Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (TƯ MTTQVN) vừa công bố kế hoạch giám sát việc giải quyết những vấn đề tồn đọng trong thực hiện dự án nhà ở và văn phòng làm việc tại khu hồ An Dương (phường Yên Phụ, quận Tây Hồ, Hà Nội) của công ty TNHH xây dựng IDC (cty IDC) – dự án xã hội hóa đầu tiên của Thủ đô đồn thời cũng là dự án có thời gian “treo” gần 30 năm qua. |
Ông Lê Quốc Khánh - GĐ Cty IDC bên dự án tâm huyết của mình |
TƯ MTTQVN yêu cầu làm rõ quá trình giải quyết vụ việc, nguyên nhân khiến vụ việc kéo dài, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức có liên quan góp phần để giải quyết vụ việc theo quy định của pháp luật; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của cty IDC và các bên có quyền lợi liên quan; đánh giá thực trạng việc giải quyết các tồn đọng; đề xuất các giải pháp để giải quyết vụ việc.
Theo đó, Ban Thường trực UB TƯ MTTQVN thành lập đoàn giám sát gồm đại diện Ban Thường trực TƯ MTTQVN; Hội Luật gia Việt Nam; Ban Dân chủ - Pháp luật; đại diện các Bộ Tư pháp; Thanh tra Chính phủ; Hội Luật gia VN; Liên đoàn Luật sư VN; Hội đồng tư vấn Dân chủ - Pháp luật…
Đoàn sẽ làm việc với các đơn vị liên quan, gồm: Văn phòng Chính phủ; UBND TP Hà Nội; Cục thuế TP. Hà Nội; các Sở Tài chính, TN&MT, QH-KT, UBND các quận Tây Hồ, Ba Đình; UBND phường Yên Phụ; Cty TNHH Xây dựng IDC.
|
Ít ai nghĩ, một khu đô thị kiểu mẫu đầu tiên của Thủ đô theo kỳ vọng, sau gần 30 năm treo, vẫn có cảnh người dân chăn nuôi tăng gia như thời bao cấp? |
TƯ MTTQVN cho biết, mỗi đơn vị đoàn sẽ làm việc trong thời gian 1/2 ngày. Kết thúc đợt giám sát, Đoàn sẽ tổng hợp kết quả báo cáo Ban thường trực TƯ MTTQVN. Căn cứ kết quả giám sát, Ban Thường trực sẽ có văn bản gửi tới các cơ quan có thẩm quyền kiến nghị, đề xuất, dự báo những vấn đề tồn đọng trong thực hiện dự án.
Dự án xã hội hóa bị "treo bền vững" đầu tiên
Năm 2016, Báo VietNamNet đã có loạt bài phản ánh về bi kịch của nhà đầu tư thực hiện dự án xã hội hóa đầu tiên của Hà Nội – Công ty IDC, UBND TP.Hà Nội ngay sau đó đã vào cuộc.
Ngày 21/6/2016, Bí thư Ban cán sự Đàng UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã có báo cáo gửi Thường trực Thành ủy Hà Nội để xin ý kiến chỉ đạo về vụ việc… Tuy nhiên, sau 3 năm đã qua, sự vào cuộc của các Sở, ngành của Hà Nội tiếp tục khiến sự việc kéo dài thêm thời gian treo của dự án.
Trước đó, ngày 31/12/2015 , PCT thường trực Vũ Hồng Khanh đã chủ trì cuộc họp với Công ty IDC cùng các sở ban ngành và thông qua Thông báo số 04/TB-VP ngày 06/01/2016.
|
Ông Lê Quốc Khánh, GĐ Cty IDC, gần 30 năm "đuổi theo" dự án để yêu cầu UBND TP Hà Nội giải quyết dứt điểm tồn đọng |
Theo đó, UBND TP.Hà Nội chỉ đạo Sở Quy hoạch kiến trúc chủ trì cùng các sở ban ngành phối kết hợp với IDC thực hiện việc chỉnh trang đô thị của Dự án Hồ An Dương.
Sở Tài chính có nhiệm vụ chủ trì cùng các Sở, ngành liên quan và UBND quận Ba Đình kiểm tra, xem xét đề nghị của Công ty IDC về việc hoàn trả kinh phí san lấp Hồ An Dương.
