
- Nhiều thầy cô giáo nhận xét đề minh họa kỳ thi THPT quốc gia năm 2018 có độ khó và tính phân loại cao hơn hẳn so với đề thi chính thức của năm 2017. Do đó, có khả năng đề thi THPT quốc gia năm 2018 sẽ phân loại học sinh rõ hơn.
 |
Ảnh minh họa: Thanh Hùng |
Với môn Toán, giáo viên có đánh giá chung rằng nội dung kiến thức trong đề thi minh họa đảm bảo sự phân tầng, có độ khó để đáp ứng mục tiêu “2 trong 1” của kì thi THPT quốc gia.
Các câu hỏi xuất hiện trong đề thi bao gồm cả kiến thức lớp 11 và lớp 12, nhưng trọng tâm vẫn là kiến thức lớp 12 (80%). Các câu hỏi thuộc phần kiến thức lớp 11 xuất hiện với tần suất ít hơn (chiếm khoảng 20% tổng số câu).
Tuy nhiên, so với đề thi THPT quốc gia năm 2017, đề minh họa 2018 có độ khó hơn hẳn và có sự sắp xếp từ dễ đến khó theo ma trận kiến thức. Điều này được thể hiện ở tần suất xuất hiện các câu hỏi khó tăng nhưng đồng thời cũng được thể hiện ở mức độ khó của từng câu hỏi, nhất là các câu hỏi được cho là dùng để phân loại thí sinh và làm cơ sở để các trường đại học tuyển sinh.
Đặc biệt, mỗi nội dung kiến thức đều được hỏi ở các mức độ từ dễ đến khó, có vận dụng kiến thức Toán vào các bài toán thực tế (bài toán lãi suất câu 22).
Nhiều giáo viên cho rằng so với đề thi THPT quốc gia 2017, đề thi THPT quốc gia 2018 thể hiện tính phân loại mạnh hơn hẳn.
Các câu hỏi khó, có tính phân hóa cao rơi vào khoảng 8-10 câu hỏi cuối (câu 42-50). Các câu hỏi này thường rơi vào các chuyên đề Hình học không gian, hình Oxyz và đặc biệt là câu Tích phân (câu 50). Đặc biệt với phần kiến thức lớp 11, câu 49 thuộc chuyên đề xác suất cũng là một câu hỏi khó đối với thí sinh.
Với môn Vật lý, mức độ khó và sự phân hóa cũng được thể hiện rõ hơn so với đề thi THPT quốc gia năm 2017.
 |
Ảnh minh họa: Thanh Hùng |
Anh Hoàng Công Viêng (giáo viên Trường THPT Chuyên Hà Tĩnh) nhận xét: “Nếu căn cứ vào đề minh họa, chắc chắn đề thi năm nay sẽ khó hơn năm 2017.
Đề minh họa có số câu mức độ khó (mức độ 4) khoảng 11, 12 câu; mức độ 3 khoảng 8,9 câu. Còn mức độ 1,2 (cơ bản) 20 câu (5 điểm). Số câu ở chương trình 11 là 8 câu trong đó có 4 câu mức độ 1 và 2; 4 câu còn lại mức độ 3.
Nói chung với đề này các em nắm cơ bản sẽ lấy được 5 điểm, mức khá 6 đến 7 điểm, còn để lấy trên 8 điểm phải là những em có năng lực thực sự”.
Anh Viêng đánh giá đề có tính phân hóa cao, đặc biệt phổ điểm từ 7 đến 10 sẽ không như năm ngoái.
“Đề thi năm nay đã thể hiện sự phân hóa học sinh hơn. Như năm 2017, các em học lực khá, giỏi sẽ làm được 8,9 điểm; điểm 10 thì khó hơn nhưng 4 câu đó các em hoàn toàn có thể đánh mò và trúng với xác suất cao. Nhưng năm nay, lượng kiến thức nhiều hơn với việc nội dung đề quét hết kiến thức 11 và 12".
Với môn Sinh học, anh Nguyễn Thành Công (giáo viên Trường THPT Chuyên ĐH Sư phạm Hà Nội) nhận xét mặc dù các câu hỏi xuất hiện trong đề thi bao gồm cả kiến thức lớp 11 và lớp 12 nhưng trọng tâm vẫn là kiến thức lớp 12 (80%). Trong đó, các câu hỏi vẫn đảm bảo phủ các chuyên đề lớp 12 như đề thi THPT quốc gia 2017. Đặc biệt, các câu hỏi thuộc phần kiến thức lớp 11 phân bố rộng trong tất cả các chuyên đề lớp 11.
