当前位置:首页 > Bóng đá > Nhận định, soi kèo Middlesbrough vs Swansea, 18h30 ngày 10/8: Đối thủ yêu thích 正文
标签:
责任编辑:Giải trí
Người mẹ cho biết con trai cô, Tá Tá, không hề tỏ ra yêu thích âm nhạc cho đến khi cậu bé lên 3 tuổi. Khi nhận thấy cậu bé bắt đầu quan tâm đến loại hình nghệ thuật này, để giúp xem liệu Tá Tá có thực sự đam mê âm nhạc hay không, người mẹ đã mua cho cậu một bàn phím điện.
“Con rất thích thú và chơi nó hàng ngày” - cô chia sẻ với Shanhai Video.
Video mẹ Tá Tá đăng tải đã truyền cảm hứng cho hàng triệu cư dân mạng Trung Quốc. Video: Weibo video of Jinan Times
Người mẹ nói rằng Tá Tá rất giỏi trong việc ghi nhớ giai điệu các bài hát. Cậu có thể chơi piano từ trí nhớ của mình sau khi luyện tập khoảng 10 lần nếu giai điệu không quá phức tạp. Đến giờ, Tá Tá đã có thể chơi hơn 40 bản nhạc piano.
Trong video được chia sẻ, cậu bé chơi piano chỉ bằng tay phải rồi đến tay trái và xử lý đoạn nhạc một cách tự tin. Hơn thế nữa, Tá Tá có thể chơi nhạc cả khi bịt mắt.
Mặc dù buồn vì con trai sẽ phải sống với chứng tự kỷ suốt đời, người mẹ vẫn cảm thấy được an ủi và biết ơn vì cậu bé đã tìm thấy niềm yêu thích với âm nhạc.
“Khi Thượng đế đóng một cánh cửa, ngài sẽ mở ra một cánh cửa khác. Điều này mang lại cho tôi hy vọng” - cô nói.
Câu chuyện của cậu bé đã thu hút hàng triệu người trên mạng xã hội Trung Quốc đại lục sau khi được đăng tải. Dưới phần bình luận, cư dân mạng Trung Quốc chúc cậu bé may mắn, động viên Tá Tá tiếp tục theo đuổi tình yêu âm nhạc của mình. "Có vẻ như Thượng đế đã mở một cửa sổ lớn cho Tá Tá, và những tia sáng hy vọng đang chiếu qua khe cửa".
Những câu chuyện truyền cảm hứng của những đứa trẻ tài năng rất phổ biến trên mạng xã hội Trung Quốc đại lục. Tuần trước, một cậu bé 9 tuổi ở miền nam Trung Quốc có kiến thức sâu rộng về những con bọ, đã trở nên nổi tiếng với "sứ mệnh" biến bọ từ con vật đáng sợ thành những sinh vật thú vị và cực kỳ quan trọng.
Kết quả nghiên cứu mới nhất cho thấy tại Trung Quốc, cứ 1.000 trẻ thì có 7 trẻ mắc chứng tự kỷ. Các trung tâm giáo dục dành riêng cho trẻ tự kỷ ở một số thành phố lớn như Bắc Kinh đã chứng tỏ tính hiệu quả. |
Bảo Huy (Theo The South China Morning Post)
Cậu bé tự kỷ 4 tuổi chơi piano khiến hàng triệu người xúc động
Năm học 2020, trường chỉ thu học phí theo tín chỉ, dự kiến khoảng 13 triệu đồng/năm đối với sinh viên có hộ khẩu TP.HCM.
![]() |
Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch |
Tự chủ mà không được tăng học phí
Chia sẻ với VietNamNet, Hiệu trưởng Ngô Minh Xuân cho hay theo tính toán, để đào tạo một sinh viên y khoa tối thiểu phải mất 32 triệu đồng/năm. Ông Xuân nhấn mạnh "Đây là khoản tối thiểu để đào tạo đảm bảo chất lượng".
Vướng mắc ở chỗ, theo ông Xuân, TP.HCM cho phép trường tự chủ theo Nghị định 43, thuộc nhóm 1- tự chủ chi thường xuyên, giai đoạn 2018-2020.
Trong khi đó, Nghị định 86/2015/NĐ-CP của Chính phủ (Quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015 - 2016 đến năm học 2020 – 2021) xây dựng dựa trên Nghị định 16/2015/NĐ-CP (Quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập) quy định mức trần học phí theo 2 nhóm.
Nhóm 1 là cơ sở giáo dục công lập tự bảo đảm kinh phí chi thường xuyên và chi đầu tư. Ở nhóm này, cho phép thu học phí đào tạo Y, Dược trình độ đại học năm 2018, 2019 là 4,6 triệu đồng/tháng.
Nhóm 2 là cơ sở giáo dục công lập chưa tự bảo đảm kinh phí chi thường xuyên và chi đầu tư. Ở nhóm này, học phí chỉ ở mức 1,18 - 1,3 triệu đồng/tháng.
