- Xinh đẹp,ỹnhânHollywoodvàovaibăngcướpthếkỷtoànnữbd kq c1 quyến rũ và thời thượng, dàn mỹ nhân của Hollywood còn trổ tài trộm cướp tuyệt xảo trong bom tấn sắp ra mắt 'Ocean 8' ('Băng cướp thế kỷ: Đẳng cấp quý cô').
- Xinh đẹp,ỹnhânHollywoodvàovaibăngcướpthếkỷtoànnữbd kq c1 quyến rũ và thời thượng, dàn mỹ nhân của Hollywood còn trổ tài trộm cướp tuyệt xảo trong bom tấn sắp ra mắt 'Ocean 8' ('Băng cướp thế kỷ: Đẳng cấp quý cô').
Riêng về phố cổ Hội An, bản thân tôi cũng rất thích nơi này. Nhà ở huyện khác của tỉnh Quảng Nam, nhưng lần nào về tôi cũng đều đến Hội An, có thể ở qua đêm một bữa để đi dạo phố cùng người thân, hoặc chỉ là uống một ly cà phê, tám chuyện cùng bác xe ôm, cô gánh hàng rong để ôm vào lòng mình chất quê bình dị, đầy yêu thương.
![]() |
Du khách nước ngoài dạo phố cổ Hội An trong một ngày mưa. |
Thi thoảng về quê, có bạn bè ở Sài Gòn theo cùng, lịch trình đưa bạn đi thăm luôn luôn ưu tiên phố Hội với khách sạn quen ở đường Lê Lợi, tối cả nhóm có thể thả bộ đi dọc bờ sông Hoài, ngắm nhìn lồng đèn lung linh, ghé hội quán bài chòi nghe các anh các chị hát mà mê mẩn.
Đêm phố Hội yên bình khi ai đi cũng nhẹ nhàng, từng bước chậm hơn giữa không gian phố đi bộ, có thể đứng nhìn vào quán ăn hoặc cà phê nào đó lâu một tí để đọc thực đơn ngay cửa, ngắm không gian có vừa mắt không… Người trong quán cũng để khách thật tự nhiên, vào hay không cũng không hề phản ứng. Vô mấy cửa hàng bán khăn, lụa, hay đồ lưu niệm, nghe giọng Quảng chân chất - “Nói thiệt, chỗ chị hông có bán thách chi mô” - mà thương hết sức.
Bạn bè ghé chùa Cầu, chụp đôi ba tấm hình cùng nhau nơi đó, một biểu tượng văn hóa-du lịch để nhận diện đã đến Hội An; sau đó rảo bước qua những nhà cổ sơn màu vàng với những dây tóc tiên xỏa xuống, rêu phong còn bám đâu đó trên tường hay mái ngói, chỉ bấy nhiêu đủ để có năng lượng an bình.
Do vậy mà bạn nào đến thăm, được tôi đưa đi phố Hội cũng bảo “không phí chuyến đi”, rồi hẹn hò trở lại thêm nhiều lần nữa, không cần phải đi đâu nhiều, chỉ cần ngủ lại phố này, nghe hát bài chòi, ăn chè mè đen ngọt thơm hay uống nước trà xanh nóng hôi hổi sau khi ăn tô cao lầu, chén tàu hủ… giữa ngày mưa qua. Nghe bạn cảm nhận mà mừng!
Ở một góc khác, thi thoảng lại thấy báo đăng - Hội An đã bớt bình yên, nào là “chặt chém” khách du lịch bằng cách làm dịch vụ không minh bạch; rồi cả hành hung du khách, đến lo người Hội An xa dần phố cổ…
Hội An bớt đẹp vì những điều kể trên, có thể chỉ là cá biệt một vài điểm, phản ứng không hay nơi một vài người. Nhưng, như ông bà mình nói “tiếng dữ dễ đồn xa”, chỉ cần một vài hình ảnh xấu trong vô vàn hình ảnh đẹp thì cũng đủ phá nát bức tranh yên bình của Hội An rồi. Vì thế phải cẩn trọng, phải siết chặt quản lý, tăng cường an ninh - để phố Hội giữ được nét đẹp vốn có lâu nay.