Ngày 20/1/2016, Tổng Thanh tra Chính phủ, ông Huỳnh Phong Tranh đã có kết luận tại thông báo số 148/TB-BTCDTW: Dự án đã thực hiện đúng theo trình tự pháp luật; Lý do Dự án bị kéo dài là do quá trình điều chỉnh luật, và các chính sách thay đổi. Ông cũng nhấn mạnh:“Trong nguyên nhân chủ quan có vấn đề khả năng của chủ đầu tư và khi nhận thấy hiệu quả kinh doanh ở diện tích chưa được thu hồi không cao đã chủ động đề xuất Thành phố điều chỉnh quy hoạch”.
Để khắc phục hậu quả làm tổn thất đến Doanh nghiệp, Thanh tra Chính phủ giao cho UBND TP.Hà nội chỉ đạo Công ty IDC tiếp tục triển khai Dự án theo quy hoạch chỉnh trang phù hợp và báo Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh quy hoạch… trong quý 2 năm 2016.
Ngày 28/3/2016, Văn phòng chủ tịch nước đã có công văn số 399/VPCTN-PL-m gửi Chủ tịch UBND thành phố Hà nội chỉ đạo về việc sớm giải quyết dứt điểm các tồn tại của Dự án, tạo điều kiện cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp.
Ngày 14/4/2016, Sở Tài chính Hà Nội chủ trì cuộc họp với Công ty IDC và các Sở ban ngành về việc thống nhất việc hoàn trả kinh phí đầu tư hạng mục san lấp Hồ An Dương. Sở Tài chính và các cơ quan liên quan xác định số tiền hoàn trả cho IDC là hơn 725 triệu đồng và lãi suất cơ bản của Ngân hàng Nhà nước.
|
30 hộ dân thuộc diện di dời nhường đất cho dự án cũng ngần ấy thời gian bị "treo" không được cải tạo, xây dựng vì đất thuộc quy hoạch |
Phương án của Sở Tài chính khiến cty IDC lại một lần nữa đứng trước vực thẳm, bởi đó là khoản đầu tư IDC huy động cách đây gần 30 năm để san lấp hồ An Dương. Thời điểm đầu những năm 1990, đó là một con số khổng lồ.
Giám đốc Công ty IDC, ông Lê Quốc Khánh đại diện cho 77 cổ đông kiến nghị, nguyện vọng của Công ty IDC và 77 cổ đông là được cấp đất theo dự án san lấp (8.400m2), gồm 77 thửa đất cho 77 suất đầu tư (diện tích 60m2/suất); UBND TP Hà Nội trả tiền đầu tư san lấp và tiền lãi chậm trả tổng số hơn 16 tỷ đồng – một con số khác xa so với số tiền hơn 700 triệu theo tính toán của Sở Tài chính.
Ông Khánh đau xót: "Sau ngần ấy năm, có những cổ đông hiểu được bản chất sự việc, vẫn kiên trì, bền bỉ cùng ông. Nhưng, cũng có những người vì hết kiên nhẫn, chịu đựng đã trở thành bất mãn. 77 cổ đông góp vốn gần 30 năm trước, hiện giờ chỉ còn gần chục người còn sống, hầu hết đã mất vì tuổi già, bệnh tật...".
Dự án nhà ở và văn phòng làm việc tại khu hồ An Dương (phường Yên Phụ, quận Tây Hồ, Hà Nội) của cty IDC làm chủ đầu tư là dự án xã hội hóa đầu tiên của Thủ đô đồng thời cũng là dự án có thời gian “treo” gần 30 năm qua. Thời điểm trước năm 1990, dải đất thuộc hồ An Dương (diện tích 8.400m2) bị hoang hóa từ lâu, thuộc quyền quản lý của UBND quận Ba Đình (sau đó thuộc quận Tây Hồ), là nơi chứa rác thải và đổ rác của các hộ dân khu vực quanh hồ, gây mất vệ sinh, ô nhiễm môi trường.
Để giải quyết thực trạng này, UBND quận Ba Đình đã dề nghị TP.HNcho phép quận được sử dụng dải đất hồ này, san lấp tạo mặt bằng, xây dựng nhà ở thấp tầng, theo phương châm “nhà nước và nhân dân cùng làm” từ nguồn vốn tự huy động của các tổ chức, cá nhân và nhân dân cùng thực hiện dự án.
