Hôm nay, ngày 9/10/2017, Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp cùng Hội Tin học Việt Nam (VAIP), Hiệp hội Internet Việt Nam (VIA) và Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam (VNISA) tổ chức hội thảo góp ý hoàn thiện dự án Luật An ninh mạng.
Hội thảo có sự tham dự của Trung tướng Hoàng Phước Thuận, Cục trưởng Cục An ninh mạng - Bộ Công an, đơn vị soạn thảo dự án Luật An ninh mạng; ông Ngô Trung Thành, đại biểu Quốc hội, Ủy viên thường trực Ủy ban Pháp luật của Quốc hội; ông Cấn Văn Lai, Vụ trưởng Vụ Quốc phòng và An ninh, Văn phòng Quốc hội.
Trong phần thảo luận mở của buổi góp ý cho dự án Luật An ninh mạng, ông Bùi Đình Cường đến từ Công ty cổ phần An toàn thông tin MPF đã chia sẻ băn khoăn: hiện nay các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực an ninh mạng đang đăng ký, xin cấp phép cung cấp dịch vụ với Bộ TT&TT theo quy định của Luật An toàn thông tin mạng (ATTTM) 2015; vậy trong trường hợp Luật An ninh mạng được thông qua, đơn vị nào sẽ chịu trách nhiệm cấp phép cho doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực an ninh mạng và những doanh nghiệp đã được cấp phép từ trước thì sẽ xử lý ra sao?
Ngay trước đó, trong phát biểu khai mạc hội thảo, Trưởng ban Pháp chế của VCCI đã cho biết các doanh nghiệp bày tỏ sự lo ngại nếu Luật An ninh mạng không được thiết kế kỹ lưỡng thì sẽ có nguy cơ chồng chéo với Luật ATTTM do Bộ TT&TT xây dựng, đã được ban hành năm 2015.
Sự băn khoăn, lo ngại Luật An ninh mạng sẽ có trùng lặp, chồng chéo về nội dung và thẩm quyền với quản lý nhà nước với các văn bản luật khác, nhất là Luật ATTTM cũng là mối quan tâm chung của đại diện các Hội, Hiệp hội nghề nghiệp trong lĩnh vực CNTT, An toàn thông tin.
Nhận định việc xây dựng và ban hành Luật An ninh mạng là cần thiết, tuy nhiên ông Nguyễn Chí Thành - Chánh Văn phòng VNISA cho rằng đơn vị soạn thảo vẫn cần cân nhắc thêm về một số vấn đề như: phạm vi điều chỉnh của Luật An ninh mạng; khái niệm “An ninh mạng”; hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia; Tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về an ninh mạng; trách nhiệm của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông, Internet…
Cụ thể, ông Thành cho biết, theo dự thảo, phạm vi điều chỉnh của Luật An ninh mạng khá rộng, gần như bao quát hết các vấn đề liên quan tới bảo vệ an ninh mạng và các hoạt động trên không gian mạng, bởi vậy dễ trung lặp về nội dung và chồng chéo về thẩm quyền quản lý nhà nước với các văn bản luật khác đang hiện hành như Luật ATTTM, Luật Cơ yếu, Luật CNTT…
“Đặc biệt, phạm vi điều chỉnh của dự thảo Luật An ninh mạng phải có sự phân định rõ ràng với một đạo luật cùng lĩnh vực là Luật ATTTM. Bên cạnh đó, việc bao quát một phạm vi quá rộng về bảo vệ an ninh mạng trong một văn bản luật cũng dễ gây ra tình trạng chưa quy định hết các tình huống xảy ra và biện pháp giải quyết”, ông Thành nhấn mạnh.
Lo ngại các nội dung của Luật An ninh mạng sẽ chồng chéo, không nhất quán với Luật ATTTM cũng được đại diện VNISA nêu ra trong các góp ý cụ thể vào từng nội dung của dự án Luật. Đơn cử như, về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về an ninh mạng, đại diện VNISA cho rằng, với đối tượng tác động của An ninh mạng là “hoạt động sử dụng không gian mạng”, các tiêu chuẩn, quy chuẩn của an ninh mạng cũng cần xác định đối tượng phù hợp, tránh trùng lẫn với các tiêu chuẩn, quy chuẩn trong lĩnh vực ATTTM (với đối tượng là thông tin, các hệ thống thông tin).
Cũng theo đại diện VNISA, hiện nay, theo Luật ATTTM, việc xây dựng dự thảo tiêu chuẩn, ban hành quy chuẩn và chất lượng của các sản phẩm, dịch vụ ATTTM đã được giao cho Bộ TT&TT và Bộ Quốc phòng (Ban Cơ yếu Chính phủ). Vì vậy, các nội dung quy định trong Chương II, Mục 2 - Tiêu chuẩn, quy chuẩn an ninh mạng cần phù hợp với định nghĩa về an ninh mạng của dự thảo Luật và không chồng chéo với chức năng của các cơ quan quản lý nhà nước đã quy định trong Luật ATTTM. Ngoài ra, trong mục này cũng cần thống nhất phân loại và tên gọi các đối tượng áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn an ninh mạng.