Trả lại bình yên cho Hội An cũng là trả lại cho du khách sự an tâm, lòng yêu mến để lựa chọn nơi đó là điểm đến không thể thiếu. Thêm nữa, bên cạnh sự bình yên trong an ninh, an toàn của du khách, để không ai bị chặt chém, hét giá thì một điều tối quan trọng là giữ hồn cốt phố cổ.
Khách chỉ đến nơi này khi phố cổ còn là phố cổ của chỉ riêng Hội An, không lẫn lộn. Nói như một người bạn của tôi cứ mỗi dịp đi Đà Nẵng công tác, dẫu thời gian ngắn ngủi cũng về Hội An uống ly cà phê, ngắm phố, đi dạo trong những dãy nhà màu vàng rêu phong: “Có một điều gì đó lạ lắm, không tả được, nhưng yêu nhiều”.
Thật vậy, việc giữ hồn cốt phố Hội đồng nghĩa với giữ gìn, trân trọng cơ hội làm du lịch cho những người dân Hội An, để du khách tiếp tục bày tỏ tình yêu di sản này bằng câu cảm thán “Yêu quá Hội An” chứ không phải tiếc nuối mà thốt lên rằng “Thương quá Hội An, ai nỡ làm xấu/ làm mất nét riêng của em thế này?”…
Tạm biệt cái nắng hè, thành phố Fukuoka (Nhật Bản) rũ bỏ vẻ nhễ nhại, bức bối để nhẹ nhàng khoác lên mình lớp áo mới trong thời khắc đất trời chầm chậm chuyển sang thu.
" alt=""/>Thương Hội An!Sau chừng ấy năm chung sống, nhờ có buôn bán thêm bất động sản nên vợ chồng tôi đã có xe hơi, nhà lầu mà không phải nợ nần nhiều. Do công việc bận rộn, vợ chồng tôi luôn về muộn nhưng ít khi bỏ cơm nhà. Tôi luôn quan tâm đến vợ và muốn gia đình giữ được không khí đầm ấm.
Đau đớn hối hận vì ngoảnh mặt làm ngơ, bỏ mặc vợ bị đánh ghen, dù cô ấy đã cầu cứu |
Khi hai con đến tuổi đi học, vợ tôi cũng thong thả hơn nên có điều kiện chăm sóc bản thân. Cô ấy đăng ký đi học yoga, chịu khó ăn diện nhìn trẻ trung hơn rất nhiều. Tôi cứ nghĩ sự thay đổi của vợ là bình thường như nhiều phụ nữ khác khi thoát được cảnh bà mẹ bỉm sữa.
Nhưng cách đây gần một năm, tôi vô tình đọc được tin nhắn trên điện thoại của vợ và phát hiện ra cô ấy ngoại tình. Tôi vô cùng tức giận, tra khảo thì vợ cũng thành thật thú nhận mình đang “say nắng” một đồng nghiệp cùng cơ quan. Người này từng là bạn học cũ, mới chuyển về công tác nên đã nảy sinh tình cảm.
Vợ khóc lóc và xin tôi tha thứ, nói đó chỉ là tình cảm nhất thời. Tôi vì thương con và muốn vun vén cho gia đình nên chấp nhận tha thứ và bỏ qua. Từ ngày đó, vợ chỉn chu hơn, đi làm về sớm và rất nghe theo lời tôi. Tôi cứ nghĩ mọi chuyện đã trôi qua, vợ đã từ bỏ được mối quan hệ đó.
Nhưng không ngờ, cách đây hai tháng, khi đang làm việc tôi nhận được điện thoại từ một số máy lạ nói là vợ tôi gặp chuyện ở một cửa hàng quần áo, tôi cần đến ngay “giải cứu” cho cô ấy.
Tôi nghe thế rất hốt hoảng, cứ ngỡ vợ gặp tai nạn gì đó nghiêm trọng, vội vàng lái xe đến. Nhưng khi đến nơi, tôi mới vỡ lẽ vợ mình đang bị một nhóm người đánh ghen. Đám người cả nam lẫn nữ vây quanh, vợ đang quỳ dưới đất khóc lóc van xin, quần áo tả tơi vì bị cấu xé.
Khi biết tôi là chồng, người phụ nữ đang chửi bới vợ tôi quay lại bảo tôi: “Anh bị cắm sừng thế mà để yên, về mà dạy dỗ lại vợ đi, cái loại đi cướp chồng người khác”.
