Soi kèo phạt góc Everton vs Aston Villa, 02h30 ngày 16/01
相关文章
- 、
-
Soi kèo góc Bình Dương vs Bình Định, 18h00 ngày 17/1 -
Do thám, tráo số áo và cuộc chiến thông tin của tuyển Việt NamĐó chỉ là một trong vô vàn khía cạnh của cuộc chiến thông tin trong kỷ nguyên bóng đá hiện đại, nơi công nghệ và khoa học đang ngày càng tác động để từng bước thay đổi mọi thứ.
Bài viết này tạm chia thông tin trong bóng đá thành hai loại: thông tin của đối thủ và thông tin của đội nhà.
Thông tin đối thủ là thông số trong trận như chạy, sút, chuyền, kiến tạo, qua người, cản người, độ bền thể lực, thói quen đi bóng, thói quen sút bóng, vị trí ghi bàn tốt nhất. Đó cũng là thông số ngoài trận như chiều cao, cân nặng, vòng ngực, sức mạnh thân trên, tỷ lệ mỡ, lịch sử chấn thương, lịch sử hồi phục...
Xa hơn nữa, đó là dữ liệu của các cầu thủ trong cùng một nền bóng đá (ở cấp đội tuyển và CLB), là dữ liệu của những mục tiêu chuyển nhượng tiềm năng. Mọi thứ ngày nay đều có thể được số hóa, được định lượng, được biến thành những biểu đồ, những hình tròn tỷ lệ hay đường phát triển, kể cả những thống kê mơ hồ nhất như sự bình tĩnh hay cực khó xác định như tỷ lệ chuyển hóa cơ hội thành bàn thắng.
Chúng ta có thể tưởng tượng như sau. Quế Ngọc Hải sẽ bước vào trận đấu với một đối thủ mà anh đã hiểu rõ từng chân tơ kẽ tóc. Hải sẽ hiểu anh ta có thói quen qua người ở bên phải nhưng chỉ dứt điểm bằng chân trái, sẽ biết anh ta hiếm khi tạt bóng bổng mà chỉ căng ngang sệt, sẽ nắm được anh ta chỉ đủ sức chơi tới phút 75, thậm chí hiểu được anh ta là mẫu cầu thủ nhát gan, hay giật mình và thường mắc sai lầm khi trận cầu trở nên căng thẳng. Theo nghĩa nào đó, có được thông tin của đối thủ cũng giống như việc tiên đoán trước tương lai trận đấu.
Thực tế ấy dẫn tới hai nhiệm vụ. Thứ nhất, mỗi đội bóng phải làm sao để thu thập được nhiều nhất mọi thông tin về đối thủ. Thứ hai, họ cũng phải làm sao để bảo vệ thông tin về bản thân.
Màn tráo số áo của HLV Park Hang-seo trước Hàn Quốc là một ví dụ kinh điển cho nỗ lực bảo vệ thông tin của đội tuyển Việt Nam. Dưới thời Park Hang-seo, cuộc chiến bảo vệ và thu thập thông tin đã đạt tới đỉnh cao chưa từng thấy trong lịch sử bóng đá Việt Nam. Vô số ví dụ tương tự có thể được chỉ ra trong 2 năm qua.
Hôm 7/10, HLV Park Hang-seo cho toàn đội tuyển Việt Nam nghỉ tập sớm 30 phút so với kế hoạch vì xe chở tuyển Malaysia tới sân tập. Ngay đêm hôm đó, tuyển Việt Nam cập nhật lịch tập mới, từ chối cho báo chí tác nghiệp đồng thời giấu luôn địa điểm tập luyện cả với những phóng viên chủ nhà.
Trước đó nữa, hôm 3/10, HLV Park Hang-seo đã cấm tất cả thành viên đội tuyển được tiết lộ mọi thông tin liên quan tới trận đấu tập giữa tuyển quốc gia và U22. Người ngoài chỉ biết hai đội tuyển hòa nhau. Tỷ số cụ thể, người ghi bàn, các diễn biến trên sân đều được giấu kín.
