'Trò chơi con mực' thống trị phim ảnh thế giới 2021

Nhận định 2025-01-29 07:26:21 292
{ keywords}
Cảnh trong phim 'Squid Game' (Trò chơi con mực). 

Chính thức ra mắt ngày 17/9,òchơiconmựcthốngtrịphimảnhthếgiớlịch thi đấu bóng chuyền nữ việt nam chưa đầy 1 tháng sau khi có mặt trên ứng dụng phim trực tuyến lớn nhất thế giới, Squid Game (Trò chơi con mực),series phim gồm 9 tập của Hàn Quốc đã phá vỡ mọi kỷ lục để trở thành series phim truyền hình ăn khách nhất mọi thời đại trên Netflix. 

Theo dữ liệu được công bố ngày 17/11, Trò chơi con mựcđã chính thức trở thành show truyền hình phổ biến nhất mọi thời đại khi người xem đã dành tổng cộng số thời gian xem bộ phim này lên tới 182.000 năm. Chỉ riêng 4 tuần đầu sau khi phim ra mắt trên Netflix, Trò chơi con mựcđã hút tới 1,65 tỷ giờ xem. 

Không chỉ lập nên những kỷ lục vô tiền khoáng hậu trên toàn cầu, Trò chơi con mựcleo thẳng lên top 10 bộ phim được tìm kiếm nhiều nhất trên Google Việt Nam năm 2021. 

{ keywords}
'Trò chơi con mực' thống trị phim ảnh thế giới 2021

Mới đây, Viện phim Hoa Kỳ (AFI) đã công bố danh sách 10 phim hay nhất năm như thường lệ với sự góp mặt của hàng loạt cái tin đình đám như Don't look up, Dune, King Richard, Nightmare Alley, West side story... Danh sách này vốn chỉ dành cho những bộ phim điện ảnh nhưng lần đầu tiên AFI đã mở riêng một hạng mục giải thưởng đặc biệt của ban giám khảo AFI Special Awarddành cho Trò chơi con mựccùng hai tác phẩm khác. 

Trò chơi con mực (Squid Game)là câu chuyện hồi hộp kể về hàng trăm con nợ đã tham gia các trò chơi bí ẩn dành cho trẻ em đang chờ đợi họ ở phía trước. Tất cả người chơi đều chấp nhận những lời mời kỳ lạ với hy vọng giành được giải thưởng là một số tiền mặt 45,6 tỷ won. Thật không may, họ không biết rằng cái giá phải trả nếu thua cuộc chính là cái chết.

Trailer phim 'Trò chơi con mực'

An Na 

Những hình ảnh không có trên phim 'Trò chơi con mực'

Những hình ảnh không có trên phim 'Trò chơi con mực'

Khác với vẻ căng thẳng nghẹt thở trên phim, hậu trường 'Squid Game (Trò chơi con mực) vô cùng hài hước.

本文地址:http://slot.tour-time.com/html/181d199203.html
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

Nhận định, soi kèo Cruz Azul vs Puebla , 06h00 ngày 26/1: Chủ thắng trận, thua kèo

Kim Hieora 

Thực tế, 2 nạn nhân đã tha thứ cho Kim Hieora nên không báo cho Dispatch. Một nạn nhân không chịu bỏ qua nên Kim Hieora muốn gặp đầu tiên và xin lỗi trực tiếp.

Một nguồn tin cho biết: "Khi scandal bạo lực học đường nổ ra, Kim Hieora hỏi thông tin liên lạc trước tiên. Tôi tự hỏi tại sao cô ấy lại vội vàng như vậy?". Các nạn nhân đã chấp nhận lời xin lỗi của Kim Hieora. Nếu Kim Hieora không bác bỏ hành vi bạo lực học đường trước truyền thông, họ đã không lên tiếng. Điều họ muốn là Kim Hieora thừa nhận những việc đã làm sai, chứ không phải những lời bào chữa. 

Một nạn nhân cho biết: "Tôi tin vào sự chân thành của cô ấy khi xin lỗi hồi tháng 5. Tôi cố quên đi những ký ức đau buồn khi nhìn thấy những giọt nước mắt của cô ấy. Nhưng khi cô ấy phủ nhận cáo buộc bạo lực học đường, tim tôi lại đau một lần nữa. Tôi muốn cô ấy thừa nhận lỗi lầm của mình".

