Ngày 31/3, mạng xã hội xuất hiện một đoạn clip quay lại cảnh vòi rồng xuất hiện trên đồi Đa Phú, phường 7, TP. Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng. Tính đến trưa ngày 1/4, đoạn clip này đã thu hút gần 1 triệu lượt xem.
Hình ảnh trong clip cho thấy, một cơn lốc xoáy từ trên cao đâm thẳng xuống mặt đất. Cơn lốc di chuyển đến đâu thì hút đất cát dưới đất lên cao.
Anh Nguyễn Quang Trường 32 tuổi, sống ở phường 4, TP. Đà Lạt, là chủ nhân của đoạn clip nói trên.
Anh Trường xác nhận, đoạn clip vòi rồng xuất hiện trên đồi Đa Phú (phường 7, TP. Đà Lạt) được quay vào khoảng 11h30 ngày 31/3.
Hôm đó, anh cùng vợ và 2 con trai đến đồi thông Đa Phú cắm trại. Cả nhà anh đi từ 8h30, đến đồi thông chơi đùa, ăn vặt và nghe nhạc.
Ngoài gia đình anh Trường, thỉnh thoảng có vài du khách đi bộ lên đồi ngắm cảnh, rồi đi xuống.
Lúc này, thời tiết ở đồi Đa Phú oi bức, trời trong xanh. Trước khi vòi rồng xuất hiện, anh Trường có nhìn thấy 2-3 cơn lốc xoáy nhỏ, thấp.
Đến khoảng 11h30, gia đình anh chuẩn bị ra về thì thấy một cơn lốc to, kéo dài khoảng 1 phút.
Vợ anh Trường nhìn thấy trước, hốt hoảng gọi chồng xem vòi rồng. Ngay lập tức, anh hô to, gọi vợ con chạy vào xe ô tô, rồi lấy điện thoại ra quay.
“Tôi quay được khoảng 30 giây thì vòi rồng tự tan. Lúc đầu, tôi chỉ nghĩ là lốc xoáy thông thường nhưng nó xoáy thẳng lên trời rất cao, chỉ có vòi rồng mới hoạt động như thế”, anh Trường cho biết.
Đây là lần đầu tiên anh Trường nhìn thấy vòi rồng thực tế. Sau giây phút hoảng sợ, cả nhà anh lên xe trở về nhà an toàn.
Khi đổ dốc đồi Đa Phú, anh Trường nhìn thấy một chiếc xe bán tải đang lên đồi. Tài xế của chiếc xe này hỏi có phải vợ chồng anh vừa nhìn thấy vòi rồng? Có lẽ, người này cũng thấy vòi rồng nên vội vàng lên đồi để xem.
Sau đó, anh Trường đăng đoạn clip mình quay được vòi rồng lên mạng xã hội. Nhiều người xem để lại bình luận, tỏ vẻ kinh ngạc. Tuy nhiên, không ít người nghi ngờ, cho rằng đoạn clip quay anh Trường đăng tải đã cũ hoặc không phải ở Đà Lạt.
![]() | ![]() |
Ông Trương Bá Quý, Tổ trưởng tổ dân phố Đa Phú, phường 7, cho biết: “Nhà tôi ở ngay chân đồi Đa Phú. Khoảng 14h ngày 31/3, khu vực có một cơn mưa rất to, gió mạnh. Trong cơn mưa có lốc xoáy khiến nhà lồng kính trồng hoa màu của bà con bị hư hỏng, tốc mái”.
Về clip có cơn lốc xoáy cát giống vòi rồng, ông Quý không tận mắt thấy nhưng hình ảnh trong clip đúng là ở đồi Đa Phú.
“Nếu có vòi rồng ở trên đồi thì chỉ có khách du lịch, người đi cắm trại mới nhìn thấy”, ông Quý cho biết.
Theo chuyên gia dự báo thời tiết, hiện tượng gió xoáy mạnh với đường kính rất nhỏ như trong đoạn clip anh Trường quay được đúng là vòi rồng. Tuy nhiên, cường độ của vòi rồng này khá yếu. Tại Việt Nam, vòi rồng thường xuất hiện vào mùa hè hàng năm nhưng mật độ khác nhau, lúc nhiều lúc ít.
GS.TSKH Phan Xuân Sơn (Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh).
