当前位置:首页 > Bóng đá > Nhận định, soi kèo Pyunik vs Ararat 正文
标签:
责任编辑:Thế giới
Nhận định, soi kèo Shanghai Shenhua vs Qingdao Hainiu, 19h00 ngày 16/4: Đòi lại ngôi đầu
Tin bài khác:
Bé người Dao học giỏi mắc bệnh suy thận" alt="Không có tiền điều trị thì cháu sống sao nổi?"/>Khốn khổ dân quanh đám cháy
Ngay ngã tư đường sát đám cháy, sáng 29/8, chị Yến vẫn bán rau quả như thường ngày. Chỉ khác là bên cạnh rau, củ quả là quần áo, đồ đạc, máy móc được vận chuyển từ nhà chị xuống. Căn nhà chị ngay trên gác 2, sát khu bị cháy. Đến trưa 29/8 chị vẫn không dám về lại vì có thể còn nóng và nhà đã bị hư hại. Chị Nhàn, số 125 Hạ Đình, chủ nhà trọ ngồi nói chuyện với người thuê nhà và công an, trên người vẫn lấm lem vết bụi đen của vụ cháy.
Chị Nhàn bảo, do vụ cháy xảy ra vào buổi chiều tối, mọi người biết nên dọn đồ trước, không bị thiệt hại gì nhiều. Nhà chị Nhàn dù thế cũng bị sức nóng của vụ cháy làm ảnh hưởng, bụi bay đầy vào nhà. Trong khi đó, nhà ông Trần Văn Tuấn (ở số 68 ngõ 342 Khương Đình) do sát vách Nhà máy Bóng đèn Phích nước Rạng Đông tầng 4 bị ảnh hưởng rất nặng nề. Ông cho biết, nhà mới xây hết hơn 6 tỷ đồng cách đây hai năm giờ bị hư hỏng nặng.
Ông Bùi Văn Đoàn (66 ngõ 342 Khương Đình) cho biết, tối 28/8 lửa nung ngôi nhà đến tận sáng ông vẫn cảm thấy nóng. Từ tầng 2 đến tầng 4 đều bị ảnh hưởng nặng. Ngôi nhà của chị Nguyễn Thu Hà (số 191 Hạ Đình) xây có ống khói nên bị khói từ vụ cháy bay ngược vào. Từ tầng 2 trở lên khói đen bám kín trần...Trao đổi với phóng viên, một số người dân cho biết, trước đây, khu vực nhà xưởng bị cháy chỉ là bãi đất trống. Sau này, nhà xưởng mọc lên san sát, ngay gần nhà dân gây nhiều lo ngại về an toàn.
Vẫn phải chờ lộ trình
Không chỉ trên địa bàn quận Thanh Xuân, nhà xưởng xen lẫn khu dân cư có mặt ở hầu hết các quận: Nam Từ Liêm, Hai Bà Trưng, Hoàng Mai, Long Biên, huyện Thanh Trì…
Ngay ở phường có tốc độ đô thị hóa cao, mật độ dân tăng theo cấp số nhân, phường Vĩnh Tuy hiện vẫn có trên dưới 10 nhà máy đang hoạt động, như: Nhà máy Dệt kim Đông Xuân; Nhà máy May 10 tháng 10; Nhà máy Gạch Nam Thắng; Công ty Lương thực miền Bắc… Đại diện UBND phường cho biết, đa số các nhà máy chỉ hoạt động cầm chừng, tuy nhiên vẫn rất khó di dời các đơn vị này ra khỏi nội đô. Bởi lộ trình, hỗ trợ doanh nghiệp như thế nào để di dời vẫn chưa có. Theo vị này, mặc dù lực lượng chức năng thường xuyên kiểm tra PCCC ở các nhà máy này nhưng nếu xảy ra cháy lớn thì cũng rất khó khống chế.
Tại làng nghề Triều Khúc (huyện Thanh Trì), đa số các hộ làm nghề tái chế, thu gom đồ nhựa, để hàng hóa bừa bãi trong nhà xưởng, vỉa hè. Toàn bộ các hộ sản xuất ở đây đều làm nhà xưởng bằng khung sắt, mái tôn nằm sát nhau, khi xảy ra cháy rất dễ cháy lan sang hộ liền kề. Ngoài ra, dây diện được dân tự ý mắc kéo giữa các kho xưởng cũng tiềm ẩn nguy cơ cháy rất cao.