Một nạn nhân khác chia sẻ: "Tôi không biết việc nói ra sự thật lại trở nên như thế. Tại sao dư luận trên mạng lại còn vu khống cho các nạn nhân? Họ thậm chí còn không biết chuyện gì đã xảy ra với chúng tôi…". Được biết, các nạn nhân vẫn còn lo lắng về những cuộc tấn công ác ý và đe dọa trên mạng xã hội.

Trước đó, để đáp trả các cáo buộc, Kim Hieora quyết định khởi kiện các cơ quan truyền thông đưa tin về việc cô bạo lực học đường.

Kim Hieora nổi tiếng với vai trò "ác nữ" Lee Sa Ra trong bộ phim The Glory.

Ngày 6/9,Nate đã công bố một thông tin chấn động khi tiết lộ rằng Kim Hieora, nữ diễn viên nổi tiếng với vai trò "ác nữ" Lee Sa Ra trong bộ phim The Glory,xác nhận là thành viên của một nhóm học sinh gây rối khét tiếng tại Trường Trung học nữ sinh Sangji, thành phố Wonju, tỉnh Gangwon. Nhóm này nổi tiếng với các hoạt động trái phép như trấn lột, đánh đập và lăng mạ học sinh khác.

Nữ diễn viên đã phủ nhận liên quan đến nhóm Big Sangj và tham gia trong các vụ việc liên quan đến bạo lực học đường.

Trang Dispatch đãtiếp nhận thông tin về các hành vi bạo lực học đường của Kim Hieora hồi tháng 5/2023. Trong suốt 2 tháng tiếp theo, phóng viên của Dispatch đã tiếp xúc với khoảng 10 cựu học sinh từ Trường Trung học nữ sinh Sangji, nơi Kim Hieora từng theo học. Các nhân chứng đã chia sẻ rằng "ác nữ"The Glory đã buộc các nạn nhân mua thuốc lá cho cô hoặc thậm chí ra lệnh cho họ thực hiện hành vi trộm cắp.

Kim Hieora, sinh năm 1989, hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực nhạc kịch trước khi thử sức với phim truyền hình. Cô nhanh chóng trở nên nổi tiếng với vai diễn Lee Sa Ra, một kẻ bắt nạt nghiện ngập trong The Glory.

Lê Phương(Theo Dispatch) 

Nữ diễn viên The Glory bị điều tra vì nhận hối lộ khi làm công chứcNữ diễn viên kỳ cựu của làng giải trí Hàn Quốc bị tố nhận hối lộ trong thời gian làm công chức.">

Mỹ nhân ‘The Glory’ Kim Hieora bị tố dối trá

{keywords}Bộ TT&TT giao Cục An toàn thông tin chủ trì hướng dẫn việc áp dụng các yêu cầu trong "Yêu cầu kỹ thuật cơ bản đối với sản phẩm EDR" (Ảnh minh họa: securityintelligence.com)

Cục An toàn thông tin cho biết, mục đích của việc xây dựng và ban hành yêu cầu kỹ thuật cơ bản đối với sản phẩm EDR là nhằm khuyến nghị các cơ  quan, tổ chức có liên quan đến hoạt động nghiên cứu, phát triển, lựa chọn, sử dụng sản phẩm an toàn thông tin trong nước.

Đồng thời, tạo chuẩn mực chung đối với các sản phẩm an toàn thông tin trong nước, hướng tới chuẩn mực quốc tế; thí điểm, đánh giá thực tế việc áp dụng yêu cầu kỹ  thuật  làm cơ  sở xây dựng, ban hành tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ  thuật cho từng sản phẩm trong giai đoạn tiếp theo.

Đối tượng áp dụng các nhóm yêu cầu kỹ thuật cơ bản đối với sản phẩm EDR là các cơ quan, tổ chức có liên quan đến hoạt động nghiên cứu, phát triển, đánh giá, lựa chọn sản phẩm EDR khi đưa vào sử dụng trong các hệ thống thông tin.

