当前位置:首页 > Thể thao > Siêu máy tính dự đoán AS Monaco vs Aston Villa, 0h45 ngày 22/1 正文
标签:
责任编辑:Bóng đá
Nhận định, soi kèo Liverpool vs Lille, 3h00 ngày 22/1: Không dễ cho chủ nhà
Cố NSND Hoàng Dũng tham gia chắt lọc ở lĩnh vực phim truyền hình, nhưng vẫn có nhiều vai diễn để đời. Ông trùm Phan Quân trong Người phán xửlà một trong những vai diễn như thế.
Phan Quân và 46 tập phim Người phán xửđã tạo nên cơn bão trên màn ảnh vào năm 2017. Cùng với Sống chung với mẹ chồng,Người phán xử được đánh giá là bước chuyển mình quan trọng của phim Việt trên sóng giờ vàng.
Đây cũng là tác phẩm với cách khai thác hoàn toàn khác so với dòng hình sự trước đây của phim truyền hình Việt. Một ông trùm trong thế giới ngầm đã được đưa lên thành nhân vật trung tâm với thế giới nội tâm và tính cách sinh động qua sự thể hiện của NSND Hoàng Dũng.
Phim quay vào thời điểm đặc biệt của NSND Hoàng Dũng
Người phán xửlên sóng vào năm 2017 và có thể được coi là sự trở lại của Hoàng Dũng trên màn ảnh nhỏ. Trước đó, NSND tập trung cho công việc quản lý ở Nhà hát Kịch Hà Nội, gần như từ chối mọi lời phim ảnh.
“Có những đoàn phim mời tôi tha thiết. Riêng về vấn đề kinh tế, họ còn nói tôi muốn thế nào thì thành như thế, nhưng tôi cũng từ chối vì không thu xếp được”, NSND Hoàng Dũng từng chia sẻ với Zing.
Đến Người phán xử- dự án phim trọng điểm thời điểm đó của VFC (Trung tâm Sản xuất phim Truyền hình, Đài Truyền hình Việt Nam), đạo diễn thuyết phục Hoàng Dũng cố gắng tham gia. NSND đề nghị ê-kíp gửi kịch bản trước. Khi đọc xong kịch bản, ông đồng ý ngay mà không cần ai phải nói thêm vì sức hấp dẫn của nhân vật Phan Quân.
Diễn xuất thuyết phục của Hoàng Dũng trong phim Người phán xử. |
NSND Hoàng Dũng ghi hình Người phán xử vào thời điểm đặc biệt: chuẩn bị về hưu. Ông kể rằng giai đoạn chuyển giao có nhiều vấn đề phải giải quyết, như kiểm kê tài sản, bàn giao từng "cái kim, sợi chỉ" cho người kế nhiệm. Do vậy, trong suốt thời gian quay phim, nhiều hôm 11h đêm, từ Đồng Mô về, NSND vẫn phải qua cơ quan để ký giấy tờ rồi mới được về nhà.
Khi phim vừa quay xong cũng đúng lúc NSND Hoàng Dũng nhận quyết định nghỉ hưu sau gần 40 năm công tác tại Nhà hát Kịch Hà Nội, trong đó có 10 năm đảm nhiệm cương vị giám đốc.
Tại sao nhân vật phản diện lại được yêu thích?
Người phán xửlà loạt phim truyền hình tâm lý - tội phạm được chuyển thể từ kịch bản của Israel. Phim thuộc thể loại hình sự, với nhân vật trung tâm là một ông trùm thế giới ngầm, thay vì các nhân vật chính diện hoặc cảnh sát như nhiều tác phẩm cùng dòng trước đây.
Phim do ba đạo diễn thực hiện là Khải Anh, Mai Hiền và Danh Dũng, với sự tham gia của nhiều gương mặt là ngôi sao phim truyền hình như Hồng Đăng, Việt Anh. Nhưng hơn cả, phim cho thấy sự đắt giá của dàn diễn viên gạo cội với NSƯT Thanh Quý, NSND Trung Anh, và đặc biệt là màn tái xuất ấn tượng của NSND Hoàng Dũng trong vai chính.
