Nhận định, soi kèo Semen Padang vs Persita Tangerang, 15h30 ngày 14/2: Trôi về cuối bảng
本文地址:http://slot.tour-time.com/html/15b495653.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
Kèo vàng bóng đá PSG vs Nice, 01h45 ngày 26/4: Tin vào cửa dưới
Thành công đưa sáng kiến nhà vệ sinh không phát thải tới Việt Nam
Theo khảo sát do UNICEF phối hợp cùng Trung tâm Quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn tại Sóc Trăng, hơn 40% trường học không có nước sạch và cơ sở vật chất hợp vệ sinh, ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng học tập của học sinh.
Với mong muốn cải thiện tiếp cận nước sạch và vệ sinh môi trường, dự án đặt ra mục tiêu nâng cấp công trình nhà vệ sinh và áp dụng năng lượng tái tạo (như năng lượng mặt trời) tại 7 trường học và nâng cấp hệ thống xử lý, mở rộng mạng lưới và áp dụng năng lượng tái tạo tại 2 trạm cấp nước tập trung. Trong số 7 trường học thí điểm, dự án đã chọn ra điểm trường Tiểu học Long Phú C để thí điểm mô hình Nhà vệ sinh không phát thải.
Hệ thống xử lý nước thải “Net Zero Aquonic” là sáng kiến được tài trợ bởi Quỹ Bill & Melinda Gates và sản xuất bởi Tập đoàn SCG Chemical tại Thái Lan, xử lý nước thải không phát thải khí nhà kính gồm các bể xử lý nhỏ gọn với nhiều cấu phần, có thể biến nước thải từ bể tự hoại thành nước sạch, không chứa mầm bệnh và có thể tái sử dụng để tưới tiêu hoặc xả nhà vệ sinh. Hệ thống xử lý tuần hoàn được vận hành bằng nguồn năng lượng sạch từ pin mặt trời, góp phần giải quyết các vấn đề do hạn hán và xâm nhập mặn tại Sóc Trăng.
Mô hình này được lần đầu lắp đặt năm 2019 tại một khu dân cư thu nhập thấp ở Bangkok. Đáp ứng các yêu cầu của ISO 30500, hệ thống đã đạt kết quả: giảm tới 91% tổng chất rắn lơ lửng và giảm 99,99% vi khuẩn E.coli cho giai đoạn xử lý nước thải.
Khi đưa mô hình về Việt Nam, cụ thể là tại Trường Tiểu học Long Phú C, đang nhận được nhiều phản hồi tích cực từ 200 học sinh và giáo viên.
Để đảm bảo tính bền vững của dự án, đại diện các bên liên quan từ cấp trung ương và tỉnh Sóc Trăng đã thực hiện ký kết về trách nhiệm của từng bên trong việc vận hành, duy trì và bảo dưỡng hệ thống sau khi lắp đặt cũng như nhân rộng mô hình sau khi đánh giá hiệu quả.
Tiềm năng được nhân rộng trên toàn quốc
Chỉ vài tháng sau khi công bố tại Việt Nam, mô hình đã ngay lập tức tạo tiếng vang tốt, thu hút sự quan tâm từ các đơn vị trong khu vực công và tư nhân tại Việt Nam.
Theo thông tin từ UNICEF Việt Nam, một tập đoàn trong lĩnh vực đầu tư đã quyết định rót vốn để sản xuất các bể Aquonic tại Việt Nam. Đây là một bước tiến quan trọng vì việc đưa công nghệ này về sản xuất trong nước sẽ giúp giảm đáng kể chi phí so với giá nhập khẩu, từ đó giúp tăng khả năng nhân rộng sáng kiến lên quy mô toàn quốc.
Việc sáng kiến thành công thu hút sự quan tâm của các đơn vị cũng góp phần hiện thực hoá mục tiêu dài hạn, kêu gọi nhiều “cánh tay nối dài” cùng chung tay nhân rộng các mô hình hiệu quả, kiến tạo giá trị tích cực và bền vững.
UNICEF và Masterise Group cho biết nỗ lực của dự án Innovation for Children không chỉ dừng lại ở kết quả của giai đoạn 1. Dự án sẽ tiếp tục đẩy mạnh các giải pháp về năng lượng xanh, đặc biệt là trong lĩnh vực nước sạch và vệ sinh, để góp phần vào mục tiêu giảm thiểu phát thải khí carbon.