Trước đó, ngay sau khi xảy ra vụ cháy kho xưởng khiến 8 người thiệt mạng ở phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm, UBND thành phố Hà Nội yêu cầu Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã chủ động phối hợp chặt chẽ với công an tổng kiểm tra, rà soát, đánh giá lại điều kiện, tiêu chuẩn, khả năng PCCC đối với toàn bộ các lĩnh vực, cơ sở sản xuất trên địa bàn. Kiên quyết yêu cầu các chủ đầu tư, chủ sở hữu, chủ quản lý, chủ hộ sản xuất, kinh doanh khắc phục các tồn tại về PCCC và xử lý nghiêm các vi phạm. Trong trường hợp cần thiết, tiến hành các biện pháp cưỡng chế hoặc xử lý hình sự theo quy định của pháp luật các đối tượng cố tình vi phạm hoặc vi phạm nghiêm trọng quy định PCCC.
Trên địa bàn Hà Nội có hàng nghìn khu nhà xưởng, kho bãi đang hoạt động nhưng phần lớn không đạt yêu cầu PCCC… Các xưởng sản xuất, kho chứa hàng có rất nhiều đồ dễ cháy như giấy, xốp, bao tải nhựa.. Phần lớn các nhà xưởng, nhà kho ở đây không có hệ thống báo cháy. Ngoài ra, các nhà kho, nhà xưởng được xây dựng theo kiểu chuồng cọp, chỉ có một lối thoát duy nhất. Hầu hết những nhà xưởng, nhà kho này được làm bằng khung thép, mái tôn xen lẫn khu dân cư để làm nơi lưu giữ, trung chuyển hàng hóa… tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ cao.
Theo lãnh đạo Cảnh sát PCCC- Công an thành phố Hà Nội, đơn vị đã có Kế hoạch 359 về kiểm tra rà soát các công trình kho, xưởng trên địa bàn, trong đó có đối tượng nhà kho, xưởng trong khu dân cư. Đây là công tác thường xuyên chứ không có việc “mất bò mới lo làm chuồng”.
Những “quả bom lửa”
Nguy cơ cháy nổ tại các nhà xưởng sản xuất giữa khu dân cư đã được các cơ quan chức năng của Hà Nội chỉ ra trong nhiều năm qua. Cuối năm 2018, Ban Pháp chế HĐND thành phố Hà Nội tiến hành giám sát kết quả thực hiện Nghị quyết của HĐND thành phố quy định việc xử lý các cơ sở không đảm bảo yêu cầu về PCCC được đưa vào sử dụng trước khi Luật PCCC 2001 có hiệu lực. Làm việc với Sở Công Thương, Đoàn giám sát Ban Pháp chế HĐND thành phố Hà Nội chỉ ra:
Còn hàng trăm cụm công nghiệp, xưởng sản xuất, các cơ sở kinh doanh xăng dầu xen lẫn khu dân cư, chợ, trung tâm thương mại ở các chung cư dễ xảy ra cháy nổ.
Trưởng Ban Pháp chế HĐND thành phố Hà Nội Nguyễn Hoài Nam cho hay: Các trung tâm thương mại nằm ở các chung cư khiến ông rất lo ngại về nguy cơ cháy nổ. Những nơi này thậm chí bịt cả cầu thang thoát nạn. Cùng với đó, cụm, điểm làng nghề chưa được rà soát. Ngoài việc quan tâm đến nước thải, phải quan tâm đến mất an toàn PCCC. Cần phải bổ sung vào danh sách theo dõi”.
Ông Nam cũng nhắc đến nguy cơ mất an toàn cháy nổ tại các trạm biến áp, các hệ thống điện tại các chung cư cũ, các khu nhà xưởng...
Đại diện Sở Công Thương Hà Nội cho biết: Trong 86 cụm công nghiệp, có 19 cụm do doanh nghiệp làm chủ đầu tư, vấn đề PCCC cơ bản được đáp ứng. Còn các cụm khác do ban quản lý dự án cấp quận, huyện, xã quản lý đang đầu tư dở dang. Sở đã trình văn bản lên thành phố yêu cầu kiểm tra, rà soát, bổ sung xây dựng hạ tầng còn thiếu. Ngoài ra, còn 1.350 làng nghề, làng có nghề công tác PCCC gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc, mất an toàn.
