Maguire đăng lên trên cá nhân: "Sau cuộc thảo luận hôm nay, HLV Ten Hag thông báo với tôi rằng ông sẽ thay đổi đội trưởng.
Nhà cầm quân Hà Lan giải thích lý do đưa ra quyết định. Về cá nhân, tôi cảm thấy vô cùng thất vọng. Tuy nhiên, bản thân sẽ tiếp tục cống hiến hết mình cho Quỷ đỏ.
Tôi muốn gửi lời cảm ơn sâu sắc đến những người hâm mộ MU vì tất cả sự ủng hộ tuyệt vời của họ trong thời gian tôi đeo băng thủ quân."
Harry Maguire chỉ đá chính 8 trận cho MU tại Ngoại hạng Anh mùa trước do phong độ ngày càng sa sút.
Nửa cuối mùa bóng 2022/23, Bruno Fernandes thường xuyên đeo băng đội trưởng Red Devils khi Maguire dự bị.
Nhiều khả năng, tiền vệ người Bồ Đào Nha sẽ trở thành tân thủ quân MU, với vai trò đội phó được trao cho Casemiro và Luke Shaw.
Tương lai Maguire tại Old Trafford cũng không chắc chắn khi HLV Ten Hag muốn bán anh để gây quỹ chuyển nhượng.
West Ham là đội dành sự quan tâm đặc biệt đến trung vệ 30 tuổi. Dự kiến, họ sẽ sớm gửi lời đề nghị chính thức hỏi mua Maguire.
" alt=""/>Ten Hag tước băng đội trưởng MU của Harry MaguireNghe phở có giá 5.000 đồng, không ít người tìm đến vì tò mò nhưng sau khi thưởng thức, đa phần họ đều tấm tắc khen và quay lại ăn nhiều lần. Thậm chí có người trở thành khách “ruột” của quán.
Nguyễn Thị Lan (20 tuổi) cho biết: “Lúc đầu nghe nói có quán phở 5.000 đồng, em không tin nên đến ăn thử xem sao. Ăn rồi lại thấy rất hợp miệng nên em quay lại ăn nhiều lần, lâu không ăn sẽ thấy nhớ.
Mức giá này thực sự rất 'hời' đối với sinh viên xa nhà, cần tiết kiệm chi phí sinh hoạt như chúng em. Sức ăn như em chỉ 1 bát là đủ no”.
Bát phở 5.000 đồng của chị Chung gồm bánh phở, 1 viên mọc hoặc chả lá lốt, 1 chút gà xé phay, rau thơm và được chan nước dùng ngọt thanh. Nước dùng được ninh từ xương gà, thêm phần nước luộc gà, nêm nếm lại.
Được biết đến với thương hiệu phở 5.000 đồng nhưng quán cũng phục vụ những bát phở có giá cao hơn, từ 10.000 – 30.000 đồng tuỳ lượng nguyên liệu.
Quán 5.000 đồng hút khách 'nhà giàu'
Quán phở không chỉ thu hút lượng lớn học sinh, sinh viên mà còn thu hút cả những thực khách “nhà giàu”.
Giờ cao điểm của quán là 19 - 21h, khách vào ra liên tục. Quán phải kê thêm mấy bộ bàn ghế ra ngoài mới đủ chỗ cho khách ngồi. Quán cũng phải giao cho một nhân viên nhiệm vụ chỉ chỗ cho khách để xe vì khách đi ô tô đến ăn rất nhiều.
Anh Nguyễn Huy Hoàng (34 tuổi), một thực khách “ruột” của quán vừa chờ gọi đồ vừa “trách”: “Tôi ăn phở ở rất nhiều nơi nhưng vẫn muốn quay lại đây ăn.
Có lẽ do bánh phở mềm, nước dùng đậm đà, không bị thêm nhiều gia vị nên giữ nguyên được hương vị gà mộc mạc khiến tôi cảm thấy rất hợp khẩu vị.
Hầu như tuần nào tôi cũng cùng bạn bè đến ăn ở đây vài lần. Mỗi lần, tôi thường ăn 2 bát phở 5.000 đồng và gọi thêm trứng vịt lộn, gà đùi. Có điều, quán nằm trong đường nhỏ, khó đỗ xe nên nhiều lúc muốn ăn thường xuyên hơn lại ngại”.
Chị Chung chia sẻ, khách chủ yếu gọi bát phở 5.000 đồng. Nhiều người thấy rẻ thì ăn thêm bát thứ 2, 3. Thậm chí, có khách ăn tới 6 bát. Mỗi ngày, chị bán được hơn 500 bát bún, phở với 30kg gà đùi, 350 quả trứng vịt lộn, 130kg bánh phở.