Song song với lĩnh vực nước sạch và vệ sinh, dự án cũng tập trung thúc đẩy công nghệ và sáng tạo trong giáo dục. Hiện tại, dự án cũng đã thành công giới thiệu Thư viện số toàn cầu, giúp các em tiếp cận nguồn tài liệu học tập chất lượng cao, miễn phí và không chỉ bằng tiếng Việt mà còn bằng tiếng Khmer và ngôn ngữ ký hiệu.
"Innovation for Children" là một dự án thuộc chương trình vì cộng đồng phát triển bền vững “Build A Better Future” do Masterise Group triển khai tháng 4/2022.
Website: https://masterisehomes.com/trach-nhiem-xa-hoi
Thanh Hà
">Masterise và UNICEF bàn giao nhà vệ sinh không phát thải đầu tiên tại Việt Nam
Soi kèo phạt góc Luton Town vs MU, 23h30 ngày 18/2
Trước hoàn cảnh khó khăn, Linh không muốn trốn tránh những thử thách của cuộc sống. Cô tìm thấy niềm vui trong học tập và luôn khao khát tìm hiểu những chân trời kiến thức mới.
Một ngày đầu năm, cô giáo chủ nhiệm cấp 2 đưa cho Linh tờ rơi thông tin Chương trình Học bổng UNIS Hanoi. Hai mẹ con Linh không nghĩ đây lại chính là chìa khóa mở cánh cửa tương lai của cô.
Viễn cảnh được học bổng để theo học tại một trong hai ngôi trường Liên Hợp Quốc hiếm hoi trên thế giới với chương trình giảng dạy quốc tế, cộng đồng đa dạng và cơ sở vật chất đẳng cấp thế giới dường như là một giấc mơ. Linh không tin cô có thể làm được, tuy nhiên cô giáo là người nhìn thấy tiềm năng của Linh và khuyến khích cô ứng tuyển.
Cầm trong tay bộ hồ sơ, Linh bắt xe buýt đến trường UNIS nộp hồ sơ xin học bổng. Trong hồ sơ của mình, Linh thể hiện bản thân không chỉ là một học sinh có thành tích học tập tốt mà còn ấp ủ nhiều ước mơ, hoài bão và cá tính của riêng mình. Sau khi trải quá trình tuyển chọn gắt gao, lòng kiên trì của Linh đã được đền đáp - một cuộc điện thoại từ UNIS thông báo tin trúng tuyển, “Em là người được chọn”.
Hành trình của Linh là minh chứng cho sức mạnh của lòng dũng cảm. Khi bước vào môi trường học tập mới hoàn toàn bằng tiếng Anh, ban đầu cô cảm thấy choáng ngợp. Chương trình học tập nghiêm ngặt cùng với sự thay đổi về môi trường đã đặt ra cho cô những thách thức khó khăn.
Có những lúc Linh đã tự hoài nghi về khả năng hòa nhập và phát triển của bản thân. “Ban đầu, em ấp ủ hoài bão lớn khi nhận được học bổng. Đó là bớt gánh nặng cho mẹ và tìm cánh cửa mới cho mình và các bạn giống mình”, Linh chia sẻ, “nhưng để duy trì ước mơ đó mình cần có tình yêu thương của cộng đồng xung quanh cũng như tự nhắc nhở bản thân nỗ lực hành động hàng ngày”.
Linh tìm kiếm lời khuyên, nhận được sự hỗ trợ của bạn bè, thầy cô tại trường, dám đối mặt với những thách thức trong môi trường mới và rồi dần dần, cô đã tìm thấy tiếng nói của mình tại UNIS.
Hành trình thực hiện ước mơ
Chương trình giảng dạy tại ngôi trường quốc tế gắn liền với các Mục tiêu Phát triển Bền vững của Liên Hợp Quốc đã khơi dậy niềm đam mê trong Nguyễn Vũ Linh. Chương trình phụng sự cộng đồng (Service Learning) không chỉ trong phạm vi một lớp học mà còn trở thành một lời kêu gọi hành động.
