Danh Mục Hiện Tại: Danh Mục:Trang Chủ > Bóng đá > Bệnh viện trăm tỷ xuống cấp: GĐ bất lực, Sở phân trần

Bệnh viện trăm tỷ xuống cấp: GĐ bất lực, Sở phân trần

2025-01-16 23:59:06 Nguồn:NEWS Tác Giả:Thời sự View:478lượt xem

Sau khi đưa vào sử dụng được 1 năm nhiều hạng mục của Bệnh viện đa khoa tỉnh Lai Châu đã xuống cấp trầm trọng.

1 năm sử dụng đã xuống cấp

Dư luận tỉnh Lai Châu bàn tán xôn xao về một video clip có độ dài gần 6 phút tả thực trạng xuống cấp xây dựng nghiêm trọng đang diễn ra tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Lai Châu.

TheệnhviệntrămtỷxuốngcấpGĐbấtlựcSởphântrầmón ngon ngày lạnho đó, chỉ cần dùng tay, gõ nhẹ vào những bức tường, có thể dễ dàng bóc ra những mảng vữa lớn.

Nhưng nguy hại hơn, khi vo nhẹ những mảng vữa kia thì phát hiện ra đó là cát pha đất chứ không phải cát trộn xi măng hoặc vôi như các công trình xây dựng thông thường.

Trước thông tin trên, trao đổi với Đất Việt, ngày 21/7, ông Đỗ Văn Giang - Giám đốc Bệnh viện đa khoa tỉnh Lai Châu cho biết: "Bệnh viện được bắt đầu khởi công xây dựng vào năm 2004, đưa vào sử dụng từ năm 2011, nhưng đến năm 2012 đã bắt đầu có dấu hiệu xuống cấp, hư hỏng".

Nói cụ thể về sự xuống cấp của bệnh viện, theo ông Giang, về tổng thể độ xuống cấp thì cần có bên kỹ thuật giám sát, đánh giá bằng khoa học. Phải đánh giá lại, kiểm tra cụ thể để báo cáo cụ thể với UBND tỉnh để có chủ trương sửa chữa các hạng mục xuống cấp lớn.

Những công trình xuống cấp nhiều nhất đó là đường ống, tường nhà, nhà vệ sinh...Đặc biệt, một số khu vực tường nhà một số viên gạch rơi xuống, bệnh viện đã cấm bác sỹ, bệnh nhân, người nhà đi vào những khu vực đó.

{ keywords}

Bệnh viện đa khoa tỉnh Lai Châu

Cụ thể, nhà vệ sinh của phòng thường xuyên bị thấm dột từ trên xuống, nước hôi thối. Toàn bộ bức tường của phòng vệ sinh bị thấm nước, rêu mốc xanh lan ra tường và tấm ốp trần.

Địa điểm khác là tầng 6, Khoa nội A, dành chế độ cho cán bộ cấp trưởng, phó phòng trong tỉnh trở lên, một số phòng bệnh cũng không thoát khỏi tình trạng thấm, dột như ở tầng dưới.

Trong các khu điều trị nội trú, thì khu nhà C và D (7 tầng) cũng xảy ra tình trạng thấm dột nặng, nhất là ở các khu vệ sinh chung. Ngoài ra, gần như toàn bộ lối đi tiếp giáp giữa các khu nhà bị thấm dột trần các tầng, một số hành lang khu nhà A thì nước từ trần rỏ xuống làm hỏng toàn bộ tấm nhựa tổng hợp ốp trần...

Khu nhà xuống cấp nặng nhất có lẽ là Khu dịch vụ người nhà người bệnh, hai tầng, ở gần cuối viện. Tường, trần và cửa các phòng đều hỏng, phải cạo đi sơn trát lại gần như toàn bộ...

Một nghịch lý được ông Giang chỉ rõ: "Tính cho đến nay, bệnh viện đã đưa vào sử dụng được 5 năm, nhưng chưa được hoàn công, nên không có kinh phí sửa chữa thường kỳ.

Vì thế, bệnh viện phải đang lấy nguồn tự chủ để sửa chữa những chỗ bị dột, thấm, đường đi lối lại không an toàn cho người bệnh một cách cấp tốc, còn những công trình lớn thì chúng tôi không đủ kinh phí để làm.