Phát triển hệ sinh thái sản phẩm an toàn, an ninh mạng Việt Nam là một trong những nhiệm vụ quan trọng, dài hạn của Bộ TT&TT, trực tiếp là Cục An toàn thông tin.

Từ tháng 6/2021, để góp phần hiện thực hóa mục tiêu nêu trên và phục vụ hoạt động đánh giá, kiểm định sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin, Cục An toàn thông tin đã đề xuất việc xây dựng danh mục yêu cầu kỹ thuật cơ bản cho 11 sản phẩm an toàn thông tin trong nước.

Đến nay, Bộ TT&TT đã ban hành yêu cầu kỹ thuật cơ bản cho 8/11 sản phẩm và khuyến nghị các cơ quan, tổ chức áp dụng, bao gồm: Sản phẩm Tường lửa ứng dụng web (Web Application Firewall); Sản phẩm Quản lý và phân tích sự kiện an toàn thông tin (Security Information and Event Management – SIEM); Sản phẩm Nền tảng tri thức mối đe dọa an toàn thông tin (Threat Intelligence Platform – TIP); Sản phẩm Phòng, chống xâm nhập lớp mạng (Network-based Intrusion Prevention System - NIPS); Sản phẩm Mạng riêng ảo (Virtual Private Network - VPN); Sản phẩm Điều phối, tự động hóa và phản ứng an toàn thông tin (Security Orchestration, Automation and Response - SOAR); Sản phẩm Phòng, chống mã độc (Anti-Virus - AV); Sản phẩm Phát hiện và phản ứng sự cố an toàn thông tin trên thiết bị đầu cuối (Endpoint Detection and Response - EDR).

Vân Anh

Doanh nghiệp Việt đã sản xuất được 91% chủng loại sản phẩm an toàn, an ninh mạng

Doanh nghiệp Việt đã sản xuất được 91% chủng loại sản phẩm an toàn, an ninh mạng

Với sự thúc đẩy mạnh mẽ của Bộ TT&TT, hệ sinh thái sản phẩm an toàn, an ninh mạng Việt Nam đã phát triển rõ nét. Hiện tỷ lệ chủng loại sản phẩm an toàn, an ninh mạng nội địa đã đạt 91% và sẽ đạt 100% vào năm 2021.

">

Ban hành yêu cầu kỹ thuật với sản phẩm phát hiện và phản ứng sự cố ATTT trên thiết bị đầu cuối

Soi kèo góc Venezia vs Hellas Verona, 0h30 ngày 28/1

 - Về Hoành Bồ (Quảng Ninh) một ngày sát thềm năm học mới, trong khi đang tất bật chuẩn bị cho việc di chuyển đồ đạc để sáp nhập 2 điểm trường lẻ, cô hiệu trưởng Trường Tiểu học Lê Lợi vẫn dành cho chúng tôi nửa buổi chiều để chia sẻ về hành trình mà cô gọi vui là “xấu mặt đi xin tương” của mình.

{keywords}
Cô Trần Thị Thư - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Lê Lợi, huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh. Ảnh: Nguyễn Thảo

Trường Tiểu học Lê Lợi là một trong những ngôi trường tiêu biểu của tỉnh Quảng Ninh về việc làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục trong nhiều năm nay. Và cô Trần Thị Thư – hiệu trưởng nhà trường – được ví như người luôn “xông pha” để mang về cho học sinh những bộ bàn ghế mới, một phòng học vi tính hiện đại, một sân thể chất khang trang… như ngày hôm nay.

Về công tác tại Lê Lợi từ năm 2011, cô Thư đảm nhận vị trí hiệu phó nhà trường trong vòng một năm trước khi được giao vị trí hiệu trưởng. Tính đến nay, giá trị những cơ sở vật chất mà cô “xin” về cho trường lên tới 900 triệu đồng, trong đó sân thể chất trị giá 380 triệu đồng vừa mới được bàn giao vào lễ khai giảng năm học vừa rồi.