Khi tham gia chương trình, Linh được đi tới những ngôi làng hẻo lánh, thăm các trường học ở vùng cao, cô vận dụng những kiến thức học thuật để giải quyết các vấn đề của thế giới thực. Trải nghiệm này, cùng với sự hướng dẫn của các giáo viên và sự hỗ trợ của bạn bè thân thiết, đã giúp cô dần hình thành mục tiêu cho tương lai của mình, vẽ ra một tương lai trong đó cô có thể góp phần trao quyền cho người khác thông qua giáo dục, đặc biệt là cho phụ nữ và trẻ em.
Khi tìm hiểu và nộp hồ sơ vào các trường đại học trên thế giới, Vanderbilt là một trong những trường đại học mơ ước có tỷ lệ chấp nhận toàn cầu chỉ 3% đã khiến Linh do dự. Tuy nhiên, giáo viên tư vấn lớp 12 của Linh tin tưởng vào khả năng của cô đã động viên và hỗ trợ cô nộp hồ sơ. Linh tiếp tục nhận được học bổng toàn phần tại Vanderbilt và tốt nghiệp với tấm bằng song ngành.
Giờ đây, trở về Hà Nội, Linh đang là cán bộ tư vấn cho Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc - UNDP Việt Nam. Cô đang công tác ở môi trường mà cô luôn mơ ước từ khi còn học tại UNIS, từng bước nỗ lực thu hẹp khoảng cách giữa chính sách và sự phát triển, giúp tạo ảnh hưởng tới những người yếu thế như cách UNIS đã hỗ trợ cô.
Con đường của Linh không phải là một chuyến đi cổ tích. Với xuất phát điểm từ trường công, cô đỗ học bổng của UNIS Hanoi, rồi tốt nghiệp ở một trường đại học danh tiếng của Mỹ và hiện nay công tác ở một tổ chức phát triển toàn cầu. Hành trình của Linh được lát bằng những khó khăn, hoài nghi và cả những khoảnh khắc lạc lõng trong thế giới đa ngôn ngữ và văn hóa. Tuy nhiên, Linh đã đối mặt với từng thử thách bằng những sức mạnh được mài giũa từ tuổi thơ của cô và được nuôi dưỡng bởi một cộng đồng yêu thương mà cô đã có tại UNIS Hanoi.
“Hy vọng là một ngọn lửa mong manh, dễ bị dập tắt bởi sự hoài nghi trong hành trình tìm kiếm bản thân, đặc biệt khi ấy em còn là một đứa trẻ. Nhưng với sự chăm chút hàng ngày, nó sẽ soi sáng lối đi để dẫn ta đến những hành trình mới, đến những người phi thường mà mình có thể học hỏi được”, Linh chia sẻ.
Chương trình học bổng UNIS Hanoi hiện đang nhận hồ sơ dự tuyển cho năm học 2024-2025. Website: https://www.unishanoi.org/community/scholars Email: scholarships@unishanoi.org |
Tấn Tài
">Hành trình theo đuổi ước mơ của cô gái nhận học bổng khủng từ UNIS Hanoi
Soi kèo góc Bilbao vs Las Palmas, 0h00 ngày 24/4
Bộ phim “Đào, Phở và Piano” là dự án được đạo diễn và viết kịch bản bởi NSƯT Phi Tiến Sơn, do nhà nước đầu tư với mức kinh phí 20 tỷ đồng. “Đào, Phở và Piano” lấy bối cảnh trận chiến đông xuân kéo dài 60 ngày đêm từ cuối năm 1946 đến đầu năm 1947 ở Hà Nội.
Phim khắc họa những khoảnh khắc dữ dội và hào hùng nhất trong cuộc chiến của quân và dân Thủ đô, qua đó không chỉ ca ngợi tinh thần quả cảm, lòng yêu nước mà còn đi sâu tìm hiểu, lý giải cốt cách, phẩm chất của người Hà Nội.
Tham gia bộ phim, Oraiden cảm thấy hiểu hơn và thêm yêu lịch sử Việt Nam. Trước đó, chia sẻ với VietNamNet, nam sinh Mozambique biết đến Việt Nam qua trang sách lịch sử của Mozambique. Cậu ấn tượng bởi người Việt Nam anh dũng, kiên cường trong từng trận chiến chống giặc ngoại xâm. Vì thế, Oraiden luôn ước ao một lần được đặt chân tới đất nước này.
Thời điểm đang theo học chuyên ngành Máy tính tại một trường đại học top đầu Mozambique, Oraiden quyết định từ bỏ để tới Việt Nam học tập.