Lúc đó, tôi còn bình tĩnh giải thích là mình biết chuyện này từ lâu và hai người họ đã chấm dứt, chắc có sự hiểu lầm nào đó. Nhưng người phụ nữ kia ném cho tôi một tập ảnh vợ tôi vào nhà nghỉ với chồng cô ấy cách đây một tuần.
Tôi lặng người đi, thay vì bảo vệ che chắn cho vợ, tôi bỏ đi mặc kệ đám người kia tiếp tục chửi bới đánh mắng cô ấy. Sau trận đánh ghen đó, vợ tôi phải nhập viện cấp cứu trong tình trạng đa chấn thương. Clip đánh ghen bị tung lên mạng khiến những người quen, đồng nghiệp, bạn bè xôn xao.
Trong những ngày đó, tôi bỏ mặc vợ lao vào những cuộc nhậu để quên đi nỗi đau bị phản bội dày vò trong lòng. Vợ tôi phải chuyển về ở bên nhà ngoại vì không chịu nổi áp lực từ gia đình chồng. Mọi việc bung bét ra, muốn giấu cũng không thể giấu được nữa.
Sau đó, vợ xin nghỉ làm và có triệu chứng bị trầm cảm. Ba mẹ tôi nhất quyết đón hai đứa cháu về nuôi chứ không cho con ở chung với mẹ. Tôi không còn tha thiết gì nữa, suốt ngày chìm ngập trong men say.
Có lẽ, do không chịu nổi cú sốc tâm lý vợ tôi đã tìm đến cái chết bằng cách uống thuốc ngủ. Dù gia đình phát hiện và đưa đi cấp cứu nhưng cô ấy không thể qua khỏi. Khi vợ mất đi, tôi mới như bừng tỉnh cơn say và cảm thấy tội lỗi vô cùng. Dường như nỗi đau cô ấy gây ra cho tôi không thấm vào đâu so với sự hụt hẫng mất mát khi vợ ra đi.
Giờ đây sống trong căn nhà đầy ắp những kỷ niệm hạnh phúc của gia đình nhỏ, tôi thấy lạc lõng vô cùng. Hai đứa con bơ vơ vì thiếu mẹ không thiết tha ăn uống học hành nữa. Giá như tôi bình tĩnh và bao dung hơn, có lẽ vợ tôi đã không bị dồn vào bước đường cùng như thế …
Cố sống cố chết lấy bằng được 'công tử' nhà giàu, sau đám cưới tôi uất nghẹn gánh số nợ bạc tỷ của chồng.
" alt=""/>Đau đớn hối hận vì ngoảnh mặt làm ngơ, bỏ mặc vợ bị đánh ghen, dù cô ấy đã cầu cứuNhằm tưởng nhớ công lao và sự nghiệp vĩ đại của Đức Vua - Phật Hoàng Trần Nhân Tông, ngày 26/11/2019 (01/11 năm Kỷ Hợi), tại Cung Trúc Lâm (Yên Tử, Quảng Ninh), Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam kết hợp với GHPGVN tỉnh Quảng Ninh long trọng tổ chức Đại lễ tưởng niệm 711 năm Phật Hoàng Trần Nhân Tông Nhập Niết Bàn. Hơn 5.000 phật tử cả nước đã tới dự Đại lễ.
Đại lễ tưởng niệm 711 năm Đức Vua - Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập niết bàn là sự kiện trọng đại, là ngày hội của phật tử cả nước, khẳng định phương châm Đạo pháp đồng hành cùng Dân tộc của Phật giáo Việt Nam, góp phần xây dựng xã hội văn minh no ấm.
![]() |
Thượng toạ Thích Đạo Hiển phát biểu tại Đại lễ. |
Hoà thượng Thích Thiện Nhơn, Chủ tịch Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam khẳng định: “Dù thời gian có đi qua hơn 700 năm, không gian có biến dịch, song công đức, đạo nghiệp của Phật Hoàng Trần Nhân Tông vẫn còn sống mãi trong trang sử vàng son của dân tộc, của Phật giáo Việt Nam, trong sự nghiệp Hộ quốc an dân, đoàn kết hòa hợp toàn dân, phát huy Đạo Pháp trong thời đại ngày nay và mãi mãi về sau.