Ngày 4/6/1990, QĐ cùng giấy cấp phép sử dụng đất số 2705/UB/XDCB, Hà Nội chấp thuận để quận Ba Đình được phép san lấp hồ An Dương, kèm theo quy hoạch được phê duyệt tỷ lệ 1/500.
Từ chủ trương này, IDC xây dựng phương án làm chủ đầu tư thực hiện dự án, có trách nhiệm trích nộp 20% lợi nhuận vào ngân sách quận Ba Đình.
Tuy nhiên, vì những thay đổi về cơ chế, chính sách đã khiến dự án thành dự án “treo bền bỉ” qua hai thế kỷ, và khiến IDC rơi vào “ngõ cụt”!
Bi kịch của dự án xã hội hóa đầu tiên ở Hà Nội
Là một trong những dự án xã hội hóa đầu tiên của Hà Nội, sau gần 3 thập kỷ, câu chuyện của Cty IDC – đơn vị nhận san lấp hồ An Dương, cuối cùng cũng tìm được tiếng nói giải quyết.
" alt="Dự án treo gần 30 năm giữa Thủ đô sẽ được giải quyết dứt điểm?"/>
Dự án treo gần 30 năm giữa Thủ đô sẽ được giải quyết dứt điểm?
Hơn 1.000 ý kiến đã được gửi về chỉ vài giờ sau khi bài viết “Ông bố Hà Nội 'đập nát' iPhone, cho con nghỉ học online” được đăng tải. Câu chuyện khiến độc giả VietNamNetxôn xao với nhiều ý kiến trái chiều. Phụ huynh “đập” điện thoại… không hết lỗi?
Không ít độc giả cho biết từng rơi vào tình cảnh tương tự như trong bài viết.
"Tình cảnh này giống hệt nhà tôi, 7h30 con dậy ngồi máy tính học trực tuyến, bố làm bữa sáng, 9h con ra lấy vào vừa ăn vừa học. Bữa trưa gọi con vội vàng ăn xong lại vào ngồi máy liên tục đến khi đi ngủ chỉ dừng để ăn. Ngồi máy tính quá nhiều, bố can thiệp thì con lí do làm bài, và cần giải trí, nhắc nhở thì lí sự rất nhiều (một phần do tâm lý tuổi 15). Lên giường còn ôm theo laptop, nhắc nhở còn cãi láo, cơn giận bùng lên, laptop bị đập nát. Bây giờ tôi rất bế tắc, không dám nhắc nhở nhiều vì con sẵn sàng im lặng" - anh Nguyễn Văn Minh viết.
Nhiều người tán đồng việc cho con tạm dừng học online, nhưng cũng có người phản đối việc đập iPhone của anh Dương.
Độc giả Trần Phongkhẳng định đây là lỗi của phụ huynh bởi: “Đây là các con lợi dụng việc học trực tuyến sử dụng điện thoại máy tính đến quá khuya để chát chít, Facebook, và các trang mạng xã hội thôi. Tóm lại bố mẹ cần quan tâm đến con cũng như thời gian học của con nhiều hơn”.
Độc giả Hai Nguyenthì cho rằng việc học online là bất khả kháng, thế nên không thể đổ lỗi cho ngành giáo dục. Theo anh, các thầy cô và các con cũng hoàn toàn bỡ ngỡ chứ không riêng gì phụ huynh: “Bạn có quyền lựa chọn thay đổi để đồng hành cùng con hoặc bạn có quyền bỏ cuộc”.
Không dừng ở đó, độc giả này cho rằng, nên chấp nhận sự thật là các thiết bị điện tử sẽ sớm chiếm thời gian của các bé. Chấp nhận là bước đầu tiên để có thể đồng hành với các con.
"Tôi có 2 con đang học online, tôi mừng vì các con được an toàn trước Covid và hoàn toàn hài lòng với chức năng quản lý screen time đối với trẻ em của Apple”.
Con trẻ 'mụ người' vì học online?
Bạn Long Hoàngcho rằng: “Nhà trường đang dồn ép quá nhiều cho các cháu. Bên cạnh đó, áp lực thi cử buộc các cháu lúc nào cũng kè kè điện thoại, máy tính. Đối với việc học online cũng cần có thời gian và số môn học phù hợp, tạo tâm lý thoải mái”.