Chưa khi nào trong lịch sử, nhu cầu bảo mật thông tin của tuyển Việt Nam lên cao như vậy. Đấu trường càng khốc liệt, đẳng cấp bóng đá càng cao, thông tin càng có giá trị và cần được bảo vệ.
Không chỉ tuyển Việt Nam, các đối thủ cũng có cùng suy nghĩ như vậy. Tại AFF Cup 2018, HLV Sven-Goran Eriksson cấm sân Panaad (Bacolod) trước trận bán kết lượt đi gặp tuyển Việt Nam. Ông thầy người Thụy Điển đặt hẳn một chiếc xe khách trước sân tập để ngăn chặn những ống kính tele và siêu tele. Tại Vòng loại World Cup hồi tháng 9, Akira Nishino còn quyết liệt hơn khi đề nghị Hiệp hội Bóng đá Thái Lan (FAT) rào kín toàn bộ sân tập với những hàng rào cao khoảng 2,5 m.
Những phóng viên Việt Nam có mặt tại Thammasat hồi tháng 9 hẳn chưa thể quên việc một người đồng nghiệp bị tước thẻ tác nghiệp vì chụp lén buổi tập của tuyển Thái Lan. Sự kiện trên từng khiến dư luận Thái Lan dậy sóng. Chủ tịch Hiệp hội Bóng đá Thái Lan (FAT) Somyot Poompunmuang nổi giận, gọi truyền thông Việt Nam là gián điệp. HLV Nishino từ chối trả lời câu hỏi của phóng viên Việt Nam trước trận. Đáp lại, ông Park nói “không nghĩ chuyện có gì to tát” và cho rằng người Thái “có nhất thiết phải làm quá lên vậy không”.
Ông Park mạnh miệng như vậy. Nhưng khi tới lượt Việt Nam, liên đoàn bóng đá (VFF) cũng mạnh tay không kém. Trong cuộc họp báo trước trận Việt Nam - Malaysia hôm 10/10, cán bộ truyền thông VFF lập tức nhắc nhở khi một số phóng viên chủ nhà “hỏi ông Park quá nhiều câu chuyên môn trong họp báo chung”. Bản thân ông Park cũng từ chối trả lời công khai trước phóng viên đối thủ và luôn dành ít phút riêng với truyền thông Việt Nam sau mỗi trận đấu.
Khác với những buổi tập mở kéo dài 2 tiếng từ thời Toshiya Miura đổ về trước, các buổi tập của HLV Park Hang-seo thường chỉ mở cửa 15 phút cả với người hâm mộ lẫn giới truyền thông. Đó cũng là nguyên tắc chung trong tập luyện của các đội tuyển ở đẳng cấp cao. Giới truyền thông chỉ được có mặt trong 15 phút đầu, khi đội bóng khởi động.
Lúc buổi tập chuyển sang giai đoạn chiến thuật, đó là một chân trời bí mật.
Ý thức được vai trò của thông tin, các đội bóng không chỉ bảo vệ mà còn chủ động tấn công, thu thập dữ liệu về đối thủ. Trước trận gặp Malaysia và Indonesia hồi tháng trước, trợ lý Lee Young-jin và HLV Park Hang-seo đã lần lượt đến sân, trực tiếp xem hai đội tuyển này thi đấu. Hàng năm, VFF đều phải chi một khoản đáng kể cho những chuyến thu thập thông tin kiểu này ở các cấp độ đội tuyển.
Đối thủ càng quan trọng, quy mô đội “trinh sát” càng lớn. Khi Việt Nam đấu Iran ở vòng bảng Asian Cup, đội trinh sát xem trận Iran - Yemen có 4 người do trợ lý Lee dẫn đầu. Tới khi Việt Nam đấu Nhật Bản ở tứ kết, đội có 5 người do ông Park trực tiếp chỉ đạo.
