Sau khi tải ProcessExplorer.zip từ trang chủ của Microsoft về, bạn giải nén thư mục này ra và chạy file procexp.exe.
Cửa sổ hiện ra cho thấy các file đang chạy trên máy. Thao tác quan sát vào danh sách là quan trọng nhất để phát hiện ra các tập tin lạ không thuộc hệ điều hành. Chúng thường có dấu hiệu như: biểu tượng lạ như cô gái, đầu lâu...thậm chí là hình một cái thư mục (nguyên tắc thư mục để chức các tập tin không thể nào chạy được).
Bạn nhấp chuột phải vào file lạ đó và chọn Kill Process. Xong bước này ta chuyển sang công cụ thứ hai là Autoruns.
Autoruns
Virus thường được cài vào hệ điều hành để tự động kích hoạt mỗi lần máy khởi động. Công cụ này hiệu quả cho việc vô hiệu hóa các file tự chạy này.
Cũng như trên ta chạy file autoruns.exe và tìm trong danh sách những file khởi động lạ và gỡ bỏ dấu v trong ô vuông đầu dòng.
" alt=""/>Diệt virus không cần PM chuyên dụngTôi là một người kinh doanh dịch vụ qua mạng và vì thế rất quan tâm tới các lĩnh vực của đời sống công nghệ thông tin. Loạt bài về tin nhắn rác của Báo Bưu điện Việt Nam trong những số gần đây rất đáng quan tâm, đi vào vấn đề bức xúc của người sử dụng ĐTDĐ. Tôi rất chia sẻ với nỗi lo lắng của nhiều phụ huynh khi cho con em sử dụng ĐTDĐ cũng như sự khó chịu của các cá nhân, đặc biệt là những người làm kinh doanh vì cứ liên tục phải nhận những tin nhắn quảng cáo không đúng lúc, đúng người. Tôi cũng đã nhận phải rất nhiều các tin nhắn quảng cáo như vậy và mỗi khi nhận được tin nhắn từ các đầu số tổng đài tôi thường không đọc. Điều này cũng đã khiến tôi gặp phải một chuyện hiếm gặp, nhận được một tin nhắn không phải là rác nhưng lại tưởng là rác nên đã bỏ qua. Đó là khi một người bạn từ cấp 2 nảy ý định muốn tìm lại các bạn cũ trong lớp đã sử dụng dịch vụ này để tìm kiếm có lẽ với nhận định trong thời buổi hiện nay ai cũng chắc chắn sử dụng ĐTDĐ. Tin nhắn viết "Chào các bạn lớp… (tên trường, lớp). Đề nghị các bạn gửi nick hoặc số điện thoại cho mình theo địa chỉ mail… hoặc số…" được gửi tới những người bạn không nhớ tên, không nhớ mặt, không biết đang ở đâu, làm gì. Kết quả là, tin nhắn đã "tìm" được 40 trong tổng số 45 người của lớp. Nhưng riêng tôi khi nhận được tin nhắn, với suy nghĩ là tin quảng cáo, đã bỏ qua và vì thế bị lỡ một cơ hội hội ngộ bạn bè sau 20 năm ra trường. Cho đến khi có thời gian rảnh rỗi để "dọn dẹp" hộp thư inbox trong ĐTDĐ tôi mới phát hiện ra thì sự kiện đã trôi qua được hơn 1 tuần.
Câu chuyện này của tôi để muốn nói rằng, dịch vụ tin nhắn SMS là một công cụ rất hữu ích, nhưng nó đang bị lạm dụng khiến người tiêu dùng "ghét bỏ". Trong khi một số nước trên thế giới đang và sẽ sử dụng SMS như một công cụ để tuyên truyền cho các vấn đề xã hội như phòng chống HIV/AIDS ở Nam Phi hoặc để cải cách hành chính như đóng thuế ở Ấn Độ (bắt đầu từ tháng 4/2009) thì ở nước ta, SMS vẫn đang chủ yếu sử dụng vì mục đích tìm kiếm lợi nhuận của các doanh nghiệp phớt lờ suy nghĩ của người nhận. Có lẽ, những số điện thoại quảng cáo được in và những tờ rơi được dán nhan nhản trên các bức tường sạch sẽ, trắng tinh của các ngôi nhà đang gây phản cảm thế nào thì tin nhắn rác cũng đang ở tình cảnh tương tự. Đây là vấn đề về đạo đức kinh doanh của doanh nghiệp.
" alt=""/>Bàn chuyện xử lý 'rác' mobileSau khi Barack Obama đắc cử và trở thành đương kim tổng thống Mỹ, nhiều gamer tỏ ra phân vân vì không biết liệu vị tổng thống da màu đầu tiên này sẽ ra những chính sách gì với giới gamer. Giờ đây, sau khi biết được dưới trướng của tổng thống là một người thân tín, đồng thời rất mê game có lẽ họ sẽ an tâm phần nào. Đó là Kevin Werbach, đồng chủ tịch Ủy ban Truyền Thông Liên bang Mỹ, người có quyền lực rất lớn trong việc cho phép các hoạt động giải trí truyền thông diễn ra như thế nào.
" alt=""/>Trợ lý đắc lực của TT Mỹ mê mẩn game