Theo Nghị định này, thì ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch thuộc nhóm số 1. Trường "xin" mức học phí khi tự chủ là 30 triệu đồng/năm với sinh viên y khoa, những ngành khác thì thấp hơn. Nhưng Sở Tài chính lại không đồng ý cho thu mức này dù đã cắt khoản ngân sách hỗ trợ 82,6 tỉ đồng/năm.
Lý do là nếu chiếu theo Nghị định 43, đơn vị thuộc nhóm "tự bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên", so với nhóm số 1 của Nghị định 86 thì thiếu mất chữ "chi đầu tư". Và vì vậy, trường phải thu học phí theo nhóm số 2 của Nghị định 86, ở mức 1,18 - 1,3 tr đồng/tháng.
Ông Xuân cho hay, hai năm qua, để trang trải chi phí đào tạo, trường đã phải chắt bóp tiết kiệm, làm thêm một số dịch vụ để bù vào. Trường rất khó khăn khi đào tạo Y khoa chỉ với hơn 1 triệu đồng/tháng mà không được hỗ trợ ngân sách.
“Đào tạo y khoa với giá này là không thể, mà ít nhất phải gấp 5 lần các ngành khác" - ông Xuân nói.
Cũng theo ông Xuân, sau khi xin tự chủ theo Nghị định 16 không được, thì trường xin quay về cơ chế cũ, tức là được hỗ trợ từ ngân sách. Tuy nhiên, Sở Tài chính TP.HCM yêu cầu trường thực hiện tự chủ theo Nghị định 43, cắt ngân sách năm 2018 và 2019, thu hồi lại số tiền hơn 82,6 tỷ đồng thành phố đã cấp năm 2018, trong khi số tiền này nhà trường đã chi hết. Sau khi trường giải trình, Sở tài chính vẫn yêu cầu thu hồi hơn 70 tỷ đồng.
Nguy cơ mất giảng viên giỏi
Hiệu trưởng Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch phân tích: "Thu nhập trung bình của giảng viên nhà trường chỉ hơn chục triệu mỗi tháng. Trong khi, các trường tư trả tới hơn trăm triệu/tháng. Chúng tôi đứng trước nguy cơ mất nhiều giảng viên giỏi. Nếu một giáo sư "ra đi", thì thậm chí trường còn có nguy cơ mất mã ngành đào tạo”.
Nhấn mạnh mức học phí hiện nay là quá thấp và bất hợp lý, không đủ để trả các chi phí chứ chưa nói tới phát triển, ông Xuân so sánh: “Ở các nước tiên tiến, chi phí cho đào tạo Y khoa là 50-60.000 USD/năm. Khu vực Đông Âu thấp nhất cũng 40.000 USD/năm. Ngay cả Thái Lan cũng hơn 10.000 USD/năm. Không đâu như ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch, chỉ 500 USD/năm”.
Dù thu thấp nhưng hàng năm trường vẫn trích 8% học phí để cấp học bổng cho sinh viên.
Nghị định 43 có 3 nhóm là: Đơn vị tự bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên (gọi tắt là đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm chi phí hoạt động); Đơn vị tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động thường xuyên, phần còn lại được ngân sách nhà nước cấp (gọi tắt là đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động); Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp thấp, đơn vị sự nghiệp không có nguồn thu, kinh phí hoạt động thường xuyên theo chức năng, nhiệm vụ do ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ kinh phí hoạt động (gọi tắt là đơn vị sự nghiệp do ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động). |
Lê Huyền
Học phí một năm học y đa khoa hiện nay còn ít hơn học phí khóa học một kĩ thuật mổ nào đó tại phòng xác kéo dài 2-3 ngày, hoặc chi phí để được vào xem một cuộc mổ của một bác sĩ nổi tiếng.
" alt="Học phí chỉ 13 triệu, trường Y ở Sài Gòn chật vật tồn tại"/>Kinh phí là vấn đề của doanh nghiệp vừa và nhỏ khi triển khai giải pháp bảo mật
Cũng theo báo cáo này, các cuộc tấn công mạng bằng mã độc và phần mềm độc hại, ảnh hưởng đến 89% doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam, là hình thức phổ biến nhất, tiếp theo là lừa đảo, với 69% doanh nghiệp đã bị tấn công bằng hình thức này trong năm qua.
Những sự cố này ảnh hưởng đáng kể đến tình hình kinh doanh của doanh nghiệp, khi 30% doanh nghiệp cho biết họ bị tổn thất khoảng 500.000 đô la Mỹ hoặc nhiều hơn, trong đó 4% tổn thất tầm 1 triệu USD hoặc hơn.
Bên cạnh việc mất dữ liệu khách hàng, các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam gặp sự cố mạng còn bị mất dữ liệu nhân viên (67%), email nội bộ (61%), thông tin tài chính (58%), sở hữu trí tuệ (56%) và thông tin kinh doanh nhạy cảm (51%). Ngoài ra, 61% doanh nghiệp thừa nhận sự cố mạng tác động tiêu cực đến danh tiếng của họ.