Trước đó, Hoàng Dũng từng để lại dấu ấn với vai ông trùm trong Cuồng phong. Nhưng có lẽ phải đến Người phán xử, khi trùm xã hội đen trở thành nhân vật trung tâm với đầy đủ diễn biến tâm lý phức tạp, NSND Hoàng Dũng mới thể hiện được hết tài năng diễn xuất của mình.
Phan Quân là người đứng đầu đế chế Phan Thị, một trùm tội phạm ẩn trong vỏ bọc doanh nhân. Ông ta quyền lực, thét ra lửa, được giới giang hồ kính nể và khiếp sợ. Trong thế giới ngầm, Phan Quân được mệnh danh là “người phán xử” vì chuyên đứng ra dàn xếp, xét xử các mâu thuẫn, tranh chấp trong giới, nhằm tránh sự vào cuộc của công an.
Phan Quân có nhiều ưu điểm trong tính cách như quyết đoán, bình tĩnh, coi trọng giá trị gia đình. |
Phan Quân tàn ác và phi pháp như tất cả tội phạm xã hội đen khác. Nhưng cái hay của nhân vật là vẫn cho thấy tính cách trượng nghĩa với nguyên tắc không động đến phụ nữ và trẻ em, đồng thời tuyệt đối không được dính tới ma túy.
“Người phán xử” được xây dựng rất con người, với nhiều cung bậc cảm xúc. Trong Phan Quân có những tính toán mưu lược, có cả sự lạnh lùng lẫn tham lam. Nhưng nhân vật này cũng có nhiều ưu điểm như bình tĩnh, quyết đoán, nhìn thấu tỏ sự đời, và đặc biệt luôn đặt gia đình, tình thân lên trên tất cả. Một lời thoại trong phim được nhiều người nhớ chính là đến từ Phan Quân: “Gia đình là thứ tồn tại duy nhất, những thứ khác có hay không có không quan trọng”.
Phan Quân cũng là một ông trùm rất trọng nghĩa. Đó là lý do ông ta được Lương Bổng phò tá và trung thành đến tận cuối cuộc đời. Tình nghĩa giữa Phan Quân và Lương Bổng cũng là chi tiết được nhiều khán giả yêu thích trong Người phán xử.
NSND Hoàng Dũng từng tiết lộ rằng ông mang cả tính cách của mình vào vai Phan Quân: “Tôi và nhân vật ít nhiều có những điểm tương đồng về tính cách. Ở cơ quan, tôi cũng là người quyết đoán. Mọi vấn đề tôi đều giải quyết rất nhanh và cương quyết. Tôi cũng có sự điềm tĩnh cần có. Tôi đã mang tính cách này vào trong phim. Bằng chứng là những tình huống gay cấn, tôi không hề chọn cách nói to”.
NSND Hoàng Dũng đã tạo ra một Phan Quân đầy màu sắc, với đài từ và ánh mắt không ai có được. Ông đong đếm, phân chia và định lượng cảm xúc cụ thể khiến nhân vật trở thành nhân vật hấp dẫn trên màn ảnh.
NSƯT Thanh Quý - người đóng vai bà Hồ Thu, vợ Phan Quân - nhận xét: "Hoàng Dũng là một diễn viên giỏi, rất biết cách nâng bạn diễn. Vào vai ông trùm dữ dằn, phản diện là thế, nhưng khi nhìn vợ vẫn thấy mắt bạn ấy ướt rượt. Nhìn vào đôi mắt ướt ấy, tôi có cảm xúc hơn khi diễn".
Dưới sự thể hiện của NSND Hoàng Dũng, Phan Quân đã chiếm được tình cảm của nhiều khán giả truyền hình. Biểu hiện rõ nhất cho sự yêu thích là chi tiết liên quan đến Lê Thành (Hồng Đăng).
