Lãnh đạo Trung tâm thông tin và Văn phòng Bộ TT&TT đồng chủ trì cuộc họp báo thường kỳ của Bộ vào chiều 5/7. (Ảnh: Lê Anh Dũng) Theo Văn phòng Bộ, một hoạt động nổi bật của ngành TT&TT thời gian qua là tại kỳ họp thứ 5, tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội Khóa XV, các đại biểu Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi) và cho ý kiến thảo luận về dự án Luật Viễn thông (sửa đổi). Cùng với đó, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tần số số vô tuyến điện vừa có hiệu lực thi hành; riêng quy định về đào tạo, cấp chứng chỉ vô tuyến điện viên của Luật này sẽ có hiệu lực từ tháng 7/2024.
Với mục đích tăng cường nhận thức, kiến thức về lừa đảo trực tuyến, bảo vệ người dân Việt Nam trước những rủi ro tiềm ẩn trên không gian mạng, trung tuần tháng 6, Bộ TT&TT đã phát động chiến dịch “Tháng hành động tuyên truyền về nhận diện và phòng chống lừa đảo trực tuyến”, kéo dài từ ngày 23/6 đến ngày 23/7/2023.
Dưới sự chủ trì, điều phối của Cục An toàn thông tin, chiến dịch tuyên truyền về nhận diện và phòng chống lừa đảo trực tuyến hướng tới phủ sóng rộng khắp trên các phương tiện truyền thông đại chúng, nền tảng mạng xã hội. Qua đó, cung cấp đầy đủ thông tin, trang bị và phổ biến kiến thức về lừa đảo trực tuyến đến với mọi nhà, cho từng nhóm đối tượng, thông qua các clip tình huống lừa đảo trực tuyến phổ biến, các tip hướng dẫn nhận diện 24 hình thức lừa đảo, đồng thời cung cấp bộ cẩm nang kiến thức phòng tránh để bảo vệ bản thân và gia đình trên không gian mạng.
Kết quả kiểm tra toàn diện mạng xã hội TikTok dự kiến sẽ được công bố tại họp báo thường kỳ tháng 8 của Bộ TT&TT. (Ảnh: Trọng Đạt) Trong tháng 6 vừa qua, Bộ TT&TT cũng đã yêu cầu các nền tảng xuyên biên giới Facebook, YouTube, TikTok chặn, gỡ bỏ nhiều nội dung xấu độc, vi phạm pháp luật. Cụ thể, Facebook đã chặn, gỡ bỏ gần 2.500 bài viết đăng thông tin sai sự thật, tuyên truyền chống phá Đảng, Nhà nước, các thương hiệu, cá nhân, tổ chức. Google đã gỡ 5.390 videos vi phạm trên YouTube. TikTok đã chặn, gỡ bỏ 407 link vi phạm, đăng tải thông tin sai sự thật, nội dung tiêu cực.
Một vấn đề cũng được Văn phòng Bộ TT&TT lưu ý, là tình trạng nhiều chủ thuê bao di động bị xúc phạm khi từ chối cuộc gọi làm phiền. Theo đó, hiện nay rất nhiều người dùng nhận được các cuộc gọi rác, như kêu gọi đầu tư chứng khoán, việc nhẹ lương cao, mời mua bất động sản... khi từ chối vì không có nhu cầu, họ bị các đối tượng thực hiện cuộc gọi văng tục, chửi thề, thậm chí là đe dọa.
Bên cạnh hiện tượng nhiều hộ gia đình dùng thiết bị điều khiển từ xa gây nhiễu sóng khiến thiết bị khóa thông minh (smartkey) của ô tô, xe máy, cửa cuốn… bị vô hiệu hóa, Bộ TT&TT cũng ghi nhận tình trạng một số đối tượng sử dụng các trạm thu phát sóng giả để mạo danh tin nhắn tổ chức tài chính, ngân hàng lừa đảo người dùng vẫn tiếp tục tái diễn.
Lý do lừa đảo trực tuyến tăng mạnh, kết quả thanh tra SIM
Điểm mới cuộc họp báo thường kỳ của Bộ TT&TT lần này là việc 2 các đơn vị đã dành phần lớn thời gian để giải đáp những băn khoăn, thắc mắc của các cơ quan báo chí về các vấn đề của Bộ, của ngành trong thời gian qua như: tác động của Luật giao dịch điện tử sửa đổi mới được Quốc hội thông qua, giải pháp để giải quyết tình trạng phát tán tin nhắn rác qua trạm BTS giả, kết quả bước đầu thanh tra SIM diện rộng, xử lý can nhiễu, hay nguyên nhân khiến lừa đảo trực tuyến tiếp tục bùng nổ…
Phó Giám đốc NEAC Phạm Quốc Hoàn chia sẻ về tác động của Luật Giao dịch điện tử sửa đổi. (Ảnh: Lê Anh Dũng) Thông tin với báo chí, ông Phạm Quốc Hoàn, Phó Giám đốc Trung tâm Chứng thực điện tử quốc gia – NEAC nhấn mạnh, với 6 chính sách mới đáng chú ý, Luật Giao dịch điện tử sửa đổi là đạo luật cơ bản về chuyển đổi số, góp phần thúc đẩy chính phủ số, kinh tế số và xã hội số phát triển.
