

Nhiều độc giả được tiếp cận với tác phẩm của Gabriel García Márquez sau khi chúng được dịch sang tiếng Anh. Ảnh: PRH.
Các dịch giả đã đưa nhiều tác phẩm từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác, đưa các nhà văn viết sách tiếng Malayalam vào thế giới tiếng Hindi, đưa tên tuổi Pushkin hay Isabel Allende vào thế giới tiếng Bengal. Một bản dịch kém có thể giết chết tình yêu của độc giả dành cho một cuốn sách. Một bản dịch hay thổi luồng sinh khí mới vào các tác phẩm của những nhà văn được yêu thích.
“Dịch một cuốn sách là bước vào mối quan hệ với nó, tiếp cận và đồng hành cùng nó, hiểu rõ từng từ một và tận hưởng sự thoải mái khi đồng hành cùng nó”, tác giả kiêm biên dịch viên Jhumpa Lahiri đã viết trong cuốn Translating Myself and Others(2022).
AI xâm lấn thế giới dịch thuật
Nhưng liệu dịch thuật còn là công việc của con người trong bao lâu nữa? Các cuộc tranh luận về AI và công cụ dịch tự động đã diễn ra rất sôi nổi trong năm nay. Một tháng trước, Veen Bosch & Keuning, nhà xuất bản lớn nhất Hà Lan, đã công bố kế hoạch thử nghiệm công cụ dịch AI cho một số lượng hạn chế các đầu tiểu thuyết thương mại.
Gã khổng lồ trong ngành xuất bản HarperCollins cũng đã đề nghị các tác giả cho phép sử dụng "một số đầu sách phi hư cấu nhất định" để phát triển các Mô hình ngôn ngữ học AI (LLM) cho Microsoft. Sự lo ngại ngày càng lan rộng rằng một ngày nào đó các mô hình AI này có thể khiến các tác giả và biên dịch viên trở nên lỗi thời.
Trong khi một số độc giả vẫn ưa thích bản dịch của con người, thì một số tín đồ AI cho rằng không phải tất cả bản dịch của con người đều hay và một bản dịch kém có thể giết chết một cuốn tiểu thuyết hoặc một tập thơ. Ngoài ra, bản dịch của con người tốn thêm thời gian và có thể gây tốn kém cho các nhà xuất bản. Còn AI, nếu các mô hình LLM tiến triển đúng hướng, có thể ngay lập tức mở ra một thế giới văn học hoàn toàn mới cho độc giả.
Ngay cả đối với những nhà xuất bản ưa thích các chuyên gia con người đóng góp cho họ nhiều tác phẩm sáng tạo hơn, thì họ cũng khó có thể cưỡng lại sự cám dỗ sử dụng bản dịch AI cho sách giáo khoa và sách phi hư cấu cơ bản.
Vào tháng 1 năm 2024, Hiệp hội Tác giả đã tiến hành một cuộc khảo sát, đăt ra câu hỏi với 11.500 thành viên của họ (tác giả, họa sĩ minh họa và biên dịch viên) về quan điểm đối với tác động của AI trong ngành công nghiệp sáng tạo. Kết quả cho thấy cả quan điểm tích cực và tiêu cực đối với bản dịch AI. Hơn một phần ba số biên dịch viên (37%) được thăm dò cho biết họ đã thử nghiệm các công cụ AI, 36% biên dịch viên đã mất việc vì AI và 77% tin rằng dịch máy sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến thu nhập của họ.
Liệu LLM và máy móc có thể dịch trực quan như con người không? Trong khi AI đang ở giai đoạn đầu, với một số nội dung dịch còn sai hoặc gây hiểu lầm, hay còn một số trục trặc kỹ thuật, thì chúng đang được cải thiện và khi được nâng cấp, có thể sẽ được áp dụng trên toàn giới doanh nghiệp.