“So với đề thi THPT quốc gia năm 2017, đề thi tham khảo có độ khó hơn hẳn. Điều này được thể hiện ở tần suất xuất hiện các câu hỏi khó tăng, chiếm khoảng 25% nhưng đồng thời cũng được thể hiện ở mức độ khó của các câu hỏi, nhất là các câu hỏi dùng để phân loại thí sinh.
Trong đó, các câu hỏi khó, có tính phân hóa cao là câu 114 đến câu 120, thường rơi vào chuyên đề các quy luật di truyền, cơ chế di truyền và biến dị, di truyền người và di truyền quần thể. Các câu thuộc kiến thức lớp 11 thuộc mức độ dễ và trung bình”.
 |
Ảnh minh họa: Thanh Hùng |
Với môn Ngữ văn, cô Trịnh Thu Tuyết, nguyên giáo viên Trường THPT Chu Văn An (Hà Nội), nhận định về cơ bản, ngoại trừ phần kiến thức lớp 11 bổ sung trong kiểu đề so sánh của câu nghị luận văn học thì cấu trúc đề, yêu cầu và mức độ phân hoá... không thay đổi so với đề thi THPT quốc gia 2017.
“Đề gồm 2 phần. Phần đọc hiểu (3 điểm) gồm một ngữ liệu đọc hiểu và 4 câu hỏi theo các mức độ: nhận biết/ thông hiểu/ vận dụng và vận dụng cao.
Phần Làm văn gồm 2 câu: câu nghị luận xã hội 2 điểm, có mối quan hệ gắn kết chặt chẽ với ngữ liệu đọc hiểu của phần đọc hiểu, cụ thể hướng tới yêu cầu bàn luận về vấn đề mang ý nghĩa thông điệp của đoạn trích. Để giải quyết câu nghị luận xã hội, học sinh cần nắm chắc nội dung cơ bản cùng mối quan hệ giữa các luận điểm của đoạn trích, những vấn đề ít nhiều đã được giải quyết trong câu hỏi đọc hiểu.
Câu nghị luận văn học (5 điểm) có sự thay đổi lớn nhất bởi sự xuất hiện yêu cầu kiểm tra đồng thời kiến thức lớp 11 và 12.
Có thể thấy, đề kiểm tra toàn diện về kiến thức và kĩ năng (kiến thức văn học và cuộc sống, kiến thức lớp 11 và 12, kiến thức tiếng Việt và văn học... kĩ năng đọc hiểu, kĩ năng Nghị luận...)" - cô Tuyết phân tích.
Theo cô Tuyết, nếu như năm trước, học sinh chỉ cần tập trung ôn luyện các kiến thức có trong sách giáo khoa lớp 12, thì năm nay cần phải ôn luyện cả những kiến thức có trong chương trình lớp 11, đặc biệt là các tác phẩm thuộc phần văn học hiện đại lớp 11.
Với môn Lịch sử, nhiều giáo viên đánh giá mặc dù các câu hỏi xuất hiện trong đề thi bao gồm cả kiến thức lớp 11 và lớp 12 nhưng trọng tâm vẫn là kiến thức lớp 12. Trong đó, các câu hỏi vẫn đảm bảo phủ các chuyên đề lớp 12 như đề thi THPT quốc gia 2017.
Các câu hỏi thuộc phần kiến thức lớp 11 mặc dù xuất hiện với tần suất ít hơn nhưng trải đều ở tất cả các cấp độ nhận thức. Tỉ lệ câu hỏi lớp 11 - lớp 12 vào khoảng 25% - 75%
So với đề thi THPT quốc gia năm 2017, đề thi tham khảo có độ khó hơn hẳn. Điều này được thể hiện ở tần suất xuất hiện các câu hỏi khó tăng chiếm khoảng 30% (ví dụ: câu 34, 36) nhưng đồng thời cũng được thể hiện ở mức độ khó của các câu hỏi, nhất là các câu hỏi được cho là dùng để phân loại thí sinh.
