Hiện nay công nghệ nhà thông minh tại Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ, nhiều công nghệ mới được áp dụng vào phát triển cho hệ thống nhà thông mình. Việc sử dụng kết nối không dây hoàn toàn giữa các thiết bị trong nhà đang được ưu tiên và sử dụng rộng rãi, cụ thể như 4G, Wi-Fi, Bluetooth và các giao thức mạng khác. Điều này tạo nên thiết kế đột phá mang lại sự sang trọng, tiện nghi và hiện đại cho ngôi nhà của bạn.
Đánh giá một cách tổng quan, công nghệ Smarthome bắt đầu được sử dụng phổ biến tại thị trường trong nước, tuy nhiên nhiều người vẫn đang lo ngại về chuyện mất an toàn thông tin khi sử dụng các công nghệ này. Thực tế, đây là vấn đề đáng lo ngại bởi hầu hết các thiết bị điện tử trong nhà đều có kết nối với nhau thông qua một hệ thống. Nếu bị kẻ xấu tấn công và chiếm quyền kiểm soát, hậu quả để lại sẽ rất nghiêm trọng.
Trao đổi với phóng viên ICTNews về nội dung này, ông Ngô Tuấn Anh, Phó Chủ tịch phụ trách An ninh mạng của Bkav cho rằng: “Xu hướng dùng các công nghệ Smarthome sẽ phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới, nhưng khi sử dụng Smarthome chúng ta phải đối mặt với nhiều nguy cơ bị kẻ xấu xâm nhập, kiểm soát, phát tán thông tin riêng tư. Do vậy, khi trang bị hệ thống Smarthome cho ngôi nhà của mình bạn cần chọn các nhà cung cấp có tên tuổi”.
Ngoài ra, “trong quá trình triển khai lắp đặt, cần yêu cầu đơn vị thi công có các giải pháp bảo mật để tránh sự can thiệp trái phép của hacker. Ví dụ như: Thay dổi các tài khoản mặc định, triển khai những giải pháp bảo mật khi truy cập từ xa, tách riêng hệ thống điều khiển trung tâm Smarthome với hệ thống mạng gia đình”, ông Ngô Tuấn Anh chia sẻ thêm.
Nói một cách cụ thể, hầu hết các thiết bị nhà thông minh hiện nay đều được kết nối với một bộ router bởi thói quen sử dụng của người dùng. Trong khi đó, đây chính là hệ thống dễ bị tấn công nhất bởi nó không được trang bị bất kỳ tính năng bảo mật nào ngoài việc thiết lập mật khẩu. Tuy vậy, đại đa số người dùng tại Việt Nam lại không có quá nhiều kiến thức trong lĩnh vực này, thậm chí mật khẩu Wi-Fi và router của nhiều gia đình đều do các kỹ thuật viên lắp đặt thiết lập.
Chính vì vậy, việc chủ động sử dụng tên mạng và mật khẩu Wi-Fi an toàn với các chuẩn mã hóa WPA2 cho router là điều cần thiết. Ngoài ra, bạn cũng có thể thiết lập thêm một mạng khách (Guest Network) riêng để cho phép người lạ dùng Wi-Fi nhưng không được truy cập vào thiết bị trong hệ thống nhà.
Việc thiết lập tường lửa cho router cũng rất cần thiết, tuy nhiên không phải router nào cũng có hỗ trợ. Vì vậy, hãy lựa chọn một mẫu router mẫu mới nhất ngay từ khi có ý định trang bị hệ thống Smarthome cho ngôi nhà của bạn. Tất nhiên, đừng quên thường xuyên cập nhật phần mềm cho các thiết bị điện tử để vá lỗi hệ thống, bởi không phải thiết bị nào cũng tự động update.
Cuối cùng, nếu thật sự muốn giữ an toàn cho tất cả hệ thống, bạn nên mua giải pháp bảo mật chuyên nghiệp. Tùy thuộc vào nhu cầu khác nhau, bạn có thể lựa chọn các giải pháp đang được nhiều nhà dịch cung cấp dịch vụ đưa ra, để tối ưu nhất cho khoản chi phí mua phần mềm ban đầu.
Phong Vũ
Trong năm nay, Bộ Công an đã khởi tố 131 đối tượng có hành vi sử dụng công nghệ cao để vi phạm pháp luật, 469 đối tượng khác cũng bị xử lý về vi phạm hành chính.
" alt=""/>Sử dụng các dịch vụ Smarthome cần lưu ý những gì để đảm bảo an toàn?Mục tiêu của Microsoft là đưa bảo mật vào CPU để tích hợp bảo mật phần mềm, phần cứng chặt hơn, loại bỏ mọi nguy cơ tấn công. Công nghệ đứng sau Pluton được Microsoft gọi là “công nghệ an toàn từ chip tới đám mây”, đã được dùng trong Xbox và giải pháp bảo mật Azure Sphere. Nay, công ty muốn mang nó lên máy tính Windows.
PC hiện tại đang sử dụng Trusted Platform Module (TPM) để lưu khóa mã hóa và dữ liệu cần thiết để bảo đảm tính toàn vẹn của hệ thống. Dù vậy, dữ liệu vẫn dễ bị tấn công khi truyền qua kênh liên lạc giữa TPM và CPU, đặc biệt nếu kẻ tấn công có thể truy cập vật lý vào hệ thống nạn nhân.
Pluton muốn giải quyết vấn đề này bằng cách lưu khóa mã hóa và các dữ liệu nhạy cảm khác trong bộ xử lý, từ đó loại bỏ khả năng kênh liên lạc bị phơi bày và cung cấp bảo vệ tốt hơn chống lại các loại tấn công. Thông tin không thể bị xóa khỏi Pluton ngay cả khi kẻ tấn công đã cài đặt mã độc hoặc chiếm quyền sở hữu máy tính.
Công nghệ sẽ được tích hợp trong CPU tương lai từ Intel, AMD và Qualcomm nhưng không rõ khi nào chúng mới đến tay người dùng cuối. Microsoft trả lời trên trang SecurityWeek rằng, họ chưa chia sẻ thông tin cụ thể về thời điểm hay lộ trình vào thời điểm này.
Theo AMD, chip bảo mật Pluton sẽ được “tích hợp chặt chẽ” trong CPU và APU (đơn vị xử lý tăng tốc). AMD cho biết bộ xử lý bảo mật của AMD (ASP) và Microsoft Pluton sẽ giúp người dùng bảo vệ thông tin cá nhân và đăng nhập dù họ đang di chuyển hay kết nối với mạng doanh nghiệp, ngay cả khi laptop bị mất hay trộm.
Du Lam (Theo SecurityWeek)
Hơn 245.000 hệ thống sử dụng dịch vụ Windows vẫn có thể bị tấn công thông qua một trong các lỗ hổng nguy hiểm nhất hiện nay, BlueKeep.
" alt=""/>Microsoft tiết lộ chip bảo mật Pluton cho máy tính