Khi dịch thuật không chỉ là dịch thuật
Mối đe dọa này đối với sinh kế của các dịch giả xuất hiện vào thời điểm đang có nhiều giải thưởng dịch thuật hơn và công việc mà họ làm ngày càng được đánh giá cao hơn, cả hữu hình và vô hình. Trong khi AI xử lý các thông tin đầu vào như một trò chơi ô chữ, quét kho dữ liệu để tìm ra câu trả lời đúng, thì một số kỹ năng riêng của dịch giả, như sự sáng tạo, lựa chọn khéo léo, hiểu ý định của tác giả, hoàn toàn là sản phẩm của kiến thức và kinh nghiệm.
 |
Thành công của Flightscó sự góp sức của dịch giả Jennifer Croft. Ảnh: Amazon. |
Và với tư cách là đại sứ cho các tác giả và sách, không có mô hình AI nào có thể thay thế được hình ảnh và vai trò của dịch giả. Vai trò của dịch giả không chỉ dừng ở văn bản. Jennifer Croft, người dịch các tác phẩm từ tiếng Ba Lan, tiếng Ukraine và tiếng Tây Ban Nha sang tiếng Anh, đã dành gần một thập kỷ để đưa cuốn tiểu thuyết năm 2007 Flights của Olga Tokarczuk, tác phẩm giành giải Man Booker International, tới các nhà xuất bản.
"Tôi thường là người đi giới thiệu những cuốn sách đó, đóng vai trò như một người đại diện cho các tác giả mà tôi đang dịch. Đó là một phần của dịch thuật mà tôi nghĩ hầu hết đều không biết đến", Croft chia sẻ trong một cuộc phỏng vấn.
Người dịch thuật cũng chính là một nhà văn khi quá trình dịch gắn liền mật thiết với cảm xúc, trí tưởng tượng và trải nghiệm cơ thể. Charles Simic, nhà thơ người Mỹ gốc Serbia mất năm 2023, từng chia sẻ rằng dịch thuật là “một hành động của tình yêu, một hành động của sự đồng cảm cao nhất”.
Đối với Daisy Rockwell, một dịch giả nổi tiếng với kinh nghiệm làm việc cùng nhiều tác giả như Upendranath Ashk và Geetanjali Shree, dịch giả và tác giả là “những vũ công khiêu vũ”. Hay với dịch giả Idra Novey, khi bà đang dịch tác phẩm của nhà văn người Brazil Clarice Lispector, cảm giác “như thể tôi đang đặt lòng bàn tay của mình vào lòng bàn tay của bà ấy và có thể nghe thấy nhịp điệu của các câu văn của bà ấy khớp với nhịp điệu của chính tôi”.
Trong khi AI không thể biến mất như chưa từng xuất hiện và có rất nhiều lĩnh vực mà nó có thể là một công cụ tiết kiệm thời gian, tuy nhiên, các nhà xuất bản phải suy nghĩ về vị trí của các bản dịch AI trong đời sống sáng tạo hiện tại. Quay trở lại năm 2011, dịch giả huyền thoại Margaret Jull Costa đã nói: "Mỗi dịch giả sẽ tạo ra một phiên bản khác nhau, bởi vì bản thân họ là độc giả hoặc người nghe cũng đọc và nghe khác nhau." Còn đối với Margaret, phép màu của một bản dịch tốt là nó cũng "mới mẻ, độc đáo và quyến rũ không kém gì bản gốc".
Đọc được sách hay, hãy gửi review cho Tri Thức - Znews
Bạn đọc được một cuốn sách hay, bạn muốn chia sẻ những cảm nhận, những lý do mà người khác nên đọc cuốn sách đó, hãy viết review và gửi về cho chúng tôi. Tri Thức - Znews mở chuyên mục “Cuốn sách tôi đọc”, là diễn đàn để chia sẻ review sách do bạn đọc gửi đến qua Email: books@znews.vn. Bài viết cần gửi kèm ảnh chụp cuốn sách, tên tác giả, số điện thoại.
Trân trọng.