“Đây là căn cứ, thước đo để trong sinh hoạt Đảng, chúng ta dễ dàng hình dung các hình thức kỷ luật đảng viên khi mắc vi phạm về chạy chức, chạy quyền. Đây cũng là biện pháp để chống các hiện tượng tiêu cực, tham nhũng, góp phần làm lành mạnh hóa công tác nhân sự của Đảng”, GS Phan Xuân Sơn nói.
Quy định 69 nêu rõ, chạy chức, quyền là các hành vi tặng quà, tiền, bất động sản hoặc các lợi ích vật chất khác, dùng tình cảm nam nữ không trong sáng nhằm mua chuộc, tạo sự ủng hộ của người có chức vụ, quyền hạn hoặc người liên quan để có được vị trí, chức vụ, quyền lợi cho mình hoặc người khác.
Trong đó, Điều 30 nêu cụ thể các biểu hiện chạy chức, chạy quyền với các mức độ từ ít nghiêm trọng đến rất nghiêm trọng. Ví dụ, hành vi tiếp cận, thiết lập quan hệ, tặng quà người có trách nhiệm, chức vụ, quyền hạn hoặc người có liên quan để được ưu ái, ủng hộ nhằm mục đích có được vị trí công tác, chức vụ, quyền hạn; Can thiệp, tác động, gây áp lực để người khác quyết định hoặc tham mưu, đề xuất, nhận xét, đánh giá, biểu quyết, bỏ phiếu giới thiệu nhân sự theo mục đích cá nhân... được xác định là biểu hiện tiêu cực, chạy chức, chạy quyền.
“Trước đây, những chuyện vậy nhiều khi trong sinh hoạt đảng cũng “kêu ca” và nhiều khi cũng chậc lưỡi cho qua, coi như đó là chuyện “cuộc sống phải như vậy”. Còn bây giờ chúng ta đã có quy định rất cụ thể các hành vi, với hình thức kỷ luật tương ứng từ nhẹ đến nặng thì đây là nét rất mới, là cơ sở quan trọng trong sinh hoạt Đảng sắp tới”, ông Phan Xuân Sơn cho biết.
Chạy chức, chạy quyền là biểu hiện của tham nhũng trong công tác cán bộ
Theo ông Phan Xuân Sơn, chạy chức, chạy quyền là một trong những hiện tượng tham nhũng, tiêu cực trong công tác cán bộ, gây ra nhiều hệ lụy trong xã hội. Khi cán bộ lên chức nhờ chạy chọt mà không đủ năng lực, trình độ đảm đương công việc nên hiệu quả công việc thấp, thậm chí mắc khuyết điểm, sai lầm, làm uy tín của tổ chức giảm sút.
Do lên chức không phải bằng năng lực của mình, nên khi cán bộ vào vị trí lãnh đạo, quản lý dễ sa vào lộng quyền, lạm quyền, nhũng nhiễu, gây nên bức xúc trong xã hội. Thực trạng này khiến người dân bất bình, niềm tin, sự công bằng trong xã hội bị suy giảm, làm mất sức chiến đấu của đảng viên và suy giảm uy tín của tổ chức Đảng.
“Cán bộ đi lên nhờ chạy chức, chạy quyền khiến chúng ta không lựa chọn đúng người có đủ phẩm chất, năng lực, trình độ mà Đảng và nhân dân mong muốn. Chắc chắn sẽ gây những thiệt hại to lớn về uy tín của Đảng cũng như năng lực lãnh đạo, năng lực cầm quyền của Đảng. Vì vậy, một trong những vấn đề Quy định 69 nêu ra là rất coi trọng công tác cán bộ. Nếu thực hiện nghiêm Quy định, chắc chắn sẽ có tác dụng rất lớn làm giảm hiện tượng tham nhũng, tiêu cực trong công tác nhân sự và góp phần cùng với các công tác khác xây dựng được đội ngũ cán bộ đủ năng lực, phẩm chất đáp ứng yêu cầu trong hình mới”, ông Phan Xuân Sơn nhấn mạnh.
Ông Nguyễn Viết Chức - Phó Chủ nhiệm Hội đồng Tư vấn về Văn hóa - Xã hội, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam - cũng cho rằng, phải kiên quyết chống chạy chức, chạy quyền bởi vì hiện tượng của nó tương đối phổ biến ở nhiều nơi, với nhiều hình thức, mức độ khác nhau, gây bức xúc trong xã hội. Vì vậy, Bộ Chính trị ban hành Quy định 69 là rất cần thiết, giúp Đảng ta ngăn chặn hành vi tiêu cực và đặc biệt là cảnh báo cán bộ, đảng viên thấy được những hành vi có thể sai phạm, có thể bị xử lý mà tránh.