Báo cáo của Cisco cũng tương ứng với nhận định của ông Nguyễn Minh Đức, CEO của CyRadar, một công ty hoạt động trong lĩnh vực an ninh mạng tại Việt Nam, theo ông doanh nghiệp ở Việt Nam thường phải đối mặt với hai vấn đề chính là tấn công của mã độc làm ngừng trệ hệ thống mạng và bị mất mát, rò rỉ dữ liệu, nhiều nơi dữ liệu bị mã hoá và đòi tiền chuộc.
Kinh phí là vấn đề để doanh nghiệp triển khai các giải pháp bảo mật
Có một thực tế là các doanh nghiệp tại Việt Nam ý thức được sự nguy hiểm và tăng mạnh vào đầu tư bảo mật, nhưng theo các chuyên gia, vấn đề về kinh phí và tìm ra một giải pháp hợp lý cho doanh nghiệp là điều đang làm các doanh nghiệp đau đầu. Bởi các doanh nghiệp vừa và nhỏ thường tập trung kinh phí cho các vấn đề trước mắt của doanh nghiệp như trang bị các phần mềm văn phóng, giải pháp bán hàng… còn các giải pháp về bảo mật, mặc dù được quan tâm, nhưng để đầu tư kinh phí lớn ngay từ ban đầu là một vấn đề khó với họ.
Cụ thể theo ông Nguyễn Minh Đức, CEO của CyRadar, trong quá trình hỗ trợ cho doanh nghiệp vừa và nhỏ chuyển đổi số cho biết, đa phần các doanh nghiệp đều hiểu được ít nhiều tầm quan trọng của bảo mật. Tuy nhiên, để tìm một giải pháp hiệu quả, chi phí hợp lý và đơn giản trong vận hành đối với họ là rất khó. Trong đó vấn đề kinh phí ảnh hưởng nhiều đến các doanh nghiệp, chẳng hạn như một số doanh nghiệp sau khi dùng hết thời gian miễn phí từ giải pháp bảo vệ của CyRadar cung cấp, thì họ không duy trì nữa. Họ tập trung kinh phí cho các vấn đề trước mắt, trong khi đó không hiểu rằng dịch chuyển toàn bộ thông tin lên kỹ thuật số, mà thiếu đi các biện pháp phòng chống tấn công trên không gian mạng là điều vô cùng nguy hiểm.
Cùng chung nhận định, ông Ngô Trần Vũ, CEO của công ty TNHH Bảo mật Nam Trường Sơn (NTS) cũng cho rằng, các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ đã cập nhật tốt hơn các công nghệ bảo mật trong 10 năm qua. Đó cũng là quá trình các hãng bảo mật nổi tiếng thế giới tiếp cận và giới thiệu các giải pháp bảo mật mới nhất giúp cho doanh nghiệp bảo vệ tài sản dữ liệu và vận hành an toàn.
Tuy nhiên, các doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm đa số tại Việt Nam không có đủ ngân sách đầu tư bài bản về bảo mật. Lý do có thể là các doanh nghiệp này chưa ưu tiên các khoản đầu tư về công nghệ mà tập trung toàn bộ vốn vào các hạng mục tạo ra doanh thu nhanh chóng.
Theo ông Ngô Trần Vũ, để giải quyết vấn đề này, bài toán đầu tư nhỏ kiểu trả góp để mang lại hiệu quả lớn cho doanh nghiệp là phù hợp nhất vào lúc này. Các giải pháp cung cấp dạng MSP (managed service provider) cho thuê các dịch vụ bảo mật theo tháng sẽ là lựa chọn đúng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ để giải quyết vấn đề này.
Lê Mỹ
Theo chuyên gia bảo mật thế giới, Mikko Hypponen, Giám đốc Nghiên cứu F-Secure, khi nhìn vào thiệt hại tài chính, mã độc tống tiền không phải tác nhân lớn nhất. Thực tế, số tiền bị mất vì những kẻ lừa đảo bằng email còn cao hơn nhiều.
" alt="Kinh phí là vấn đề của doanh nghiệp vừa và nhỏ khi đầu tư về bảo mật"/>Kinh phí là vấn đề của doanh nghiệp vừa và nhỏ khi đầu tư về bảo mật
Trên thực tế, dịch vụ vay tiền qua iCloud đang được nhiều người dùng yêu thích vì không cần gặp mặt, không cần thế chấp, giải ngân nhanh. Người vay chỉ cần có tài khoản iCloud - tài khoản Apple cung cấp cho người dùng để quản lý hình ảnh, danh bạ, video, file ghi âm... với một chiếc điện thoại iPhone, hoặc máy tính bảng iPad là họ có thể vay từ vài triệu đồng đến vài chục triệu đồng dễ dàng.