Với các HLV chuyên nghiệp, việc trực tiếp tới sân theo dõi trận đấu là điều vô cùng quan trọng. Khác với các góc máy truyền hình vốn chỉ tập trung vào trái bóng, góc nhìn toàn cảnh trên sân cho phép HLV bao quát toàn cục, hiểu được “những điều không có trên tivi” như cách tổ chức hàng phòng ngự, thói quen các hậu vệ, cách di chuyển không bóng của cầu thủ.
Song song với việc tới sân, bóng đá hiện đại cho phép HLV thu thập thông tin qua tin tức báo chí, các đoạn phim chiếu lại, các trang thống kê và đặc biệt là các ngân hàng dữ liệu điện tử. Hệ thống này đã phát triển thành một mạng lưới toàn cầu, có khả năng bao quát thông số cả trăm nghìn cầu thủ trên phạm vi thế giới. VFF từng mua một phần mềm như thế là InStat hồi năm 2016. Nhiều nguồn tin cho biết liên đoàn phải chi khoảng 20.000 USD/năm để có được công nghệ này.
Trong thế giới ấy, không có thông tin đồng nghĩa với bất lợi cực lớn. Trước trận chung kết lượt đi liên khu vực AFC Cup 2019 với đối thủ Triều Tiên April 25, HLV Chu Đình Nghiêm thừa nhận CLB Hà Nội chỉ biết về đội bạn qua... YouTube. Sau hai lượt trận, đội bóng thủ đô thua chung cuộc.
Đội tuyển càng có tiềm lực, giải đấu càng tầm cỡ, quá trình “chiếm đoạt” thông tin của đối thủ càng được thực hiện tỉ mỉ, phức tạp. Tại EURO 2016, người Đức xây dựng hẳn một ứng dụng có tên Penalty Insights. Chương trình này đã hỗ trợ Manuel Neuer đẩy được 4 quả phạt đền của Italy, đưa tuyển Đức vào bán kết.
Đương nhiên, thông tin chỉ thực sự mang lại giá trị khi nó được bảo tồn và truyền tải đúng cách.
Trước mỗi trận đấu, HLV Park thường tổ chức 2-3 cuộc mổ băng chiến thuật. Trên băng hình, ông sẽ phân tích cho các cầu thủ từng điểm mạnh yếu của đội bạn nói chung lẫn các cầu thủ cụ thể nói riêng. Cho đến sáng ngày thi đấu, tuyển Việt Nam mới có buổi họp chiến thuật sau cùng. Đội hình xuất phát thường chỉ được công bố 50 phút trước trận, để đảm bảo công bằng và ngăn HLV hai đội thay đổi chiến thuật đột ngột.
Mỗi đội tuyển cũng có những hình thức truyền tải thông tin riêng. Ở tuyển Việt Nam hiện tại, ông Park duy trì một hệ thống ký hiệu bằng tay và các thông điệp được viết trên giấy. Rất nhiều lần trong hai năm qua, chúng ta thấy những cầu thủ thay người mang vào sân các mảnh giấy, ghi chú những thay đổi chiến thuật của HLV.
Đội đẳng cấp càng cao, cầu thủ càng nhuần nhuyễn thì chỉ đạo trực tiếp của HLV trên sân càng ít đi. Đấy là lý do bạn không thể bảo Jose Mourinho giỏi hơn Rafael Benitez dựa vào mức độ ồn ào của họ trên thảm cỏ.
Khi Olympic Việt Nam chuẩn bị cho Asian Games 18, HLV Park Hang-seo lần đầu tiên nói về kế hoạch thành lập ngân hàng thông tin cho bóng đá Việt Nam, khía cạnh cuối cùng trong cuộc chiến thông tin.
Ông bảo: “Đội U23, tuyển quốc gia hay các đội khác đều không có số liệu, ghi chép về thể lực cầu thủ. Ta hoàn toàn không có số liệu về lịch sử chấn thương, vị trí thi đấu, thể lực... Những điều này rất quan trọng vì nếu không ghi chép về nó, tôi chỉ có thể biết số liệu trong thời kỳ của mình. Tuy nhiên, khi một HLV mới tới, người đó sẽ không biết gì về lịch sử của cầu thủ. Bởi vậy, khi còn tại nhiệm, tôi sẽ cố gắng hoàn thành các ghi chép, số liệu đó. Tôi sẽ chuẩn bị cho VFF để sau này, những HLV kế nhiệm tôi có điều kiện tham khảo”.