Lê Thành xuất hiện, đứng trước sự mập mờ về xuất thân, không biết là con của Thế "Chột" hay Phan Quân. Nhưng số đông khán giả khi đó đều mong muốn Lê Thành là con của Phan Quân thay vì Thế "Chột".
NSND Hoàng Dũng từng nhấn mạnh rằng khán giả có lẽ sẽ không chịu được nếu Lê Thành là con ruột của Thế "Chột", dù thực ra cả Thế "Chột" lẫn Phan Quân đều là trùm xã hội đen.
NSND Hoàng Dũng khóc vì Phan Quân
Người phán xửphát sóng tập cuối vào ngày 31/8/2017. Tối hôm đó, NSND Hoàng Dũng và NSND Trung Anh cùng ở nhà riêng của Hoàng Dũng để theo dõi tập cuối cùng. Sau khi phim kết thúc, hai người bèn livestream trên mạng, và khán giả nhận ra NSND Hoàng Dũng đã khóc.
Rất đông khán giả yêu thích Phan Quân dù đó là một nhân vật phản diện. |
Chia sẻ với Zingsau đó, nghệ sĩ Hoàng Dũng tâm sự rằng ông cũng là người nhạy cảm. NSND bảo ông không xem bản thân ở trên phim, không xem Hoàng Dũng vào vai Phan Quân như thế nào, mà là xem chính Phan Quân.
“Tôi xem phim như một khán giả, thay vì một người làm nghệ thuật. Tôi khóc cũng không phải vì tôi tiếc nuối quá khi phim kết thúc, mà vì có sự xúc động thực sự. Tôi nghĩ nếu trải nghiệm và đặt mình vào hoàn cảnh ấy thì mới hiểu được sự đau đớn và bi thương của nhân vật”, NSND từng nói.
Hoàng Dũng đã đồng cảm với Phan Quân từ những trang giấy kịch bản cho đến khi hóa thân thành nhân vật và cuối cùng là đón nhận vai diễn như một khán giả truyền hình. Sau này, NSND Hoàng Dũng có lần chia sẻ Phan Quân trong Người phán xửlà vai diễn thành công nhất trên màn ảnh của ông.
(Theo Zing)
NSND Công Lý - Phó Giám đốc Nhà hát Kịch Hà Nội cho biết, di nguyện cuối cùng của NSND Hoàng Dũng chính là lễ tang của ông được tổ chức một cách ấm cúng, giản dị không ồn ào, không bi lụy.
" alt="Điều kỳ lạ về ‘Người phán xử’"/>Nhận định, soi kèo Farul Constanta vs UTA Arad, 22h00 ngày 20/1: Vượt mặt đối thủ
Thí sinh thi vào 10 |
Thí sinh tham dự kỳ thi THPT quốc gia năm 2016. Ảnh: Lê Văn |
Theo thông tin tuyển sinh đại học hệ chính quy năm 2018 màĐH Quốc gia Hà Nội(ĐHQGHN) vừa công bố, năm nay trường tuyển sinh trên 8.500 chỉ tiêu theo học 104 chương trình đào tạo chuẩn, chất lượng cao, tiên tiến, tài năng bậc đại học.
Ngoài 2 cách thức xét tuyển cũ là dựa trên kết quả kỳ thi THPT quốc gia và kết quả kỳ thi đánh giá năng lực còn hạn sử dụng do ĐHQGHN tổ chức, thì năm nay, trường còn mở thêm 2 phương thức xét tuyển: sử dụng chứng chỉ quốc tế quốc tế Cambridge International Examinations A-Level và kết quả kỳ thi chuẩn hóa SAT (Scholastic Assessment Test, Hoa Kỳ). Đây là năm đầu tiên ĐHQGHN xét tuyển đối tượng sử dụng kết quả SAT và cũng là trường đại học công lập đầu tiên sử dụng cách thức xét tuyển này.