“Ai cũng bất ngờ khi em quyết định tới Việt Nam. Thậm chí, bố mẹ còn ra sức ngăn cản em vì cho rằng Việt Nam vẫn còn chiến tranh”, Oraiden nhớ lại.
Trở thành sinh viên ĐH Bách khoa Hà Nội, dù đôi lúc cảm thấy “căng thẳng, khó nhằn”, nhưng Oraiden cũng có một số môn đạt điểm tuyệt đối, chẳng hạn môn Kinh tế chính trị Mác – Lênin.
Ấn tượng về cậu học trò ngoại quốc mê sử Việt, thầy cô tại ĐH Bách khoa Hà Nội động viên Oraiden tham gia một số cuộc thi và nghiên cứu khoa học. Năm 2021, Oraiden từng giành giải Nhất sinh viên nghiên cứu khoa học cấp đại học. Ngoài ra, cậu còn cùng giảng viên tham gia cuộc thi chính luận bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đạt giải triển vọng vòng toàn quốc, giải Nhất thể loại tạp chí và giải Nhì thể loại video do Thành ủy Hà Nội khen thưởng.
Cuối tháng 10 năm nay, Oraiden cùng hai bạn người Lào và Campuchia tham gia cuộc thi hùng biện tiếng Việt cho lưu học sinh nước ngoài học tập tại Việt Nam. Tại cuộc thi này, Oraiden cùng các bạn chọn chủ đề “Những thắng lợi to lớn mang ý nghĩa thời đại của Cách mạng Việt Nam từ năm 1930 đến nay”.
Mặc dù chỉ đạt giải Khuyến khích nhưng theo Oraiden, thông qua các cuộc thi, cậu đã được học thêm về lịch sử, địa lý, văn hóa và con người Việt Nam.
“Lịch sử Việt Nam không khó, thậm chí em rất thích vì trước đây em đã được biết đến Việt Nam qua các trang sách lịch sử của Mozambique”.
Theo Oraiden, Việt Nam nổi tiếng trong lịch sử với những trận chiến kiên cường, không khuất phục trước giặc ngoại xâm. “Trước đây, khi biết em sẽ sang Việt Nam, bố mẹ ngăn cản em rằng Việt Nam có chiến tranh đấy. Nhưng em nói rằng đó chỉ là lịch sử thôi, còn hiện tại Việt Nam là một trong những đất nước an toàn”, Oraiden nói.
Mong muốn của cậu sinh viên Mozambique trong thời gian còn lại ở Việt Nam là được trải nghiệm thêm về văn hóa, ẩm thực, địa lý trước khi quay trở về nước theo cam kết của chương trình học bổng.
Nam sinh Đại học Bách khoa Hà Nội tham gia đóng phim Đào, Phở và Piano
Tiến cho hay là học sinh của trường không chuyên, lại top dưới, việc lọt được vào đội tuyển môn Địa lý của TP Hà Nội dự thi chọn học sinh giỏi quốc gia thực sự như một sự may mắn, bởi phải vượt qua rất nhiều đối thủ, đặc biệt các bạn đến từ các lớp chuyên.
Năm nay là lần đầu tiên Tiến được tham gia dự thi chọn học sinh giỏi quốc gia. Năm ngoái, em có tham dự thi vượt cấp môn Địa lý ở kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp thành phố và đạt giải Nhì, song may mắn chưa mỉm cười.
Nhưng nỗ lực của nam sinh cuối cùng đã được đền đáp.
Đội tuyển dự thi chọn học sinh giỏi quốc gia của Hà Nội năm học này gồm 20 học sinh, có 15 người đạt giải, trong đó 1 giải Nhất, 6 giải Nhì, 5 giải Ba và 2 giải Khuyến khích.
Trong số 20 người, chỉ duy nhất Tiến là học sinh không chuyên, số còn lại đều đến từ các lớp chuyên Địa lý của các trường chuyên hoặc có lớp chuyên.
“Những ngày đầu đi ôn, em có phần lo sợ. Em lo lắng về kiến thức và môi trường học tập mới, lần đầu tiên đi học ôn xa nhà và số giờ học cũng khác biệt”.
Đến từ trường thuộc huyện khó khăn và có mức điểm chuẩn đầu vào lớp 10 thấp, Tiến cho hay, thời gian đầu, em cảm thấy bất lợi so với các bạn học trường chuyên. “Thời gian đầu, em có phần hụt hơi so với các bạn. Sau những bài kiểm tra đầu trong quá trình ôn đội tuyển, em thấy điểm ở mức không cao”.