Cũng theo quảng cáo của các nhóm đối tượng, trường hợp có sẵn tài khoản iCloud, khi muốn vay tiền, người vay chỉ cần cung cấp tài khoản iCloud là sẽ được giải ngân. Còn nếu chưa có tài khoản, người vay có thể sử dụng tài khoản iCloud mà bên cho vay cung cấp.
Không ít người trẻ đã chọn vay tiền qua iCloud vì tin vào những ưu điểm mà bên cho vay quảng cáo như: thủ tục đăng ký vay dễ dàng, không phải thế chấp tài sản, không cần người bảo lãnh, xét duyệt và giải ngân nhanh chóng…
Tuy nhiên, các chuyên gia an toàn thông tin khuyến cáo, ngoài nguy cơ bị rò rỉ dữ liệu cá nhân bởi chiêu lừa đảo cho vay iCloud, người dân chọn dùng hình thức vay tiền này còn phải đối mặt với nguy cơ bị chiếm đoạt tài khoản iCloud.
Để phòng tránh ‘bẫy lừa đảo’, đồng thời bảo vệ thông tin dữ liệu của bản thân, Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT) khuyến nghị người dân cần 'nói không' với dịch vay tiền qua mạng nói chung và vay tiền qua iCloud nói riêng.
Người dân cũng cần lưu ý để không cung cấp thông tin cá nhân, thông tin tài khoản ngân hàng cho các đối tượng dưới mọi hình thức; Lựa chọn các tổ chức tài chính, ngân hàng uy tín để thực hiện vay tiền, không tìm đến các dịch vụ trên mạng xã hội; Cài đặt bảo mật 2 lớp để mọi thao tác cài đặt iPhone, iPad đều phải thông báo qua số điện thoại cá nhân.
Ngoài ra, trường hợp phát hiện hoặc nghi ngờ bị lừa đảo, người dân cần báo cáo với cơ quan chức năng, cơ quan Công an gần nhất để được hỗ trợ và giải quyết kịp thời.
Cục An toàn thông tin cùng các cơ quan, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực an toàn thông tin đều có chung nhận định tấn công lừa đảo nhắm vào người dùng cá nhân trên không gian mạng Việt Nam đang ngày càng gia tăng cả về số lượng vụ việc cũng như mức độ phức tạp, tinh vi của các hình thức lừa đảo.
Số liệu thống kê của Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia cho thấy, trong gần 1 tháng, kể từ ngày 20/5 đến ngày 16/6, đã có gần 1.800 phản ánh trường hợp lừa đảo do người dùng Internet Việt Nam thông báo qua hệ thống cảnh báo an toàn thông tin tại địa chỉ canhbao.khonggianmang.vn. Đáng chú ý, trong tuần từ ngày 10/6 đến 16/6, số phản ánh các trường hợp lừa đảo trên không gian mạng Việt Nam lên tới 814, gấp hơn 2 lần số phản ánh của các tuần trước đó.
Qua kiểm tra, phân tích, Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia nhận thấy có nhiều trường hợp lừa đảo giả mạo các mạng xã hội, website ngân hàng, các trang thương mại điện tử…
Cũng theo ghi nhận từ hệ thống kỹ thuật của Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia, trong hai tháng 4 và 5, đã phát hiện thêm 114 website giả mạo thương hiệu với mục đích lừa đảo được phát tán trên không gian mạng. Lũy kế đến hết tháng 5/2024, số địa chỉ website giả mạo cơ quan, tổ chức đã lên tới hơn 124.770 địa chỉ.
Những địa chỉ website giả mạo kể trên được các đối tượng, nhóm đối tượng sử dụng để lừa đảo, gây thiệt hại cho người dân trên không gian mạng, đồng thời gây thiệt hại nghiêm trọng đến uy tín, thương hiệu của cơ quan, tổ chức bị giả mạo.
Để ngăn chặn các hoạt động lừa đảo đến người dùng, cũng như đảm bảo an toàn thông tin cho người dùng và bảo vệ chính thương hiệu của đơn vị mình, Cục An toàn thông tin khuyến nghị các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp chủ động rà quét, phát hiện sớm các website lừa đảo giả mạo tổ chức của mình, và có cảnh báo sớm đến người dùng.
Cảnh báo chiêu lừa cho vay tiền qua iCloud gây rò rỉ dữ liệu người dùng
Trở lại thôn Át Thượng (xã Minh Xuân, huyện Lục Yên) sau hơn một tháng xảy ra vụ sạt lở kinh hoàng, phóng viên báo Dân tríthăm chị Hoàng Thị Nhiên (25 tuổi) khi nỗi đau mất chồng, mất nhà chưa thể nguôi ngoai.
Chị Nhiên không còn suy sụp, đôi mắt ánh lên sự cứng cỏi, song vẫn không ngăn được dòng lệ khi nhắc lại biến cố ập đến với gia đình.
"Mẹ chồng và mẹ con tôi vẫn nương nhờ nhà anh trai chồng. Tôi đã đi làm công ty trở lại, con trai tiếp tục đến trường. Cuộc sống của cả nhà cũng dần ổn định", người phụ nữ nắm chặt đôi bàn tay, chia sẻ.