“Luật giao dịch điện tử sửa đổi tạo hành lang pháp lý cho các ngành, lĩnh vực khác quy định giao dịch điện tử trên môi trường mạng. Luật cũng quy định việc đảm bảo tính toàn vẹn khi chuyển đổi từ văn bản giấy sang thông điệp dữ liệu và ngược lại. Những quy định này sẽ thúc đẩy mạnh hơn, tạo thuận lợi hơn cho việc giao dịch điện tử giúp của người dân, doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức một cách toàn trình, giảm chi phí giao dịch và lưu trữ” , ông Phạm Quốc Hoàn cho hay.
Phó Chánh thanh tra Bộ TT&TT Đỗ Hữu Trí thông tin về kết quả sơ bộ đợt thanh tra SIM. (Ảnh: Lê Anh Dũng) Chia sẻ về kết quả bước đầu về thanh tra SIM diện rộng, ông Đỗ Hữu Trí, Phó Chánh thanh tra Bộ TT&TT cho biết, từ kết quả các Sở TT&TT gửi về, cơ quan này ghi nhận sợ bộ một số lỗi phổ biến như: tình trạng 1 thuê bao được đăng ký ở nhiều tỉnh thành phố khác nhau trong thời gian ngắn, hiện tượng ảnh chủ thuê bao là người cởi trần hoặc không có ảnh chụp của chủ thuê bao, nhiều chủ thuê bao không thực hiện giao kết hợp đồng khi đăng ký từ SIM thứ 4 trở lên…
Hiện Thanh tra Bộ TT&TT đang tổng hợp kết quả thanh tra của các Sở TT&TT. Khi có đầy đủ báo cáo từ các Sở, đơn vị sẽ tổng hợp đầy đủ các sai phạm trong quản lý thông tin thuê bao, đồng thời sẽ có kiến nghị một số sửa đổi chính sách để việc quản lý thông tin thuê bao được tốt hơn.
Về hiện tượng smartkey bị ảnh hưởng do nhiễu tần số, ông Trần Mạnh Tuấn, Phó Cục trưởng Cục Tần số vô tuyến điện chỉ rõ, qua kiểm tra, đơn vị nhận thấy các thiết bị tần số vô tuyến điện gây nhiễu là những thiết bị không thực hiện việc chứng nhận hợp quy, không công bố hợp quy. Vì thế, hoạt động của các thiết bị này không ổn định và không đảm bảo chất lượng.
Khi thiết bị vô tuyến gặp lỗi, điều này không chỉ ảnh hưởng đến những người xung quanh mà còn gây ảnh hưởng đến chính chủ nhân thiết bị và người thân trong gia đình. Để tránh tình trạng này, Cục Tần số vô tuyến điện khuyến cáo tất cả các thiết bị tần số vô tuyến điện nói chung, trong đó có các thiết bị điều khiển gia đình sử dụng sóng kết nối vô tuyến điện phải thực hiện chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy.
Ông Trần Mạnh Tuấn, Phó Cục trưởng Cục Tần số vô tuyến điện giải đáp thắc mắc của báo chí. (Ảnh: Lê Anh Dũng) Đề cập đến giải pháp khắc phục tình trạng phát tán tin nhắn rác, tin nhắn lừa đảo qua trạm BTS giả, đại diện Cục Tần số vô tuyến điện cho biết, bên cạnh các giải pháp đã triển khai, gần đây Bộ TT&TT đã có giải pháp mới để phát hiện và bắt giữ các đối tượng sử dụng trạm BTS giả mạo. Đó là, phối hợp với nhà mạng và cơ quan công an, khi có trạm BTS giả hoạt động, nhà mạng sẽ nhận biết và khoanh vùng. Sau khi định vị và xác định chính xác vị trí của các trạm BTS giả, Cục Tần số Vô tuyến điện, Bộ TT&TT cùng Bộ Công an sẽ phối hợp và bắt giữ tại chỗ.
Đáng chú ý, sự gia tăng mạnh của tấn công lừa đảo trực tuyến nhận được nhiều sự quan tâm của các cơ quan truyền thông. Lý giải nguyên nhân của tình trạng này, Phó Cục trưởng Cục An toàn thông tin Trần Quang Hưng chỉ rõ, các chiêu thức lừa đảo nhờ tận dụng được các tiện ích công nghệ hiện đại nên ngày càng tinh vi, hiệu quả, giống thật, khiến người dùng khó nhận diện hơn.
Không những thế, hoạt động lừa đảo trực tuyến hiện nay có tổ chức, không chỉ giới hạn ở Việt Nam mà còn cả ở các nước lân cận như Campuchia, Lào, Philippines. Trong khi đó, khả năng nhận diện các dấu hiệu, hành vi lừa đảo của người dùng, nhất là những nhóm đối tượng như trẻ em, người già, sinh viên, công nhân… còn khá thấp. “Vì thế, bên cạnh các biện pháp kỹ thuật, một việc quan trọng không kém là làm sao thúc đẩy, tuyên truyền những thông tin về các hình thức lừa đảo trực tuyến đến được càng nhiều người càng tốt” , đại diện Cục An toàn thông tin nhấn mạnh.
Bộ TT&TT phát động chiến dịch tuyên truyền về phòng chống lừa đảo trực tuyến Chiến dịch “Tháng hành động tuyên truyền về nhận diện và phòng chống lừa đảo trực tuyến” được triển khai diện rộng từ ngày 23/6 đến ngày 23/7 dưới sự chủ trì, điều phối của Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT." alt=""/>Giải đáp nhiều vấn đề 'nóng' của ngành TT&TT