Quyết định mở rộng cách thức xét tuyển, ĐHQGHN kỳ vọng sẽ hướng tới những đối tượng đang theo học các trường phổ thông quốc tế, các chương trình tú tài quốc tế. Dự kiến, trường sẽ xét hồ sơ với những thí sinh đạt mức điểm 65% trở lên so với điểm tối đa - là mức điểm mà hội đồng tuyển sinh cho là khá tốt.
GS Nguyễn Đình Đức, Trưởng ban Đào tạo, ĐHQGHN – cho biết, những năm gần đây trường có nhiều chương trình đào tạo bằng tiếng Anh theo xu hướng quốc tế hóa. Nên việc lấy kết quả bài thi SAT, hay xét chứng chỉ quốc tế A-level là phù hợp với thông lệ quốc tế. “SAT là bài thi đảm bảo chất lượng về chuyên môn. Nhiều quốc gia tiên tiến khác như Anh, Mỹ, Nhật Bản, Na Uy… cũng lấy điểm SAT là điểm đầu vào. Vì thế, không có lý do gì mà chúng ta không thể áp dụng. Nội dung bài thi môn Toán của SAT cũng rất phù hợp với chương trình đào tạo của Việt Nam. Ngoài ra, SAT còn yêu cầu rộng hơn về tiếng Anh, khả năng đọc hiểu, viết luận…” GS. Đức cho biết, 2018 là năm đầu tiên ĐHQGHN sử dụng điểm SAT để xét tuyển và có xét cùng điểm hồ sơ chung. Nếu có ngành, trường thành viên nào chỉ xét riêng điểm SAT thì có thể sẽ ưu tiên cho các ngành học bằng tiếng Anh, các chương trình tài năng, chất lượng cao, trường quốc tế, dành cho sinh viên nước ngoài. Yếu tố này sẽ được hội đồng tuyển sinh các trường cân nhắc, nhưng chỉ tiêu cho đối tượng xét tuyển này sẽ không nhiều – ông cho biết.
Hiện tại, ĐHQGHN chưa đưa ra những thông tin cụ thể hơn về chỉ tiêu tuyển sinh của từng ngành, của các trường thành viên dành cho đối tượng xét tuyển này. Thời gian nhận hồ sơ xét tuyển của đối tượng này chắc chắn cũng sẽ có những khác biệt, do thời điểm tổ chức các kỳ thi SAT ở Việt Nam thường được bố trí rải rác trong năm và có tới 6 lần thi trong một năm, không có ràng buộc và giới hạn về độ tuổi.
Trường ĐH Ngoại thương– một trong những trường đại học trong nước được đánh giá cao về chất lượng đào tạo – năm nay cũng mở rộng thêm một phương thức xét tuyển mới – xét tuyển kết hợp. Phương thức xét tuyển kết hợp của ĐH Ngoại thương được áp dụng cho các chương trình giảng dạy bằng tiếng Anh, bao gồm chương trình tiên tiến chuyên ngành Kinh tế đối ngoại, chương trình tiên tiến chuyên ngành Quản trị kinh doanh quốc tế, chương trình kinh doanh quốc tế theo mô hình tiên tiến Nhật Bản, chương trình logistics và quản lý chuỗi cung ứng định hướng nghề nghiệp quốc tế, chương trình kế toán - kiểm toán định hướng nghề nghiệp ACCA, các chương trình chất lượng cao Kinh tế đối ngoại, Kinh tế quốc tế, Quản trị kinh doanh, Tài chính - ngân hàng.
Cụ thể, trường kết hợp giữa xét tuyển điểm trung bình học tập các năm học phổ thông và điểm thi chứng chỉ tiếng Anh quốc tế trong thời hạn (tính đến ngày nộp hồ sơ xét tuyển): IELTS đạt 6,5 trở lên, hoặc TOEFL ITP đạt 550 trở lên, hoặc TOEFL iBT 90 trở lên, hoặc giải ba quốc gia môn Tiếng Anh trở lên và có tổng điểm 2 bài/môn thi THPTQG năm 2018 (không bao gồm điểm ưu tiên xét tuyển) trong tổ hợp môn xét tuyển của trường (trong đó có môn Toán và một môn khác không phải là Ngoại ngữ) đạt từ 16 điểm trở lên.