Chị Hoàng Thị Nhiên là nhân vật trong bài viết "Ôm con thơ mỏi mòn ngóng chồng nằm dưới biển đất mênh mông", được báo Dân trí đăng tải trước đó.
Thông qua bài viết, báo Dân trí đã vận động được 77.403.964 đồng ủng hộ gia đình chị Nhiên. Toàn bộ số tiền đã được kết chuyển tới số tài khoản của chị.
Đại diện báo Dân trí cùng ông Nguyễn Thanh Đạo, Phó Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã Minh Xuân, trao bảng biểu trưng số tiền bạn đọc giúp đỡ tới gia đình chị Hoàng Thị Nhiên (Ảnh: Minh Nhân).
Thay mặt gia đình nhận khoản tiền ủng hộ, chị Nhiên xúc động: "Tôi xin cảm ơn báo Dân trí đã viết bài kêu gọi cho gia đình, cảm ơn các mạnh thường quân giúp đỡ gia đình tôi trong thời gian qua.
Sau khi cơn bão số 3 đi qua, rất nhiều người không may mất nhà, mất người thân. Chúng tôi cũng cảm nhận rõ hơn sự ấm áp của tình đồng bào khắp nơi. Nhờ đó, mẹ con tôi và những người bị nạn có thêm động lực, mạnh mẽ bước tiếp".
Chị Hoàng Thị Nhiên xúc động khi nói lời cảm ơn bạn đọc báo Dân trí ủng hộ gia đình vượt qua khó khăn (Ảnh: Thu Thảo).
Trở thành góa phụ khi tuổi đời còn quá trẻ, chị Nhiên không thể đong đếm nỗi đau xót trong lòng. Thế nhưng, chị thấy bản thân vẫn may mắn vì còn con trai bên cạnh làm điểm tựa, là động lực để bước tiếp.
Đau thương sẽ dần lùi về sau, điều chị Nhiên mong mỏi lúc này là sớm có ngôi nhà mới để ổn định cuộc sống, an tâm phụng dưỡng mẹ già, lo cho con thơ...
Sau trận sạt lở đất kinh hoàng xảy ra ở thôn Kéo Quạng (xã Minh Xuân) ngày 10/9, chị Hoàng Thị Linh (30 tuổi) và em trai Hoàng Văn Huy (26 tuổi) đã vĩnh viễn mất đi người cha kính yêu, căn nhà gỗ ba gian cũng bị sập hoàn toàn.
Khi thiên tai xảy ra trên quê hương, chị Linh đang làm thuê tận TPHCM, còn anh Huy phụ hồ ở Hà Giang nên may mắn thoát nạn.
Giờ đây, nhà cửa không còn, anh Huy phải dọn về sống trong căn lều được dựng tạm trên mảnh đất của cô ruột. Anh cùng bà nội, hai chú và cô ruột chia nhau không gian chật hẹp, tạm bợ, chen chúc qua ngày.
Ngày 8/11, tại nhà văn hóa UBND xã Minh Xuân, anh Huy thay mặt gia đình trân trọng đón nhận số tiền 48.372.713 đồng do bạn đọc giúp đỡ gia đình anh thông qua số tài khoản của báo Dân trí.
Anh xúc động gửi lời cảm ơn báo Dân trícùng các nhà hảo tâm đã quan tâm, giúp đỡ và chia sẻ với nỗi mất mát của gia đình. Bên cạnh đó, báo Dân trícũng đã kêu gọi, kết nối bạn đọc hỗ trợ xây ngôi nhà Nhân ái cho gia đình anh.
"Cơn bão số 3 đi qua để lại nỗi đau tột cùng, giờ mong ước lớn nhất của tôi là có căn nhà mới để thờ bố, vơi bớt khó khăn và ổn định cuộc sống. Nhờ bạn đọc báo Dân trí và các nhà hảo tâm giúp đỡ, tôi mới có thể thực hiện được điều này", anh Huy nghẹn ngào.
Anh Hoàng Văn Huy thay mặt gia đình và chị gái Hoàng Thị Linh, trân trọng đón nhận số tiền hỗ trợ từ bạn đọc báo Dân trí (Ảnh: Minh Nhân).
Anh Hoàng Văn Huy nén đau thương để lo chu tất hậu sự cho bố (Ảnh: Gia đình cung cấp).
Chị Hoàng Thị Linh và anh Hoàng Văn Huy là hoàn cảnh trong bài viết "Bố tôi tai điếc, không nghe thấy tiếng đất đồi sạt lở để mà chạy đi", được báo Dân trí đăng tải trước đó.
Mẹ anh Huy bỏ đi biệt tích hơn 10 năm nay, chị gái đi lấy chồng nên chỉ còn bố con anh sống trong căn nhà gỗ ba gian. Vì hoàn cảnh, anh đi làm phụ hồ ở Hà Giang, thu nhập mỗi tháng ngót nghét 5 triệu đồng.
