Dù vai diễn ngắn nhưng quá dữ dội, là nhân vật có ý nghĩa then chốt trong phim nên Huyền Trang được khán giả quan tâm và là gương mặt phủ sóng trên truyền thông và mạng xã hội suốt 2 tuần qua. Nữ diễn viên cũng chăm chỉ thực hiện những bức hình nóng bỏng.
Gần đây Huyền Trang quay lại màn ảnh với phim Đấu trívà Hành trình công lý - những tác phẩm đánh dấu sự trở lại của nữ diễn viên với màn ảnh sau vài năm vắng bóng và khi cô quay trở lại cuộc sống độc thân.
Ngay tập 1 của 'Hành trình công lý', Huyền Trang đã gây sốc với những cảnh nóng táo bạo với đàn anh Việt Anh. Bản thân Việt Anh cũng nói hiếm có diễn viên nào trên màn ảnh dám hy sinh để đóng cảnh nóng dữ dội như Huyền Trang.
Không chỉ nóng bỏng trên phim, ngoài đời Huyền Trang cũng sở hữu sắc vóc nóng bỏng. Cô thường xuyên khoe dáng trong những bức hình mặc bikini hay tạo dáng gợi cảm bên bể bơi hay trên bãi biển.
Không chỉ kỹ tính khi lên phim trong việc chuẩn bị trang phục, phụ kiện và trang điểm, ngoài đời Huyền Trang cũng chăm chút cho hình ảnh của mình với những set đồ thời thượng, gợi cảm.
Trên màn ảnh Huyền Trang hầu hết đảm nhiệm những vai có ngoại hình đẹp nhưng đều là nhân vật phản diện, Hà trong 'Hành trình công lý' cũng vậy. Vì thế nữ diễn viên đã quá quen với những lời nhận xét không hay, thậm chí là việc khán giả chửi bới nhân vật của mình.
Nữ diễn viên cho biết nhân vật mới của cô trong Hành trình công lý không chỉ có cảnh nóng táo bạo mà còn là nhân vật có độ "điên" chắc chắn sẽ bị khán giả ghét. Huyền Trang nói tuy vai của mình không phải nhân vật chính nhưng sẽ còn xuất hiện tới tập 40.
Quỳnh An Ảnh: FBNV
Huyền Trang kiệt sức sau 4 tiếng quay cảnh nóng với Việt AnhHuyền Trang nói cô gần như kiệt sức sau 4 tiếng quay cảnh nóng với Việt Anh. Dù cảnh này chỉ 1 đúp là hoàn thành nhưng phải quay với nhiều góc máy khác nhau nên rất lâu và mệt." alt="Đời thường của nữ diễn viên đóng cảnh nóng táo bạo nhất truyền hình Việt" />
...[详细]
Ông Trương Anh Dũng dự trực tuyến Diễn đàn Tái cấu trúc nền kinh tế giai đoạn 2021 – 2025,
Dẫn báo cáo tình hình lao động việc làm quý III/2021 của Tổng cục thống kê, ông Dũng thông tin cả nước có hơn 28,2 triệu người từ 15 tuổi trở lên chịu ảnh hưởng tiêu cực của đại dịch Covid-19 với các hình thức như mất việc làm, phải nghỉ giãn việc, nghỉ luân phiên, giảm giờ làm, giảm thu nhập. Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động ở mức thấp chưa từng có trong vòng 10 năm trở lại đây. Cụ thể lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên trong quý III năm 2021 là 49,1 triệu người, giảm 2 triệu người so với quý trước và giảm 2,2 triệu người so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên (15 đến 24 tuổi) tăng đột biến vượt xa con số 2% như thường thấy, duy trì ở mức cao là 8,89%. Thanh niên không có việc làm, không tham gia học tập hoặc đào tạo tiếp tục tăng và đạt gần 2,4 triệu người, tăng 642 nghìn người so với cùng kỳ năm trước.
Ông Dũng nhìn nhận, lao động không có trình độ chuyên môn kỹ thuật gặp nhiều khó khăn, trong đó có 652.000 người bị mất việc làm và 8,8 triệu người bị thay đổi thu nhập.
Quy mô giáo dục nghề nghiệp chưa tương xứng
Nhìn nhận lại sự phát triển nghề nghiệp, ông Dũng cho hay dù luôn nhận được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, toàn xã hội và không ngừng đổi mới và có nhiều chuyển biến tích cực.. Tuy nhiên vẫn còn không ít những khó khăn, thách thức như quy mô, số lượng đào tạo chưa tương xứng với dân số trong độ tuổi lao động.
“Đến hết năm 2020 còn khoảng 75,4% trong tổng số hơn 54 triệu lao động chưa có có văn bằng, chứng chỉ, phải làm những công việc giản đơn, năng suất lao động thấp”- Tổng cục trưởng nêu.