Như vậy, điểm thi các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế được Trường ĐH Ngoại thương đưa vào là một trong những điều kiện xét tuyển vào trường.
Sinh viên Trường ĐH Kinh tế quốc dân. Ảnh: Thanh Hùng |
Tương tự, Trường ĐH Kinh tế quốc dâncũng áp dụng điều kiện xét tuyển này trong phương thức xét tuyển kết hợp. Cụ thể, đối tượng được trường xét tuyển riêng gồm các thí sinh có Chứng chỉ Tiếng Anh quốc tế trong thời hạn (tính đến ngày 22/6/2018) đạt IELTS 6.5 trở lên hoặc TOEFL ITP 575 trở lên hoặc TOEFL iBT 90 trở lên và có tổng điểm 2 bài/môn thi THPT quốc gia năm 2018 trừ bài thi Ngoại ngữ Tiếng Anh, đạt từ 15 điểm trở lên, trong đó có môn thi Toán.
Ngoài ra, theo định hướng từ năm 2021, Trường ĐH Kinh tế quốc dân sẽ tuyển sinh 2 kỳ/ năm: kỳ mùa thu và mùa xuân. Tổ chức kỳ thi tuyển riêng theo dạng bài thi đánh giá năng lực tương tự SAT cũng là một trong những định hướng của trường.
Năm 2018, ĐH Quốc gia TP.HCM cũng sẽ có thêm phương thức xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi đánh giá năng lực do trường này tổ chức. Với phương thức xét tuyển này, trường dự kiến dành từ 10-15% chỉ tiêu cho mỗi ngành/ nhóm ngành. Còn lại, 70-80% chỉ tiêu mỗi ngành/ nhóm ngành vẫn dành cho phương thức xét tuyển theo kết quả thi THPT Quốc gia.
Tuy nhiên, năm nay, ĐH Quốc gia TP.HCM vẫn chưa xác định kỳ thi đánh giá năng lực do trường tổ chức là điều kiện tiên quyết để xét tuyển vào trường, mà chỉ là thêm một cơ hội lựa chọn cho các thí sinh. Kỳ thi này sẽ chưa được tổ chức trong toàn hệ thống các trường thành viên, mà chỉ ở một vài trường thành viên nhất định.
Cũng tương tự như bài thi đánh giá năng lực của ĐHQGHN, nội dung bài thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP.HCM gồm phần tự luận (thi 30 phút) và 100 câu trắc nghiệm (thi 150 phút).
100 câu trắc nghiệm sẽ gồm 3 phần với 5 nội dung đánh giá khác nhau. Phần 1 gồm 40 câu hỏi đánh giá năng lực sử dụng ngôn ngữ, trong đó có 20 câu trắc nghiệm ngôn ngữ tiếng Việt và 20 câu ngôn ngữ tiếng Anh. Mục tiêu phần thi này là đánh giá khả năng dùng từ, đọc hiểu và phân tích bài viết.
Phần 2 gồm 20 câu trắc nghiệm liên quan đến suy luận logic và xác định quy luật.
Phần 3 gồm 40 câu hỏi sẽ tập trung đánh giá kỹ năng giải quyết vấn đề. Trong đó, 10 câu trắc nghiệm kỹ năng phân tích số liệu với nội dung gồm: phân tích ý nghĩa, xác định xu hướng, tìm quy luật dựa vào các số liệu cho trước được trình bày dưới dạng bảng số hoặc đồ thị. 30 câu còn lại kiểm tra kỹ năng giải quyết vấn đề thông qua các vấn đề được trình bày dưới dạng bài viết quanh các chủ đề về khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, kinh tế, kỹ thuật... Thí sinh sẽ sử dụng dữ kiện cung cấp trong bài viết để trả lời các câu hỏi liên quan.
Bài thi này được xây dựng theo hướng tiếp cận các bài thi chuẩn hóa nhằm xét tuyển đầu vào ĐH của Mỹ (SAT-Scholastic Assessment Test) và Anh (TSA-Thingking Skills Assessment).