" alt=""/>Vũ khí giúp dịch giả sống trong thời AI xâm lấn
Tốt nghiệp đại học nhưng sau 2 năm ở nhà do không tìm được việc làm ở địa phương, Việt Trinh (sinh năm 1993, dân tộc Tà Ôi, xã A Ngo, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế) quyết định theo học nghề may công nghiệp.Trinh kể tốt nghiệp ngành công tác xã hội, nhưng ở địa phương các nghề liên quan đến ngành này khá ít. Ngại bôn ba ở các thành phố lớn nên Trinh ở nhà quanh quẩn việc nhà với nghề nông. Thu nhập ít ỏi chỉ nhìn vào nuôi heo, trồng lúa.
Các khóa học của Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn bỗng trở thành cơ hội. “Ở địa phương các trung tâm liên quan đến xã hội rất ít, việc làm thiếu mà chủ yếu là các nghề liên quan đến nông nghiệp. Nhưng làm thuê, làm nông cũng rất vất vả do điều kiện thời tiết, khí hậu thất thường. Thấy trung tâm giới thiệu có lớp học nghề lớp may nên em quyết đăng ký”, Trinh nói.
Cô gái trẻ cho hay chọn nghề may bởi cũng phù hợp với sở thích và nhận thấy địa phương đang có doanh nghiệp đầu tư vào ngành này nên nghĩ đây sẽ là một cơ hội việc làm.
“Đi học nghề may em không ngại bởi em nghĩ biết thêm một nghề cũng tốt hơn cho bản thân mình. Cơ hội việc làm hiếm, nên thấy trường đăng tuyển nên em cũng muốn tận dụng cơ hội này. Khóa học kéo dài hơn 2 tháng nhưng cũng giúp em hiểu những kỹ năng khá chuyên sâu của nghề may. Em có thể may từ những cái đơn giản đến những cái khó. Học sơ cấp không thể giỏi ngay nhưng càng vì thế bản thân càng phải rèn luyện”.
Trinh hy vọng, sau khóa học sẽ có trong tay được một cái nghề và có thể tự tin tìm đến các doanh nghiệp xin việc làm, có được công việc ổn định và thu nhập trang trải cuộc sống.
 |
Nhiều bạn trẻ tìm cách học nghề từ những nghề thế mạnh của địa phương. Ảnh minh họa: Lê Anh Dũng |
Tình cảnh tương tự cũng là động lực khiến Hồ Thị Đon (sinh năm 1992) quyết định đăng ký học nghề may dù có trong tay tấm bằng Sư phạm Tiểu học tại Trường ĐH Vinh. Ra trường với ước mơ trở thành giáo viên, nhưng sau 5 năm vẫn không xin được việc làm, Đon cảm thấy thất vọng.
“Lúc chờ đợi xin việc làm thì rất chán nản vì không có lương”.
Trong 5 năm em đã từng đi xin việc, dạy hợp đồng song phải dạy vùng sâu vùng xa của huyện cách nhà khoảng 60 cây số.
“Những ngày tháng đi dạy hợp đồng, phải vượt quãng đường đến nơi rất xa nhà. Dạy hợp đồng thì lương thấp, 30 nghìn đồng 1 tiết, mỗi tháng được khoảng từ 2 đến 2 triệu rưỡi, tùy theo số tiết dạy. Đi đi về về, tiền lương chỉ đủ tiền xăng xe”.
Cũng vì thế mà chỉ được mấy năm đầu, sau rồi Đon ở nhà luôn vì lương không đủ để trang trải cuộc sống. Lấy chồng sinh con xong, có một thời gian Đon tính yên phận đi làm nương rẫy. Bởi cũng nhiều bạn học xong đại học chưa xin được công việc như em.
“Mức lương không ổn định nên nghe huyện mở lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn nên em tìm đến nghề may với hy vọng có thể tìm được công việc và mức lương ổn định để có thể trang trải cuộc sống”, Đon chia sẻ.