Ông Nguyễn Viết Chức.
Theo ông, với việc chỉ rõ những biểu hiện cụ thể với các mức kỷ luật tương ứng mang tính răn đe mạnh mẽ về việc chạy chức, chạy quyền, Quy định 69 được kỳ vọng như một chốt chặn để những phần tử cơ hội không thể “chui sâu, leo cao” vào bộ máy và cũng khiến cán bộ, đảng viên khác nhìn thấy mà "chùn chân", không dám vi phạm.
Ông Nguyễn Viết Chức cho rằng, hình thức “chạy” diễn ra trong “bóng tối”, nơi bí mật, nên gần như chỉ có người “chạy” và người được “chạy” biết với nhau. Để phát hiện, tố giác được hành vi này, ngoài việc siết chặt hình thức kỷ luật của Đảng, cần phát huy vai trò, chức năng giám sát của nhân dân và các tổ chức, đoàn thể xã hội như Mặt trận Tổ quốc.
“Như vậy, không chỉ có những người trong Đảng mà các tổ chức đoàn thể cùng nhau góp phần xây dựng chỉnh đốn Đảng, cũng như công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực, làm trong sạch đội ngũ cán bộ, đảng viên”, ông Nguyễn Viết Chức nhấn mạnh.
Kim Anh(VOV.VN)" alt=""/>Quy định 69 của Đảng: Phần tử chạy chức, quyền không thể 'leo cao'“Chúng tôi xin khẳng định, khoa Tạo hình thẩm mỹ không có bác sĩ trưởng khoa nào tên PGS.TS Bác sĩ Văn Thanh như hình ảnh đại diện mà trang giả mạo này đăng tải” – đại diện bệnh viện nhấn mạnh. Trưởng khoa Tạo hình thẩm mỹ hiện nay của bệnh viện là TS.BS. Trần Văn Dương.
Bên cạnh đó, hình nền của fanpage này đã sử dụng hình ảnh tập thể khoa Nội soi Bệnh viện Chợ Rẫy đã bị cắt ghép, đưa hình bác sĩ giả mạo chèn vào, mục đích gây nhầm lẫn cho khách hàng nhằm trục lợi.
Theo đại diện Bệnh viện Chợ Rẫy, mỗi ngày đơn vị nhận rất nhiều tin nhắn, cuộc gọi của khách hàng để xác minh những địa chỉ được đăng tải trên mạng. Nhiều người bệnh đã tiền mất tật mang khi tin tưởng nhầm vào các bác sĩ giả mạo này.
Bệnh viện đã nhiều lần bị mạo danh, từ giả mạo tuyển dụng, quảng cáo thẩm mỹ đến lừa gạt người bệnh, người nhà bệnh nhân, thậm chí cả nhân viên y tế.
Đáng lên án nhất là vụ lừa đảo mất nhân tính "con đang cấp cứu ở Bệnh viện Chợ Rẫy". Kẻ gian đóng giả giáo viên, người trong nhà trường thực hiện các cuộc gọi thông báo đến phụ huynh là con của họ bị tai nạn, chấn thương sọ não, đang được mổ gấp và yêu cầu chuyển tiền để đóng viện phí. Vì lo lắng sức khỏe của con, nhiều người sập bẫy, chuyển tiền cho kẻ gian.
Bệnh viện Bình Dân (TPHCM) cũng lên tiếng cảnh báo về một số trang mạng xã hội giới thiệu là Phòng khám Nam khoa Bệnh viện Bình Dân nhưng địa chỉ lại là một phòng khám tư trên địa bàn quận 5.
Bệnh viện Quân y 175 từng thông tin về nhiều trang cá nhân, phòng khám tư, cơ sở thẩm mỹ mang các tên như: "Viện thẩm mỹ 175", "Bệnh viện 175"... để quảng cáo và thu hút bệnh nhân. Những trang fanpage giả mạo trên đã ngang nhiên sao chép và đăng tải lại các bài đăng, logo, ảnh bìa trang chính thức của bệnh viện. Thậm chí, một số trang giả mạo còn lợi dụng danh tiếng của bác sĩ Bệnh viện Quân y 175 để gây nhầm lẫn, trục lợi.