SAT là bài kiểm tra đánh giá năng lực chuẩn hóa được sử dụng rộng rãi cho xét tuyển đại học trong hệ thống giáo dục Mỹ và một số quốc gia khác trên thế giới. Bài thi nhằm mục đích đánh giá sự sẵn sàng về mặt kiến thức của học sinh chuẩn bị vào đại học. SAT được các trường đại học hàng đầu thế giới đánh giá là một tiêu chí quan trọng để xét tuyển học sinh vào trường bên cạnh các yếu tố khác như tính cách, sở thích, mối quan tâm, đam mê, định hướng của học sinh thông qua các hình thức bài luận, phỏng vấn trực tiếp, các hoạt động ngoại khóa… mà học sinh tham gia. Trước năm 2016, bài thi SAT gồm 3 môn: Toán, Đọc hiểu và Viết. Mỗi môn có tổng điểm tối đa là 800 điểm. Tổng điểm tối đa của bài thi SAT1 là 2.400 điểm. Sau năm 2016, bài thi SAT được thay đổi, chỉ còn 2 môn: Toán và Đọc – Viết kết hợp. Mỗi môn có điểm tối đa là 800 điểm, và tổng điểm tối đa của 2 môn là 1.600 điểm. Cách thức chấm điểm và nội dung bài thi giữa SAT cũ và SAT mới có đôi chút khác biệt, tuy nhiên nhiều trường đại học trên thế giới vẫn chấp nhận kết quả của cả hai bài thi này. Ngoài ra, một số trường đại học trên thế giới (tùy từng trường, từng ngành học), các thí sinh có thể được yêu cầu hoặc tự nguyện thi thêm bài thi SAT2 – là bài thi riêng biệt cho từng môn. Cụ thể, thí sinh có thể chọn thi một số môn sau: Tiếng Anh: Văn học, Lịch sử: Lịch sử Mỹ, Lịch sử thế giới, Toán (Toán 1, Toán 2), Sinh, Hóa, Lý, tiếng Trung, Pháp, Đức, Tây Ban Nha, Hebrew (Do Thái) hiện đại, Ý, Latinh, Nhật, Hàn… |
Nguyễn Thảo
" alt="Tuyển sinh 2018: Dùng SAT, IELTS xét tuyển vào đại học Việt Nam"/>Tuyển sinh 2018: Dùng SAT, IELTS xét tuyển vào đại học Việt Nam
Dương Hoàng Yến thường nói với sinh viên rằng với ca sĩ, việc tạo điểm riêng biệt quan trọng nhất. Đó có thể là nét đặc trưng không trộn lẫn trong phong cách, dòng nhạc, giọng hát,...
"Có rất nhiều kiểu sinh viên. Có bạn có thanh nhưng không có sắc; bạn thì có sắc nhưng không có thanh; có bạn không có thanh lẫn sắc nhưng có khả năng kinh tế mạnh. Là cô giáo, tôi luôn lấy các ví dụ từ chính trong nghề để nói cho các em hiểu'' - chị nói.
Mười năm trong nghề, Dương Hoàng Yến từng trải qua nhiều vui buồn lẫn những nhiêu khê của nghề giáo. Bởi, nghề giảng viên thanh nhạc đặc trưng ở việc người dạy phải thị phạm trực tiếp, cầm tay chỉ việc người học.
Không phải sinh viên nào cũng có năng khiếu âm nhạc thiên phú. Đây là đối tượng người học vừa thách thức vừa kích thích sự hứng thú của Dương Hoàng Yến. Một tiết học vỏn vẹn 45 phút có thể "ngốn" sạch năng lượng của chị, gấp nhiều lần so với đi hát.
Ca sĩ hài hước kể: "Học trò là gì? Là người hát những lần đầu không bao giờ đúng, thậm chí sai tung tóe ra. Bao lần tôi muốn "bùng cháy", lên tăng xông, suýt ngất. Ngày xưa, tôi từng chứng kiến cô giáo mình ngất giữa lớp do dạy một bạn mắc lỗi hát ngược hơi".