Trao đổi với phóng viên Tiền Phong, KTS Đào Ngọc Nghiêm, nguyên Giám đốc Sở QH&KT Hà Nội cho rằng, việc di dời các cơ sở công nghiệp đã được đặt ra từ sau quy hoạch năm 1998 và thành phố đã có rất nhiều chính sách ưu tiên để di dời. Hà Nội cũng đã làm được một số trường hợp, như di dời Nhà máy Cơ khí Trần Hưng Đạo, Cơ khí Mai Động.
“Hà Nội có những cơ chế, chính sách rất ưu tiên. Nhà máy Cơ khí Mai Động, Dệt 8/3 được giới thiệu địa điểm thích hợp, hỗ trợ cán bộ, công nhân viên. Ngay như Cty Bóng đèn, Phích nước Rạng Đông, cũng được giới thiệu vị trí để di dời”, ông Nghiêm nói.
Theo ông Nghiêm, thực tế Hà Nội vẫn chưa thực hiện quyết liệt việc di dời hết các đơn vị cơ sở công nghiệp này. Nguyên nhân được xác định là doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc thích nghi với địa điểm mới. Khó khăn chủ yếu là nhiều đơn vị không đủ nguồn để thực hiện di dời. Tuy nhiên, vấn đề lớn hơn là thiếu sự chỉ đạo quyết liệt, tạo điều kiện của cơ quan chức năng. Điển hình như khu vực Cao Xà Lá đến bây giờ vẫn chưa di dời được hết. Cũng vì thế, tồn tại một thực tế là nhiều khu nhà xưởng của cơ sở công nghiệp nằm sát vách với nhà dân.
Theo Tiền Phong
Quận Thanh Xuân đứng đầu bảng công trình vi phạm phòng cháy chữa cháy ở Hà Nội
- Hà Nội vừa công khai danh sách 74 cơ sở không đảm bảo các điều kiện an toàn về phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trên địa bàn thành phố. Trong đó quận Thanh Xuân đứng đầu với 30 cơ sở.
" alt="Những quả 'bom lửa' áp sát nhà dân ở Hà Nội"/>
Nhận định, soi kèo Juarez vs Necaxa, 10h00 ngày 16/4: Áp sát Top 6
Trải qua quá trình 25 năm hình thành, xây dựng và phát triển, đến nay Khu Công nghệ cao Hòa Lạc đã thu hút được 111 dự án đầu tư (bao gồm 96 dự án trong nước và 15 dự án đầu tư nước ngoài) với tổng vốn đầu tư đăng ký trên 111.500 tỷ đồng.
Các nhà đầu tư đã nghiên cứu, chuyển giao, làm chủ và phát triển các công nghệ cao thuộc 55 nhóm công nghệ cao, 31 nhóm sản phẩm công nghệ cao thuộc Danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển và sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển.
Khu Công nghệ cao Hòa Lạc hiện đang quy tụ nhiều doanh nghiệp, tập đoàn công nghệ lớn của Việt Nam cũng như các dự án đầu tư của tập đoàn, doanh nghiệp nước ngoài đến đầu tư và phát triển.
Phát biểu tại sự kiện, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đánh giá cao những nỗ lực và cố gắng của Bộ Khoa học và Công nghệ, Ban Quản lý Khu Công nghệ cao Hòa Lạc, UBND thành phố Hà Nội và các Bộ, ngành đã chung sức xây dựng Khu Công nghệ cao Hoà Lạc phát triển như ngày hôm nay.
Theo Phó Thủ tướng, mặc dù số lượng dự án đầu tư còn khiêm tốn nhưng từ khi thành lập đến nay, Khu Công nghệ cao Hòa Lạc đã là cầu nối tiếp nhận chuyển giao và tiến tới sáng tạo các công nghệ cao mới, thu hút được các viện nghiên cứu, trường đại học lớn, trung tâm đổi mới sáng tạo Quốc gia, các trung tâm ươm tạo doanh nghiệp... và các dự án sản xuất trong các lĩnh vực CNTT, điện tử, sinh học, cơ khí chính xác... đến đầu tư và phát triển.
Đặc biệt, Khu Công nghệ cao Hòa Lạc đã bước đầu hình thành được chuỗi kết nối nghiên cứu - đào tạo - sản xuất, hình thành mối liên kết giữa viện nghiên cứu, trường đại học với doanh nghiệp.
Đây là sự thành công của Khu Công nghệ cao Hòa Lạc so với các khu công nghệ cao khác trong cả nước.