{keywords}
Sân thể chất trị giá 380 triệu đồng vừa được nhà trường vận động xã hội hoá từ 3 doanh nghiệp trên địa bàn. Ảnh: Nguyễn Thảo 

Tất cả những kinh phí ấy đều có được nhờ cô “muối mặt” đi xin các doanh nghiệp đóng trên địa bàn địa phương. Có những doanh nghiệp thân thiết năm nào cũng ủng hộ lên tới gần 100 triệu, đơn vị nào ít thì 10-20 triệu đồng. Số tiền ấy đều được quy ra những bộ bàn ghế, suất bảo hiểm, sửa sang khuôn viên, xây dựng nhà ăn, sân thể chất, thư viện…

“Hiện tại trường có 380 bộ bàn ghế chuẩn nhưng chỉ có 100 bộ là do Phòng Giáo dục cấp, còn lại là từ nguồn xã hội hoá” – cô Thư chia sẻ.

Nhớ lại những lần “đi xin”, chị kể, có lần gọi điện cho lãnh đạo doanh nghiệp không nhấc máy, lại phải nhờ mối quan hệ cá nhân để liên hệ với họ. Có những doanh nghiệp mà lãnh đạo là người nước ngoài, chị phải nhờ con gái dịch thư trình bày sang tiếng Anh để gửi đi. Cũng có những doanh nghiệp đề nghị muốn gặp thì phải đi cùng lãnh đạo địa phương, chị đều đáp ứng mọi yêu cầu. Bù lại cho những nỗ lực ấy, lần nào chị đi cũng đều mang về kết quả, không nhiều thì ít – chị Thư chia sẻ.

“Hình như mình cũng có duyên. Đến các doanh nghiệp, người ta bảo có nhiều người vào đây xin tiền nhưng người ta không cho, chỉ có chị là xin được”.

Hỏi chị bí quyết là gì, chị bảo, “có lẽ do mình làm thật”. “Họ cũng nói với mình là nhiều đơn vị xin bàn ghế mới nhưng đến thì chẳng thấy bàn ghế mới đâu, toàn đưa ra bàn ghế cũ. Đặc biệt là doanh nghiệp nước ngoài, họ không thích sự thiếu trung thực. Nếu mất lòng tin một lần thì sẽ không bao giờ xin được những lần sau nữa”.

“Tôi nói có thể không phải ai cũng tin, nhưng làm ngần ấy năm trời, tôi chưa bao giờ lấy của tập thể một đồng. Đi xin được bao nhiêu đều chi hết cho trường”.

Chị kể, chồng chị hay nói vui là toàn đi “vác tù và hàng tổng” là vì thế.

Người lãnh đạo phải gợi mở, truyền cảm hứng

{keywords}
Cô Thư liên tục tiếp phụ huynh học sinh trong những ngày sát thềm năm học mới. Ảnh: Nguyễn Thảo

Nói về chương trình giáo dục phổ thông mới, chị chia sẻ rằng chị quan tâm và hiếu kỳ về nó không chỉ với tư cách một người làm giáo dục, mà còn với tư cách một phụ huynh có con sẽ thụ hưởng nó.

“Trong một tập thể, có những giáo viên luôn thích khám phá cái mới, nhưng cũng có những người thì bằng lòng với hiện tại, ngại thay đổi. Chuyện đó không bao giờ tránh được. Nhưng để đạt được sự thành công trong chương trình mới, theo tôi, trách nhiệm, vai trò của người quản lý rất quan trọng. Người lãnh đạo phải là người gợi mở, dẫn dắt, động viên, khích lệ để giáo viên được truyền cảm hứng, truyền đam mê cho sự đổi mới này”.

Chị Thư tin rằng, nếu bản thân người quản lý luôn hừng hực sự đổi thay và đón nhận cái mới thì đội ngũ giáo viên cũng sẽ cảm nhận được tinh thần đó. “Còn nếu người quản lý lại truyền cho họ những chùn bước, tụt hậu thì tự nhiên người ta cũng sẽ theo mình”.

Cô hiệu trưởng trường làng tâm sự, giáo viên của chị hay nói đùa rằng chị là con người “xông pha ta đi lên”, luôn thích sự thay đổi và không bao giờ ngồi yên.