Các câu hỏi khó, có tính phân hóa cao là 37, 39, 40... Những câu hỏi này rơi vào các chuyên đề: Việt Nam 1945 - 1954; Việt Nam 1954 - 1975; Á - Phi - Mĩ Latinh 1945 - 2000; Quan hệ quốc tế 1945 - 2000...
Không có câu hỏi khó rơi vào kiến thức lớp 11.
Các giáo viên cũng cho rằng đây chỉ là đề thi tham khảo nên không thể bao phủ toàn bộ kiến thức thí sinh cần nắm được. Vì vậy, các em vẫn phải ôn luyện đầy đủ các chuyên đề,các dạng bài liên quan.
Thanh Hùng

Bộ Giáo dục công bố đề thi minh họa kỳ thi THPT quốc gia 2018
Bộ vừa công bố đề thi minh họa kỳ thi THPT quốc gia 2018 cho các học sinh tham khảo và làm quen.
" alt="Đề minh họa 2018 khó hơn so với đề thi THPT quốc gia năm 2017"/>
Đề minh họa 2018 khó hơn so với đề thi THPT quốc gia năm 2017
Rất nhiều vấn đề an ninh máy tính trên hành tinh của chúng ta có thể dẫn đến những hậu quả khôn lường. Ransomware dường như là một vấn đề hàng ngày, với các biến thể mới liên tục được phát hành; các vấn đề trong CPU cho phép kẻ gian ăn cắp dữ liệu của bạn; và sự an toàn lỏng lẻo của các thiết bị Internet of Things (IoT) cho phép kẻ xấu khởi động các cuộc tấn công từ chối dịch vu (DDoS) nhắm vào các công ty lớn nhất trên thế giới.
 |
Người ngoài hành tinh có thể vô tình hoặc cố tình tấn công Trái đất bằng mã độc. |
Tuy nhiên, trên đây có thể là những điều khó chịu đơn giản hơn so với những gì mà người ngoài trái đất có thể làm với cơ sở hạ tầng CNTT của hành tinh chúng ta.
Bản báo cáo đến từ các nhà nghiên cứu Michael Hippke và John G. Learned đã giải thích những cách khác nhau mà một nền văn minh ngoài hành tinh có thể phá hủy thế giới, một cách cố ý hoặc vô ý bằng cách nhúng mã vào một thông điệp.
Họ suy đoán rằng ngay cả những ngôn ngữ đánh dấu đơn giản như TeX và LaTeX cũng có thể được sử dụng cho các hành vi độc hại, và làm nổi bật những khó khăn trong việc giải mã các ngôn ngữ bằng tay. Ngoài ra, các chi tiết tín hiệu mà một AI ngoài hành tinh truyền đến nhân loại cũng có thể là một cuộc tấn công.
Một giải pháp được đề nghị là xây dựng một “nhà tù” trên mặt trăng, nơi một máy tính được sử dụng để giải mã tin nhắn từ người ngoài hành tinh nhưng bị cô lập khỏi các mạng khác và có thể bị phá hủy từ xa nếu cần.
 |
Đặt "nhà tù" trên Mặt trăng có thể giúp Trái đất an toàn hơn? |
Tuy nhiên các nhà nghiên cứu vẫn tiếp tục nói rằng điều này vẫn có thể không mang lại tác động, và một AI đủ thông minh có thể thuyết phục hoặc đánh lừa con người chúng ta. Các nhà nghiên cứu cho rằng nguy cơ tổng thể đối với nhân loại là thấp, nhưng nhìn chung đó là điều nên nghĩ đến.
Chủ đề này hầu như không mới vì đã có nhiều sách và phim khám phá khái niệm kẻ xâm lược nguy hiểm. Ví dụ, trong phim Species, dự án SETI đã nhận được một bản tin truyền tải với các chi tiết về làm thế nào để nối ADN ngoại lai với DNA người, kết quả là tạo ra sự tàn phá trái đất của chúng ta.
Theo Danviet/Neowin

Người ngoài hành tinh gây ra các vụ mất tích bí ẩn ở Tam giác quỷ?
Những người tìm kiếm sự thật cho rằng người ngoài hành tinh xây dựng một căn cứ ngầm tại khu vực Tam giác Quỷ.
" alt="Người ngoài hành tinh có thể tiêu diệt nhân loại bằng mã độc"/>
Người ngoài hành tinh có thể tiêu diệt nhân loại bằng mã độc