Phó Thủ tướng đề nghị UBND Hà Nội sau khi tiếp quản Khu Công nghệ cao Hòa Lạc cần bảo đảm kế thừa và phát huy các thành quả đã đạt được, bảo đảm sự ổn định, tránh gián đoạn trong công tác xây dựng, phát triển và quản lý Khu Công nghệ cao Hòa Lạc.
Đồng thời, thành phố cần huy động thêm các nguồn lực để tạo động lực thúc đẩy phát triển Khu Công nghệ cao Hòa Lạc, bảo đảm giữ vững vai trò quan trọng của Khu Công nghệ cao Hòa Lạc trong chiến lược phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo của quốc gia giai đoạn đến năm 2030.
Tiếp thu ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội khẳng định quyết tâm huy động và phát huy hiệu quả các nguồn lực từ ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương và nguồn lực xã hội để tiếp tục phát triển Khu Công nghệ cao Hòa Lạc theo đúng định hướng, mục tiêu đã đề ra
Theo Bộ trưởng Bộ KH&CN Huỳnh Thành Đạt, ngay từ những ngày đầu phát triển dự án, Bộ KH&CN đã chỉ đạo kiên định mục tiêu, định hướng phát triển khu công nghệ cao quốc gia từ khâu lựa chọn nhà đầu tư.
Khu Công nghệ cao Hòa Lạc không cố gắng lấp đầy mà sàng lọc, đánh giá, lựa chọn các nhà đầu tư có uy tín, có công nghệ tiên tiến hiện đại, hàm lượng KH&CN cao, có tính ứng dụng và ít có khả năng gây ô nhiễm môi trường.
Theo Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt, Bộ KH&CN tin tưởng rằng, sau khi tiếp nhận Khu Công nghệ cao Hòa Lạc, UBND thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục giữ vững mục tiêu tập trung phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; bảo đảm kế thừa và phát huy các thành quả đã đạt được trong quá trình xây dựng và phát triển từ khi thành lập đến nay.
Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt cũng kỳ vọng Hà Nội sẽ tập trung xây dựng và phát triển Khu Công nghệ cao Hòa Lạc trở thành hạt nhân của cả nước về đổi mới sáng tạo, nghiên cứu, phát triển, chuyển giao công nghệ và là vùng lõi của đô thị Hòa Lạc.
Đây sẽ trở thành nơi tập trung trí tuệ và công nghệ tiên tiến, trung tâm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, trung tâm nghiên cứu khoa học, công nghệ cao của cả nước.
Kết thúc quá trình xét chọn, Giải Quán quân của cuộc thi đã được trao cho BUYO Bioplastics. Đây là startup nhựa sinh học 100% nguồn gốc tự nhiên với công nghệ độc quyền sáng chế.
Sản phẩm có khả năng phân hủy hoàn toàn trong môi trường tự nhiên và an toàn cho sức khỏe, có tính chất vượt trội và giảm thiểu phát thải carbon.
Ngoài những hỗ trợ từ cuộc thi, BUYO Bioplastics sẽ đại diện Việt Nam tham gia các đấu trường quốc tế tại Hàn Quốc, Mỹ, Úc, Singapore, Châu Âu…
Bên cạnh đó, Giải Á quân của cuộc thi đã thuộc về đội thi AIRX CARBON với giải pháp thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn bằng cách sử dụng chất thải nông nghiệp, công nghiệp và lâm nghiệp để tạo ra hạt nhựa sinh học.
CENERGY - đơn vị nghiên cứu phát triển và sản xuất hệ thống tích trữ năng lượng dựa trên công nghệ ắc quy dòng chảy tại Việt Nam, hướng tới giải quyết cơ sở hạ tầng lưu trữ năng lượng tại Việt Nam là đội thi giành giải 3 chung cuộc.
Cũng tại chương trình, 5 đội phù hợp với tầm nhìn phát triển của thị trường Hàn Quốc đã được lựa chọn để nhận gói tăng tốc khởi nghiệp toàn cầu 2023 Vietnam TechFest Shinhan Global Track Award do Shinhan Square Bridge Incheon tổ chức vào năm 2024.
Theo đó, gói tài trợ trị giá 60.000 USD này đã thuộc về các đội AirxCarbon, BUYO Bioplastics, Beekids, Toothless (Diaflow) và Trainizi.