Bạn Nhungchia sẻ: “Tôi vẫn suy nghĩ thà học chậm và muộn 1,2 năm còn hơn để các con bị ảnh hưởng nặng nề cả sức khỏe thể chất và tinh thần”.
|
|
Không ít phụ huynh lo lắng các con sẽ trở thành… game thủ sau thời gian dài học online. Bạn Langthang1102cho biết: “Tôi nghĩ hãy thử làm một bài test các phụ huynh xem, học online xong nếu không dạy con có biết gì không? Tôi cá trên 50 % là không thu được gì từ việc học này”.
Tán đồng ý kiến này, bạn Bách Việttâm sự: “Nhà em thật sự hết cách với các cháu do học online rồi; không chỉ thành game thủ mà tính cách các cháu cũng thay đổi tiêu cực, mắt cận, cáu bẳn”.
Còn câu chuyện của gia đình bạn Trọng Đạtcũng nghiêm trọng không kém: “Con tôi học lớp 9 cũng vậy, học online cả ngày lẫn đêm (học chính + học thêm + chát với bạn bè); vợ tôi phải mang cơm vào phòng học cho cháu vừa ăn vừa học, cả tháng không ra khỏi nhà vì học online; dạo này tâm lý của cháu trở lên cáu bẳn, cục tính, tôi thấy học online hiệu quả không cao”.
Nhiều độc giả đều bày tỏ sự lo lắng về cả tinh thần và thể chất của trẻ nhỏ khi học online kéo dài mà không có sự kiểm soát tốt.
"Tôi có cậu con trai năm nay học lớp 9, cháu cũng cắm mặt vào máy tính từ 7h45 sáng, trưa thấy bố mẹ đi làm về thì nghỉ một chút, chiều ngồi ôm máy đến 10h tối ăn cũng muốn ngồi ôm máy, bảo nghỉ thì con lý do này nọ, sinh gắt gảu. Tôi cũng sợ con bị ảnh hưởng tâm sinh lý và sức khoẻ" - độc giả Nguyễn Mạnhgửi về VietNamNet.
Còn độc giả Hoàng Thị Hiềnthì viết: "Các con vừa học, vừa vào nhóm chát của lớp, của nhóm riêng. Bài tập thì hết trong SGK, đến bài nhóm, rồi cô còn giao thêm ở ngoài. Thậm chí văn cô còn bảo soạn trước các bài chứ không phải một bài..... Thật sự cảm thấy sợ và lo lắng"
"Học online nên có sự giảm tải về nội dung và thời gian"
Đó là ý kiến của nhiều phụ huynh, ví như bạn Anh Quân: “Học online nên có sự giảm tải về nội dung và thời gian. Học như hiện nay thì hoàn toàn không ổn. Bộ Giáo dục nên nghiên cứu và có sự điều chỉnh cho phù hợp. Quá nhiều nội dung, không cần thiết...”.
Trong khi đó, độc giả [email protected] cho hay đồng ý với quan điểm của phụ huynh trong bài viết.
"Học sinh vừa học vừa chat nhóm, vừa chơi game trên máy, giáo viên thì không thể kiểm soát được các học sinh của mình đang làm gì..... Hơn nữa nhờ có máy tính hoặc điện thoại được sở hữu một mình, phụ huynh thì đi làm, bận việc không thể ngồi giám sát suốt thời gian học của con, nên vì cũng ở lứa tuổi hiếu kỳ, các con đã xem và vào nhiều trang mạng nguy hại không phù hợp với lứa tuổi..... Rất nhiều vấn đề làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc phát triển tâm sinh lý cũng như mặt đạo đức của học sinh. Tôi mong rằng dù biết phải đối ứng khi dịch bệnh không thể đến trường, nhưng việc học online không nên chạy chương trình như khi đến trường. Việc học có thể kéo dài hơn so với mọi năm không có dịch. Thậm chí vào những tháng hè nếu không có dịch thì có thể cho học sinh đi học bình thường và coi như những tháng nghỉ dịch thay là nghỉ hè".
Độc giả Nguyên Hảicũng đồng ý: “Mình kịch liệt phản đối cho con học online hai ca cả sáng và chiều. Như thế là quá tải với các con. Các con không thể nhìn máy tính, điện thoại liên tục như vậy”.