Đó cũng là tâm lý chung của Đào Anh Lộc (sinh năm 1994, xã Phú Vinh huyện A Lưới). Trước khi đi học nghề may, Lộc đã học trung cấp ngành Y học dự phòng Trường CĐ Y tế Huế nhưng tốt nghiệp không xin được việc làm. “Khi ra trường, em cũng đã thử xin nhiều nơi, kể cả các công việc ngoài ngành học như giao hàng,… nhưng chưa được. Ra trường mà không xin được việc làm ở nhà cảm thấy rất buồn và thất vọng vì mình không lo được cho bản thân và tạo gánh nặng cho gia đình. Lúc đó ai kêu gì làm nấy, thu nhập lúc có lúc không”.
Ở nhà chăn nuôi nhưng không đủ thu nhập, Lộc quyết định đăng ký học nghề may.
“Qua được đào tạo mình sẽ có tay nghề, nếu có không xin được vào các công ty thì mình vẫn có tay nghề để có thể phụ trợ cho gia đình”, Lộc chia sẻ đang theo học lớp đào tạo nghề 3 tháng.
Học trung cấp kế toán 3 năm về nhưng địa phương A Lưới chưa phổ biến, phát triển công việc này nên Hồ Thị Tin (sinh năm 1996, dân tộc Tà Ôi ở xã Hồng Quảng, huyện A Lưới) cũng không xin được việc làm dù ra trường 3 năm.
“Ra trường em nộp hồ sơ ứng tuyển nhiều việc nhưng không được. Không tìm được việc làm em thấy rất buồn”. Do đó khi thấy có mở lớp, Tin đã chủ động đăng ký học may công nghiệp với hy vọng sẽ có trong tay một cái nghề.
“Bí quá em vẫn có thể mua một máy may và đáp ứng nhu cầu của xóm làng cũng được. Có một nghề mình có thể chủ động đảm bảo được kinh tế gia đình hơn”.
Ông Hồ Ngọc Sinh, Tổ trưởng Tổ đào tạo nghề và hướng nghiệp của Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện A Lưới chia sẻ, do thực tế thừa thầy thiếu thợ, nên một số em học đại học ra không tìm được việc và để giải quyết được cuộc sống thì tìm đến học nghề, trong đó có nghề may công nghiệp.
Hiện nay ở trung tâm có đến 3 học viên trình độ đại học về học nghề may công nghiệp, số còn lại có cả từng tốt nghiệp cao đẳng.
“Điều này phản ánh thực tế các ngành nghề về kiến thức chuyên môn ra trường khó có việc làm trong khi đó các ngành nghề mang tính kỹ thuật thì nhu cầu xã hội là rất lớn và có thể giải quyết được công ăn việc làm cho các em”, ông Sinh nói.
Theo ông Sinh, từ năm 2012 đến 2015, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện A Lưới mở được 5 lớp may công nghiệp và khi mở trung tâm gắn kết, liên hệ với doanh nghiệp để học viên có thể được trải nghiệm, tham quan trực tiếp quy trình làm việc.
Ông Ma Văn Thắng, Giám đốc Công ty TNHH một thành viên Thắng Tiến cho biết đang liên hệ với các trung tâm giáo dục nghề nghiệp bởi có nhu cầu đào tạo được các công nhân lành nghề.
Ông Thắng cho biết, công ty đang mở rộng quy mô cơ sở và mục tiêu đến cuối năm 2019 cần 250 nhân công. Do đó rất cần nguồn nhân lực có tay nghề. “Chúng tôi cũng đảm bảo cho các công nhân có công ăn việc làm với thu nhập từ 4 đến 7 triệu ngoài bữa ăn trưa”, ông Thắng nói.
Hải Nguyên

Doanh nghiệp đào tạo nghề sẽ được ưu đãi thuế
- Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đang đề nghị xây dựng Nghị định quy định cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp tham gia hoạt động giáo dục nghề nghiệp (GDNN).
" alt=""/>Giới trẻ Huế học nghề từ những nghề thế mạnh địa phương