Theo nhận định chung của các chuyên gia và quỹ đầu tư, các giải pháp tham gia cuộc thi đã có sự đa dạng trong giai đoạn phát triển, giải quyết các bài toán cụ thể trong nhiều lĩnh vực như giáo dục, giải trí, bảo vệ môi trường, năng lượng sạch, giảm rác thải...
Ông Trần Văn Tùng - Ủy viên thường trực ban điều hành đề án 844, nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) cho hay: Bộ KH&CN cùng Ban điều hành đề án 844 cam kết sẽ tiếp tục hỗ trợ, tạo điều kiện để các ý tưởng của người Việt Nam có thể tiếp tục phát triển, đồng hành cùng kinh tế của đất nước.
Bộ KH&CN cũng sẽ tạo điều kiện để các ý tưởng đổi mới, sáng tạo có cơ hội tỏa sáng tại thị trường trong và ngoài nước, đẩy mạnh hội nhập quốc tế.
"Tôi hy vọng những giải pháp, sáng kiến đổi mới sáng tạo này sẽ tham gia giải quyết các bài toán của cơ quan quản lý nhà nước, tập đoàn, tổng công ty, để phát triển xanh, bền vững, và thực hiện cam kết của Việt Nam với thế giới là Net-Zero vào năm 2050”, ông Trần Văn Tùng nói.
Startup nhựa sinh học giải bài toán phát triển xanh Việt Nam
Căn cứ kết quả điều tra, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C03) đã ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự Đưa hối lộ, Nhận hối lộ; Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng; Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng, In, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước xảy ra tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Tuấn Ân, Công ty Điện lực Bình Thuận và các đơn vị liên quan.
Cơ quan công an cũng khởi tố và áp dụng biện pháp ngăn chặn đối với 17 bị can về 5 tội danh.
Theo đó, Cơ quan Bộ Công an đã khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam đối với: Huỳnh Tuấn Ân, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Tuấn Ân về tội "Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng", "Đưa hối lộ", "Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng.
Quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Trần Ngọc Linh, nguyên Giám đốc; Nguyễn Thành Ngôn, Giám đốc; Trương Tấn Đạt, Phó Giám đốc, nguyên Trưởng phòng Kế hoạch vật tư; Lê Quang Nghĩa, Trưởng phòng và Tạ Thúc Thông, Chuyên viên Phòng Kế hoạch vật tư, EVN Bình Thuận về tội "Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng" và "Nhận hối lộ".
Quyết định khởi tố bị can, Lệnh bắt bị can để tạm giam đối với: Nguyễn Trung Quân, Phó Tổng Giám đốc kiêm Giám đốc; Trần Thiện Chương, nguyên Giám đốc; Tạ Ngọc Huân, Phó Giám đốc Công ty Thiết bị điện Tuấn Ân về tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”.
Quyết định khởi tố bị can đối với: Hoàng Liên Sơn, Trưởng Ban Kiểm soát nội bộ, Võ Thị Thùy Trang, Trưởng Ban Tài chính, Trần Thị Minh Trang, Nhân viên Kế toán Tập đoàn Tuấn Ân, Nguyễn Hoàng Vũ, Tổng Giám đốc và Phan Thanh Thuận, Kế toán trưởng Công ty Tuấn Ân Long An về tội “Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng”.
Ngoài ra, cơ quan điều tra áp dụng các biện pháp tố tụng, lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Hoàng Liên Sơn và Nguyễn Hoàng Vũ; lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú đối với Võ Thị Thùy Trang, Trần Thị Minh Trang và Phan Thanh Thuận.
Quyết định khởi tố bị can, lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú đối với: Trương Thị Mỹ Thuận, Giám đốc DNTN Thương mại Hoa Mỹ; Trần Minh Vũ, Giám đốc Công ty TNHH Thương mại Xuất nhập khẩu Duy Khang 68 và Võ Thị Bích Thủy, Phó Giám đốc Công ty TNHH Tiến Tiến Đông về tội “In, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước”.
Sau khi Viện kiểm sát nhân dân tối cao (Vụ 5) phê chuẩn, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã thi hành các Quyết định, Lệnh nêu trên đúng quy định của pháp luật.
Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đang tiếp tục điều tra triệt để, mở rộng và áp dụng các biện pháp theo luật định để thu hồi tài sản.
" alt="Bắt Giám đốc, cựu Giám đốc EVN Bình Thuận và hàng loạt thuộc cấp"/>Bắt Giám đốc, cựu Giám đốc EVN Bình Thuận và hàng loạt thuộc cấp