Trưa 10/9, ông Hoàng Văn Nhị (SN 1951, bố anh Huy), khi đang ngồi bên dưới nhà sàn thì bị đất trên đồi đổ ập xuống, chôn vùi ông cùng với ngôi nhà. Ông Nhị tai điếc, không nghe thấy tiếng đất đồi sạt lở để mà chạy đi.
Khi những hình ảnh đau lòng về hoàn cảnh của gia đình anh Huy được đăng tải, anh đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của đông đảo bạn đọc. Số tiền mà bạn đọc Dân trívà các nhà hảo tâm chung tay hỗ trợ giúp anh Huy gắng gượng vượt qua nỗi đau.
Ở tuổi gần đất xa trời, bà Hoàng Thị Mừng (72 tuổi, thôn Kéo Quạng, xã Minh Xuân) không thể ngờ chỉ trong một ngày, bà phải đối diện với nỗi đau tột cùng khi mất đi người con trai cả, mất ngôi nhà gắn bó hơn nửa cuộc đời vì thảm họa sạt lở.
Từ khi xảy ra chuyện, bà Mừng cùng 3 người con và cháu nội chen chúc trong túp lều dựng tạm ven đường, cách nhà cũ chừng 300m. Hàng xóm thương cảm, gom góp những thanh gỗ cũ ghép tạm cho bà chiếc phản để nằm ngủ.
Mất mát vượt quá sức chịu đựng, bà Mừng chưa đêm nào có một giấc ngủ ngon. Ngày qua ngày, sức khỏe của bà bị bào mòn, đến gần đây thì ngã quỵ.
"Mẹ tôi nằm viện hơn 10 ngày nay vì suy nhược cơ thể, đau đại tràng, đau dạ dày, thoái hóa 3 đốt sống thắt lưng, chân đau không đi lại được. Anh trai tôi mới mổ não nên cả nhà mấy nay vẫn chưa thể ổn định", chị Hoàng Thị Nhiều (con gái bà Mừng) chia sẻ.
Thay mặt cho bà Mừng, nhận bảng biểu trưng số tiền bạn đọc ủng hộ, chị Nhiều xúc động: "Tôi xin cảm ơn độc giả báo Dân trí, các mạnh thường quân, chính quyền địa phương đã tạo điều kiện giúp đỡ gia đình tôi trong lúc hoạn nạn. Thay mặt mẹ, tôi không biết nói gì hơn ngoài lời cảm ơn mọi người".
Ngày 8/11, chị Nhiều thay mặt mẹ xin trân trọng đón nhận số tiền 23.308.000 đồng được bạn đọc Dân trí ủng hộ qua Chương trình Nhân ái tới gia đình. Toàn bộ khoản tiền đã được kết chuyển đến số tài khoản của gia đình bà Mừng (Ảnh: Thu Thảo).
Thông qua bài viết "Mất con, mất cả ngôi nhà sau cơn bão, bà cụ 72 tuổi dựng lều sống ven đường", bạn đọc báo Dân tríđã chung tay ủng hộ, chia sẻ với nỗi mất mát của gia đình bà Hoàng Thị Mừng.
Bà Mừng thuộc hộ khó khăn của xã Minh Xuân. Bà có 7 người con nhưng ai nấy đều khó khăn. Thời gian qua, cả gia đình bà chủ yếu sống nhờ số tiền được các nhà hảo tâm hỗ trợ để trang trải sinh hoạt.
"Mẹ tôi đã lớn tuổi, cứ ốm đau, đi viện triền miên mà phải sống trong điều kiện kham khổ, sinh hoạt bất tiện, tôi nghĩ thấy xót xa quá. Tôi không mong ước gì hơn ngoài việc mẹ có căn nhà, yên tâm sống tiếp quãng đời về sau", chị Nhiều trải lòng.
Chị Hoàng Thị Nhài (46 tuổi, xã Lâm Thượng, huyện Lục Yên) là nhân vật trong bài viết "Con trai còn nằm lạnh ngoài suối, lòng tôi đau như dao cắt", đã được báo Dân tríđăng tải trước đó.
Ngày 8/9, cơn bão số 3 ập đến đã cuốn anh Lý Phương Vang (46 tuổi, chồng chị Nhài) đi mất. 10 ngày sau, thi thể anh Vang được tìm thấy ven suối cách nhà khoảng 2km. Sau những đau đớn tột cùng, chị Nhài vẫn phải mạnh mẽ đứng lên, gồng gánh toàn bộ trách nhiệm gia đình, lo toan kinh tế, thay chồng phụng dưỡng bố mẹ và nuôi hai con ăn học.
Trong khoảnh khắc trân trọng đón nhận số tiền 52.189.000 đồng ủng hộ từ bạn đọc báo Dân trí, chị Nhài bật khóc nức nở, xúc động cảm ơn cộng đồng đã chung tay giúp đỡ gia đình chị trong lúc hoạn nạn.