Độc giả Mimosacòn đưa thời khoá biểu chi tiết của con như minh chứng cho sự căng thẳng và quá tải khi học online: “Hiện tại con mình ngồi từ 7h25 -11h55 sáng, chiều từ 14h đến 16h30 thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần. Mỗi tiết cách nhau 5 phút, nên không kịp đứng dậy vì chào cô môn này xong, phải vào lớp tiếp theo không thì không kịp điểm danh. Ngoài ra còn bài tập trên máy, dự án trên máy, sách trên máy... Nhìn con thương quá! Thấy mắt con mỏi, nhìn mờ lại phải tranh thủ massage mắt cho con”.
Bạn Letudungphân tích và cả… động viên các phụ huynh: “Đã xác định là "Tình huống khẩn cấp" mới phải "dạy và học online" - nhưng tư duy là học online nhưng phương pháp là offline thì nó phải vậy thôi. Không bàn về thiết bị, công nghệ - vốn đã quá nhiều vấn đề; nhưng rõ ràng học online thì nội dung phải được giảm tải, thiết kế cho nó phù hợp. Học online thì người điều hành lớp học là các thầy cô giáo - nhưng rất xin lỗi vì nhiều thầy cô đâu có rành về công nghệ, phương pháp và tâm lý dạy online đã được trang bị đầy đủ đâu... Có vấn đề là lại đổ tại công nghệ, zoom... trong khi cái quan trọng nhất là phương pháp thực hiện thì ngành giáo dục vẫn lúng túng lắm”.
Trong khi đó, độc giả Lê Thu Hà- phụ huynh của một nữ sinh lớp 9 than phiền về chương trình học quá nặng, nhiều kiến thức không cần thiết.
“Con có xu hướng học tốt các môn xã hội như Văn, Anh, Sử. Tôi kèm thêm cho con Toán với mục đích thi tốt cấp 3. Tuy nhiên, cảm thấy thực sự sốt ruột vì suốt ngày nghe cô giáo nhắn tin báo kết quả học tập các môn Lý, Hóa. Vì vậy, bắt buộc tôi phải học lại kiến thức 2 môn này dạy cho con. Sau thời gian tìm hiểu, tôi đang thắc mắc tại sao chương trình học Lý, Hóa bây giờ nặng hơn rất nhiều so với kiến thức cách đây hơn 20 năm. Có cần thiết cho các con học nặng thế không? Hơn nữa, bài tập ra rất nhiều. Vậy mục tiêu đào tạo là gì? Như tôi 1 học sinh khối khoa học tự nhiên đến khi đi làm không sử dụng bất kì kiến thức lý hóa gì thì nếu con gái theo khối khoa học xã hội sau này lại càng không. Thiết nghĩ, Bộ Giáo dục phải có chiến lược đào tạo rõ ràng tránh tràn lan, dàn trải. Các con học online rất mệt mỏi mà các môn cũng quá nặng và nhiều bài tập nữa...”.
Lê Cúc (Tổng hợp)
LTS:Trước những diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, học trực tuyến là một giải pháp tất yếu để đảm bảo yêu cầu vừa chống dịch, vừa đảm bảo quyền lợi được học của học sinh. Hơn nữa, học online cũng là xu hướng tất yếu giúp mọi người ở mọi nơi có thể liên tục học tập với chi phí rẻ.
Mặc dù vậy, những bất cập chưa được giải quyết triệt để của việc học trực tuyến trong 2 năm qua ở Việt Nam đã khiến không ít phụ huynh lo lắng. Tư duy lớp học thì online nhưng phương thức giảng dạy, sách vở, đánh giá vẫn theo kiểu học trực tiếp… dẫn đến khối lượng công việc cho học sinh và phụ huynh tăng lên đáng kể, nhất là với những học sinh tiểu học. Đó là chưa kể việc ngồi máy tính thời gian dài cũng dẫn đến sức khỏe thể chất suy giảm hay trẻ dễ bị lôi cuốn vào những thứ không lành mạnh trên mạng.
Đã đến lúc, ngoài sự cố gắng của thầy cô, nhà trường và cả xã hội duy trì việc dạy kiến thức cho trẻ, còn cần có những giải pháp để tận dụng được những lợi ích từ hình thức học online trong và sau đại dịch Covid-19." alt="Bố 'đập' iPhone, cho con nghỉ học online: Lỗi tại phụ huynh, tội nhà trường?"/>
Bố 'đập' iPhone, cho con nghỉ học online: Lỗi tại phụ huynh, tội nhà trường?