Tình yêu cô thợ may 19 năm ngồi xe lăn: Anh ấy vệ sinh cá nhân cho em

作者:Công nghệ 来源:Giải trí 浏览: 【 】 发布时间:2025-01-27 04:42:34 评论数:
{ keywords}
Phạm Thị Thắm,ìnhyêucôthợmaynămngồixelănAnhấyvệsinhcánhâlịch đá vleague sinh năm 1991 là một người khuyết tật đầy nghị lực. Ảnh: NVCC

Phạm Thị Thắm, sinh năm 1991 gây ấn tượng với người đối diện bằng phong thái tự tin, cách nói chuyện mạch lạc, tinh thần lạc quan tràn đầy thay vì khiến người ta chú ý đến chiếc xe lăn em đang ngồi.

Sinh ra trong gia đình có 5 anh chị em ở ven thành phố Thanh Hóa, ngày nhỏ Thắm như bao đứa trẻ bình thường khác, biết phụ giúp bố mẹ đi chăn bò, việc đồng áng, việc nhà. Bỗng nhiên, năm 9 tuổi em phát hiện mắc căn bệnh viêm tủy cắt ngang.

‘Gia đình em hay nói đùa là em ăn hết cả cái móng nhà rồi’ – Thắm cười khi chia sẻ. Bố mẹ làm nông, căn bệnh của em khiến kinh tế gia đình càng thêm chật vật.

10 năm chữa chạy khắp trong Nam ngoài Bắc, 3 năm nằm viện ở Hà Nội, trong nhà có gì bán được đều bán đi cả, nhưng không may mắn như những bệnh nhân khác, đôi chân Thắm không có dấu hiệu chuyển biến. Em gắn bó với chiếc xe lăn từ đó.

Căn bệnh hiểm nghèo khiến Thắm bị liệt từ ngực trở xuống, không bộ phận nào có cảm giác gì.

Việc đi vệ sinh của em cũng phải tập luyện nhiều năm trời mới đi vào nề nếp như bây giờ. Hằng ngày, em cắm ống thông tiểu vào những giờ nhất định để tạo thói quen, tránh gây trào ngược lên thận. Em nói, những người mắc căn bệnh này, việc bị rỉ nước tiểu, viêm, loét, người có mùi khó chịu là chuyện thường gặp. Vì thế, giống như em nói: ‘Cuộc sống chọn ta ngồi xe lăn thì ta phải tìm mọi cách để khắc phục nó’.

Năm đầu tiên bị bệnh, mẹ em ngày nào cũng khóc. Bà gầy xọp đi vì buồn và thương con.

Thắm chia sẻ, nếu như em mắc bệnh bẩm sinh, có lẽ em sẽ chấp nhận ngay từ đầu. Nhưng em đã có khoảng thời gian được là người bình thường, được chạy nhảy, vui chơi như các bạn đồng trang lứa, nên việc phải dính chặt với chiếc xe lăn đã khiến em bị ‘sốc’.

‘Ngày xưa em buồn lắm. Nhưng chỉ có 1, 2 lần em khóc trước mặt người thân. Em hay khóc một mình’.

Khi chưa biết chủ động trong sinh hoạt, em phải nhờ cậy hết vào người thân. Việc phụ thuộc vào người khác khiến em bực tức, khó chịu.

‘Em tự tử mấy lần nhưng không chết. Bây giờ tay em vẫn còn sẹo. Sau vài lần chết hụt, em không muốn làm việc đó nữa vì nghĩ thương bố mẹ’.

19 năm ngồi xe lăn vẫn bị kỳ thị

Trước khi chuyển sang làm thợ may, Thắm là một thợ thêu tay truyền thống. Sau một thời gian nhận thấy nghề này không có nhiều việc để làm, em tìm đến mơ ước từ nhỏ của mình là thợ may.

‘Từ nhỏ em đã thích quần áo, thời trang. Suốt ngày em ngồi may quần áo cho búp bê. Nhưng khi bị bệnh, em nghĩ là mình không làm được nghề này. Vì chiếc máy may cần phải đạp chân ga mà chân em thì không làm được’.

{ keywords}
Bằng rất nhiều nỗ lực, Thắm trở thành một thợ may có cửa hàng riêng. Ảnh: NVCC

Khi được một người bạn gợi ý nên chế bàn ga lên mặt bàn để dùng tay điều khiển, Thắm bắt đầu mày mò tìm hiểu. Được người bạn tặng cho chiếc máy may con bướm kiểu ngày xưa, em bắt đầu tự học cách điều khiển bàn ga bằng khuỷu tay. Khi cảm thấy mình có thể kiểm soát được máy, em bắt đầu đi xin học nghề. Nhưng khó khăn với em cũng bắt đầu từ đây.

‘Em đi đến đâu người ta từ chối đến đó. Người ta luôn nghĩ rằng thợ may phải có đôi chân, vì phải đứng ở rất nhiều góc để cắt hàng’.

Trong quá trình bị từ chối, ở nhà em vẫn mua sách về tự học và luôn tin rằng sẽ có nơi nhận em.

Nơi đầu tiên em học may cũng là chỗ từng từ chối em lần đầu tiên. Lần sau, em nhờ phụ huynh đưa đến. Nể chỗ họ hàng, người ta mới nhận em vào học nghề.

‘Em vẫn còn nhớ như in câu nói của người ta, rằng: ‘Người bình thường còn không làm được nghề này, huống chi…’’

Không tự ái, Thắm coi đó là động lực để mình cố gắng. Sau khi học nghề ở đó được 1 năm, Thắm được chị chủ cửa hàng yêu quý và cho đến giờ vẫn luôn muốn em ở lại làm việc cho cửa hàng.

Nhưng để thực hiện những hoài bão lớn hơn, Thắm xin nghỉ để mở cửa hàng cắt may cho riêng mình. Cùng với đó, em tiếp tục học sâu hơn về cắt may áo dài, váy, đồ kiểu qua những khóa học online của một thợ may ngoài Hà Nội.

Năm đầu tiên, em gặp nhiều khó khăn khi khách hàng không tin tưởng. ‘Thấy mình ngồi xe lăn, thậm chí khách còn không muốn đưa đồ cho em sửa, chứ chưa nói đến chuyện may đồ mới’.

Nhưng sang năm thứ 2, bằng tay nghề và sự kiên trì, Thắm đã có lượng khách hàng ổn định. Khách hàng bắt đầu tin tưởng đặt may em những sản phẩm cao cấp hơn như áo dài, váy.

‘Thứ mà người khuyết tật bọn em cần nhất là sự tin tưởng, sự công bằng trong cách đối xử của mọi người. Xin đừng nhìn vào những khiếm khuyết trên cơ thể bọn em, mà hãy nhìn vào sự cố gắng. Chúng em chắc chắn không thể nào hoàn hảo như mọi người, nhưng bù lại chúng em có sự nỗ lực lớn hơn người khác’.

Thắm cho rằng, em làm được nghề này không phải nhờ vào năng khiếu, mà nhiều nhất vẫn nhờ vào sự chăm chỉ, kiên trì và tình yêu với công việc mà mình làm. ‘Nếu mình yêu nó và tìm thấy mục đích sống của mình ở đó thì mình có thể làm được’.

{ keywords}{ keywords}