"Khoản tiền này có giá trị rất lớn đối với gia đình. Mọi người đã cứu tôi khỏi bờ vực đau khổ, giúp tôi thêm động lực phụng dưỡng bố mẹ chồng và nuôi hai con ăn học", chị Nhài nói.
Chị Hoàng Thị Nhài trân trọng đón nhận số tiền hỗ trợ từ bạn đọc báo Dân trí (Ảnh: Minh Nhân).
Nghĩ về tương lai của hai con và sức khỏe bố mẹ chồng đã ngoài 70, người phụ nữ mạnh mẽ đứng lên làm trụ cột gia đình. Chị nói, sự quan tâm của độc giả báo Dân tríđã giúp chị vơi bớt gánh nặng, bớt những đêm mất ngủ trằn trọc, để nhìn về ngày nắng dần lên sau bão lũ.
Trước đó, tại nhà văn hóa UBND xã Minh Xuân, báo Dân trícũng đã trao bảng biểu trưng số tiền 91.972.114 đồng cho gia đình chị Hoàng Thị Ngọc Duyễn (24 tuổi, thôn Át Thượng, xã Minh Xuân) và trao 94.464.700 đồng cho gia đình chiến sĩ nghĩa vụ Hoàng Trọng Diệp (19 tuổi, cùng thôn Át Thượng).
Ông Nguyễn Thanh Đạo, Phó Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã Minh Xuân bày tỏ: "Thay mặt địa phương, tôi xin cảm ơn độc giả báoDân trí cùng các mạnh thường quân đã giúp đỡ người dân vơi bớt khó khăn, tái thiết cuộc sống sau thảm họa sạt lở ở thôn Át Thượng và Kéo Quạng".
Xã Minh Xuân (huyện Lục Yên) là một trong những địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề của cơn bão số 3 (Yagi). Mưa lũ kéo theo sạt lở đã vùi lấp hoàn toàn 8 ngôi nhà, khiến 10 người dân tại thôn Át Thượng và thôn Kéo Quạng tử vong.
Trên địa bàn xã, nhiều ngôi nhà sạt lở và hư hỏng, hàng trăm người dân phải di dời đến nơi an toàn. Hơn 60ha hoa màu ngập úng, người dân chịu nhiều thiệt hại về tài sản và gia súc, gia cầm...
" alt="Ngày nắng lên sau bão: Tình đồng bào làm ấm, lành những vết đau"/>Ngày nắng lên sau bão: Tình đồng bào làm ấm, lành những vết đau
Marketer: Nhiều thách thức, nhưng cũng nhiều tưởng thưởng
Ông Võ Văn Dung, giáo viên thỉnh giảng Viện ISB, cho biết: “Theo VietnamWorks, Marketing luôn nằm trong top 10 ngành nghề có nhu cầu tuyển dụng cao nhất. Theo số liệu của Trung tâm Dự báo năng lực quốc gia, từ nay đến năm 2025, mỗi năm Việt Nam cần hơn 21.000 marketer, chỉ tính riêng TP.HCM trong năm 2020, con số đó là hơn 10.000”.
Với kinh nghiệm 15 năm trong ngành, từng phụ trách lãnh vực Marketing của nhiều doanh nghiệp lớn như Generali Việt Nam, Manulife Việt Nam; AIA Việt Nam, Pepsico, Tập đoàn Y khoa Hoàn Mỹ, ông Dung cho rằng, đây là một công việc đầy thách thức, đòi hỏi hy sinh nhiều nhưng luôn được tưởng thưởng xứng đáng.
“Học Marketing ra sẽ làm gì? Đó có thể là người phụ trách xây dựng thương hiệu, là chuyên viên quan hệ công chúng (PR - Public Relations); là chuyên gia quảng cáo; nhân viên tiếp thị kỹ thuật số; người tổ chức sự kiện… Khó có thể liệt kê hết, nhưng đó là những đầu việc cơ bản nhất”, ông Dung giải thích.
Theo ông Dung, cũng như nhiều ngành nghề khác, Marketing tùy thuộc vào năng lực của từng người. Với những ai đam mê, hứng thú và nhiều năng lượng sáng tạo, thì đây là niềm đam mê thú vị. Ngược lại, đây cũng có thể là một loại công việc nặng nhọc, nhiều áp lực.
Đặc thù của Marketer là phải chịu được áp lực công việc cao do thường, không chỉ thuần túy làm một công việc trong cùng thời điểm. Marketer phải luôn sáng tạo, bởi thị trường và nhu cầu khách hàng liên tục thay đổi. Họ cũng là những người ứng biến giỏi để thích nghi với sự thay đổi liên tục đó, và phải chấp nhận làm việc ngoài giờ hoặc cuối tuần.
