Tại buổi lễ, đại diện Công ty cổ phần Bavieco chia sẻ: “Với tình yêu cây thuốc Việt, tập thể các chuyên gia của Bavieco đã dành ra hơn 10 năm để nghiên cứu, phát triển công nghệ và sáng tạo công thức tối ưu từ kinh nghiệm chữa bệnh bằng các vị thuốc nam và các bài thuốc gia truyền chữa dạ dày của người Dao, người Mường để cho ra đời TPBVSK Viên Khôi Tím Bavieco”.
Với sự kết hợp tinh tế giữa các loại thảo dược quý được trồng trọt và chăm sóc tại trang trại Bavieco như: lá khôi tía, hoàn ngọc, bồ công anh, nghệ, cam thảo bắc... TPBVSK Viên Khôi Tím Bavieco giúp hỗ trợ giảm acid dịch vị, bảo vệ niêm mạc dạ dày cũng như giảm các triệu chứng do viêm loét dạ dày gây ra.
Sở hữu 100% nguyên liệu là các loại thảo dược thiên nhiên và quy trình trồng trọt, thu hoạch, chế biến, sản xuất chặt chẽ, hiện đại tại nhà máy đạt chuẩn GMP và TCVN ISO 22000:2018 Bavieco tự tin mang đến cho người dùng sản phẩm an toàn, hiệu quả và lành tính.
Sự kết hợp đầy sáng tạo giữa truyền thống và hiện đại chính là phương pháp giúp Bavieco duy trì ổn định đặc tính của các loại thảo dược trong quá trình sản xuất, cam kết đem đến tay người sử dụng sản phẩm đạt chất lượng tốt nhất.
Sản phẩm cũng trải qua quá trình nghiên cứu khoa học thực nghiệm và lâm sàng được thực hiện tại Viện nghiên cứu Y - Dược cổ truyền Tuệ Tĩnh thuộc Học viện Y - Dược học cổ truyền Việt Nam. Kết quả cho thấy, TPBVSK Viên Khôi Tím Bavieco có thể hỗ trợ cải thiện các triệu chứng của viêm loét dạ dày, tá tràng: 72,5% giảm đau thượng vị, 73% giảm ợ hơi, 65,2% giảm ợ chua, 56,2% cải thiện đại tiện phân sống. Tổn thương dạ dày tá tràng có cải thiện qua nội soi.
Với phương châm “Sức khỏe của con người là giá trị quan trọng nhất”, TPBVSK Viên Khôi Tím Bavieco đã và đang trở thành người bạn đồng hành trên hành trình chăm sóc sức khỏe dạ dày của nhiều người dùng.
TP BVSK Viên Khôi Tím được phân phối bởi: Công Ty Cổ phần Bavieco Địa chỉ: Thôn Rùa, xã Vân Hoà, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội. Hotline: 0868.606.338 Website: www.bavieco.com Email: info@bavieco.com Fanpage: https://www.facebook.com/congtybavieco Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh! |
Lệ Thanh
" alt=""/>Giải pháp mới từ cây khôi tím hỗ trợ người viêm loét dạ dàyĐược biết, ông Tuấn bắt đầu thực hành tại bệnh viện này từ ngày 1/7.
Giáo sư Nguyễn Quang Tuấn sinh năm 1967 ở Hà Nội, là bác sĩ tim mạch nổi tiếng. Tháng 10/2021, khi đang là Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai, ông Tuấn bị khởi tố liên quan vụ nâng giá vật tư y tế gây thiệt hại hơn 53 tỷ đồng xảy ra tại Bệnh viện Tim Hà Nội (nơi ông từng là giám đốc từ 2012-2020). Tháng 12/2021, ông bị cơ quan điều tra thi hành lệnh bắt tạm giam. Tháng 4/2023, tòa tuyên mức án 3 năm tù với ông Tuấn.
Ông bị tước chứng chỉ hành nghề nhưng không bị cấm đảm nhiệm chức vụ hay cấm hành nghề sau khi chấp hành bản án.
Một lãnh đạo Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế) cho biết "có nghe thông tin" Giáo sư Tuấn xin được thực hành tại Bệnh viện Hữu Nghị (là bệnh viện thuộc Bộ Y tế quản lý), tuy nhiên chưa có báo cáo cụ thể.
“Theo quy định, trường hợp bác sĩ Tuấn đã gián đoạn 24 tháng liên tục không hành nghề khám chữa bệnh nên để được cấp giấy phép hành nghề lại, bác sĩ này phải trải qua thời gian thực hành 12 tháng”, vị lãnh đạo trao đổi với VietNamNet.
Giấy phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh là văn bản do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp cho người có đủ điều kiện hành nghề theo quy định.
Theo Nghị định 96/2023 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Khám bệnh, chữa bệnh, từ năm 2024, thời gian thực hành khám bệnh, chữa bệnh đối với chức danh bác sĩ là 12 tháng, giảm 6 tháng so với quy định trước đó. Trong đó, thời gian thực hành chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh là 9 tháng; thời gian thực hành chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh về hồi sức cấp cứu là 3 tháng.
Trong quá trình thực hành phải lồng ghép nội dung hướng dẫn về các quy định pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh, quy chế chuyên môn, đạo đức hành nghề, an toàn người bệnh, kỹ năng giao tiếp và ứng xử của người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh.
