có ít nhất 1 tiến sĩ (TS) cùng ngành chịu trách nhiệm chủ trì, tổ chức thực hiện chương trình đào tạo và cam kết đảm bảo chất lượng đào tạo trước cơ sở đào tạo và xã hội.
Cụ thể, có ít nhất 10 giảng viên cơ hữu có trình độ thạc sĩ (ThS) trở lên cùng ngành hoặc ngành gần với ngành đăng ký đào tạo, trong đó ít nhất 1 TS và 4 ThS, hoặc 2 TS và 2 ThS cùng ngành đăng ký đào tạo; trừ các ngành riêng biệt dưới đây:
Đối với những ngành thuộc nhóm ngành ngôn ngữ và văn hoá nước ngoài (trừ các ngôn ngữ Anh, Nga, Pháp, Đức, Trung Quốc) phải có ít nhất 6 giảng viên cơ hữu có trình độ ThS trở lên cùng ngành hoặc ngành gần với ngành đăng ký đào tạo, trong đó có 1 TS và 3 ThS, hoặc 2 TS và 1 ThS cùng ngành đăng ký đào tạo.
Đối với một số ngành thuộc nhóm ngành sức khỏe: Giảng viên và người hướng dẫn thực hành các môn học, học phần liên quan đến khám, chữa bệnh phải có chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh, đã hoặc đang làm việc trực tiếp tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đủ điều kiện là cơ sở thực hành trong đào tạo nhóm ngành sức khoẻ theo quy định. Mỗi môn học thuộc kiến thức cơ sở ngành hoặc chuyên ngành của chương trình đào tạo phải có ít nhất 1 giảng viên cơ hữu có văn bằng, luận văn, luận án tốt nghiệp phù hợp với môn học chịu trách nhiệm giảng dạy.
Đối với ngành đăng ký đào tạo thuộc nhóm ngành Nghệ thuật phải có ít nhất 10 giảng viên cơ hữu cùng ngành hoặc ngành gần, trong đó phải có 1 TS và 3 ThS cùng ngành đăng ký đào tạo. Nếu ngành đăng ký mở mới mà trong nước chưa có cơ sở đào tạo trình độ ThS, TS thì có thể thay thế giảng viên cơ hữu trình độ TS bằng nghệ sĩ nhân dân có bằng ĐH cùng ngành đăng ký đào tạo, thay thế trình độ ThS bằng nghệ sĩ ưu tú có bằng ĐH cùng ngành đăng ký đào tạo.
Giảng viên cơ hữu giảng dạy ít nhất 70% khối lượng chương trình đào tạo; khối lượng kiến thức còn lại do giảng viên thỉnh giảng (trong và ngoài nước) đã được ký kết hợp đồng thỉnh giảng với cơ sở đào tạo thực hiện. Các giảng viên cơ hữu và thỉnh giảng đều phải có chuyên môn phù hợp với nội dung các học phần được phân công giảng dạy.
Đối với cơ sở đào tạo ngoài công lập, phải có tối thiểu 40% giảng viên cơ hữu giảng dạy ngành đăng ký đào tạo trong độ tuổi lao động.
Đối với các ngành mới mà chưa có ThS, TS được đào tạo trong nước, nếu chưa đủ số lượng giảng viên cơ hữu có trình độ cùng ngành theo quy định thì có thể thay thế bằng ThS, TS ngành gần. Các giảng viên này phải có kinh nghiệm giảng dạy trình độ ĐH ít nhất 5 năm và có ít nhất 2 công trình khoa học thuộc lĩnh vực ngành đăng ký đào tạo đã công bố trong 5 năm tính đến ngày cơ sở đào tạo đăng ký mở ngành đào tạo.
Về cơ sở vật chất, thiết bị, thư viện, giáo trình phải đáp ứng yêu cầu giảng dạy, nghiên cứu, học tập theo yêu cầu của ngành đăng ký đào tạo trình độ đại học. Cụ thể, có đủ phòng học, phòng thí nghiệm, xưởng thực hành, cơ sở sản xuất thử nghiệm với các trang thiết bị cần thiết đáp ứng yêu cầu giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học của ngành đăng ký đào tạo, đảm bảo đủ theo danh mục trang thiết bị tối thiểu phục vụ công tác đào tạo của ngành hoặc nhóm ngành đã được quy định (nếu có); Có hợp đồng liên kết giảng dạy thực hành, thực tập trong lĩnh vực ngành mở mới với doanh nghiệp, cơ sở sản xuất thuộc lĩnh vực ngành đăng ký đào tạo.
Cùng đó phải có thư viện, thư viện điện tử đảm bảo đủ tài liệu hỗ trợ giảng dạy, nghiên cứu, học tập của giảng viên và sinh viên.
Cơ sở đào tạo bị đình chỉ tuyển sinh ngành đào tạo khi xảy ra một trong những trường hợp: Không bảo đảm một trong các điều kiện mở ngành đào tạo; tổ chức tuyển sinh và đào tạo ngoài địa điểm được phép tổ chức hoạt động đào tạo; vi phạm quy định của pháp luật về giáo dục bị xử phạt ở mức độ phải đình chỉ tuyển sinh; các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Các cơ sở đào tạo bị Bộ GD-ĐT thu hồi quyết định mở ngành đào tạo trình độ ĐH liên quan khi để xảy ra một trong các trường hợp: Có hành vi gian lận để được mở ngành đào tạo trình độ đại học; vi phạm nghiêm trọng quy định về tuyển sinh, quản lý, tổ chức đào tạo; hết thời hạn đình chỉ tuyển sinh mà không khắc phục được nguyên nhân dẫn đến việc đình chỉ tuyển sinh; vi phạm quy định của pháp luật về giáo dục bị xử phạt ở mức độ phải thu hồi quyết định mở ngành; các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Chi tiết về điều kiện, trình tự, thủ tục mở ngành đào tạo và đình chỉ tuyển sinh, thu hồi quyết định mở ngành đào tạo trình độ đại học tại đây.
Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 23/10/2017 và thay thế các quy định về mở ngành đào tạo trình độ ĐH tại Thông tư số 08/2011/TT-BGDĐT ngày 17/2/2011 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT.
Thanh Hùng
">Quy định mới về mở ngành đào tạo, đình chỉ tuyển sinh
Mới đây, với sự chứng kiến của ông Lương Quốc Tuấn (Phó Bí thư thường trực Thành uỷ TP Hà Tĩnh), phóng viên báo VietNamNet đã trao cho em Nguyễn Thị Trà Giang (trú thôn Quyết Tiến, xã Đồng Môn, thành phố Hà Tĩnh) số tiền hơn 51 triệu đồng của bạn đọc tiếp sức cho em vào học đại học Y Hà Nội.
Nữ sinh mồ côi cảm ơn bạn đọc báo VietNamNet Trà Giang là nhân vật trong bài viết “Nữ sinh mồ côi định bỏ ĐH Y Hà Nội để học nghề làm tóc”, được đăng trên báo VietNamNet ngày 26/9/ 2021.
Bố đột ngột qua đời từ khi mới 1 tuổi nên Trà Giang chưa kịp nhớ mặt bố. Hai mẹ con em vào Gia Lai kiếm sống. Thế nhưng, trong một lần trên đường đi làm về, mẹ Giang bị tai nạn giao thông nghiêm trọng và không qua khỏi. Mới có 5 tuổi, Trà Giang đã mồ côi cả cha lẫn mẹ.
Được người cậu đón về Hà Tĩnh chăm sóc, Giang đã nỗ lực vượt khó để vươn lên. Trong 12 năm liền, em là học sinh giỏi toàn diện, nhiều lần giành giải Ba thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh môn Sinh học từ lớp 9 đến lớp 12.
Trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay, Trà Giang đạt 26,1 điểm ở tổ hợp khối B00 (môn Sinh 9 điểm, môn Toán 8,4, môn Hóa 8,5 điểm), cộng thêm 0,25 điểm ưu tiên.
Với điểm số trên, Trà Giang trúng tuyển vào ngành Điều dưỡng của Trường Đại học Y Hà Nội.
Bức thư Giang viết, gửi lời cám ơn tới Báo VietnamNet và lãnh đạo Hà Tĩnh. Chỉ một thời gian ngắn sau khi hoàn cảnh của em Trà Giang được báo VietNamNet đăng tải ,em nhận được rất nhiều sự quan tâm của bạn đọc và các mạnh thường quân.
Thông qua tài khoản của báo VietNamNet, bạn đọc gửi tới ủng hộ em Nguyễn Thị Trà Giang số tiền 51.590.000 đồng. Số tiền này đã được đại diện báo VietNamNet phối hợp với chính quyền địa phương trao tận tay Trà Giang.
Ngoài ra, Trà Giang còn nhận được hơn 300 triệu đồng từ các nhà hảo tâm gửi trực tiếp tới tài khoản cá nhân em.
Trước đó, ngày 26/9, sau khi biết đến hoàn cảnh em Giang trên báo VietNamNet, lãnh đạo Tỉnh ủy Hà Tĩnh cùng Hội Khuyến học tỉnh đã đến động viên em. Quỹ khuyến học của Hà Tĩnh sẽ hỗ trợ cho Trà Giang 2,5 triệu đồng/tháng trong vòng 4 năm học.
Nữ sinh mồ côi tâm sự rằng, sự giúp đỡ của bạn đọc Báo VietNamNet vừa qua là niềm động lực lớn lao để em vượt qua nghịch cảnh, vững bước trên chặng đường tương lai.
Trong thư gửi tới báo VietNamNet, em Nguyễn Thị Trà Giang viết: “Khi em đang trên bờ vực của chuyện bỏ đại học, thì thật may mắn khi em được sự quan tâm, kết nối của báo VietNamNet tới các bác lãnh đạo Hà Tĩnh, các nhà hảo tâm trên khắp cả nước đã biết tới hoàn cảnh của em, giúp đỡ em. Nhờ đó mà em có được nguồn hỗ trợ tài chính vững chắc cho việc học đại học”.
Theo Trà Giang, em cảm thấy may mắn nếu không có bạn đọc của báo VietNamNet thì chắc em sẽ không có cơ hội vào giảng đường Trường ĐH Y Hà Nội.
“Với em số tiền được giúp đỡ thật là ý nghĩa, tiếp sức cho em được đến trường. Đây không chỉ là sự hỗ trợ về tài chính mà còn là tấm lòng của bạn đọc VietNamNet, chân thành cảm ơn quý báo, các mạnh thường quân. Em xin hứa nỗ lực hết mình, học tập thật tốt”, Trà Giang bày tỏ.
Đậu Tình
Nữ sinh mồ côi định bỏ ĐH Y Hà Nội được giúp đỡ hơn 300 triệu đồng
Sau bài viết “Nữ sinh mồ côi định bỏ ĐH Y Hà Nội để học nghề làm tóc” trên báo VietNamNet, đến sáng 27/9, em Trà Giang đã nhận được hơn 300 triệu đồng từ nhiều nhà hảo tâm trên khắp cả nước.
">Nữ sinh mồ côi định bỏ ĐH Y Hà Nội cảm ơn bạn đọc báo VietNamNet