" alt=""/>Đề xuất tích hợp nội dung Luật An ninh mạng vào Luật An toàn thông tin mạng 2015Về cấu hình, theo các thông tin rò rỉ, máy có màn hình 5,5 inch 1080p, chip xử lý Snapdragon 821, camera 13 MP mặt sau, camera 8 MP mặt trước, 4 GB hoặc 6 GB RAM, 32 GB hoặc 64 GB bộ nhớ lưu trữ, và pin 3.000 mAh. Máy chạy Android 7.0 Nougat ngay từ khi bán ra. Dù có tên gọi là Edge giống như cách Samsung đặt tên cho các smartphone màn hình cong, ZUK Edge sẽ không có màn hình cong ở 2 cạnh mà chỉ có lớp kính 2,5D trên bề mặt như nhiều smartphone thông thường khác.
" alt=""/>ZUK Edge: Smartphone viền siêu mỏng, cấu hình 'khủng' với giá rẻ của LenovoNgày 10/10, trên một diễn đàn công nghệ xuất hiện bài đăng của anh T, ngụ TP.HCM, thu hút nhiều bình luận và tranh cãi.
Cụ thể, anh T mua một điện thoại iPhone 5S (đã qua sử dụng) với thời hạn bảo hành 3 tháng tại Thế Giới Di Động (TGDĐ). Hết hạn bảo hành, máy của anh "đột tử".
Khách hàng này đã mang đi kiểm tra và phát hiện linh kiện gồm vỏ, màn hình đều đã bị thay thế bằng hàng không chính hãng từ trước. Do đó, tuy còn trong thời gian bảo hành từ Apple, máy không đủ điều kiện để được hưởng chế độ sửa chữa miễn phí.
Theo dân trong nghề, chiếc iPhone bị thay thế linh kiện như trường hợp của anh T thường được gọi là "iPhone dựng" hay "hàng renew". Đó là những máy trông như mới, nhưng thực chất đã được "mông má" lại.
Linh kiện bên trong của chiếc iPhone của anh T. |
"Lúc nào hỏi thì nhân viên của họ cũng cam kết là máy lỗi được gửi về hãng để sửa chữa. Linh kiện thay thế là chính hãng. Nhưng khi gặp chuyện mới té ngửa. Nhờ quản lý TGDĐ kiểm tra lịch sử thì máy đã từng sửa bên ngoài trước khi bán lại, trái ngược với những gì họ đã cam kết", anh T bức xúc khi không được thông báo về tình trạng máy khi mua hàng.
Theo anh T, quản lý tại cửa hàng TGDĐ nơi anh mua máy đã xác nhận về việc máy đã bị "dựng". Vì đã hết hạn bảo hành tại TGDĐ nên cửa hàng sẽ hỗ trợ anh 50% chi phí sửa chữa chính hãng. Tuy nhiên, anh T đã thương lượng để cửa hàng đổi một máy tình trạng như cam kết lúc mua (máy đã qua sử dụng với linh kiện chính hãng) và đã được chấp thuận.
h |
Thông tin bảo hành sản phẩm của chiếc iPhone mà anh T đang sở hữu. |
Trả lời Zing.vn, TGDĐ cho hay với sản phẩm đã qua sử dụng, có hai trường hợp bảo hành. Trường hợp 1: Máy đã qua sử dụng nhưng vẫn còn thuộc diện được hãng bảo hành. Trường hợp 2: Máy đã qua sử dụng và không còn được hãng chấp nhận bảo hành.
Trong trường hợp của khách hàng T, sản phẩm khách mua rơi vào trường hợp thứ 2. TGDĐ đứng ra bảo hành cho khách hàng theo diện bảo hành của riêng TGDĐ. Như vậy cũng đồng nghĩa, khi khách mang sản phẩm trực tiếp lên trung tâm bảo hành của hãng thì sẽ bị từ chối bảo hành.
"Chúng tôi rất tiếc khi để xảy ra hiểu lầm cho khách hàng về việc bảo hành này và xin lỗi về những hiểu lầm cũng như phiền phức đã gây ra cho anh T ", đại diện TGDĐ nói.
Đơn vị này đưa ra 2 phương án khắc phục và anh T đồng ý với phương án đổi một chiếc máy khác."Những trường hợp sau TGDĐ cam kết sẽ thông báo cụ thể tình trạng máy và bảo hành cho khách hàng nắm rõ", đại diện TGDĐ khẳng định.
Theo Zing
" alt=""/>Thế Giới Di Động thừa nhận bán iPhone 5S hàng 'dựng'