Hiện nay, bệnh viện cũng tự bỏ tiền làm một số quầy giao dịch dịch vụ y tế, để người bệnh nằm điều trị sao cho hợp lý, hài lòng, đang cân nhắc hoàn thiện các thủ tục hoàn công".

Bất cập công trình bảo hành 12 tháng

Một thông tin quan trọng khác được ông Giang cho biết, thì công trình đã hết thời gian bảo hành, chỉ được bảo hành 12 tháng, đến năm 2012 đã hết bảo hành, nên không thể yêu cầu sửa chữa.

Tính ra từ năm 2012 đến nay, bệnh viện cũng đã phải bỏ ra 3-4 tỷ đồng để sửa chữa các hạng mục của bệnh viện. Rút kinh nghiệm, bệnh viện đã thuê các đơn vị thiết kế, tổ tư vấn chất lượng, đảm bảo chất lượng công trình.

{ keywords}

Chỉ cần dùng tay cũng gậy ra được mảng tường lớn

"Chúng tôi có đặt ranh giới, có cảnh báo cho bệnh nhân, có cảnh báo nguy hiểm, không nên đi vào nhiều tại khu vực này để đợi sửa chữa, bằng biển báo cụ thể", ông Giang nói.

Về việc sửa chữa, cũng như chủ trương nâng cấp, theo ông Giang, tất cả các hạng mục xây dựng bệnh viện đều do Sở Y tế tỉnh Lai Châu đảm nhận, nên vấn đề làm việc với nhà thầu, đảm bảo chất lượng là trách nhiệm của Sở Y tế.

Trong khi đó, trao đổi với Đất Việt, ông Lê Phú Hiếu, Phó giám đốc Sở Y tế tỉnh Lai Châu đã từ chối trả lời các câu hỏi liên quan đến sự việc.

Thế nhưng, trong một diễn biến liên quan, trao đổi với Người Đưa Tin, ông Lê Phú Hiếu, Phó giám đốc Sở Y tế tỉnh Lai Châu cho biết: “Tôi đã biết sự việc và đồng thời trực tiếp xem video clip trên, trên mạng xã hội.

Ngay trong buổi sáng ngày 19/7, tôi đã cho Ban quản lý dự án của Sở y tế xuống hiện trường kiểm tra xem có chính xác ở Bệnh viện đa khoa tỉnh Lai Châu hay không? Sau đó mới có phương án trả lời cụ thể nhất”.

Ông Hiếu cũng thông tin: “Toàn bộ dự án, xây dựng Bệnh viện đa khoa tỉnh Lai Châu như thiết kế, giám sát thi công…. đều được Sở y tế giao cho Ban quản lý dự án của Sở y tế làm”.

Mặt khác, ông Nguyễn Tùy Bút, cán bộ Ban quản lý dự án của Sở y tế Lai Châu – người được lãnh đạo Sở y tế yêu cầu đi xác minh thông tin.

Theo ông Bút thì sau khi nhận được chỉ đạo, ông đã trực tiếp xuống Bệnh viện đa khoa tỉnh Lai Châu để xác minh thông tin, quá trình này đã phát hiện tại khu nhà 3 tầng của bệnh viện có thực trạng trên xảy ra.

Quá trình trao đổi này, ông Bút cũng cho hay: “Mặc dù Sở y tế giao cho Ban quản lý dự án làm nhưng vì nhiều lý do khác nhau nên chúng tôi đã ký hợp đồng với một vài đơn vị nữa để chịu trách nhiệm thi công cho đến lúc hoàn thành”.

Vị cán bộ này cũng lý giải, vì Ban quản lý không đủ các bộ phận giúp việc nên chúng tôi đã ký hợp đồng với Ban quản lý các công trình tỉnh Lai Châu cùng điều hành dự án và giám sát. Mỗi một bên có một chức năng và quyền hạn nhất định trong toàn bộ quá trình thi công. Toàn bộ quá trình này được công khai, minh bạch khách quan.

Theo đó toàn bộ 100% công tác giám sát, thi công, nghiệm thu này đều được Ban quản lý các công trình tỉnh Lai Châu là đơn vị tư vấn điều hành dự án.

Theo Báo Đất Việt

Tác Giả:Bóng đá
------------------------------------
Kèo Nhà Cái
Hình Ảnh
Tin HOT Nhà Cái