Tiến có phần hơi bỡ ngỡ vì nhiều kiến thức mở rộng mới, thậm chí em chưa từng biết. Em cảm nhận các bạn được tiếp xúc với nhiều kiến thức mới, rộng hơn.
Thấy mình hơi đuối, Tiến chủ động tham vấn các anh chị đi trước trong huyện Ba Vì về cách học, cũng như tìm cách thay đổi các phương pháp học.
“Những ngày đầu học ôn đội tuyển, thật sự đó là những khó khăn cả về di chuyển lẫn kiến thức với em. Nhưng nhờ có sự động viên, hỗ trợ của các thầy cô, bạn bè và gia đình đã giúp em vượt qua những khó khăn đó. Dần dần, khi cả lớp cùng tiếp cận một vấn đề mới, em không còn thấy có sự khác biệt về mặt tư duy”, Tiến nói.
Điểm số những bài kiểm tra của em cũng dần được cải thiện và Tiến chứng minh năng lực của mình với giải Ba năm nay.
Kết quả bất ngờ, nhưng nam sinh cũng có phần nuối tiếc. “Bởi em được 13 điểm, trong khi, mức 13,25 điểm đã có thể giành giải Nhì”, Tiến chia sẻ đầy tiếc nuối.
Kết quả có thể tốt hơn nếu Tiến không đọc nhầm nội dung một câu hỏi do áp lực trong phòng thi. “Ngoài ra, một số câu, em làm thiếu ý, trong khi thực tế những ý đó mình hoàn toàn có thể làm được”.
Tiến cho hay em theo đuổi môn Địa lý xuất phát từ sự đam mê từ cấp THCS và được truyền cảm hứng từ một cô giáo của em. Em có sở thích xem bản đồ, atlat và tìm hiểu về thế giới.
Môn Địa lý cũng hấp dẫn em bởi cảm nhận kiến thức có thể áp dụng được ngoài đời sống.
“Em cảm thấy môn học này có cả kiến thức tự nhiên lẫn xã hội, có thể áp dụng được nhiều vào trong cuộc sống nên em theo đuổi từ đó”.
Môn Địa lý không chỉ đòi hỏi về phân tích xã hội, dân cư,... còn đòi hỏi cả những kỹ năng về tính toán, xử lý số liệu. Thời gian đầu, Tiến mất khá nhiều thời gian để xử lý những câu nghiêng về xử lý toán, hơn những câu lý thuyết. Nhưng dần dần, em cũng cải thiện được và rút ngắn được thời gian cho những câu đòi hỏi tính toán.
Phương pháp học của Tiến là cố gắng học thật chắc để nắm vững kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa, sau đó học cách xử lý số liệu và làm bài tập thật nhuần nhuyễn. “Lý thuyết có nắm vững, chúng ta mới có thể vận dụng để trả lời tốt các câu hỏi”.
Ngoài việc học trong sách giáo khoa, em học thêm các tài liệu của các thầy cô, trao đổi tài liệu và học thêm kiến thức ở trên các hội nhóm Facebook.
Với giải Ba, Tiến là học sinh giỏi quốc gia môn Địa lý đầu tiên và cũng là học sinh giỏi quốc gia đầu tiên của Trường THPT Minh Quang trong lịch sử 10 năm thành lập.
Em cũng trở thành thí sinh thứ ba của huyện Ba Vì là học sinh giỏi quốc gia.
Với kết quả này, Tiến sẽ được tuyển thẳng vào đại học sau khi kết thúc bậc phổ thông. Tuy nhiên nam sinh cho hay, thời điểm này, em chưa có định hướng cụ thể và còn nhiều thời gian để cân nhắc cho những hướng đi xa hơn. Việc nam sinh muốn tập trung là hoàn thành tốt việc học trên lớp trước khi tốt nghiệp THPT.
Học trường điểm đầu vào top dưới, nam sinh giành giải học sinh giỏi quốc gia
Soi kèo phạt góc Nữ Hacken vs Nữ PSG, 0h45 ngày 21/3
Học sinh Hà Nội như 'ngồi trên đống lửa' chờ chốt môn thi vào lớp 10
友情链接