Nhất là đối với Giáo hội Phật giáo Việt Nam, là Giáo hội thống nhất Phật giáo cả nước, theo truyền thống tốt đời - đẹp đạo hai ngàn năm lịch sử truyền thừa, nguyện tiếp tục sự nghiệp quang huy của Tổ, của hồn thiêng sông núi Đại Việt và tinh thần đoàn kết hòa hợp đa tôn giáo, xây dựng một tịnh độ tại nhân gian bằng tinh thần Phật giáo Việt Nam, con người Việt Nam và dân tộc Việt Nam.
Phát biểu tại Đại lễ, Thượng toạ Thích Đạo Hiển, Chánh thư ký Ban trị sự Phật giáo tỉnh Quảng Ninh chia sẻ: “Điều kiện hiện nay, khi chúng ta đang trong quá trình đổi mới thì bên cạnh việc khơi dậy truyền thống và những nét văn hóa tốt đẹp, chúng ta cũng cần bằng tấm lòng, bằng ý thức tuân thủ pháp luật để tất cả những biểu hiện gây chia rẽ dân tộc, gây mất ổn định xã hội, hay những hành vi vì lợi ích của riêng mình mà xâm hại đến lợi ích người khác hay xâm hại lợi ích cộng đồng cần phải được loại trừ”.
Trước đó, chiều 25/11 hàng nghìn phật tử cả nước đã thực hiện hành trình tâm linh "Con về bên Phật Hoàng" xuất phát từ Cung Trúc Lâm leo núi lên chùa Hoa Yên. Tại đây, các phật tử đã được nghe thuyết pháp về cuộc đời, sự nghiệp của Phật hoàng và tư tưởng Phật giáo Trúc Lâm.
Đúng 23h30 hàng nghìn phật tử cùng các chư tăng làm lễ truyền đăng, nhiễu tháp Phật Hoàng. Đây là một nghi lễ tâm linh tưởng nhớ thời khắc Phật Hoàng Trần Nhân Tông nhập niết bàn.
Đức Phật Hoàng Trần Nhân Tông, tên húy là Trần Khâm, sinh ngày 07/12/1258 (11/11/Mậu Ngọ), con trưởng của Vua Trần Thánh Tông và Hoàng Thái hậu Nguyên Thánh. Thân hình Ngài có những đặc điểm khác thường, nhất là có màu vàng, nên được vua cha đặt cho biệt hiệu là Phật kim. Đức Vua - Phật Hoàng Trần Nhân Tông là vị Hoàng đế anh hùng, người đã lãnh đạo quân dân Đại Việt hai lần đánh tan đế quốc Nguyên Mông (1258 và 1288) đưa lại độc lập hòa bình cho xứ sở. Sau khi hoàn thành trách nhiệm vẻ vang với dân tộc, năm 1299 Ngài đã về Yên Tử xuất gia tu Phật, thống nhất 3 thiền phái Phật giáo Việt Nam, sáng lập Phật giáo Trúc Lâm Yên Tử - nền Phật giáo thống nhất của người Việt với tư tưởng “Hòa quang đồng trần”, “Cư trần lạc đạo”; xây dựng một nền Phật giáo nhập thế yêu nước, tư tưởng đó đã trở thành sợi chỉ đỏ, kim chỉ nam xuyên suốt của Phật giáo Việt Nam cho đến tận ngày nay. Trước khi nhập Niết Bàn, Ngài đã để lại bài kệ Pháp Thân Thường Trụ qua sự trả lời cho thị giả hầu cận bên Ngài là Bảo Sát: “Tất cả pháp không sinh. Tất cả pháp không diệt. Ai hiểu được như vậy. Thì chư Phật hiện tiền. Nào có đến có đi” (Nhất thiết pháp bất sinh. Nhất thiết pháp bất diệt. Nhược năng như thị giải. Chư Phật thường tại tiền. Hà khứ lai chi hữu).
|
Tình Lê
Ảnh: Lê Anh Dũng
Một ngày của các tăng ni tại Học viện Phật giáo Việt Nam (Sóc Sơn, Hà Nội) bắt đầu từ 4h sáng với nhiều hoạt động học tập và rèn luyện thể chất.
" alt=""/>Ngàn người dự đại lễ kỷ niệm 711 năm Phật Hoàng Trần Nhân Tông nhập Niết Bàn