Hình ảnh ung thư phổi do hít khói bụi, bồ hóng.
Quê chị Dương ở tỉnh Thái Bình. Bố mẹ chị làm nghề bán giò chả. Chị Dương kể, ở nhà chị hay phụ bố mẹ quạt bếp lò và trông coi nồi giò luộc. Trong quá trình làm việc giúp cha mẹ, chị Dương đã hít nhiều khí than, bồ hóng trong khói.
Tuy nhiên, chị Dương không có triệu chứng gì. Chỉ đến nay chị mới thấy cơ thể có biểu hiện lạ. Chị Dương không những bị đen phổi mà khối u mổ ra đi xét nghiệm dương tính với tế bào ung thư. Giọng buồn rầu, chị Dương cho biết chị đang rất mệt. Chỉ biết khuyên cha mẹ và người thân không sử dụng bếp than.
Còn chị Hoàng Thị Lâm trú tại Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội cũng bị u phổi. Khi mổ tại Bệnh viện K, phổi chị cũng xơ hóa và đen như bồ hóng. Chị Lâm cho biết gia đình có một quán cơm bụi và hàng ngày chị vẫn nấu nướng bằng than tổ ong.
Khi hít phải mùi than, lúc đầu chị còn khó chịu nhưng lâu dần cũng thành quen. Đến nay, chị Lâm vẫn không tin rằng mình bị u phổi do hít khí than. Nhưng bác sĩ khẳng định phổi của chị bị xơ và ảnh hưởng nặng nề do khí độc từ lò than tổ ong thải ra.
Bác sĩ Đặng Thế Căn – Nguyên Giám đốc Bệnh viện K Hà Nội cho biết, có trường hợp bệnh nhân phổi bị đen do hít phải khí than quá nhiều. Một số lại bị nhiễm bụi phổi Silic từ bụi đá. Ô nhiễm khói bụi khiến bệnh tật ngày càng nhiều hơn, trong khi đó tình trạng hút thuốc lá, sử dụng than mỏ trong sinh hoạt vẫn không giảm.
TS Phạm Duệ - Trung tâm chống Độc Bệnh viện Bạch Mai cho biết khí than rất độc, không chỉ ảnh hưởng đến phổi mà còn ảnh hưởng đến não. Than cháy sẽ sản sinh ra chất độc nên nếu đốt ở chỗ thoáng khí sẽ làm loãng nồng độ chất độc. Còn nếu đốt trong phòng kín, than cháy sẽ đốt hết oxy, nồng độ chất độc tích tụ, gây thiếu máu não và ngộ độc cho người.
Tình trạng nguy kịch của bệnh nhân phụ thuộc vào thời gian não thiếu máu não nhanh hay lâu. "Chúng ta thiết kế nhà rất nguy hiểm, thậm chí cả khách sạn cũng kín mít, không có lỗ thông gió. Do vậy, để tránh bị ngộ độc khí than, quan trọng nhất là bếp phải thoáng. Nếu để khí than tích tụ trong nhà thì không ngộ độc cấp cũng sẽ bị ngộ độc từ từ", bác sĩ Duệ giải thích.
Chuyên gia này cũng cho biết, mỗi năm Trung tâm chống độc Bệnh viện Bạch Mai cấp cứu 10 đến 20 bệnh nhân ngộ độc do hít phải khí than. Bên cạnh những ca tử vong, cũng có không ít người không thể trở lại bình thường do não bị ảnh hưởng, thậm chí có người còn sống thực vật
Theo Infonet.
" alt=""/>Hít khí than tổ ong, người phụ nữ có phổi đen xìDù chỉ mới xuất hiện nhưng những dịch vụ kiểu này đã nhận được phản hồi rất tích cực từ không chỉ người dùng mà ngay cả trong cộng đồng bác sĩ do tính tiện lợi và hiệu quả của nó. Về bản chất, có thể hiểu đây là dịch vụ chăm sóc sức khỏe chủ động thông qua smartphone hoặc máy tính bảng, những thiết bị công nghệ đã rất quen thuộc với người Việt. Chẳng hạn như người dùng dịch vụ eDoctor chỉ cần gọi đến Tổng đài 18006115 là đã có thể được các bác sĩ hướng dẫn về cách thức xử lý tình huống, tư vấn sức khỏe và dinh dưỡng phù hợp với từng loại bệnh cũng như tâm sinh lý người bệnh.
Thậm chí người dùng còn có thể được tư vấn sơ cứu trong các trường hợp khẩn cấp, tư vấn giải pháp giải quyết kịp thời các bệnh và triệu chứng bệnh 24/24 giờ trong ngày, góp phần hạn chế thấp nhất tình trạng bệnh chuyển biến xấu và giảm thiểu số ca tử vong do sơ cứu ban đầu sai cách.
Theo các chuyên gia, những bệnh lý phù hợp nhất với dịch vụ chăm sóc, tư vấn sức khỏe qua điện thoại là bệnh nam khoa, phụ khoa, các bệnh về tâm lý - tâm thần và đặc biệt là sản phụ khoa, nhi khoa. Đây cũng là hai lĩnh vực mà xã hội đang có nhu cầu lớn nhất hiện nay, vì theo số liệu thống kê, mỗi năm có tới vài triệu trẻ em ra đời tại Việt Nam.
Ông Đặng Xuân Thanh, Tổng giám đốc eDoctor chia sẻ mục tiêu ra đời của dịch vụ này là để "kết nối các bác sĩ, giáo sư hàng đầu trên cả nước với người dân, nhất là ở những khu vực mà người dân bị hạn chế tiếp cận với các cơ sở y tế, khám chữa bệnh. Đây còn là một biện pháp hữu ích để giảm tình trạng quá tải ở các bệnh viện". Thời gian đầu, dịch vụ này sẽ phi lợi nhuận.
Phương Lâm
" alt=""/>Những điều khó nói khi khám bệnh nam khoa