"Thực ra chúng tôi chỉ có thời gian rất ngắn để xây dựng đội hình,ểnfutsalViệtNamhướngtớichứcvôđịlịch thi đấu nhưng đội tuyển futsal Việt Nam đến đây vì những mục tiêu xa hơn trong tương lai. Chúng tôi đang mở ra một chu trình mới. Dù vậy tôi vẫn cảm thấy hài lòng vì đây sẽ là cơ hội lớn cho các cầu thủ có được kinh nghiệm thi đấu quốc tế với các đội tuyển mạnh", HLV Diego Raul Giustozzi phát biểu trước ngày khởi tranh giải futsal Đông Nam Á 2024.
Các đội thể hiện sự tự tin trước giải đấu (Ảnh: VFF).
Về tình hình lực lượng, nhà cầm quân người Argentina nói về sự vắng mặt của chân sút chủ lực Nguyễn Minh Trí: "Cậu ấy là cầu thủ quan trọng của đội. Nhưng tôi không nghĩ quá nhiều về sự vắng mặt của cầu thủ này.
Tôi có các cầu thủ trẻ trong đội hình và tôi vui vì đội tuyển đang dần trẻ hóa. Tôi không ở đây để nghĩ về các cầu thủ khác, mà nghĩ về những cầu thủ hiện tại. Chúng tôi đến đây để cạnh tranh, tìm nhiều cách để chiến thắng các trận đấu".
Đánh giá về các đối thủ cùng bảng, HLV Diego Raul Giustozzi nói: "Tôi nghĩ Việt Nam, Thái Lan cũng như Malaysia, Indonesia và Australia là những đội mạnh.
Mỗi đội đều có cơ hội như nhau để đi tiếp vào vòng trong và sau đó hướng đến chức vô địch. Bản thân tôi cũng hy vọng vào vị trí vô địch. Nhưng tôi không chỉ mong muốn giành chiến thắng trước các đối thủ, mà còn muốn làm được nhiều điều hơn thế. Tôi có sự tự tin để thực hiện được điều đó".
Giải vô địch futsal Đông Nam Á 2024 diễn ra từ ngày 2/11 đến 10/11 tại Thái Lan. Theo kết quả bốc thăm, đội tuyển futsal Việt Nam nằm ở bảng A cùng chủ nhà Thái Lan, Malaysia, Brunei và Timor Leste. Trong khi đó, bảng B gồm Indonesia, Myanmar, Australia và Campuchia.
Các đội thi đấu theo thể thức vòng tròn một lượt tính điểm xếp hạng tại mỗi bảng. Hai đội nhất, nhì ở mỗi bảng giành quyền vào bán kết. Ở trận ra quân diễn ra vào ngày mai (2/11), đội tuyển Việt Nam gặp đội tuyển Timor Leste.
Lịch thi đấu của Futsal Việt Nam ở giải Futsal Đông Nam Á (Ảnh: VFF).
3 điểm khác biệt về đại học tư thục không vì lợi nhuận giữa Việt Nam thế giới hiện nay là:
Ở Việt Nam, trường ĐH tư thục không vì mục tiêu lợi nhuận vẫn có Hội đồng quản trị, có sở hữu, nhà đầu tư và chia cổ tức (cổ tức bị giới hạn bởi lãi suất, trái phiếu chính phủ) Loại hình ĐH này đúng nghĩa là đại học tư thục vì mục tiêu lợi nhuận trung bình hoặc thấp.
Về hệ thống quản trị và quan hệ hiến tặng, trường ĐH không vì lợi nhuận trên thế giới là hội đồng tín thác. Tức hoạt động vì niềm tin người khác đặt cho mình, vì động cơ duy trì niềm tin đó, người đó đại diện cho xã hội, cộng đồng. Còn ở Việt Nam, Hội đồng quản trị là mô hình của một công ty cổ phần nên hiển nhiên chia cổ tức.