Tuổi 31, Dương Hoàng Yến không còn đủ kiên nhẫn và thể lực như thời trẻ nên thay đổi cách thị phạm. Chẳng hạn, nếu mình làm mẫu vài lần mà sinh viên vẫn không làm được, chị sẽ bỏ qua bài này, học bài tiếp theo.
Chị muốn tránh tình trạng cô và trò stress nặng, việc học phản tác dụng. Dương Hoàng Yến cũng từng là sinh viên, từng mất hàng chục năm chỉ để sửa một lỗi sai trong cách hát hoặc hoàn thiện một kỹ thuật nào đó.
Dương Hoàng Yến tin rằng giảng viên thanh nhạc nào cũng muốn học trò của mình thành danh, nổi tiếng. Chị thấy thỏa mãn hơn khi dạy thành công những sinh viên ít năng khiếu.
Dương Hoàng Yến không nghĩ mình khắt khe. Dù vậy, chị thấy sinh viên rất sợ mình. Trong lớp, sinh viên rụt rè, ít nói và không bao giờ từ chối yêu cầu của cô giáo.
Có lần, Dương Hoàng Yến bận nên để sinh viên của mình sang lớp khác học. Sau đó, chị bị đồng nghiệp phàn nàn học trò của mình "ồn ào, bắt nạt cả cô giáo". Ca sĩ ngớ người, trả lời: "Sinh viên của em hiền lắm, trong lớp im phăng phắc cơ mà!".
Một kỷ niệm đáng nhớ khác, Dương Hoàng Yến từng "trị" một sinh viên giỏi mải yêu đương nên học hành chểnh mảng. Ca sĩ nghỉ dạy, dành một buổi để chia sẻ về tình yêu và cuộc sống với học trò.
Chị muốn sinh viên hiểu mình sẽ phải đối diện điều gì nếu bỏ lỡ cơ hội, giai đoạn vàng trong độ tuổi của mình. Thế là cuối buổi tư vấn, sinh viên này bật khóc, sau đó không chểnh mảng học tập nữa. "Với tôi, cô giáo không phải chỉ dạy mỗi chuyên môn", chị nói.
Dương Hoàng Yến nghiêm túc, tận tụy trên giảng đường nhưng luôn vui vẻ, hòa đồng khi đi ăn cùng sinh viên. "Có thể cách tôi dạy hơi nghiêm, cộng thêm giọng nói, ngoại hình khiến các em nghĩ mình dữ", nữ giảng viên phân trần.
Cô giáo Yến sành điệu, gợi cảm ngoài đời.
Hiện tại, Dương Hoàng Yến đã dọn vào TP.HCM sinh sống nhằm phục vụ cho kế hoạch Nam tiến phát triển sự nghiệp. Về công việc giảng dạy ở Hà Nội, ca sĩ cũng được trường Cao đẳng Nghệ thuật Hà Nội hỗ trợ, tạo điều kiện.
Chị bộc bạch: "Trong học kỳ, tôi thường nhờ đồng nghiệp hỗ trợ hoặc tranh thủ về Hà Nội. Mục tiêu của tôi là bảo đảm kết quả thi cuối kỳ của các em. Trường hợp không kham nổi, tôi sẽ tạm nghỉ dạy".
Dương Hoàng Yến muốn dành trọn vẹn 10 tập trung phát triển sự nghiệp tại thị trường giải trí TP.HCM. Sau đó, chị sẽ trở lại với nghề giáo. "Bến đỗ cuối cùng của tôi là giảng dạy", chị nhấn mạnh.
" alt="Cô giáo Dương Hoàng Yến đi dạy 10 năm: Muốn bùng cháy, lên tăng xông, suýt ngất"/>Cô giáo Dương Hoàng Yến đi dạy 10 năm: Muốn bùng cháy, lên tăng xông, suýt ngất