Ông Dung nhấn mạnh: “Áp lực nhiều. Bận rộn nhiều. Nhưng, sự tưởng thưởng của nghề là không giới hạn. Một sinh viên mới ra trường có thể có mức lương 5 đến 10 triệu VND/tháng. Sau 3 đến 5 năm, nếu làm tốt, lương sẽ tăng từ 20 đến 40 triệu. Sau 6 đến 8 năm chăm chỉ, tiến bộ, lương sẽ là 60 đến 80 triệu. Như tôi hoặc nhiều anh chị khác, sau 10, 15 năm, lên đến cấp lãnh đạo thì mức lương có khi lên đến 150 - 200 triệu. Ngoài ra, có rất nhiều cơ hội thăng tiến và chọn lựa để thay đổi công việc, dù tôi không khuyến khích bạn nhảy việc liên tục”.
Marketing của WSU BBUS tại Viện ISB: Đào tạo sự chuyên nghiệp
![]() |
Một buổi thảo luận ngoài trời của SV chương trình Western Sydney tại Viện ISB - Ảnh: Tuyên Giang |
Hãy hình dung, ngay từ những ngày nhập môn, bạn sẽ cùng với 4 đến 5 bạn học khác trong lớp cùng thành lập một công ty. Công ty bạn sẽ cạnh tranh với các công ty khác trên thị trường, với các hoạt động kinh doanh, các giải pháp Markerting. Bạn phải quyết định các thương vụ lớn. Phải quản lý rủi ro. Và sau 12 tuần, bạn sẽ dừng lại để so sánh với những công ty khác, xem thử mình thắng hay bại.
Đây là một trò chơi mô phỏng trực tuyến trong môn Chiến lược Makerting của WSU BBUS. Kết thúc, là việc nhóm của bạn phải thuyết trình về hoạt động của công ty bạn. Và mỗi sinh viên sẽ có một bài đúc kết chừng 1.000 từ để nhận diện bài học từ thành công hay thất bại của công ty bạn.
Cô Nguyễn Thúy Hằng - Giảng viên chương trình WSU BBUS cho biết, Marketing cũng như các chuyên ngành khác củaViện ISB đều bằng giảng dạy bằng Anh ngữ toàn bộ.
Giai đoạn 1, SV sẽ học hai môn cơ bản: Nguyên lý Marketing và Hành vi người tiêu dùng. Giai đoạn 2, SV sẽ có 12 môn học, gồm 6 môn nền tảng về nghề Marketing như kỹ năng nghiên cứu thị trường, kỹ năng truyền thông, nghiên cứu sáng tạo và 6 môn chuyên sâu như Quản trị thương hiệu, Chiến lược Marketing… và kết thúc chương trình là Dự án Marketing. Thực tế, SV của chương trình đều xin được việc làm trước kỳ cuối. Và rất nhiều SV đã mang dự án của công ty giao về để thực hiện bài tập cuối cùng này.
Cô Hằng chia sẻ: “Kiến thức là đương nhiên. Nhưng bên cạnh kiến thức, chương trình rất chú trọng đến đào tạo kỹ năng và thái độ khoa học cho SV. Đây chính là những yếu tố mà nhà tuyển dụng đòi hỏi. Quá trình học, SV luôn được rèn luyện khả năng làm việc nhóm; kỹ năng thuyết trình; kỹ năng phản biện… Triết lý cơ bản của chương trình là Học đi đôi với hành. Lý thuyết trên thế giới sẽ được giải thích bằng thị trường Việt Nam, ngược lại, thực tế sẽ được soi chiếu bằng các mô hình khoa học để SV có thể giải quyết những vấn đề từ thực tiễn muôn hình muôn vẻ sau này”.
“SV được thụ hưởng một môi trường đào tạo cởi mở. Quan trọng nhất là việc phát triển khả năng tự học, tự nghiên cứu, phù hợp với sự thay đổi liên tục của xu hướng tiêu dùng, hành vi khách hàng. Nghe giảng bài chỉ là một phần. Thảo luận nhóm, thuyết trình cá nhân, thuyết trình nhóm, làm bài tập, chơi các games giả lập, đọc trước tài liệu, tự dựng video để trình chiếu… là những đầu việc chiếm gần hết thời gian của một SV. Rất vất vả, nhưng SV đều chung một nhận xét: bản thân thay đổi rất nhiều, tích cực hẳn lên” - cô Hằng nói thêm.
Chuyên ngành Marketing của WSU BBUS là một trong ba chuyên ngành học hoàn toàn tại Việt Nam với thời gian đào tạo là 3 năm. Bằng Cử nhân do ĐH Western Sydney cấp, có giá trị như nhau trên toàn cầu. Chương trình học hoàn toàn bằng tiếng Anh tại Viện ISB (ĐH Kinh tế TP. HCM).
Tìm hiểu về chương trình tại https://isb.edu.vn.
Với những SV chưa sẵn sàng về tài chính, có thể tham khảo gói Trả góp - Vay học tập Education Finance cho chương trình WSU BBUS. Tìm hiều thêm tại http://tragop.taichinhduhoc.com.vn. |
Mỹ Ngọc
" alt="Western Sydney BBUS: Makerting"/>