Thứ 3, ở Việt Nam có quan điểm tương đối hà khắc đối với đại học tư thục vì lợi nhuận, mặc dù đại học này ra đời xuất phát từ nhu cầu và chất lượng không khác đại học phi lợi nhuận.
“Cần tôn trọng tất cả các trường đại học công, tư, lợi nhuận hoặc phi lợi nhuận nếu đáp ứng nhu cầu xã hội và tạo ra giá trị. Giá trị là then chốt” – TS Anh phân tích.
Tiến sĩ Phạm Thị Ly, ĐHQG TP.HCM khẳng định, căn cứ vào 3 yếu tố để phân biệt đại học không vì lợi nhuận hay đại học vì lợi nhuận.
Trường đại học không vì lợi nhuận sử dụng lợi nhuận cho tái đầu tư và phát triển. Cơ cấu quản trị phản ánh lợi ích và tiếng nói các bên liên quan, phục vụ sứ mạng của nhà trường. Đại học không vì lợi nhuận không sở hữu tư nhân mà thuộc sở hữu cộng đồng.
“Nếu sử dụng 3 tiêu chí này cho thấy đại học không vì lợi nhuận ở Việt Nam hiện nay không giống ai. Về cách sử dụng lợi nhuận, trường không vì lợi nhuận vẫn chia lợi nhuận cho các cổ đông. Cơ cấu quản trị và trách nhiệm nhà trường không phản ánh tiếng nói các bên liên quan. Về sở hữu, trường không vì lợi nhuận thuộc sở hữu tư nhân. Ngoài ra trường được công nhận của thủ tướng.”
TS Ly cho rằng với điều kiện hiện nay để có đại học phi lợi nhuận, đầu tiên là pháp chế, pháp lý có cho phép xây dựng trường ĐH không vì lợi nhuận không, nhưng hiện nay là không. Thứ hai truyền thống hiến tặng không như “cơm có thịt” tức là không có niềm tin. Và thứ 3 là con người có muốn làm hay không. “Nếu nói trường ĐH không vì lợi nhuận thuộc về xã hội dân sự thì hiện nay chúng ta đã có xã hội dân sự chưa? – Bà Ly đặt câu hỏi.
TS Vũ Thành Tự Anh cũng cho rằng, tới thời điểm hiện tại Việt Nam vẫn chưa có quy chế về đại học không vì mục tiêu lợi nhuận. Vì vậy tất cả các trường ĐH tư thục đều được quản lý như thể hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận tức tựa như một công ty tư nhân.
Đại biểu tham dự tọa đàm
Theo ông Giản Tư Trung, Viện trưởng Viện nghiên cứu phát triển Ired, một trong những điều kiện để hình thành đại học tư thục không vì lợi nhuận (đại học tinh hoa) là phải “3 phi”. Tức, độc lập với 3 yếu tố chính trị, thị trường, tôn giáo.
Ông Trung cho rằng, chính trị theo đuổi lý tưởng quyền lực, thị trường theo đuổi lợi nhuận, tôn giáo theo thần quyền thì đại học tinh hoa phải theo đuổi lý tưởng về chân lý, lương tri, khoa học. Trong bối cảnh hiện nay, phải có người hiểu và muốn làm thứ đại học như vậy.
Quan điểm của ông Trần Đức Cảnh, thành viên của hội đồng quản trị Hiệp hội các Trường Đại học vùng Đông Bắc Bang Massachusetts, điều kiện quan trọng để có đại học phi lợi nhuận là cơ chế nhà nước cho phép, khuyến khích đại học phi lợi nhuận. Trường ĐH phi lợi nhuận là sự đóng góp của xã hội, không có sở hữu mà đề cao tính minh bạch, công khai, trách nhiệm giải trình.
Lê Huyền
XEM THÊM:
>> Tranh cãi ĐH lợi nhuận và phi lợi nhuận" border="0"/>
评论专区