Mặt khác theo ông Dũng, công tác phân luồng học sinh sau THCS, THPT vào giáo dục nghề nghiệp chưa đạt được mục tiêu đặt ra trong Chỉ thị số 10 của Bộ Chính trị là “Đến 2020 phấn đấu ít nhất 30% học sinh tốt nghiệp THCS tiếp tục học tập tại các cơ sở GDNN”.
Cơ cấu đào tạo còn bất hợp lý về trình độ, ngành nghề, vùng miền, cơ cấu ngành nghề đào tạo chưa phù hợp với cơ cấu ngành nghề trên thị trường lao động. Bên cạnh đó việc đào tạo theo các chương trình chất lượng cao còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu của các ngành kinh tế mũi nhọn và yêu cầu nâng cao chất lượng cạnh tranh của nguồn nhân lực trong bối cảnh hội nhập và cạnh tranh cao.
Ngoài ra, tính thích ứng của hệ thống chưa cao để theo kịp với sự thay đổi của khoa học công nghệ, nhất là CMCN 4.0. Do dịch Covid-19 nhiều cơ sở giáo dục nghề nghiệp được huy động trở thành khu cách ly; đào tạo nghề chuyển sang hình thức trực tuyến, chất lượng bị ảnh hưởng do không bố trí đủ thời gian học thực hành trực tiếp tại cơ sở đào tạo và thực hành, thực tập tay nghề tại các doanh nghiệp.
Cơ chế, chính sách phát triển giáo dục nghề nghiệp vẫn còn bất cập. Việc huy động các nguồn lực đầu tư còn khó khăn; ngân sách nhà nước đầu tư cho giáo dục nghề nghiệp những năm gần đây có tăng nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu…
Đưa sinh viên nghề cung ứng cho doanh nghiệp
Theo ông Dũng, để phục hồi thị trường lao động cần quyết liệt thực hiện các biện pháp nhằm kiểm soát và đẩy lùi Covid-19, nhất là tại thành phố lớn các địa phương có nhiều khu công nghiệp, trong đó đẩy mạnh chiến lược tiêm vắc-xin.
Mặt khác cần triển khai hiệu quả các gói hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động phục hồi sau đại dịch, nhất là các chính sách đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng cho người lao động, xây dựng và thực hiện các chương trình, chính sách khuyến khích người lao động, đặc biệt là thanh niên tích cực học tập nâng cao trình độ để có các kỹ năng cần thiết đáp ứng yêu cầu phục hồi sản xuất kinh doanh của nền kinh tế.
Có thể đưa sinh viên trường nghề cung ứng lao động tạm thời cho các doanh nghiệp theo hình thức vừa học vừa làm
Ông Dũng cũng đề xuất Chính phủ cần có chính sách khuyến khích các địa phương thiết lập các kênh thông tin chính thống, chuyên ngành để cập nhật cho doanh nghiệp và người lao động về chiến lược phát triển kinh tế, các chính sách hỗ trợ lao động và thu hút lao động, các kế hoạch về xét nghiệm, kiểm soát bệnh dịch của địa phương để họ xây dựng và thực hiện các kế hoạch khôi phục và phát triển sản xuất. Sẵn sàng cung ứng lao động tạm thời cho các doanh nghiệp là lực lượng học sinh sinh viên trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo hình thức thực hành, thực tập tại doanh nghiệp và theo hình thức vừa học, vừa làm.
Để đào tạo, phát triển giáo dục nghề nghiệp, ông Dũng đề xuất bổ sung thêm chính sách và nguồn lực để đặt hàng đào tạo kỹ năng, tay nghề ngắn hạn cho học sinh, sinh viên và người lao động không thuộc đối tượng đào tạo từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực có kỹ năng nghề của thị trường lao động, nhất là khu vực, địa bàn thành thị tập trung nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất…
Nâng cao chất lượng hoạt động dự báo về nhu cầu việc làm và nhu cầu đào tạo trong lĩnh vực ngành, nghề; tăng nhanh quy mô đào tạo nghề, nhất là khi nhu cầu lao động có kỹ năng tăng cao nhưng những rào cản bởi dịch bệnh và năng lực chuyển đổi, thích ứng của hệ thống giáo dục nghề nghiệp còn hạn chế;
Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyển sinh, đào tạo trực tuyến, trực tiếp, đào tạo chính quy; vừa học vừa làm, đào tạo từ xa, tự học có hướng dẫn…
Minh Anh
Phát triển giáo dục nghề nghiệp theo hướng mở, tranh thủ 'dân số vàng'
Nhiều ý kiến cho rằng phải coi việc phát triển giáo dục nghề nghiệp là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu để tranh thủ thời cơ dân số vàng của đất nước.
" alt="Đề xuất đưa sinh viên trường nghề cung ứng lao động tạm thời cho các doanh nghiệp" />
...[详细]