Thông thường, từ sáng sớm chị sẽ chuẩn bị nguyên liệu, ninh nước dùng, đến 17h30 quán bắt đầu mở cửa. Quán nhỏ nhưng chị phải thuê thêm 3 nhân viên phụ việc mới kịp làm đồ cho khách.
Vừa luôn tay chia phở ra bát, chị Chung vừa bộc bạch: “Nhìn quán lúc nào cũng đông khách, nhiều người nghĩ tôi ăn nên làm ra lắm nhưng với giá nguyên liệu thời điểm này, bán bát phở 5.000 đồng là tôi không có lãi đâu.
Nhiều khách đến ăn bát phở có giá cao hơn, hoặc gọi bát 5.000 đồng nhưng thêm trứng vịt lộn hoặc vài đồ ăn kèm nên lời lãi từ đó gồng gánh bù trừ nhau. Việc bán số lượng cũng bù lại nên tôi vẫn duy trì được”.
Chị Chung chia sẻ thêm, dù giá nguyên liệu có biến động nhưng thời gian tới để duy trì thương hiệu, chị vẫn quyết không tăng giá mà sẽ bán thêm các món ăn kèm, nước uống để bù đắp lại.
Phạm Thị Kim Huệ dù đã ở tuổi 34 nhưng vẫn giữ được nét đẹp đã trở thành thương hiệu của bóng chuyền nữ Việt Nam. VĐV có chiều cao 1m80 này từng 3 lần giành danh hiệu Hoa khôi bóng chuyền tại các kỳ VTV Cup. Năm nay, chủ nhà Việt Nam dự giải thiếu vắng nhiều trụ cột. Giữa bối cảnh khó khăn ấy, Phạm Thị Kim Huệ đã trở lại đội tuyển bóng chuyền nữ Việt Nam với rất nhiều niềm tin và hy vọng. Phụ công xinh đẹp của Ngân Hàng Công thương dù ở tuổi băm nhưng vẫn hừng hực khí thế mỗi khi xung trận. Cô từng có 10 năm tham dự VTV Cup. Sau Kim Huệ, Nguyễn Linh Chi (1990, cao 1m74, nặng 62kg) cũng là một trong những gương mặt khả ái của bóng chuyền nữ Việt Nam. Linh Chi hiện đang là đương kim danh hiệu Hoa khôi của giải. Lê Thanh Thuý (1995, cao 1m80, nặng 60kg) từng đạt danh hiệu Hoa khôi năm 2014. Cô gái có khuôn mặt đậm chất Á Đông này đang thể hiện sự tiến bộ rất nhanh. Thanh Thuý là một trong những ứng cử viên nặng ký cho danh hiệu Hoa khôi VTV Cup 2016. Một trong những gương mặt trẻ của ĐTQG năm nay là Nguyễn Thu Hoài. Cô sinh ngày 16/09/1998. Là chuyền hai trẻ của đội bóng Ngân hàng Công thương, Hoài chủ yếu ngồi dự bị ở giải năm nay trên ĐTQG. VĐV có chiều cao 1m74 này được kỳ vọng sẽ tiến bộ trong thời gian tới. Ni Feifan (tuyển trẻ Trung Quốc) ngay trận ra mắt khá giả Hà Nam tại giải bóng chuyền nữ quốc tế VTV Cup đã nhận được sự chú ý của rất nhiều bởi khuôn mặt của em khá giống với ngôi sao điện ảnh Hoa ngữ Lưu Diệc Phi. Ni Feifan năm nay mới có 15 tuổi nhưng đã cao 1m75. Đồng đội của Ni Feifan là Zhao Xuening sinh năm 2000, chiều cao 1m74, cũng là gương mặt đáng chú ý. VĐV người Thái Lan Khamart Nampueng sinh năm 1989, chiều cao 1m74 Một VĐV người Thái Lan nữa cũng sở hữu khuôn mặt khả ái là Phomla Soraya (1992, cao 1m68, nặng 58kg). Ở đội tuyển bóng chuyền nữ Việt Nam, Ngọc Diễm cũng là một gương mặt rất ăn ảnh |
Bài và ảnh:Bằng Lăng
Nữ VĐV bị nghi chuyển giới, "làm khổ" Kim Huệ, Linh Chi Dù không thể giúp đội tuyển Indonesia giành chiến thắng trong cuộc đối đầu với tuyển nữ Việt Nam ở lượt trận thứ 3 giải bóng chuyền VTV Cup 2016, nhưng Manganang Aprilia vẫn khiến các tuyển thủ Việt Nam phải toát mồ hôi. " alt=""/>Nhan sắc chân dài bóng chuyền Việt 'ăn đứt' VĐV Thái Lan, Trung Quốc
|