Nhằm hỗ trợ quá trình này, tuyển Việt Nam đã mua những bộ đồ công nghệ cao OptimEye X4 hồi tháng 5. Ngoài Việt Nam, các đội đẳng cấp cao của khu vực như Thái Lan, Malaysia, Philippines và phần phía trên của thế giới túc cầu đã sử dụng những công cụ này từ lâu.
Ít ngày sau cuộc lội ngược dòng điên rồ của Liverpool trước Barcelona ở Champions League 2018/19, New York Times đặt lịch làm một phỏng vấn. Đối tượng họ muốn gặp không phải Juergen Klopp hay Mohamed Salah. Người được chọn là Ian Graham, chuyên gia phân tích dữ liệu của “Lữ đoàn đỏ”.
Nhờ cuộc trao đổi, người ta biết được Graham đã làm thay đổi Klopp như thế nào, giúp đội bóng mang về Salah và Naby Keita ra sao, khiến Liverpool có lợi thế bao nhiêu nhờ các dữ liệu sân cỏ. Những hệ thống tương tự của Graham ngày nay được áp dụng rộng rãi trong bóng đá đỉnh cao. Nó có thể lưu trữ, kiểm tra từng đường chuyền của cầu thủ, tính được Salah cần ăn bao nhiêu gram khoai tây mỗi ngày hay Sadio Mane nên uống loại nước ép nào vào buổi tối. Bóng đá Việt Nam cũng đã bắt đầu áp dụng những công nghệ này với sản phẩm tiêu biểu là phòng giả lập 360 độ tại PVF.
Dù vậy, bóng đá vẫn chưa phải môn chơi “số hóa” mạnh mẽ nhất trong thế giới thể thao hiện đại. Bóng bầu dục, bóng chày, điền kinh và nhất là đua xe F1 đã đưa cuộc chơi này tiến tới một tầm cao chưa từng thấy. Ở đó, một con ốc có thể quyết định thành bại của mùa giải.
Những người hoài cổ có lẽ sẽ không vui khi đọc tới đây. Họ có thể thắc mắc: “Tôi mua vé xem Ronaldo chơi bóng chứ đâu bỏ tiền nhìn cái máy tính của anh ta làm việc”.
Bạn đừng quá lo lắng về điều đó, và hãy nhớ rằng sáng tạo chỉ thực sự sinh ra, chỉ thực sự có ý nghĩa trong những môi trường ngặt nghèo nhất. Lấy công nghệ trọng tài video VAR làm ví dụ, dù chính xác tới đâu, máy móc vẫn chỉ là trợ lý cho trọng tài chính. Cảm xúc, tình yêu, hy vọng, sự giận dữ, tinh thần dân tộc... ấy là những những giá trị vô hình nhưng có thể tạo ra sức mạnh làm thay đổi mọi thứ. Những điều đó, không cỗ máy nào có thể tính toán.
Hình ảnh Vũ Văn Thanh khoanh tay ngạo nghễ, lá cờ đỏ thắm của Đỗ Duy Mạnh hay giọt nước mắt Đặng Văn Lâm bên khung gỗ đã và sẽ còn vượt xa những tưởng tượng của máy tính.
Và bởi thế, chúng ta vẫn yêu, vẫn say, vẫn phát điên vì đội tuyển và môn thể thao đầy bất ngờ này.
-
Trang cá nhân của trọng tài Oman chuyển sang chế độ riêng tưMột trang Facebook mang tênAhmed Al-Kaf đang chịu nhiều bình luận không hay từ người dùng Việt Nam. Ảnh: Chụp màn hình
Trọng tài 36 tuổi đã có ít nhất 2 quyết định gây tranh cãi trong cuộc đối đầu giữa tuyển Việt Nam và Thái Lan. Cụ thể, phút 27 của trận đấu, trung vệ Manuel Bihr tham gia tấn công và ngã ngay trong khu vực cấm địa. Trọng tài Ahmed Al Kaf đã chỉ tay ngay vào chấm 11 m.