Tuy vậy, quay trở lại với thực tại, chị luôn trăn trở cho mình và cho giáo viên của mình bằng câu hỏi: “Làm thế nào để sống bằng nghề của mình?”

“Nghề làm giáo dục được xã hội tôn vinh là cao quý, nhưng các cụ đã nói ‘có thực mới vực được đạo’”.

Nhiều giáo viên của chị gia đình rất hoàn cảnh, đi dạy nhiều năm rồi mà lương vẫn thấp, phải trang trải nuôi cả gia đình. “Trường có 35 cán bộ, giáo viên thì đến 20 người không có gì ngoài đồng lương để nuôi gia đình. Tôi có 12 năm làm giáo viên nên rất thấu hiểu và chia sẻ điều đó”.

Chính vì thế, khi đã không thể chia sẻ về mặt vật chất, chị đặt ra mục tiêu cho mình: “Đã đến trường là các cô phải vui”.

“Để các cô cảm thấy là dù còn nghèo khó, vất vả nhưng đến trường là thấy vui, thấy ấm cúng. Thậm chí, đến giờ tan trường, nhiều giáo viên không muốn về. Để làm được điều đó, bản thân mình cũng phải đặt mục tiêu đã bước chân đến cổng trường là phải vui vẻ. Tôi không bao giờ cho phép mình mang khó khăn ở nhà đến trường để làm khó giáo viên. Đó là cái mà tôi cảm thấy mình đã làm được”.

Kỷ niệm với bó hoa dại ven đường

{keywords}
Học sinh Trường Tiểu học Lê Lợi chơi cầu lông trên sân thể chất mới của trường. Ảnh: Nguyễn Thảo

Từ khi về Lê Lợi, chị được ghi nhận sự đóng góp ở vị trí quản lý nhưng khi hỏi về kỷ niệm, cô hiệu trưởng lại kể về một kỷ niệm mà cô không bao giờ quên được với tư cách giáo viên đứng lớp.

“Trong rất nhiều khó khăn thì nguồn động viên, an ủi của mình lại là học sinh. Hiện tại mình vẫn lên lớp dạy 2 tiết mỗi tuần. Mình còn nhớ mãi một kỷ niệm cách đây 5 năm với một nhóm học sinh khối 5”.

Hôm đó là ngày 20/11 nhưng trùng vào ngày nghỉ. Cô lên trường để lấy tệp tài liệu bỏ quên ở văn phòng. Lên đến nơi thì thấy 8 em học sinh của mình đang đợi. “Mình mở cửa là các em ùa ra, đẩy cô vào phòng. Các em chúc cô 20/11 vui vẻ và tặng cô mấy bông hoa dại mà dân gian hay gọi là ‘hoa cứt lợn’. Các em hái ở lề đường, gói vào vỏ gói bim bim cũng nhặt ở vệ đường. Nhưng trong đó là đủ 35 lời chúc của 35 học sinh. Nhưng câu văn còn chưa gãy gọn được viết trên những mẫu giấy xé vội còn nham nhở. Có em viết “sao cô lại đi làm hiệu trưởng, phí thế hả cô”, “cô có phải ông Bụt không mà lại biết tất cả những gì nhà em có”, “cảm ơn cô về bài văn mà cô chữa”, “con gọi cô là mẹ”…”

Đến bây giờ cô Thư vẫn nhớ và vẫn còn giữ những bông “hoa cứt lợn” đã được ép khô ấy.

“Đó là một kỷ niệm làm cho tôi nhớ lại những ngày vẫn còn là giáo viên đứng lớp ở Phú Thọ. Mình cảm thấy thành công khi được ở trong suy nghĩ và trí nhớ của học trò”.

Nguyễn Thảo 

Bán trú vùng cao: Chuyện bữa cơm học sinh và chế độ giáo viên

Bán trú vùng cao: Chuyện bữa cơm học sinh và chế độ giáo viên

Những vướng mắc nảy sinh trong công tác bán trú sau khi sáp nhập vẫn đang được đặt ra không chỉ với Quảng Ninh mà với ngành giáo dục nói chung.        

">

Cô hiệu trưởng ‘xông pha ta đi lên’

友情链接