Theo quy định, Bộ Y tế, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng có thẩm quyền cấp mới, cấp lại, gia hạn, điều chỉnh giấy phép hành nghề đối với các chức danh bác sĩ, y sĩ, điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y, dinh dưỡng lâm sàng, cấp cứu viên ngoại viện và tâm lý lâm sàng đối với người làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc thẩm quyền quản lý.
Trừ các trường hợp trên, cơ quan chuyên môn về y tế thuộc UBND cấp tỉnh/thành phố (ví dụ sở y tế) cấp mới, cấp lại, gia hạn, điều chỉnh giấy phép hành nghề đối với các chức danh chuyên môn quy định tại khoản 1 Điều 26 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh (2023).
Mỗi người hành nghề chỉ được cấp 1 giấy phép hành nghề có giá trị trong phạm vi toàn quốc, có thời hạn 5 năm.
Chính phủ cũng giao Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn về dinh dưỡng hợp lý, thực phẩm lành mạnh kết hợp tăng cường hoạt động thể lực trong trường học, bữa ăn học đường phù hợp với lứa tuổi, vùng, miền và hình thức tổ chức.
Năm 2022, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành tài liệu Hướng dẫn công tác tổ chức bữa ăn học đường kết hợp với tăng cường hoạt động thể lực cho trẻ em, học sinh trong các cơ sở giáo dục mầm non và tiểu học.
Theo đó, việc giáo dục dinh dưỡng cho học sinh tiểu học giúp trẻ hiểu được về tháp dinh dưỡng, chế độ dinh dưỡng lành mạnh, biết cách nhận biết các thực phẩm không lành mạnh, không an toàn đối với sức khỏe, ăn uống đa dạng, tăng cường ăn rau và trái cây, cách đọc nhãn mác thực phẩm.
Nội dung giáo dục dinh dưỡng được các chuyên gia giáo dục và dinh dưỡng y khoa hướng dẫn cụ thể. Theo đó, học sinh lớp 1 đến lớp 5 cần có thể hiểu biết về vai trò của từng loại thực phẩm thuộc từng tầng của tháp dinh dưỡng, nhận biết tên các loại thực phẩm trong các món ăn tại trường và ở nhà. Ăn đầy đủ 6 nhóm thực phẩm, khuyến khích trẻ tăng cường ăn rau, trái cây và sử dụng các thực phẩm lành mạnh.
Riêng với học sinh lớp 3 đến lớp 5, giáo viên sẽ hướng dẫn, giáo dục trẻ về số lượng thực phẩm nên ăn theo đơn vị ăn của từng tầng của tháp dinh dưỡng; Nhận biết các thực phẩm không lành mạnh ở tầng thực phẩm về đường, muối, chất béo; Biết cách nhận biết thực phẩm ôi thiu, không an toàn và biết đọc nhãn mác thực phẩm.
Trong giờ ăn uống của học sinh mầm non, tiểu học, giáo viên cũng thường xuyên nhắc nhở các em thực hiện những hành vi văn minh trong ăn uống như: Ngồi ngay ngắn khi ăn; Ăn gọn gàng, không rơi vãi; Nhai nhỏ nhẹ không gây tiếng ồn, nhai kỹ; Không nói chuyện, cười đùa trong khi ăn; Không bốc thức ăn; Không tranh giành đồ ăn.
Một số nội dung cũng cần được giáo viên đề cập như các món ăn, lợi ích của từng nhóm thực phẩm có trong món ăn, chế độ ăn uống lành mạnh, tại sao cần ăn đa dạng thực phẩm, một số bệnh lý liên quan đến thói quen không tốt trong ăn uống (suy dinh dưỡng, thừa cân, béo phì, ngộ độc thực phẩm, sâu răng,...); cùng đó là sự nhắc nhở trẻ đảm bảo vệ sinh.
Các hình thức tổ chức giáo dục dinh dưỡng cho học sinh tiểu học được thực hiện trong 5-10 phút vào giờ sinh hoạt cuối tuần, trong các hoạt động trải nghiệm của học sinh; cũng có thể lồng ghép trong các môn học, sinh hoạt dưới cờ, ngoại khóa, hội thi, các hình thức truyền thông mới để thu hút nhiều học sinh tham gia.
Giáo dục dinh dưỡng cho học sinh tiểu học cũng có thể được lồng ghép trong quá trình học sinh tham gia các hoạt động tổ chức bữa ăn như nhận khay, xếp hàng nhận thức ăn, loại bỏ thức ăn thừa, trả khay thức ăn...
Với trẻ mầm non, giáo viên hướng dẫn và tổ chức giáo dục dinh dưỡng cho trẻ em bằng nhiều hình thức khác nhau như: Giới thiệu món ăn và thực phẩm trước giờ ăn; sử dụng hình ảnh thực phẩm mô hình bằng nhựa mô phỏng thực phẩm giới thiệu cho trẻ, lồng ghép trong các giờ học về cảnh quan, môi trường…; các bài học chuyên đề về giáo dục dinh dưỡng; thực hành chuẩn bị một số món ăn đơn giản.
" alt=""/>Học sinh được giáo dục về dinh dưỡng lành mạnh, hành vi văn minh trong ăn uống