Sau đó phút 32, ông thầy áo đen từ chối bàn thắng của chủ nhà. Ông cho rằng hậu vệ Đoàn Văn Hậu đã phạm lỗi với thủ môn Kawin khi nhảy lên tranh chấp.
Tình cảm của người hâm mộ dành cho ông Ahmed "bay sạch" sau khi vị vua áo đen đưa ra các quyết định bất lợi cho tuyển bóng đá Việt Nam. Ảnh: Chụp màn hình
Ông Ahmed Al-Kaf từng rất được người hâm mộ Việt Nam yêu thích sau khi cầm còi trận chung kết U23 châu Á 2018 ở Thường Châu, Trung Quốc. Ông được cho là hoàn thành tốt nhiệm vụ dù U23 Việt Nam thua 1-2 trước U23 Uzbekistan ở những giây cuối cùng.
Ở vòng bảng Asian Cup 2019 tại UAE, vị trọng tài người Oman làm nhiệm vụ trong chiến thắng 2-0 của Việt Nam trước tuyển Yemen. Ông cho Việt Nam hưởng quả phạt trực tiếp và Quang Hải mở tỷ số với cú sút phạt mẫu mực.
Trước giờ làm nhiệm vụ trận Việt Nam - Thái Lan, ông Ahmed đăng bức hình trên story trang cá nhân. Trong đó, vị trọng tài người Oman đội chiếc nón lá và nở nụ cười tươi. Nhìn khung cảnh xung quanh, nhiều người nhanh chóng nhận ra đây là góc chụp tại hồ Gươm.
Hình ảnh trọng tài FIFA khi đó nhanh chóng được chia sẻ trên diễn đàn và nhận nhiều lượt yêu thích cùng bình luận khen ngợi từ fan Việt. Lượt theo dõi trên các Facebook và Instagram mang tên ông cũng tăng nhanh chóng mặt.
Trang Instagram cá nhân của ông Ahmed đã chuyển sang riêng tư. Ảnh: Chụp màn hình
Trước ông Ahmed, nhiều trang cá nhân của các trọng tài ra quyết định bất lợi cho tuyển bóng đá Việt Nam cũng là mục tiêu nhắm đến của người hâm mộ. Năm ngoái, trọng tài người Australia Christopher Beath đã phải khóa trang Facebook của mình vì bị cho là xử ép đoàn quân của huấn luyện viên Park Hang-seo tại tứ kết U23 châu Á 2018.
Một trường hợp khác là trợ lý trọng tài Thái Lan Phubes Lekpha. Sau khi căng cờ báo việt vị từ chối bàn thắng cho Văn Toàn trận Myanmar - Việt Nam tại vòng bảng AFF Cup 2018, vị vua áo đen này đã phải khóa mục bình luận đồng thời chuyển ảnh cá nhân Facebook sang màu đen vì làn sóng chỉ trích của fan bóng đá Việt Nam.
Theo Zing
Fan Việt lại tấn công trang cá nhân của trợ lý HLV tuyển Thái Lan
Ông Sasa Todic đã chỉ tay với ý miệt thị chiều cao của nhà cầm quân người Hàn Quốc sau trận đấu giữa Việt Nam và Thái Lan.
"> -
- Sau ngày đầu tiên làm 'nóng máy', ngày thứ 2 của giải đua ô tô địa hìnhViệt Nam đã có nhiều thách thức căng thẳng hơn dành cho các đội đua hạng nângcấp. "Khai hội' sân chơi xe địa hình hấp dẫn nhất Việt Nam
Sáng 4/7, hơn 70 xe đã tham gia thi đấu giải đua xe địa hình VOC 2015.
"> Sau trận mưa lớn, nhiều xe 'chết' ở 'con suối tử thần'